- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
Kính thưa các bạn cùng quí thầy cô.
Hôm nay VNBN viết bài này thể hiện quan niệm về tâm mà rãi rác trong các chủ đề khác VNBN có thảo luận, có bạn cũng trao đổi nhưng cũng có bạn cảm thấy nhứt đầu quá. VNBN viết ra ở đây để ai muốn thảo luận, chỉ bày cho VNBN thì tiếp tục.
A. Tâm thực chất là gì? Chính là bản thân thật sự của mỗi người chúng ta đó, gồm hai mặt như sau:
(Chú ý, chữ tâm dùng sau đây mà không kèm theo tính từ theo sau là dùng theo thật nghĩa vừa nói trên)
Thứ nhất, không thể định hình được nó, nó vô hình vô tướng, không ô nhiễm nhiễm cũng không trong sạch, không tăng không giảm,...., chẳng miêu tả được, tất cả suy lường không đến được! Chỗ này gọi là bản thể hay tự thể của tâm.
Thứ hai, tâm của mỗi chúng ta đây không đứng một mình riêng lẽ mà là tâm - tâm tương tác với nhau (chúng ta tương tác với nhau), sanh ra trong và ngoài, danh và tướng. Bên trong là các thứ tâm sanh diệt sai biệt, bên ngoài là các hiện tượng (Pháp, Tánh) sai biệt.
Sự tương tác do các tâm giả lập tình huống, chứ chẳng có thật. Chỉ có tâm là thật nhưng để hiển lộ cái thật nên giả lập ra tình huống ngu muội rồi hiểu biết và cuối cùng là cái biết vô ngôn tuyệt lự.
Sự tương tác thì theo thứ tự, từ sơ cấp đến cao cấp. Sơ cấp là hình thái tương tác tất định không có tri giác như các vật chất, cỏ cây vô tình. Cao cấp là Phật, hay chính là Chân Tâm. Nghĩa là để tương tác, danh tướng được thành lập, xuất hiện các hiện tượng tất định không có tri giác (vô tình chúng sanh), cấp độ cao hơn là tương tác có tri giác lầm chấp (hữu tình, vọng tâm) và cuối cùng tương tác dung thông vô ngại, tâm thấu rõ chuẩn xác chính nó và mọi tâm khác, cảnh giới này vô ngôn lìa tất cả đối đãi, tịch chiếu mười phương còn gọi là chân tâm hay Phật.
Như vậy, chúng ta đây hiện là hữu tình, chỉ cần tu tập sao cho trong tất cả đối đãi, rõ biết mà không móng khởi bất kì tâm niệm nào và kẻ biết vật bị biết đều không, tức là thành Phật rồi. Muốn làm được vậy thì trước hết phải Minh Tâm là hiểu biết chuẩn xác về tâm - chính bản thân mình, kế đến thâm nhập pháp (tương tác) xoay về như chỗ Minh Tâm, trong mọi đối đãi rõ biết mà chẳng khởi tâm bám víu, cứ thế ắt thành tựu Chân Tâm.
B. Sau đây là các loại tư tưởng sai lầm về tâm: (Nhắc lại tâm dùng theo thật nghĩa)
- Loài vô tình có tâm, loài hữu tình không có tâm.
- Loài hữu tình có tâm, loài hữu tình không có tâm.
Vì sao? Vì tâm thực chất đâu có nằm trong loài nào mà cũng chẳng ngoài loài nào nên nói có hay không trong loài nào đều trật. Kiểu như là, dựa vào tướng mà nói tâm, hay ngoài tướng mà nói tâm, đó đều là sai cả. Phải thấu rõ các tướng hư vọng chỉ là giả lập vốn chẳng thật sanh thì ngay đó thấu hiểu tâm vô tướng như đã trình bày.
C. Bàn về cảnh giới vô tình một chút: Như cục đá, chúng ta có chửi nó, đánh nó,... thì nó chẳng một chú dao động (nó có biết gì đâu mà dao động), có thể nói sức định của nó hạng nhất. Khi chúng ta ngủ mê hay ngất xỉu, hoặc có những thời điểm chúng ta chẳng có thấy biết gì ráo trọi như lúc 5 uẩn tan rã,... đó đều là trạng thái vô tình. Nếu chúng ta ngồi thiền hay tu tập mà tâm trí đều rõ biết mà sức định như loài vô tình thì đó chính là chân tâm hiển lộ. Ở khía cạnh tiếp cận ban đầu, trong một khoảng thời gian ngấn ngủi nào đó tâm tư không thiên về đâu hết mà hành giả chợt nhận ra chính mình cũng có mặt ở đó thì đó là Kiến Tánh đó.
D. Một câu chuyện về Phật tại tâm:
Sau khi thuyền cặp bến, cô lái thu tiền từng ngườì như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
Nhà sư ngạc nhiên hỏi vì sao.
Cô lái mỉm cười: “Thưa Thầy, vì Thầy đã nhìn em…”
Nhà sư lặng lẽ trả tiền và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền "gấp ba."
Nhà sư ngạc nhiên, hỏi vì sao.
Cô lái cười bảo: Thưa Thầy, Thầy đã nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền gấp ba bình thường và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.
Đò cập bến cô lái đò thu tiền "gấp năm" lần. Nhà sư ngạc nhiên, hỏi vì sao.
Cô lái cười, đáp: Thưa Thầy, Thầy không nhìn em, nhưng còn nghĩ đến em.
Lặng lẽ, nhà sư trả tiền gấp năm lần bình thường.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…
Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu.
Cô lái đáp: Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi vì sao.
Cô lái cười và đáp: - Thầy đã nhìn em mà không còn dính mắc gì tới hình ảnh em nữa… Do vậy, em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...
