- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>
<BR><B>Ý NGHĨA NIỆM PHẬT</B>
Đại Đức Thích Minh Thành
<I>(Sách do các Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ ấn tống)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>LỜI MỞ ĐẦU</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệm sự an lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người chưa thật sự hiểu thấu đáo ý nghĩa của việc niệm Phật. Vậy ý nghĩa của việc niệm Phật là gì? Niệm Phật với mục đích gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cặn kẽ hơn để việc niệm Phật thật sự đúng ý nghĩa và có lợi ích thiết thực trong cuộc sống ngay <B>giây phút hiện tại.</B>
<CENTER><B>NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NIỆM PHẬT</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Niệm Phật tâm yên tĩnh, trong sáng</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mọi người kiểm tra tâm của mình xem, từ sáng sớm cho đến tận chiều tối có lúc nào được an tĩnh không? Hay là từ sáng đến chiều, tâm mình luôn lăng xăng, lộn xộn, vội vội, vàng vàng, hết chuyện này đến chuyện kia. Tính toán, suy nghĩ đủ thứ: hết con cháu đến cơm áo, gạo tiền..., người nghèo tính toán, lo lắng là chuyện đã đành nhưng người giàu cũng chẳng được yên, vì lo làm giàu thêm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi lăng xăng, dao động thì tâm mờ tối, nếu được yên lặng thì tâm sáng suốt. Giống hồ nước trong thì có thể phản chiếu rõ ràng cảnh vật xung quanh. Ngược lại, nước chứa nhiều cặn bã, lại bị khuấy động liên tục thì khó có thể chiếu soi rõ ràng.
<p style="padding-left: 36px; text-align: justify;"><I>Thanh châu gieo vào nước đục
Nước đục không thể không trong.
Phật hiệu gieo vào tâm loạn
Tâm loạn tất nhiên an định.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày xưa có một loại ngọc, gọi là Thanh châu. Khi đem nó bỏ vào nước đục, thì nước tự nhiên trong sáng. Thời nay chúng ta không còn nhìn thấy loại ngọc đó nữa, mà có thể thấy phèn chua. Ở miền quê thường dung phèn chua bỏ vào trong nước để lắng cặn bã, làm nước trong để xử dụng. Cũng như vậy, hồ nước tâm của chúng ta suốt ngày luôn bị những thứ phiền não: buồn, giận, thương, ghét, khuấy động làm vẩn đục. Bây giờ niệm danh hiệu Phật để lắng hết những thứ cặn bã phiền não kia xuống, thì tự nhiên nước tâm trong sáng trở lại và soi rọi được tất cả cảnh vật. Khi tâm đã tỉnh sáng, thì làm việc gì cũng đều đạt kết quả cao. Người thợ may nếu biết niệm Phật cho tâm tỉnh sáng, thì từng đường kim, mũi chỉ sẽ đều đặn rất đẹp. Người thợ mộc nếu biết niệm Phật với tâm tỉnh sáng, thì những tác phẩm làm ra sẽ có tính thẩm mỹ và có giá trị cao. Người làm ăn mua bán, nếu biết niệm Phật, thì làm đâu trúng đó, tính đâu được đấy. Tại sao? Vì tâm tỉnh sáng thì làm việc chính xác, không quên sót. Như vậy niệm Phật cũng có thể làm giàu, đồng thời niệm Phật cũng để làm Phật vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Niệm Phật để trừ phiền não</B>: Hầu hết mọi người đều chưa trừ diệt hết phiền não, vẫn còn buồn con, giận cháu, thương người này, ghét người kia... Nếu từ lúc trẻ cho đến già, cứ hết ghét rồi thương liên tục như vậy thì cuộc đời này chẳng có ý nghĩa gì! Bây giờ chúng ta niệm Phật là để dẹp những tâm niệm não phiền: tham lam, nóng giận, si mê. Nếu không khéo dẹp trừ, thì chẳng phải là người biết tu vậy, không khéo lại làm trò cười cho thiên hạ.
