- Tham gia
- 6/2/07
- Bài viết
- 3,869
- Điểm tương tác
- 920
- Điểm
- 113
Kính ĐH Nguyên Chiếu.
Muốn biết được con đường đến Niết Bàn Phật (từ Pháp Môn niệm Phật). Ở đây có ĐH Trang Linh đã trình bày Niệm Phật Tam Muội, như sau:
Dĩ nhiên, Được Niệm Phật Tam Muội vẫn chưa phải là Niết Bàn Phật, nhưng là đến được cửa rồi vậy. (từ đó sẽ tiến thêm)
Mến.
Muốn biết được con đường đến Niết Bàn Phật (từ Pháp Môn niệm Phật). Ở đây có ĐH Trang Linh đã trình bày Niệm Phật Tam Muội, như sau:
* Niệm Phật Tam muội cũng là nhập Thiền định.
*Chánh Niệm.
Người niệm Phật muốn được Tam muội phải luôn luôn gìn giữ chánh niệm, khi niệm Hồng danh, tiếng ra từ miệng, tai nhận rõ ràng, miệng và tai thông đồng, tiếng và tâm khế hợp, lâu dần thuần thục, không biết có tâm năng niệm và ông Phật sở niệm, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ gọi là niệm Phật Tam muội. nên gọi là Điều trực định.
Thử đem so sánh pháp niệm Phật với kinh Quán niệm hơi thở đức Phật đã dạy:
...Này các thầy, người hành giả quán niệm thân thể nơi thân thể bằng cách nào?
Người ấy đến một khu rừng hoặc một gốc cây, hoặc một nơi thanh vắng, ngồi xuống theo tư thế kiết già, giữ lưng ngay thẳng và đặt mình trong sự quán niệm. Thở vào người ấy ý thức rõ ràng mình đang thở vào, thở ra người ấy ý thức mình đang thở ra. Hoặc khi thở vào một hơi dài, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở vào một hơi dài'. Khi thở ra một hơi dài, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở ra một hơi dài'. Hoặc khi thở vào một hơi ngắn, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở vào một hơi ngắn'. Khi thở ra một hơi ngắn, người ấy ý thức: 'Tôi đang thở ra một hơi ngắn'. Người ấy tự mình tập luyện như sau: 'Tôi sẽ thở vào và cảm nghiệm toàn thân'. 'Tôi sẽ thở ra và cảm nghiệm toàn thân'. 'Tôi sẽ thở vào và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'. 'Tôi sẽ thở ra và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'.
Cũng như khi xoay một vòng dài, một người thợ tiện khéo tay ý thức rằng mình đang xoay một vòng dài; hoặc khi xoay một vòng ngắn, ý thức rằng mình đang xoay một vòng ngắn. Cũng vậy, người hành giả khi thở vào một hơi dài ý thức rằng mình đang thở vào một hơi dài; khi thở ra một hơi ngắn ý thức rằng mình đang thở ra một hơi ngắn. Người ấy tự mình tập luyện như sau:' Tôi sẽ thở vào và cảm nghiệm toàn thân... Tôi sẽ thở ra và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'...
Bây giờ thay thế những từ quán niệm hơi thở bằng "Niệm Phật". như sau:
Người ấy đến một khu rừng hoặc một gốc cây, hoặc một nơi thanh vắng, ngồi xuống theo tư thế kiết già, giữ lưng ngay thẳng và đặt mình trong "câu niệm Phật". khi niệm Hồng danh, tiếng ra từ miệng, tai nhận rõ ràng, tiếng và tâm khế hợp, Người ấy tự mình tập luyện như sau: 'Tôi đã niệm và tai nghe rõ ràng, Tôi đang niệm và tai nghe rõ ràng, Tôi sẽ niệm và tai nghe rõ ràng'. 'Tôi niệm Phật và cảm nghiệm toàn thân'. 'Tôi sẽ niệm Phật và làm lắng dịu sự điều hành trong thân thể'.
* Quán niệm hơi thở như trên sẽ vào được Sơ Thiền.
* Cũng vậy Quán niệm Phật như trên cũng sẽ vào được Sơ Thiền.
Bởi vì: Do niệm lực được tương tục nên dừng đứng được 5 triền cái : tham, sân, hôn trầm, trạo cử và nghi. Do ly dục, ly bất thiện pháp (5 triền cái) nên vào được Sơ Thiền.
Một trạng thái xuất hiện cùng với sự đoạn trừ năm triền cái. Khi hành giả quán xét thấy năm triền cái đã được từ bỏ trong tự thân, “hân hoan sẽ khởi lên trong vị ấy; nhờ hân hoan như vậy, hỷ sẽ sanh; và khi có hỷ, thân vị ấy trở nên khinh an.” Khinh an đưa đến lạc, trên căn bản của lạc này tâm trở nên định tĩnh và nhập vào sơ thiền. Sự hoan hỷ an lạc như thế không có hỷ lạc nào do 5 dục mà sánh được nên gọi là "Cực Lạc".
* lâu dần thuần thục, không biết có tâm năng niệm và ông Phật sở niệm, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ gọi là niệm Phật Tam muội.
Ở trong Sơ Thiền, hành giả sẽ thấy là nếu còn Tầm, còn Tứ tức là còn thấy có mình đang niệm liền xả bỏ cái ta đang niệm,.- Đó là Xả "Tầm", lại thấy còn có tiếng A Di Đà Phật để nương theo, cũng là còn nặng trược nên xả bỏ sở niệm, đó là "Xả Tứ".- Như vậy là vào được Nhị Thiền.
Ở Nhị thiền hành giả vẫn thấy còn có Hỷ, có lạc. Hỷ lạc này làm cản trở dòng Thiền định, nên xả bỏ Hỷ lạc, là vào được Tam Thiền. Tâm thức lúc đó: niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, tuy thọ cái tên niệm mà không có tất cả cái thọ (tầm, tứ, hỷ, lạc). Vậy là vào Đệ Tam Thiền.
Ở Đệ Tam Thiền chỉ còn "vô niệm" tương tục. "Vô niệm" này không phải là triệt tiêu các tưởng như Vô Tưởng Định của ngoại đạo, mà là Niệm niệm tương tục thứ lớp sanh là tâm tương tục,( như ở Tam Thiền vừa nói) nên gọi là nhất tâm.
Vì tương tục thứ lớp sanh, nên tuy có nhiều phen sanh mà cũng gọi là nhất tâm. Suốt quá trình Niệm niệm tương tục thứ lớp sanh như vậy, hành giả chẳng để cho tâm tham ái xen vào. Đó là được Tam Muội còn gọi là gọi là Điều trực định.
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?28389-Niệm-Phật-tam-muội-bảo-vương-luận/page11
Dĩ nhiên, Được Niệm Phật Tam Muội vẫn chưa phải là Niết Bàn Phật, nhưng là đến được cửa rồi vậy. (từ đó sẽ tiến thêm)
Mến.