Hỏi về Pháp Lý Vô Vi khoa học huyền bí Phật Pháp của ông Tám Lương Sĩ Hằng

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Fansipan

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 7 2016
Bài viết
30
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Ông Lương Sĩ Hằng.


Các bạn nghĩ sao về đoạn trích này, có vẻ thật quá, xin các bạn chỉ giáo

Tối hôm qua khăn gói quả mướp xuất hồn đi đảnh lễ Thầy tui. Đã lâu lắm không muốn đi chút nào nhưng vì cái group vvtp thiếu chút muối tiêu cho mặn mòi nên tui phải dìa trển một chuyến.
Người ta nói xuất hồn khó quá sức, tui thì thấy dễ ợt mà nói người ta kêu tui chảnh! Đó là còn nể mặt không là phang cho từ ba xạo rùi. Tui viết tiếng việt có lỗi chánh tả, bà con cũng bỏ qua cho tui thì tui mới có hứng viết tiếp há hông!
Đang viết thì anh tui làm mệt, tui cầm tay anh mình truyền chút điển cho qua con. Tui thấy cả đời anh tui làm tiền giàu sụ bây giờ về hưu đáng nhẽ phải huong cái thành quả mà mình đã xây dựng bao nhiêu năm nay thì giờ đây đang phải đối đầu với căn bệnh hiểm nghèo.
Trở lại với chuyến xuất hồn đêm qua, với tui xuất hồn chỉ cần nghỉ là tới không có phải bay tà tà ngắm cảnh cho nên nếu muốn tui tả đẹp cở nào thì tui thua. Hỏi tui cung nào, tầng Trời thứ mấy thì tui cũng hổng biết luôn, ngoài trừ khi tui tới đó có Phật sự nói cho tui biết hay trước khi đi tui biết chổ hay vị nào tui muốn gặp.
Nói trước nói sau đặng đừng ai bắt bẻ tui mắc công, muốn nghe tui kể thì nghe không thì tự do cuống gói, tui hổng dụ ai
simple-smile.svg

Cái màng xuất hồn kể chuyện trên Trời không chỉ đọc chơi cho vui, và tui cũng hổng có nói rõ ý nghĩa của từng bài học mà bề Trên dậy, ai hiểu sao thì hiểu, cùng chung đóng góp để cùng học hỏi mới dzui. Người nào muốn âm thầm im re cũng hổng ai bắt phải lên tiếng. Mà lên tiếng đã phá thì sẽ có cơ hội được leave group một cách lẹ làng. Gì chứ dứt khoát thì tui rành sáu câu.
Bây giờ bắt đầu nà. Lúc tui nhập định thì ý nói xuất hồn đảnh lễ Đức Thầy LSH, vèo cái nói đúng hơn sát na sau tui xém miss ông Thầy nếu không quay mặt lại nhìn cái ông nào đang chỏng mông cuối sát xuống mặt nước hồ. Tò mò tui đến gần thì ra là Ổng, ổng đang lắng nghe một con cá chép vàng nói gì đó, tui bèn len tiếng hỏi :
– Ba nghe nó nói gì đó ? (Hồi ổng còn sống tui kêu bằng Ba).
Ổng ngẩn đầu lên nói :
– nó giảng đạo của nước.
Xong ổng cười ha hả lướt sóng đi khơi khơi nhẹ nhàng, tui phóng theo sau để ý thấy dưới chân ổng có hai con cá chép vàng bơi thoang thoát. Mặt hồ lúc đó lặng yên, màu xanh lục lóng lánh ánh sáng dịu mát, bầu trời bao la không thấy bến bờ. Cũng nên nói, tất cả đều bằng ý nên rất nhanh không phải như mình nói chuyện dưới thế gian này.
Theo một đoạn thì càng lúc ổng càng bỏ tui xa lắc, xa lơ. Tui bèn ngừng lại chuyển ý đi gặp Phật bà Quan Âm. Nghỉ là thấy, nhưng lạ thay thấy xong thì nhìn lại Phật bà đã trở thành một cô bé đáng yêu và đang chơi gì dưới đất. Đang còn phản vân thì cô bé quay sang tặng cho tui một viên đá tròn, nhỏ xinh xinh.

Tui bổng nhiên hồi về, xã thiền ngồi run đùi ngâm câu :
– ta la ta la A ma ta la
Hiiii… Chẳng biết nghĩa gì mà thấy dzui dzui.
---https://coivohinh.wordpress.com/2015/08/12/bai-1-vo-vi-tam-phap-group-facebook/---
Thank you very much.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Ông Lương Sĩ Hằng.