<p style="padding-left: 56px; text-align: justify;"><I>Sân si nghiệp chướng không chừa
Bo bo mà giữ tương dưa ích gì</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Niệm Phật để được nhất tâm</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Suốt ngày nếu tâm không nghĩ Phật, thì nghĩ chúng sanh. Hết nghĩ thiện lại nghĩ ác, hết nghĩ tốt lại nghĩ xấu. Vì từ lâu ta đã quên lãng, để tâm mình rong ruổi chạy theo những thói xấu ác làm phàm phu. Giờ đây niệm Phật là đưa tâm mình về một chỗ, làm cho tâm được trong sáng an tĩnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu phân tích kỹ thì tâm mình có đủ mười pháp giới, hay còn gọi là mười trạng thái. Có lúc thì từ bi giống như Phật, muốn đem mọi điều tốt đẹp nhất đến cho người. Nhưng có lúc thì sân si, gặp ai cũng muốn cự cãi, đó là tâm của A tu la. Hoặc có lúc tham muốn không ngừng, đến khi gần chết vẫn còn tham tiếc, đó là trạng thái của tâm ngạ quỷ. Hoặc có lúc muốn giữ tròn năm giới, đó là tâm của loài người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cũng có lúc thấy thế gian chịu biết bao tai ương khổ não, con người đau khổ cùng cực, thì cảm thấy buồn chán muốn đi tu để giải thoát, đó là của bậc Thanh văn. Nhưng cũng có lúc muốn vào khóa tu Phật thất, chuyên tâm niệm Phật để khi về có thể hóa độ người thân trong gia đình cùng niệm Phật giải thoát. Đó là tâm rộng lớn của Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong một ngày chúng ta khởi nghĩ tâm Phật và Bồ tát rất ít, mà tâm xấu ác của súc sanh, ngạ quỷ thì rất nhiều cho nên luôn bị khổ đau trói buộc. Niệm Phật là dùng danh hiệu Phật để thu nhiếp tâm an trú ngay nơi pháp giới của Phật. Khi đó tâm mình an tĩnh sáng suốt, đau khổ sẽ tự nhiên rơi rụng hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lâu nay niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, nhưng mọi người có biết chữ A Di Đà có nghĩa là gì không? A Di Đà là Vô lượng thọ, Vô lượng quang và Vô lượng giác. A Di Đà là vô lượng; Phật tức là giác. Giác nghĩa là tỉnh thức, rõ biết. Mọi người đều có cái biết, nhưng thường đi theo hai chiều: một là chiều đi lên - chiều <I>Tịnh</I>. Hai là chiều đi xuống - chiều <I>Nhiễm</I>. <B>Niệm Phật tức là tâm đi theo chiều Tịnh đến cõi nước của đức Phật A Di Đà</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tại sao gọi là Vô lượng giác? Chúng ta thấy mặt trời chỉ chiếu sáng ban ngày, còn mặt trăng chiếu sáng ban đêm. Ánh sáng của mặt trời, mặt trăng thì giới hạn, còn ánh sáng của tâm thì không giới hạn. Lúc nào chúng ta cũng biết nghe, biết nhìn, biết ngửi, vừa nhìn biết tiếng nam, tiếng nữ. Khi vừa nhìn thấy hình sắc hoặc nghe âm thanh tâm liền bám vào những thứ đó để phân biệt đẹp hay xấu, ngon hay dở, rồi sanh tâm yêu ghét. Đẹp thì muốn chiếm đoạt về cho mình, xấu thì hất hủi, chê bai... Từ đó mà tạo ra bao nhiêu nghiệp khổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu khi nhìn thấy sắc hay nghe âm thanh rõ ràng mà tâm không khởi niệm phân biệt, thì đó chính là cái biết sáng suốt rõ ràng của mỗi người. Niệm Phật chính là trở về với bản tâm thanh tịnh giác hay bản tánh Di Đà có sẵn ở nơi mình. Như vậy, bản tánh Di Đà không xa, chỉ cần chịu khó ngồi yên niệm Phật, thì sẽ nhìn thấy đức Phật A Di Đà phóng hào quang ngay nơi tâm của mỗi người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ trước đến nay, nhiều người có quan niệm chưa đúng về pháp môn niệm Phật. Họ thường xem niệm Phật là pháp môn bậc thấp chỉ dành cho hàng căn cơ bậc hạ, hay các bà già trầu ít học ứng dụng. Nhưng nếu xét kỹ thì sẽ thấy trong một câu niệm Phật bao trùm cả Tam học, Tứ đế, Lục độ và tám muôn bốn ngàn pháp môn của đức Phật Thích Ca. Tất cả đều dung nhiếp trong một câu Phật hiệu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>A Di Đà là Tam Học</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tất cả các môn học Phật đều không ngoài ba môn căn bản là: <B>Giới - Định - Huệ.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngay lúc ngồi niệm Phật, thân ngồi trang nghiêm, miệng niệm danh hiệu Phật, tâm chuyên nhất trong từng câu, không làm điều sai trái. Ngay khi đó cả ba nghiệp đều thanh tịnh, nên gọi là <B>Giới</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi niệm Phật, tâm chuyên nhất vào câu Phật hiệu. Do đó tâm không tán loạn, yên tĩnh lặng lẽ, nên gọi là <B>Định</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngay khi niệm Phật, từng chữ sáng ngời nơi tâm, miệng niệm tâm nghe rõ ràng. Từng câu, từng chữ đều đặn soi sáng không quên sót, không mê lầm, chính đó là <B>Huệ</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như vậy chỉ trong một câu niệm Phật mà bao gồm cả ba môn học <B>Giới - Định - Huệ</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>A Di Đà là Tứ Đế</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tứ Đế bao gồm: <B>Khổ - Tập - Diệt - Đạo</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì thấy cuộc đời quá khổ, nên không còn muốn tranh giành, tham chấp những thú vui tạm bợ vô thường để chuốc thêm đau khổ, chỉ muốn vào chùa niệm Phật tu hành, cần sự an vui chân thật vĩnh cứu. Đó là thấy rõ <B>Khổ đế</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tham lam, nóng giận, si mê, ngã mạn, nghi ngờ... là những nguyên nhân đưa đến đau khổ. Chẳng phải tại một đấng thần linh nào ban phước hay giáng họa cho mình. Tất cả giàu nghèo, sang hèn, cao thấp, mập ốm, sướng khổ... đều là từ nơi ba nghiệp của mình tạo ra trong quá khứ mà có. Nghiệp xuất phát từ nơi tâm. Bởi vì tâm chứa đầy những thứ phiền não cấu nhiễm, cho nên ngày nay chúng ta phải gánh chịu những quả