Hôm nay VNBN viết bài này thể hiện quan niệm về tâm mà rãi rác trong các chủ đề khác VNBN có thảo luận, có bạn cũng trao đổi nhưng cũng có bạn cảm thấy nhứt đầu quá. VNBN viết ra ở đây để ai muốn thảo luận, chỉ bày cho VNBN thì tiếp tục.
A. Tâm thực chất là gì? Chính là bản thân thật sự của mỗi người chúng ta đó, gồm hai mặt như sau:
(Chú ý, chữ tâm dùng sau đây mà không kèm theo tính từ theo sau là dùng theo thật nghĩa vừa nói trên)
Thứ nhất, không thể định hình được nó, nó vô hình vô tướng, không ô nhiễm nhiễm cũng không trong sạch, không tăng không giảm,...., chẳng miêu tả được, tất cả suy lường không đến được! Chỗ này gọi là bản thể hay tự thể của tâm.
Thứ hai, tâm của mỗi chúng ta đây không đứng một mình riêng lẽ mà là tâm - tâm tương tác với nhau (chúng ta tương tác với nhau), sanh ra trong và ngoài, danh và tướng. Bên trong là các thứ tâm sanh diệt sai biệt, bên ngoài là các hiện tượng (Pháp, Tánh) sai biệt.
Sự tương tác do các tâm giả lập tình huống, chứ chẳng có thật. Chỉ có tâm là thật nhưng để hiển lộ cái thật nên giả lập ra tình huống ngu muội rồi hiểu biết và cuối cùng là cái biết vô ngôn tuyệt lự.
Sự tương tác thì theo thứ tự, từ sơ cấp đến cao cấp. Sơ cấp là hình thái tương tác tất định không có tri giác như các vật chất, cỏ cây vô tình. Cao cấp là Phật, hay chính là Chân Tâm. Nghĩa là để tương tác, danh tướng được thành lập, xuất hiện các hiện tượng tất định không có tri giác (vô tình chúng sanh), cấp độ cao hơn là tương tác có tri giác lầm chấp (hữu tình, vọng tâm) và cuối cùng tương tác dung thông vô ngại, tâm thấu rõ chuẩn xác chính nó và mọi tâm khác, cảnh giới này vô ngôn lìa tất cả đối đãi, tịch chiếu mười phương còn gọi là chân tâm hay Phật.
Như vậy, chúng ta đây hiện là hữu tình, chỉ cần tu tập sao cho trong tất cả đối đãi, rõ biết mà không móng khởi bất kì tâm niệm nào và kẻ biết vật bị biết đều không, tức là thành Phật rồi. Muốn làm được vậy thì trước hết phải Minh Tâm là hiểu biết chuẩn xác về tâm - chính bản thân mình, kế đến thâm nhập pháp (tương tác) xoay về như chỗ Minh Tâm, trong mọi đối đãi rõ biết mà chẳng khởi tâm bám víu, cứ thế ắt thành tựu Chân Tâm.
B. Sau đây là các loại tư tưởng sai lầm về tâm: (Nhắc lại tâm dùng theo thật nghĩa)
- Loài vô tình có tâm, loài hữu tình không có tâm.
- Loài hữu tình có tâm, loài hữu tình không có tâm.
Vì sao? Vì tâm thực chất đâu có nằm trong loài nào mà cũng chẳng ngoài loài nào nên nói có hay không trong loài nào đều trật. Kiểu như là, dựa vào tướng mà nói tâm, hay ngoài tướng mà nói tâm, đó đều là sai cả. Phải thấu rõ các tướng hư vọng chỉ là giả lập vốn chẳng thật sanh thì ngay đó thấu hiểu tâm vô tướng như đã trình bày.
C. Bàn về cảnh giới vô tình một chút: Như cục đá, chúng ta có chửi nó, đánh nó,... thì nó chẳng một chú dao động (nó có biết gì đâu mà dao động), có thể nói sức định của nó hạng nhất. Khi chúng ta ngủ mê hay ngất xỉu, hoặc có những thời điểm chúng ta chẳng có thấy biết gì ráo trọi như lúc 5 uẩn tan rã,... đó đều là trạng thái vô tình. Nếu chúng ta ngồi thiền hay tu tập mà tâm trí đều rõ biết mà sức định như loài vô tình thì đó chính là chân tâm hiển lộ. Ở khía cạnh tiếp cận ban đầu, trong một khoảng thời gian ngấn ngủi nào đó tâm tư không thiên về đâu hết mà hành giả chợt nhận ra chính mình cũng có mặt ở đó thì đó là Kiến Tánh đó.
D. Một câu chuyện về Phật tại tâm:
Sau khi thuyền cặp bến, cô lái thu tiền từng ngườì như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
Nhà sư ngạc nhiên hỏi vì sao.
Cô lái mỉm cười: “Thưa Thầy, vì Thầy đã nhìn em…”
Nhà sư lặng lẽ trả tiền và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền "gấp ba."
Nhà sư ngạc nhiên, hỏi vì sao.
Cô lái cười bảo: Thưa Thầy, Thầy đã nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền gấp ba bình thường và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.
Đò cập bến cô lái đò thu tiền "gấp năm" lần. Nhà sư ngạc nhiên, hỏi vì sao.
Cô lái cười, đáp: Thưa Thầy, Thầy không nhìn em, nhưng còn nghĩ đến em.
Lặng lẽ, nhà sư trả tiền gấp năm lần bình thường.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…
Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu.
Cô lái đáp: Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi vì sao.
Cô lái cười và đáp: - Thầy đã nhìn em mà không còn dính mắc gì tới hình ảnh em nữa… Do vậy, em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...