:D ồ lợi hại thế à. Vậy bạn có thấy người nào theo phép đó hết bệnh không. Và người nói ra điều đó mục đích của họ là gì. Chính vì chỗ móm ý nhau như thế nên mọi người ráng sức mà tưởng tượng ra. Giống ma túy vậy chẳng có gì :D
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
...

Ông Lương Sĩ Hằng.

Ông Lương Sĩ Hằng.

Ở bên Pháp Lý Vô Vi của ông Tám Lương Sĩ Hằng tôi thấy một số người mô tả cảnh họ xuất hồn, đi thăm cảnh này khác, có khi cảnh ở nhân gian, có khi cảnh thiên đàng, có gặp Phật nói chuyện, có khi thấy hình của các giáo chủ.

Tôi nghĩ rằng họ không nói dối. Đạo Phật quan niệm như thế nào về việc xuất hồn này? liệu có gì uẩn khúc đằng sau nó không?

Hắn giống như nằm mộng mà thấy được ôm con em đẹp mọng như trấy cà chua mà vẫn khoái khoái hà hà...
Chú mày đã khi mô ngủ mộng hoặc nghĩ mộng giữa ban ngày chưa? ha ha ha... cũng có ý nghĩa lắm đó. nếu thấy thích thì cứ nắm giữ cần chi phải hỏi, nếu thấy chẳng thích thì tự quên, việc chi phải bàn. cây khoai lang có thương thằng cha ngô lỏng khỏng trước gió thì có giúp được gì. con nước dưới dòng sông đầy nước mà đâu có cứu giúp được gì khi cánh rừng tự cháy ha ha ha.....
 

NamoNamo

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 7 2016
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Ông Lương Sĩ Hằng.

Ông Lương Sĩ Hằng.

Chào các bạn, tôi đang tìm hiểu về phương pháp thiền Pháp Lý Vô Vi khoa học huyền bí Phật Pháp của ông Tám Lương Sĩ Hằng. Có bạn nào hiểu biết về phương pháp thiền này không? Có nhiều thông tin về phương pháp này làm tôi làm tôi cảm thấy không ổn. Ví dụ một hành giả của phương pháp này cho rằng thầy của họ (ông Tám) là một vị phật:

Bạn nào hiểu biết xin cho ý kiến về phương pháp thiền này. Trân trọng cảm ơn.
Fansipan


Đây là phương pháp giao thoa giữa khí công và yoga, lấy tư tưởng Phật giáo để định hướng (hoặc che đậy bản chất thật sự của phương pháp). Nhìn chung phương pháp này có một số công phu đặc dị và thiên về khí công hơn.
Cá nhân mình thì giờ mình ngán mấy món lẩu thập cẩm rồi, nên chỉ chọn phương pháp nào có duy nhất 1 bài tập thôi. Đây là lựa chọn cá nhân, nó rất chủ quan và hợp với con người mình thôi, nói ra để bạn tham khảo

Còn về học thuyết lý luận thì mình thấy một bộ môn mà có sự thực hành về thiền định sẽ đỡ làm cho học sinh tu tập ảo tưởng sức mạnh. Mình không bao giờ tin vào những người không chịu ngồi thiền mà chỉ khoe thực hành chánh niệm rồi giác ngộ gì đó, thật là ảo tưởng...

Phương pháp này cũng có thể gây cho người ta vướng vào các cảnh của xuất hồn, hay tam muội, gì gì đó mình không rõ, nhưng sơ qua là thấy có thể đây là các vướng mắc nặng nhất của phương pháp để các học sinh tiến xa hơn cần phải buông bỏ.