báo khổ đau. Niệm Phật mà thấy được như vầy là hiểu rõ <B>Tập đế</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc đang niệm Phật, không khởi tâm tham muốn và cũng chẳng thấy tâm tham ở đâu? Như vậy ngay lúc niệm Phật, diệt được tâm tham. Lúc niệm Phật thì không cự cãi, sân si. Cho nên, ngay lúc niệm Phật là diệt được tâm nóng giận. Ngay lúc niệm Phật, tai nghe rõ rằng từng câu, từng chữ, tâm tỉnh sáng, không mê lầm là diệt trừ được si mê. Diệt trừ được những nguyên nhân chính gây ra khổ đau. Đó là thực hành <B>Diệt đế</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi tâm tham dục, sân hận và si mê bị tiêu diệt hết rồi, thì lúc đó ta đang sống trong cảnh giới Niết bàn an lạc, thanh tịnh. Chẳng cần phải đợi tu mấy chục năm hoặc khi chết mới được Niết bàn. Chính ngay lúc niệm Phật rõ ràng, tâm sáng suốt thanh tịnh là Niết bàn. Đó chính là đạt được <B>Đạo đế</B>. Như vậy lúc niệm Phật cũng thực hành và thấy rõ Tứ Đế vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>A Di Đà là Lục độ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Ngay lúc niệm Phật là lúc thực hành được pháp Lục độ</B> <I>(Đại sư Ngẫu ích)</I>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phần đông Phật tử chúng ta thường nghĩ chỉ có bậc đại Bồ tát mới có thể tu hành Lục độ, còn mình là hạng phàm phu làm sao dám mơ tới. Nhưng thật không ngờ khi niệm Phật là đã thực hành Lục độ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước tiên niệm Phật là pháp <B>Bố thí</B>. Ngay lúc niệm Phật, buông bỏ hết thân, tâm và cảnh duyên bên ngoài, chỉ còn một câu Phật hiệu. Khi chuyên chú vào câu Phật hiệu mà không còn quan tâm đến thân này nữa, thì đó là <B>buông xả thân</B>. Cũng không quan tâm đến ý niệm buồn thương, sanh diệt, chỉ an trú trong câu danh hiệu Phật sáng ngời, nên gọi là <B>buông xả tâm</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngồi trang nghiêm, mắt nhìn xuống đất, không nhìn đông ngắm tây, chạy theo cảnh vật ở bên ngoài hoặc năm thứ dục lạc: <B>tài, sắc, danh, thực, thùy</B>. Tất cả đều quên hết, chỉ còn nhớ danh hiệu Phật, là buông xả được cảnh duyên. Ngay lúc niệm Phật là lúc thực hành <B>Bố thí</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thân ngồi nghiêm trang trước bàn Phật, miệng niệm, tâm lắng nghe từng tiếng một. Thân không sát sanh, trộm cắp cũng không tà dâm. Miệng không nói dối hay uống rượu. Năm giới đều không sai phạm, nên ngay lúc niệm Phật là <B>Trì giới</B> trọn vẹn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi ngồi niệm Phật thì không có phải quấy, hơn thua..., chịu được mọi sự đau nhức, mỏi mệt của thân thể. Chỉ nhiếp tâm nhẹ nhàng trong câu danh hiệu Phật. Vì vậy niệm Phật là thực hành được sự <B>Nhẫn nhục</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi niệm Phật, tâm không tán loạn, không có xen tạp vọng tưởng, chỉ thuần nhất một câu: "A Di Đà Phật". Niệm niệm tiếp nối nhau liên tục, không gian đoạn. Đó chính là <B>Tinh Tấn</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi niệm Phật, vì tâm duyên theo câu danh hiệu Phật, không nghĩ tưởng lăng xăng những việc phàm tình thế gian. Vì thuần nhất một niệm, nên tâm vắng lặng, an tĩnh. Đó chính là <B>Thiền định</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc ngồi niệm Phật, từng câu từng chữ phân minh. Mọi sự việc gì xảy ra, tâm đều nhận biết rõ ràng theo dúng lẽ thật, mà không bị phân tán, tạp loạn. Tâm luôn sáng suốt,thanh tịnh là có được <B>Trí tuệ</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chính vì những điểm trên, nên nói: "Khi niệm Phật cũng là lúc tu hành pháp môn Lục độ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Người tu thiền, khi làm việc gì, họ chỉ chú tâm vào công việc ấy. Ngoài ra họ không để ý đến việc gì khác, nên có thể làm được tốt. Nhưng người tu Tịnh độ, vừa phải niệm Phật và vừa phải lái xe. Như vậy có trở ngại gì không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Không có trở ngại. Càng nhiếp tâm niệm Phật thì lái xe càng chuẩn xác. Không vi phạm luật giao thông hoặc gây tai nạn cho người khác. Làm việc gì cũng chính xác, đạt hiệu quả cao. Tại sao? Bởi vì khi tâm không niệm Phật, thì cũng nghĩ tưởng chuyện này chuyện kia, chẳng chịu ở yên. Niệm Phật là dùng <B>"nhất niệm phá đa niệm"</B>, tức là dùng một niệm để dẹp trừ nhiều niệm. Khi các ý niệm lăng xăng lắng xuống hết, chỉ còn một câu Phật hiệu hiện tiền, thì lúc đó trí của mình sáng suốt thanh tịnh. Vì vậy mà làm việc gì cũng dễ dàng và thành công. Cho nên khi nói niệm Phật là lúc có được trí tuệ là như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>A Di Đà bao gồm tám muôn bốn ngàn pháp môn</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tám muôn bốn ngàn pháp môn của đức Phật Thích Ca đều nằm gọn trong một câu danh hiệu Phật. Bởi vì tất cả cũng chỉ nhằm mục đích đưa chúng ta trở về với tâm thanh tịnh giác sẵn có của mỗi người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tất cả chư Phật ở quá khứ, hiện tại và vị lai thị hiện ra đời cũng chỉ vì một nhân duyên lớn, đó là chỉ bày cho chúng sanh thấy được <B>"Tri kiến Phật"</B> sẵn có trong mỗi người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Tất cả đức Phật Thế Tôn ra đời cũng chỉ vì một đại sự nhân duyên, khai thị cho chúng sanh ngộ tri kiến Phật</B> <I>(Kinh Diệu Pháp Liên Hoa)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Tri kiến"</I> là thấy biết; <I>"Phật"</I> là giác. Tức là tâm thanh tịnh giác và đó cũng chính là bản tánh Di Đà của mỗi người. Niệm Phật là trở về với tâm thanh tịnh giác của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây chính là cốt lõi của tám muôn bốn ngàn pháp môn. Tất cả các pháp môn như: Thiền, Tịnh, Giáo, Mật..., tuy khác nhau về hình thức tu hành, nhưng cuối cùng đều gặp nhau ở chố tâm thanh tịnh, và giải thoát tất cả phiền não khổ đau đạt đến an vui, hạnh phúc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Niệm Phật liền thành Phật</B>: Một điểm hết sức quan trọng nữa, mà bấy lâu nay ít có người ngờ tới, đó là ngay lúc niệm Phật chính là lúc thành Phật. Mọi người có tin không? Mới nghe qua thấy lạ, nhưng đó là sự thật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Một niệm tương ưng, một niệm là Phật. Mỗi niệm tương ưng, mỗi niệm là Phật</B> <I>(Đại sự Triệt Ngộ).