Bất kỳ cảnh giới nào cũng chỉ là một trạng thái của tâm, vì vậy dù có thấy thì cũng mặc kệ nó đi, chứ không nên dành riêng 1 bài tập cho việc xuất hồn hay tạo lửa tam muội, hay bất kỳ 1 bài nào để luyện 1 năng lực tâm linh nào đó. Có 1 câu chuyện ví von như thế này. Bạn đang thiền, Thái Thượng lão quan xuống và bảo: Khá khen, con thiền tốt lắm, tặng con viên linh đan.
Bạn sẽ làm gì, sẽ gật đầu nhận linh đan? Bạn mà nhận là bạn sẽ dính mắc vào viên linh đan và cảnh giới của bạn sẽ dừng ở đó. Bạn mà không nhận thì bạn sẽ dính mắc vào cái không, trong khi tâm bạn thì vẫn lưu giữ hình ảnh viên linh đan. Nhận hay không nhận bạn đều bị dính mắc. Chỉ có một lựa chọn duy nhất là khi thiền, đừng tin vào mấy thứ trong đầu kiểu xuất hiện Lão Quân như thế, dẹp ngay các hình ảnh xuất hiện trong đầu bạn bằng việc tập trung vào bài thiền, chỉ coi những vụ như thế là việc cơ thể bị mất tập trung trong lúc ngồi thiền mà thôi.
Sau khi Thái Thượng Lão Quân bị thất bại trong việc tặng bạn
Ngọc Hoàng xuất hiện và tặng bạn 1 thanh kiếm
Cách tốt nhất, bạn thậm chí đừng quan tâm đến việc đó là ai, xuất hiện trong đầu là gạt đi ngay. Đừng vướng vào 1 cảnh như thế
Rồi thì sao
Ngọc Hoàng thất bại trong việc tặng bạn kiếm, Quan Âm Bồ Tát xuất hiện, tay cầm bình nước cam lồ?
Bạn giật mình bảo đây mới là cái bạn cần?
Đừng làm thế, lại gạt đi tiếp, đó chỉ là 1 trạng thái tâm của bạn, 1 cảnh giới bạn cần vượt qua, đừng sa đà vào rồi dính mãi vào bình cảnh đó.

Nãy giờ mình nói lan man, nhưng thực chứng thiền định của mình mình khuyên bạn như thế này:
- Dù có thấy ai xuất hiện, thì cũng gạt ngay đi, coi việc thấy ai đó xuất hiện không khác gì việc ngồi thiền bị đau chân thì dễ mất tập trung.
- Dù cơ thể có xuất hồn, kinh mạch khai mở vù vù, hay có tiếng nổ lớn, hay Hỏa xà thức giấc, tam muội bùng cháy... thì gạt ngay đi, mặc kệ những gì đang diễn ra, đừng nghĩ đến nó. Bạn nghĩ đến nó, bạn sẽ bị sa đà vào cảnh giới đó, con đường tu tập dừng lại ở một nơi mà tu chẳng ra tu, đời chẳng ra đời.

Kết luận sơ bộ phương pháp:
- Ưu điểm: Sử dụng thiền định, học sinh buộc phải thực hành thiền định, chí ít thì sẽ giúp học sinh thanh lọc cơ thể, khỏe manh, hướng thiện hơn.
- Nhược điểm: Sa đà vào cảnh giới cấp độ thấp - cấp độ sơ thiền. Tập xong còn không qua nổi sơ thiền
- Bí ẩn chưa có lời giải thích: Không rõ phần sau của phương pháp, có buông bỏ hay không, vì tên pháp là Vô Vi, không lẽ nào Vô Vi lại sa vào cảnh? Chẳng lẽ cảnh ở đây là cảnh "Vô Vi" - Vì mình không nghiên cứu sâu nên không dám lạm bàn. Một phương pháp thiền rốt ráo sẽ giúp người ta đạt đến tứ thiền, đạt an trú trong thực tại, nhập trạng thái Phi Tưởng Xứ, Phi Phi Tưởng Xứ.
Sau trạng thái này, hành giả có thể tập thêm *** là phương pháp của riêng đức Phật đưa ra để giải thoát rốt ráo, còn nếu không tập mà dừng ở đó cũng tốt lắm rồi.
 

Fansipan

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 7 2016
Bài viết
30
Điểm tương tác
1
Điểm
8
Ông Lương Sĩ Hằng.

Cho tui hỏi ngu tý:

Cảnh giới xuất hồn thuộc tầng/bậc thứ mấy trong Phật giáo? hay chỉ là tưởng ấm ma?
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Ông Lương Sĩ Hằng.

:D phật nói chả có hốn chả có xuất. Có hồn có xuất là ngoại đạo. Trong phật không có hồn cũng chẳng có xuất. Nên chả có tầng bậc nào trong phật giáo cả. Nhưng ma thì đầy bên ngoài
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Ông Lương Sĩ Hằng.

Hỏi ngu tí "công phu" hơn người thì có khác gì ở thế gian người giàu lại nhiều tiền hơn người nghèo không nhỉ? :khicon69:
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
...

Ông Lương Sĩ Hằng.

Hỏi ngu tí "công phu" hơn người thì có khác gì ở thế gian người giàu lại nhiều tiền hơn người nghèo không nhỉ? :khicon69:

Hề hề có muốn làm Thạch Sùng không đó. còn giống hay không giống thì thằng giàu hay nghèo mà đi ỉa không ra thì đều phải la làng cả ha ha ha....
 

NamoNamo

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 7 2016
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Ông Lương Sĩ Hằng.

Cho tui hỏi ngu tý:

Cảnh giới xuất hồn thuộc tầng/bậc thứ mấy trong Phật giáo? hay chỉ là tưởng ấm ma?

Trở lại việc lựa chọn bộ môn thiền (hoặc tu tập, hoặc con đường tâm linh...) của bạn. Bạn trả lời giúp mình vài câu sau nhé:
1. Bạn đang gặp vấn đề gì?
2. Tại sao bạn tìm đến các bộ môn này (đánh đồng tất cả các bộ môn có liên quan đến thiều vào 1 luôn nhé)
3. Bạn muốn sau khi bạn chọn 1 bộ môn để theo học, thì bạn sẽ đạt được điều gì?
Từ điều đó, mình sẽ giúp bạn tìm được bộ môn phù hợp với bạn. Chứ mình thấy trả lời miên man, hòi miên man thế này mất thời gian lắm

Việc mọi người cần giải thoát không có nghĩa là bạn lại cần giải thoát, và cứ phải lấy giải thoát làm tiêu chuẩn đúng sai để luyện tập. Việc giải thoát là việc của rất nhiều kiếp tu tập gộp lại, bạn đừng quá quan trọng việc giải thoát vì sớm hay muộn bạn cũng sẽ giải thoát, vì vậy cứ làm điều bạn thấy cần đã. Vì vậy trước hết, bạn phải thấy bạn cần gì ở các bộ môn này, đừng bị người khác đưa vào mấy thứ cao xa trong đầu, nó có thể có ích với họ nhưng với bạn, nó có thể rất vô dụng.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Ông Lương Sĩ Hằng.


Có giới mới được ĐỊNH.

Có Định mới sanh HUỆ.

Thiền định chỉ là phương tiện, để có được Trí Huệ. Nhưng Trí Huệ là quan trọng nhất.

Có Trí Huệ, thì mỗi mỗi hành động đều là giới, mỗi mỗi hành động đều là Định. - Đó là biểu tượng thiên thủ thiên nhãn.

hqdefault.jpg


Nói chung. Đối với Phật Giáo:

HUỆ là cứu cánh. THIỀN ĐỊNH chỉ là phương tiện.
 

hoailinh

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 10 2013
Bài viết
133
Điểm tương tác
50
Điểm
28
...

Ông Lương Sĩ Hằng.


Trở lại việc lựa chọn bộ môn thiền (hoặc tu tập, hoặc con đường tâm linh...) của bạn. Bạn trả lời giúp mình vài câu sau nhé:
1. Bạn đang gặp vấn đề gì?
2. Tại sao bạn tìm đến các bộ môn này (đánh đồng tất cả các bộ môn có liên quan đến thiều vào 1 luôn nhé)
3. Bạn muốn sau khi bạn chọn 1 bộ môn để theo học, thì bạn sẽ đạt được điều gì?
Từ điều đó, mình sẽ giúp bạn tìm được bộ môn phù hợp với bạn. Chứ mình thấy trả lời miên man, hòi miên man thế này mất thời gian lắm

Việc mọi người cần giải thoát không có nghĩa là bạn lại cần giải thoát, và cứ phải lấy giải thoát làm tiêu chuẩn đúng sai để luyện tập. Việc giải thoát là việc của rất nhiều kiếp tu tập gộp lại, bạn đừng quá quan trọng việc giải thoát vì sớm hay muộn bạn cũng sẽ giải thoát, vì vậy cứ làm điều bạn thấy cần đã. Vì vậy trước hết, bạn phải thấy bạn cần gì ở các bộ môn này, đừng bị người khác đưa vào mấy thứ cao xa trong đầu, nó có thể có ích với họ nhưng với bạn, nó có thể rất vô dụng.