</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chữ <I>"Tương ưng"</I> nghĩa là phù hợp. Niệm Phật thì tương ưng với tâm thanh tịnh giác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi trước tâm nghĩ tưởng lăng xăng nên mờ tối. Ngàu nay dùng câu Phật hiệu làm tâm dừng lặng trong sáng, nên phù hợp với tâm thanh tịnh giác của mình. Một niệm thanh tịnh là thành Phật được một niệm. Bởi vì chúng ta chưa được nhất tâm bất loạn, nên chưa thành Phật liên tục mà thôi. Vừa được vài niệm thành Phật, thì gặp người châm chọc cho nổi giận là lập tức trở về với niệm chúng sanh rồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu người nào khéo tu, luôn giữ vừng được tâm niệm của mình cho tương ưng với tâm thanh tịnh giác thì thành Phật mãi mãi. Trong một ngày, niệm Phật được ba giờ hay năm giờ thì thành Phật được ba giờ, năm giờ. Cho nên nói: <I>Ngay khi niệm Phật là lúc thành Phật".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Niệm Phật được đức tướng trang nghiêm của Phật</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa ngay lúc niệm Phật là lúc có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của Phật. Mọi người hãy kiểm tra lại xem mình niệm Phật bấy lâu nay, mà lỗ tai có dài thêm chưa? Có thấy trên đầu có vầng hào quang sáng tỏa không? Không phải ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp là lỗ tai của mình phải dài đến vai hay trên đầu có hào quang chiếu sáng hoặc dưới chân có bông sen nở làm tòa. Vậy ba mươi hai tương tốt, tám mươi vẻ đẹp là như thế nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta đều biết Hòa thượng Viện chủ chùa Vạn Đức. Nếu ai đã từng thấy pháp tướng của ngài. Chỉ cần đến gần cũng cảm thấy được sự trong mát nhẹ nhàng. Giống như chúng ta đang đi giữa trời trưa nắng nóng, mà được vào đứng trú dưới một tàng cây lớn rậm mát. Đó chính là đức tướng trang nghiem của ngài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tại sao ngài lại được đức tướng như vậy? Là nhờ chuyên trì danh hiệu Phật. Từ nơi tâm niệm Phật thuần nhất thanh tịnh mà phát ra những tướng tốt lành, trang nghiêm của Phật. Cho nên chưa cần nghe ngài nói, vừa nhìn thấy là mọi người đều muốn đảnh lễ, quý kính. Đó là bậc chư Tăng tu hành được tướng tốt trang nghiêm vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn Phật tử thì sao? Nếu Phật tử chân chính tu hành, chuyên tâm niệm Phật thì cũng có được tướng tốt, mọi người khi tiếp xúc đều quý trọng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau khi mãn khóa tu niệm Phật về nhà tánh tình trở nên hiền dịu, dễ thông cảm cho con cháu hơn trước rất nhiều. Tâm trí thì tinh sáng, lanh lợi, giải quyết công việc nhẹ nhàng êm đẹp..., niệm Phật có hiệu quả như vậy mới gọi là tu đúng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngược lại, khi trước ít giận ít buồn, bây giờ càng niệm Phật, càng dễ sân giận, khó khăn hơn..., là tu trật pháp rồi. Tu hành mà da dẻ hồng hào, mặt mũi tươi sáng, là có được hào quang.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niệm Phật mà người khác nhìn vào liền thấy từ bi hiền dịu, đó là có được đức tướng từ bi của Phật. Niệm Phật mà tâm được an định,không còn lo lắng, khổ đau, nên được trường thọ sống lâu, đó chính là lỗ tai dài của Phật. Nhìn kỹ lại thì thấy cũng có nhiều người đạt được những điều này rồi. Như vậy ngay lúc niệm Phật là có được tướng tốt của Phật.</P>
</span></span>
<CENTER>

<BR><B>Ý NGHĨA NIỆM PHẬT</B>
Đại Đức Thích Minh Thành
<I>(Sách do các Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ ấn tống)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>LỜI MỞ ĐẦU</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệm sự an lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người chưa thật sự hiểu thấu đáo ý nghĩa của việc niệm Phật. Vậy ý nghĩa của việc niệm Phật là gì? Niệm Phật với mục đích gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cặn kẽ hơn để việc niệm Phật thật sự đúng ý nghĩa và có lợi ích thiết thực trong cuộc sống ngay <B>giây phút hiện tại.</B>
<CENTER><B>NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NIỆM PHẬT</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Niệm Phật tâm yên tĩnh, trong sáng</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mọi người kiểm tra tâm của mình xem, từ sáng sớm cho đến tận chiều tối có lúc nào được an tĩnh không? Hay là từ sáng đến chiều, tâm mình luôn lăng xăng, lộn xộn, vội vội, vàng vàng, hết chuyện này đến chuyện kia. Tính toán, suy nghĩ đủ thứ: hết con cháu đến cơm áo, gạo tiền..., người nghèo tính toán, lo lắng là chuyện đã đành nhưng người giàu cũng chẳng được yên, vì lo làm giàu thêm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi lăng xăng, dao động thì tâm mờ tối, nếu được yên lặng thì tâm sáng suốt. Giống hồ nước trong thì có thể phản chiếu rõ ràng cảnh vật xung quanh. Ngược lại, nước chứa nhiều cặn bã, lại bị khuấy động liên tục thì khó có thể chiếu soi rõ ràng.
<p style="padding-left: 36px; text-align: justify;"><I>Thanh châu gieo vào nước đục
Nước đục không thể không trong.
Phật hiệu gieo vào tâm loạn
Tâm loạn tất nhiên an định.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày xưa có một loại ngọc, gọi là Thanh châu. Khi đem nó bỏ vào nước đục, thì nước tự nhiên trong sáng. Thời nay chúng ta không còn nhìn thấy loại ngọc đó nữa, mà có thể thấy phèn chua. Ở miền quê thường dung phèn chua bỏ vào trong nước để lắng cặn bã, làm nước trong để xử dụng. Cũng như vậy, hồ nước tâm của chúng ta suốt ngày luôn bị những thứ phiền não: buồn, giận, thương, ghét, khuấy động làm vẩn đục. Bây giờ niệm danh hiệu Phật để lắng hết những thứ cặn bã phiền não kia xuống, thì tự nhiên nước tâm trong sáng trở lại và soi rọi được tất cả cảnh vật. Khi tâm đã tỉnh sáng, thì làm việc gì cũng đều đạt kết quả cao. Người thợ may nếu biết niệm Phật cho tâm tỉnh sáng, thì từng đường kim, mũi chỉ sẽ đều đặn rất đẹp. Người thợ mộc nếu biết niệm Phật với tâm tỉnh sáng, thì những tác phẩm làm ra sẽ có tính thẩm mỹ và có giá trị cao. Người làm ăn mua bán, nếu biết niệm Phật, thì làm đâu trúng đó, tính đâu được đấy. Tại sao? Vì tâm tỉnh sáng thì làm việc chính xác, không quên sót. Như vậy niệm Phật cũng có thể làm giàu, đồng thời niệm Phật cũng để làm Phật vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Niệm Phật để trừ phiền não</B>: Hầu hết mọi người đều chưa trừ diệt hết phiền não, vẫn còn buồn con, giận cháu, thương người này, ghét người kia... Nếu từ lúc trẻ cho đến già, cứ hết ghét rồi thương liên tục như vậy thì cuộc đời này chẳng có ý nghĩa gì! Bây giờ chúng ta niệm Phật là để dẹp những tâm niệm não phiền: tham lam, nóng giận, si mê. Nếu không khéo dẹp trừ, thì chẳng phải là người biết tu vậy, không khéo lại làm trò cười cho thiên hạ.
<p style="padding-left: 56px; text-align: justify;"><I>Sân si nghiệp chướng không chừa
Bo bo mà giữ tương dưa ích gì</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Niệm Phật để được nhất tâm</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Suốt ngày nếu tâm không nghĩ Phật, thì nghĩ chúng sanh. Hết nghĩ thiện lại nghĩ ác, hết nghĩ tốt lại nghĩ xấu. Vì từ lâu ta đã quên lãng, để tâm mình rong ruổi chạy theo những thói xấu ác làm phàm phu. Giờ đây niệm Phật là đưa tâm mình về một chỗ, làm cho tâm được trong sáng an tĩnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu phân tích kỹ thì tâm mình có đủ mười pháp giới, hay còn gọi là mười trạng thái. Có lúc thì từ bi giống như Phật, muốn đem mọi điều tốt đẹp nhất đến cho người. Nhưng có lúc thì sân si, gặp ai cũng muốn cự cãi, đó là tâm của A tu la. Hoặc có lúc tham muốn không ngừng, đến khi gần chết vẫn còn tham tiếc, đó là trạng thái của tâm ngạ quỷ. Hoặc có lúc muốn giữ tròn năm giới, đó là tâm của loài người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cũng có lúc thấy thế gian chịu biết bao tai ương khổ não, con người đau khổ cùng cực, thì cảm thấy buồn chán muốn đi tu để giải thoát, đó là của bậc Thanh văn. Nhưng cũng có lúc muốn vào khóa tu Phật thất, chuyên tâm niệm Phật để khi về có thể hóa độ người thân trong gia đình cùng niệm Phật giải thoát. Đó là tâm rộng lớn của Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong một ngày chúng ta khởi nghĩ tâm Phật và Bồ tát rất ít, mà tâm xấu ác của súc sanh, ngạ quỷ thì rất nhiều cho nên luôn bị khổ đau trói buộc. Niệm Phật là dùng danh hiệu Phật để thu nhiếp tâm an trú ngay nơi pháp giới của Phật. Khi đó tâm mình an tĩnh sáng suốt, đau khổ sẽ tự nhiên rơi rụng hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lâu nay niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà, nhưng mọi người có biết chữ A Di Đà có nghĩa là gì không? A Di Đà là Vô lượng thọ, Vô lượng quang và Vô lượng giác. A Di Đà là vô lượng; Phật tức là giác. Giác nghĩa là tỉnh thức, rõ biết. Mọi người đều có cái biết, nhưng thường đi theo hai chiều: một là chiều đi lên - chiều <I>Tịnh</I>. Hai là chiều đi xuống - chiều <I>Nhiễm</I>. <B>Niệm Phật tức là tâm đi theo chiều Tịnh đến cõi nước của đức Phật A Di Đà</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tại sao gọi là Vô lượng giác? Chúng ta thấy mặt trời chỉ chiếu sáng ban ngày, còn mặt trăng chiếu sáng ban đêm. Ánh sáng của mặt trời, mặt trăng thì giới hạn, còn ánh sáng của tâm thì không giới hạn. Lúc nào chúng ta cũng biết nghe, biết nhìn, biết ngửi, vừa nhìn biết tiếng nam, tiếng nữ. Khi vừa nhìn thấy hình sắc hoặc nghe âm thanh tâm liền bám vào những thứ đó để phân biệt đẹp hay xấu, ngon hay dở, rồi sanh tâm yêu ghét. Đẹp thì muốn chiếm đoạt về cho mình, xấu thì hất hủi, chê bai... Từ đó mà tạo ra bao nhiêu nghiệp khổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu khi nhìn thấy sắc hay nghe âm thanh rõ ràng mà tâm không khởi niệm phân biệt, thì đó chính là cái biết sáng suốt rõ ràng của mỗi người. Niệm Phật chính là trở về với bản tâm thanh tịnh giác hay bản tánh Di Đà có sẵn ở nơi mình. Như vậy, bản tánh Di Đà không xa, chỉ cần chịu khó ngồi yên niệm Phật, thì sẽ nhìn thấy đức Phật A Di Đà phóng hào quang ngay nơi tâm của mỗi người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ trước đến nay, nhiều người có quan niệm chưa đúng về pháp môn niệm Phật. Họ thường xem niệm Phật là pháp môn bậc thấp chỉ dành cho hàng căn cơ bậc hạ, hay các bà già trầu ít học ứng dụng. Nhưng nếu xét kỹ thì sẽ thấy trong một câu niệm Phật bao trùm cả Tam học, Tứ đế, Lục độ và tám muôn bốn ngàn pháp môn của đức Phật Thích Ca. Tất cả đều dung nhiếp trong một câu Phật hiệu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>A Di Đà là Tam Học</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tất cả các môn học Phật đều không ngoài ba môn căn bản là: <B>Giới - Định - Huệ.</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngay lúc ngồi niệm Phật, thân ngồi trang nghiêm, miệng niệm danh hiệu Phật, tâm chuyên nhất trong từng câu, không làm điều sai trái. Ngay khi đó cả ba nghiệp đều thanh tịnh, nên gọi là <B>Giới</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi niệm Phật, tâm chuyên nhất vào câu Phật hiệu. Do đó tâm không tán loạn, yên tĩnh lặng lẽ, nên gọi là <B>Định</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngay khi niệm Phật, từng chữ sáng ngời nơi tâm, miệng niệm tâm nghe rõ ràng. Từng câu, từng chữ đều đặn soi sáng không quên sót, không mê lầm, chính đó là <B>Huệ</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như vậy chỉ trong một câu niệm Phật mà bao gồm cả ba môn học <B>Giới - Định - Huệ</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>A Di Đà là Tứ Đế</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tứ Đế bao gồm: <B>Khổ - Tập - Diệt - Đạo</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì thấy cuộc đời quá khổ, nên không còn muốn tranh giành, tham chấp những thú vui tạm bợ vô thường để chuốc thêm đau khổ, chỉ muốn vào chùa niệm Phật tu hành, cần sự an vui chân thật vĩnh cứu. Đó là thấy rõ <B>Khổ đế</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tham lam, nóng giận, si mê, ngã mạn, nghi ngờ... là những nguyên nhân đưa đến đau khổ. Chẳng phải tại một đấng thần linh nào ban phước hay giáng họa cho mình. Tất cả giàu nghèo, sang hèn, cao thấp, mập ốm, sướng khổ... đều là từ nơi ba nghiệp của mình tạo ra trong quá khứ mà có. Nghiệp xuất phát từ nơi tâm. Bởi vì tâm chứa đầy những thứ phiền não cấu nhiễm, cho nên ngày nay chúng ta phải gánh chịu những quả báo khổ đau. Niệm Phật mà thấy được như vầy là hiểu rõ <B>Tập đế</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc đang niệm Phật, không khởi tâm tham muốn và cũng chẳng thấy tâm tham ở đâu? Như vậy ngay lúc niệm Phật, diệt được tâm tham. Lúc niệm Phật thì không cự cãi, sân si. Cho nên, ngay lúc niệm Phật là diệt được tâm nóng giận. Ngay lúc niệm Phật, tai nghe rõ rằng từng câu, từng chữ, tâm tỉnh sáng, không mê lầm là diệt trừ được si mê. Diệt trừ được những nguyên nhân chính gây ra khổ đau. Đó là thực hành <B>Diệt đế</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi tâm tham dục, sân hận và si mê bị tiêu diệt hết rồi, thì lúc đó ta đang sống trong cảnh giới Niết bàn an lạc, thanh tịnh. Chẳng cần phải đợi tu mấy chục năm hoặc khi chết mới được Niết bàn. Chính ngay lúc niệm Phật rõ ràng, tâm sáng suốt thanh tịnh là Niết bàn. Đó chính là đạt được <B>Đạo đế</B>. Như vậy lúc niệm Phật cũng thực hành và thấy rõ Tứ Đế vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>A Di Đà là Lục độ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Ngay lúc niệm Phật là lúc thực hành được pháp Lục độ</B> <I>(Đại sư Ngẫu ích)</I>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phần đông Phật tử chúng ta thường nghĩ chỉ có bậc đại Bồ tát mới có thể tu hành Lục độ, còn mình là hạng phàm phu làm sao dám mơ tới. Nhưng thật không ngờ khi niệm Phật là đã thực hành Lục độ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước tiên niệm Phật là pháp <B>Bố thí</B>. Ngay lúc niệm Phật, buông bỏ hết thân, tâm và cảnh duyên bên ngoài, chỉ còn một câu Phật hiệu. Khi chuyên chú vào câu Phật hiệu mà không còn quan tâm đến thân này nữa, thì đó là <B>buông xả thân</B>. Cũng không quan tâm đến ý niệm buồn thương, sanh diệt, chỉ an trú trong câu danh hiệu Phật sáng ngời, nên gọi là <B>buông xả tâm</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngồi trang nghiêm, mắt nhìn xuống đất, không nhìn đông ngắm tây, chạy theo cảnh vật ở bên ngoài hoặc năm thứ dục lạc: <B>tài, sắc, danh, thực, thùy</B>. Tất cả đều quên hết, chỉ còn nhớ danh hiệu Phật, là buông xả được cảnh duyên. Ngay lúc niệm Phật là lúc thực hành <B>Bố thí</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thân ngồi nghiêm trang trước bàn Phật, miệng niệm, tâm lắng nghe từng tiếng một. Thân không sát sanh, trộm cắp cũng không tà dâm. Miệng không nói dối hay uống rượu. Năm giới đều không sai phạm, nên ngay lúc niệm Phật là <B>Trì giới</B> trọn vẹn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi ngồi niệm Phật thì không có phải quấy, hơn thua..., chịu được mọi sự đau nhức, mỏi mệt của thân thể. Chỉ nhiếp tâm nhẹ nhàng trong câu danh hiệu Phật. Vì vậy niệm Phật là thực hành được sự <B>Nhẫn nhục</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi niệm Phật, tâm không tán loạn, không có xen tạp vọng tưởng, chỉ thuần nhất một câu: "A Di Đà Phật". Niệm niệm tiếp nối nhau liên tục, không gian đoạn. Đó chính là <B>Tinh Tấn</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi niệm Phật, vì tâm duyên theo câu danh hiệu Phật, không nghĩ tưởng lăng xăng những việc phàm tình thế gian. Vì thuần nhất một niệm, nên tâm vắng lặng, an tĩnh. Đó chính là <B>Thiền định</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc ngồi niệm Phật, từng câu từng chữ phân minh. Mọi sự việc gì xảy ra, tâm đều nhận biết rõ ràng theo dúng lẽ thật, mà không bị phân tán, tạp loạn. Tâm luôn sáng suốt,thanh tịnh là có được <B>Trí tuệ</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chính vì những điểm trên, nên nói: "Khi niệm Phật cũng là lúc tu hành pháp môn Lục độ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hỏi rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Người tu thiền, khi làm việc gì, họ chỉ chú tâm vào công việc ấy. Ngoài ra họ không để ý đến việc gì khác, nên có thể làm được tốt. Nhưng người tu Tịnh độ, vừa phải niệm Phật và vừa phải lái xe. Như vậy có trở ngại gì không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Không có trở ngại. Càng nhiếp tâm niệm Phật thì lái xe càng chuẩn xác. Không vi phạm luật giao thông hoặc gây tai nạn cho người khác. Làm việc gì cũng chính xác, đạt hiệu quả cao. Tại sao? Bởi vì khi tâm không niệm Phật, thì cũng nghĩ tưởng chuyện này chuyện kia, chẳng chịu ở yên. Niệm Phật là dùng <B>"nhất niệm phá đa niệm"</B>, tức là dùng một niệm để dẹp trừ nhiều niệm. Khi các ý niệm lăng xăng lắng xuống hết, chỉ còn một câu Phật hiệu hiện tiền, thì lúc đó trí của mình sáng suốt thanh tịnh. Vì vậy mà làm việc gì cũng dễ dàng và thành công. Cho nên khi nói niệm Phật là lúc có được trí tuệ là như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>A Di Đà bao gồm tám muôn bốn ngàn pháp môn</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tám muôn bốn ngàn pháp môn của đức Phật Thích Ca đều nằm gọn trong một câu danh hiệu Phật. Bởi vì tất cả cũng chỉ nhằm mục đích đưa chúng ta trở về với tâm thanh tịnh giác sẵn có của mỗi người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tất cả chư Phật ở quá khứ, hiện tại và vị lai thị hiện ra đời cũng chỉ vì một nhân duyên lớn, đó là chỉ bày cho chúng sanh thấy được <B>"Tri kiến Phật"</B> sẵn có trong mỗi người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Tất cả đức Phật Thế Tôn ra đời cũng chỉ vì một đại sự nhân duyên, khai thị cho chúng sanh ngộ tri kiến Phật</B> <I>(Kinh Diệu Pháp Liên Hoa)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Tri kiến"</I> là thấy biết; <I>"Phật"</I> là giác. Tức là tâm thanh tịnh giác và đó cũng chính là bản tánh Di Đà của mỗi người. Niệm Phật là trở về với tâm thanh tịnh giác của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây chính là cốt lõi của tám muôn bốn ngàn pháp môn. Tất cả các pháp môn như: Thiền, Tịnh, Giáo, Mật..., tuy khác nhau về hình thức tu hành, nhưng cuối cùng đều gặp nhau ở chố tâm thanh tịnh, và giải thoát tất cả phiền não khổ đau đạt đến an vui, hạnh phúc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Niệm Phật liền thành Phật</B>: Một điểm hết sức quan trọng nữa, mà bấy lâu nay ít có người ngờ tới, đó là ngay lúc niệm Phật chính là lúc thành Phật. Mọi người có tin không? Mới nghe qua thấy lạ, nhưng đó là sự thật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Một niệm tương ưng, một niệm là Phật. Mỗi niệm tương ưng, mỗi niệm là Phật</B> <I>(Đại sự Triệt Ngộ).</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chữ <I>"Tương ưng"</I> nghĩa là phù hợp. Niệm Phật thì tương ưng với tâm thanh tịnh giác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi trước tâm nghĩ tưởng lăng xăng nên mờ tối. Ngàu nay dùng câu Phật hiệu làm tâm dừng lặng trong sáng, nên phù hợp với tâm thanh tịnh giác của mình. Một niệm thanh tịnh là thành Phật được một niệm. Bởi vì chúng ta chưa được nhất tâm bất loạn, nên chưa thành Phật liên tục mà thôi. Vừa được vài niệm thành Phật, thì gặp người châm chọc cho nổi giận là lập tức trở về với niệm chúng sanh rồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu người nào khéo tu, luôn giữ vừng được tâm niệm của mình cho tương ưng với tâm thanh tịnh giác thì thành Phật mãi mãi. Trong một ngày, niệm Phật được ba giờ hay năm giờ thì thành Phật được ba giờ, năm giờ. Cho nên nói: <I>Ngay khi niệm Phật là lúc thành Phật".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Niệm Phật được đức tướng trang nghiêm của Phật</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nữa ngay lúc niệm Phật là lúc có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp của Phật. Mọi người hãy kiểm tra lại xem mình niệm Phật bấy lâu nay, mà lỗ tai có dài thêm chưa? Có thấy trên đầu có vầng hào quang sáng tỏa không? Không phải ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp là lỗ tai của mình phải dài đến vai hay trên đầu có hào quang chiếu sáng hoặc dưới chân có bông sen nở làm tòa. Vậy ba mươi hai tương tốt, tám mươi vẻ đẹp là như thế nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta đều biết Hòa thượng Viện chủ chùa Vạn Đức. Nếu ai đã từng thấy pháp tướng của ngài. Chỉ cần đến gần cũng cảm thấy được sự trong mát nhẹ nhàng. Giống như chúng ta đang đi giữa trời trưa nắng nóng, mà được vào đứng trú dưới một tàng cây lớn rậm mát. Đó chính là đức tướng trang nghiem của ngài.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tại sao ngài lại được đức tướng như vậy? Là nhờ chuyên trì danh hiệu Phật. Từ nơi tâm niệm Phật thuần nhất thanh tịnh mà phát ra những tướng tốt lành, trang nghiêm của Phật. Cho nên chưa cần nghe ngài nói, vừa nhìn thấy là mọi người đều muốn đảnh lễ, quý kính. Đó là bậc chư Tăng tu hành được tướng tốt trang nghiêm vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn Phật tử thì sao? Nếu Phật tử chân chính tu hành, chuyên tâm niệm Phật thì cũng có được tướng tốt, mọi người khi tiếp xúc đều quý trọng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau khi mãn khóa tu niệm Phật về nhà tánh tình trở nên hiền dịu, dễ thông cảm cho con cháu hơn trước rất nhiều. Tâm trí thì tinh sáng, lanh lợi, giải quyết công việc nhẹ nhàng êm đẹp..., niệm Phật có hiệu quả như vậy mới gọi là tu đúng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngược lại, khi trước ít giận ít buồn, bây giờ càng niệm Phật, càng dễ sân giận, khó khăn hơn..., là tu trật pháp rồi. Tu hành mà da dẻ hồng hào, mặt mũi tươi sáng, là có được hào quang.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Niệm Phật mà người khác nhìn vào liền thấy từ bi hiền dịu, đó là có được đức tướng từ bi của Phật. Niệm Phật mà tâm được an định,không còn lo lắng, khổ đau, nên được trường thọ sống lâu, đó chính là lỗ tai dài của Phật. Nhìn kỹ lại thì thấy cũng có nhiều người đạt được những điều này rồi. Như vậy ngay lúc niệm Phật là có được tướng tốt của Phật.</P>
</span></span>