Thấy bạn nói cũng có lý, vậy nên có lời muốn hỏi bạn :
Theo bạn cuộc sống này cái gì là cần thiết .với bạn thì cái gì là cần nhất ( ngoài chuyện giải thoát theo cách bạn nói )
 

NamoNamo

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 7 2016
Bài viết
174
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Ông Lương Sĩ Hằng.


Thấy bạn nói cũng có lý, vậy nên có lời muốn hỏi bạn :
Theo bạn cuộc sống này cái gì là cần thiết .với bạn thì cái gì là cần nhất ( ngoài chuyện giải thoát theo cách bạn nói )

Câu hỏi của bạn có nhiều cách để trả lời lắm, và mình chọn 1 cách trả lời khái quát thôi nhé:

Có một điểm mấu chốt ghi dấu sự khác biệt giữa một cuộc sống thành công và một cuộc sống thất bại, đó là việc bạn có tìm thấy sự đầy đủ từ chính bên trong của bạn hay không, bất kể đó là hiểu biết của bạn, trí tuệ của bạn, cách sống của bạn hay tâm lý, tính cách của bạn..., khi nhận ra bên trong bạn đầy đủ những thứ bạn cần rồi và không cần yêu cầu gì đến từ bên ngoài, thì người bạn bắt đầu được sống trọn vẹn trong 1 kiếp mà không thấy cuộc sống đó phí hoài. Vì vậy mình cho rằng, cái cần thiết là việc nhận ra sự đầy đủ và trọn vẹn từ bên trong.

Đó là thời điểm, nếu bạn tu theo bồ tát hạnh, bạn sẽ không còn lấy chúng sinh ra để bù đắp chỗ trống trong tâm hồn bạn.
Đó là thời điểm, nếu bạn tu để giải thoát, thì giải thoát không còn là thứ bù đắp chỗ trống trong tâm hồn bạn.
Trước thời điểm đó, bạn có cái gì thì cái đó cũng gây cho bạn hạnh phúc và đau khổ
Sau thời điểm đó, thì dù bạn chẳng có cái gì thì bạn cũng vẫn hạnh phúc.


Thời điểm đó là cần thiết. Mình tạm gọi đó là trạng thái "tâm linh đầy đủ"

Còn cần nhất hay cần nhì, hay cần 3, là sự tương đối và phụ thuộc vào từng thời kỳ, từng sự việc, từng giai đoạn của mỗi người. Việc so sánh nhất hay nhì thường diễn ra vào giai đoạn trước khi người ta đạt được trạng thái tâm linh đầy đủ. Sau giai đoạn đó thì mình thấy hiếm khi nghĩ đến nhất hay nhì hay so sánh gì lắm. Hiện tại mình cũng chẳng trả lời được câu này, bản thân mình chẳng cần gì cả, sao cũng được, do đó cũng không thể có cái gì nhất hay nhì được. Tuy nhiên nếu ngay lúc này mình bị đói thì việc cần nhất là phải ăn cái gì đã. Sau đó việc ăn lại trở nên không cần nhất nữa
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
716
Điểm
113
Ông Lương Sĩ Hằng.


Ông Lương Sĩ Hằng.
Như vậy thiền mà mong cầu cảnh giới khinh an không khổ não, thấy hân hoan hỷ lạc, thanh bình lặng lẽ cũng không phải mục đích rốt ráo phải không các bạn? Có phải thiền của ngoại đạo thường hướng đến mục đích hỷ lạc này nhưng chấm dứt được tham sân si phải không?

[/SIZE][/FONT]

Chấm dứt khổ đau phiền não chính là mục đích của hầu hết tư tưởng chân thiện mỹ. Nhưng thiền bên các đạo khác (ngoài Phật giáo) an trụ trong cảnh giới lặng lẽ an lạc. Khi xuất định ở trong thế giới này vẫn còn tham sân si dù ít nhiều, vẫn còn tác nhân trong đường luân hồi: trời, a tu la, người, súc sanh, ngã quỹ, địa ngục.

Nhưng người tu tập thiền như vậy, chết có thể sẽ sanh lên các cõi trời để hưởng thanh nhàn an lạc. Nhưng khi phước báo tận thì bị giáng xuống thấp dần và trở lại làm người bình thường.

Một số cõi trời (sắc giới, vô sắc giới) nói chung tham sân si không có hiện khởi bức bách các vị ấy vì nó không có điều kiện để khởi, khi hết phước xuống cõi dục, tham sân si vẫn còn đủ. Đó chính là tu theo ngọn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên