Nhất thiết duy Tâm

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Không có thức thời không có danh sắc. Thức diệt thời danh sắc diệt.

Không có danh sắc thời không có thức. Danh sắc diệt thời thức diệt.

Chổ này chẳng phải Ba Tuần đã nói, kinh văn đã đề cập sao? Chẳng phải là chổ đối đãi mà thành sao? Là thuộc ngũ uẩn rồi, là hư vọng rồi.


:icon_winkle: Hễ mở miệng ra nói là có đối đãi rồi. Bạn muốn tìm đến 'chỗ không đối đãi' thì đó cũng là một sự đối đãi của 'chỗ đối đãi' và 'chỗ không đối đãi', muốn tìm đến cái Tuyệt đối nằm ngoài cái thế gian tương đối này thì cũng là do tâm bạn tưởng tượng ra sự đối đãi của Tương đối và Tuyệt đối.

Chung quy thì cũng 'Nhất thiết duy tâm tạo' cả thôi :D
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Chẳng những chê, mà còn trách:



Còn nói:


Cứ tưởng Đại Ca sẽ đến chỗ vô ngôn bặt lời. ai dè vẫn cứ lộn áo từ trái ra phải rồi lại từ phải vào trái.
Rốt cục thì vẫn cứ phải lấy lời trong kinh điển .hahahahaahahahahahaaa.....
Cám ơn Đại Ca và mọi người.
Đại Ca có lời nào chỉ bảo, cho nhãn này đôi câu để làm hành trang du mục....
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Trước đây tôi đã diễn giải rồi. Nói tóm tắt thì Phật nói duy tâm là để bác bỏ duy vật, chứ chấp vào duy tâm lại sai. Nôm na cũng như dùng tay phải đánh tay trái thôi, dùng mỡ nó rán nó :icon_winkle:



“Ta nhớ thuở trước, khi chưa thành Chánh giác, một mình ở chỗ vắng, chuyên tinh Thiền định tư duy, khởi nghĩ như sau: Pháp gì có nên già, chết có? Duyên pháp gì nên già, chết có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có sanh nên có già, chết. Duyên sanh nên có già, chết. Cũng như vậy, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc.
Pháp gì có nên danh sắc có? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Vì có thức nên có danh sắc. Duyên thức nên có danh sắc. Khi Ta tư duy đều biết ngang thức mà lui không thể vượt qua nó. Nghĩa là duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập, duyên lục nhập có xúc,..., duyên hữu có sanh, duyên sanh có lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não. Như thế thuần là nguyên nhân của khổ uẩn.
Lớn thay nguyên nhân ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng.
Làm thế nào không có già, chết? Cái gì diệt thời già, chết diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không sanh thời không già, chết. Sanh diệt thời già, chết diệt.
Làm thế nào có được không sanh, không hữu, không thủ, không ái, không thọ, không xúc, không lục nhập, không danh sắc, cho đến cái gì diệt thời danh sắc diệt?
Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có thức thời không có danh sắc. Thức diệt thời danh sắc diệt.
Làm thế nào để không có thức? Cái gì diệt thời thức diệt? Ta liền chánh tư duy khởi biết như thật liên tục: Không có danh sắc thời không có thức. Danh sắc diệt thời thức diệt.
Lúc đó Ta lại tự nghĩ, cái đạo mà Ta vừa ngộ có thể đạt được, tức là, danh sắc diệt thời thức diệt, thức diệt thời danh sắc diệt. Do danh sắc diệt mà lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt,..., sanh diệt thời già, bệnh, chết, ưu, bi, khổ, não diệt. Như vậy là thuần diệt những khổ uẩn.
Lớn thay sự tiêu diệt ấy! Thế là, với ta, chưa từng nghe pháp ấy mà sinh mắt, sinh trí, sinh tuệ, sinh sáng, sinh ánh sáng. Điều này cũng giống như người bộ hành sau bao thuở lang thang trong cánh đồng hoang vắng rốt cuộc thấy một con đường cổ, con đường bao người trước đã đi qua. Ta bèn noi theo đó mà đi, và gặp làng mạc, cung điện, vườn tược, núi rừng, hồ sen, thành quách, và nhiều cảnh trí khác từng làm nơi an thân lập mệnh của bao người trước.”

(Tương Ưng Bộ, XII.65)

Cảm ơn ngài doccoden dẫn bài kinh rất hay.

Chỉ cần quán chữ "Diệt" là thấy được vấn đề.

DIỆT ở đây không phải là sanh diệt, mà là DIỆT ĐẾ tức Niết Bàn. Nghĩa là đưa 12 nhân duyên mỗi thành tố đó vào Niết Bàn, thì Pháp Giới toàn chân.

Nhất Chân, nhất thiết CHÂN.
Nhất vọng, nhất thiết Vọng.

Tâm Chân - Pháp giới Chân.
Tâm vọng- Pháp giới vọng.

Thì rõ ràng là NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO.


Xin vô cùng biết ơn.

***************

Kính ĐH nhandaumua.

Đây là chỗ "vô ngôn bặc lời" mà ĐH muốn biết đó.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113


Cảm ơn ngài doccoden dẫn bài kinh rất hay.

Chỉ cần quán chữ "Diệt" là thấy được vấn đề.

DIỆT ở đây không phải là sanh diệt, mà là DIỆT ĐẾ tức Niết Bàn. Nghĩa là đưa 12 nhân duyên mỗi thành tố đó vào Niết Bàn, thì Pháp Giới toàn chân.

Nhất Chân, nhất thiết CHÂN.
Nhất vọng, nhất thiết Vọng.

Tâm Chân - Pháp giới Chân.
Tâm vọng- Pháp giới vọng.

Thì rõ ràng là NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO.


Xin vô cùng biết ơn.

***************

Kính ĐH nhandaumua.

Đây là chỗ "vô ngôn bặc lời" mà ĐH muốn biết đó.

Dạ, lý lẽ đó thường được nghe nói. Nhưng người học cứ thắc mắc, sao mình lại khởi vọng, mà khởi như vậy tức là đang vọng, tâm vọng nên pháp giới vọng. Như vậy trong cảnh vọng mà cứ vọng hoài.

Kính mời các thiện tri thức chỉ cho lối ra.
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Dạ, lý lẽ đó thường được nghe nói. Nhưng người học cứ thắc mắc, sao mình lại khởi vọng, mà khởi như vậy tức là đang vọng, tâm vọng nên pháp giới vọng. Như vậy trong cảnh vọng mà cứ vọng hoài.

Kính mời các thiện tri thức chỉ cho lối ra.

Nhìn thẳng mà đi
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Dạ, lý lẽ đó thường được nghe nói. Nhưng người học cứ thắc mắc, sao mình lại khởi vọng, mà khởi như vậy tức là đang vọng, tâm vọng nên pháp giới vọng. Như vậy trong cảnh vọng mà cứ vọng hoài.

Kính mời các thiện tri thức chỉ cho lối ra.

Hề hề

Phật Đà ngôn "Đời sống dài như một hơi thở" nên hãy xem đời người như là một khoảng khắc chớ đừng xem mỗi một niệm vọng là khoảng khắc ắt sẽ nhìn ra vấn đề.

Hà tu cánh vấn phù sanh sự
Chỉ thử phù sanh thị mộng trung.


Trừng Hải


 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113


Cảm ơn ngài doccoden dẫn bài kinh rất hay.

Chỉ cần quán chữ "Diệt" là thấy được vấn đề.

DIỆT ở đây không phải là sanh diệt, mà là DIỆT ĐẾ tức Niết Bàn. Nghĩa là đưa 12 nhân duyên mỗi thành tố đó vào Niết Bàn, thì Pháp Giới toàn chân.

Nhất Chân, nhất thiết CHÂN.
Nhất vọng, nhất thiết Vọng.

Tâm Chân - Pháp giới Chân.
Tâm vọng- Pháp giới vọng.

Thì rõ ràng là NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO.


Xin vô cùng biết ơn.

***************

Kính ĐH nhandaumua.

Đây là chỗ "vô ngôn bặc lời" mà ĐH muốn biết đó.

Kính Thầy Viên Quang

Khi "Tâm vọng" thì "Pháp giới vọng" nên nhất thiết đều vọng thì làm gì có "Tâm chân" để mà đắc "Pháp giới chân"?!

Phải chăng, y theo lời của Bồ tát Văn Thù "Từ nơi gốc vô trụ đó mà các pháp thành lập" (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh) nên chư tổ sư thiền tuyên ngôn "Tâm vốn không tịch"; vậy nên khi hành giả đình chỉ Ý, Ý thức nhiễm ô (Tánh hải thanh trừng) thì ắt tâm là tánh không mà hiển hiện Bồ đề trí chiếu kiến "Pháp giới tánh" là nhât thiết chân vậy.

Kính, trừng hải
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Một người nhìn vào thấy thằng điên này nó khùng điên, người khác nhìn vào thấy thằng điên này như lá mít lủng vài chổ, người khác nhìn vào thấy thằng điên này tự cao tự đại, người khác nhìn vào thấy thằng điên này là tà ma ngoại đạo, có kẻ nhìn vào thấy người điên này từ bi bác ái cứu độ chúng sanh, có kẻ nhìn vào thấy người điên này hiền lành thánh thiện, có kẻ nhìn vào thấy tức tối căm thù người điên này, có kẻ nhìn vào thấy người điên này trí tuệ.....

Vậy người điên là thằng nào mà nhiều mặt trái ngược nhau vậy?

Người điên này có nhiều mặt như vậy lúc là bồ tát, là ông tiên là người đàng hoàng, là a tu la, là quỷ dữ... là do tâm người điên này luôn thay đổi trong từng sát na hoặc do tâm của người nhìn nhận người điên cũng thay đổi trong từng sát na hoặc do chỉ nhìn thấy 1 góc khuất của người điên này như người mù xem voi.

Nhưng các vị cao tăng, chư phật chư bồ tát thì thấy người điên này như như bất động, người điên là người điên, thấy rõ ràng chân thật, luôn rộng lòng từ bi mà thương yêu hóa độ luôn tìm mọi phương tiện để giúp người điên này giác ngộ.

A di đà Phật!

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Một người nhìn vào thấy thằng điên này nó khùng điên, người khác nhìn vào thấy thằng điên này như lá mít lủng vài chổ, người khác nhìn vào thấy thằng điên này tự cao tự đại, người khác nhìn vào thấy thằng điên này là tà ma ngoại đạo, có kẻ nhìn vào thấy người điên này từ bi bác ái cứu độ chúng sanh, có kẻ nhìn vào thấy người điên này hiền lành thánh thiện, có kẻ nhìn vào thấy tức tối căm thù người điên này, có kẻ nhìn vào thấy người điên này trí tuệ.....

Vậy người điên là thằng nào mà nhiều mặt trái ngược nhau vậy?

Người điên này có nhiều mặt như vậy lúc là bồ tát, là ông tiên là người đàng hoàng, là a tu la, là quỷ dữ... là do tâm người điên này luôn thay đổi trong từng sát na hoặc do tâm của người nhìn nhận người điên cũng thay đổi trong từng sát na hoặc do chỉ nhìn thấy 1 góc khuất của người điên này như người mù xem voi.

Nhưng các vị cao tăng, chư phật chư bồ tát thì thấy người điên này như như bất động, người điên là người điên, thấy rõ ràng chân thật, luôn rộng lòng từ bi mà thương yêu hóa độ luôn tìm mọi phương tiện để giúp người điên này giác ngộ.

A di đà Phật!


Vnbn chưa hiểu lắm, nếu Phật thấy người điên như như bất động rồi thì hóa độ làm gì nữa?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Có liên quan nên doccoden mới nói. Trong 12 nhân duyên thì 'vô minh' là chi đầu tiên. Còn VNBN thì vừa bổ sung thêm, cho rằng 'khởi niệm bất giác bắt đầu làm chúng sanh vô minh, cuối cùng thành Phật'

Hay là bạn cho rằng có 2 loại vô minh? :D
Vnbn hiểu Vô minh là trạng thái của tâm chưa thấu rõ nhân duyên và bản chất các pháp, hết vô minh thì là tâm sáng suốt. Theo cách hiểu này, vô minh hết thì hết luôn chứ không có việc diệt đi diệt lại nhiều lần.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính Thầy Viên Quang

Khi "Tâm vọng" thì "Pháp giới vọng" nên nhất thiết đều vọng thì làm gì có "Tâm chân" để mà đắc "Pháp giới chân"?!

Phải chăng, y theo lời của Bồ tát Văn Thù "Từ nơi gốc vô trụ đó mà các pháp thành lập" (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh) nên chư tổ sư thiền tuyên ngôn "Tâm vốn không tịch"; vậy nên khi hành giả đình chỉ Ý, Ý thức nhiễm ô (Tánh hải thanh trừng) thì ắt tâm là tánh không mà hiển hiện Bồ đề trí chiếu kiến "Pháp giới tánh" là nhât thiết chân vậy.

Kính, trừng hải

Kính ĐH Trừng Hải. Đương thể tức không, chứ không phải đợi phân phá mới không. Vậy nên khi hành giả đình chỉ Ý, Ý thức nhiễm ô - Thì chỉ mới đến "Phần Giác" mà chưa được "Viên giác". Bởi vì:

Chân Như gồm đủ Tịch và Chiếu. Tịch là "Tâm vốn không tịch". Chiếu là "Kiến, văn, giác, tri". Phàm phu chạy theo "Kiến, văn, giác, tri" nên Minh mà thành Vô minh. Nhị thừa chấp Tịch nên "Trầm không thủ tịch". Do vậy mà mất Chân Như.- Thật ra Tịch và Chiếu đều là "Giác Tánh Viên minh".- Nên kinh nói Vô vô minh, diệc vô minh tận...Vô khổ, tập, diệt, đạo... Nghĩa là không có Vô minh, cũng không có lúc hết vô minh...Không có khổ, tập, Diệt (Niết Bàn), Đạo...

Do vậy chỉ cần "Tri huyễn tức ly. Ly huyễn tức Giác" thì thể nhập Viên Giác.

Kính
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Dạ, lý lẽ đó thường được nghe nói. Nhưng người học cứ thắc mắc, sao mình lại khởi vọng, mà khởi như vậy tức là đang vọng, tâm vọng nên pháp giới vọng. Như vậy trong cảnh vọng mà cứ vọng hoài.

Kính mời các thiện tri thức chỉ cho lối ra.

:icon_winkgrin2: Cố mà hiểu nghĩa lý qua ngôn từ, đừng hiểu ngôn từ theo 'nghĩa đen'. Vì tâm thức nhị nguyên nên ngôn từ luôn có đối đãi. Do đó khi nghe kinh nói 'bỏ vọng tâm đê về với chân tâm' đừng hiêu theo đúng câu chữ nhé.

Vì kinh cũng nói 'đương thể tức không', 'sắc tức thị không'...mà 'vọng tâm' và 'chân tâm' cũng là một cách nói khác của 'sắc' và 'không', cho nên phải hiểu rằng 'vọng tức thị chân'. Nhưng cũng đừng hiểu theo câu chữ, chỉ cần biết rằng không có vọng thì cũng chẳng có chân :icon_winkgrin2:

Ví dụ cho dễ hiểu: một cuốn sách (vọng) kể môt câu chuyện nào đó (chân). Nếu quăng cuốn sách đi thì làm sao đọc được câu chuyện, ngược lại, cũng vì cần kể câu chuyện nên mới tạo ra cuốn sách. Khi ai đó khuyên 'đừng chú tâm vào hình thức cuốn sách mà hãy đọc nội dung' thì cũng na ná lời khuyên 'rời vọng để trở về chân'.

Thật ra, vọng với chân cũng là đối đãi nhau, không có vọng thì chẳng có chân mà không có chân thì chẳng có vọng. Do tâm bạn tưởng ra chứ thật ra làm gì có vọng với lại tâm. Cũng giống như 'có' với 'không' cũng là đối đãi nhau, chứ thật ra thì làm gì có cái thật có (bản ngã) hay thật không (hư không), vì mọi thứ trên đời đều là giả có và giả không.


Vnbn hiểu Vô minh là trạng thái của tâm chưa thấu rõ nhân duyên và bản chất các pháp, hết vô minh thì là tâm sáng suốt. Theo cách hiểu này, vô minh hết thì hết luôn chứ không có việc diệt đi diệt lại nhiều lần.


Hiểu được vậy thì bỏ cái lối suy diễn khi giải thích 12 nhân duyên đi, nghe hài vãi :icon_winkgrin2:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113


Kính ĐH Trừng Hải. Đương thể tức không, chứ không phải đợi phân phá mới không. Vậy nên khi hành giả đình chỉ Ý, Ý thức nhiễm ô - Thì chỉ mới đến "Phần Giác" mà chưa được "Viên giác". Bởi vì:

Chân Như gồm đủ Tịch và Chiếu. Tịch là "Tâm vốn không tịch". Chiếu là "Kiến, văn, giác, tri". Phàm phu chạy theo "Kiến, văn, giác, tri" nên Minh mà thành Vô minh. Nhị thừa chấp Tịch nên "Trầm không thủ tịch". Do vậy mà mất Chân Như.- Thật ra Tịch và Chiếu đều là "Giác Tánh Viên minh".- Nên kinh nói Vô vô minh, diệc vô minh tận...Vô khổ, tập, diệt, đạo... Nghĩa là không có Vô minh, cũng không có lúc hết vô minh...Không có khổ, tập, Diệt (Niết Bàn), Đạo...

Do vậy chỉ cần "Tri huyễn tức ly. Ly huyễn tức Giác" thì thể nhập Viên Giác.

Kính


Kính Thầy Viên Quang

_ "Trầm không thủ tịch" là chỗ mê lầm của ngoại đạo, thế tục.

_ Bản-Thủy không hai cũng chính là Viên Giác vậy.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cầu cho chúng sanh thường an lạc đắc giải thoát đáo Niết Bàn.


Kính, trừng hải
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113


_ "Trầm không thủ tịch" là chỗ mê lầm của ngoại đạo, thế tục.

_ Bản-Thủy không hai cũng chính là Viên Giác vậy.

trừng hải

sen-tay-ho2.jpg


Mô Phật.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
:icon_winkgrin2: Cố mà hiểu nghĩa lý qua ngôn từ, đừng hiểu ngôn từ theo 'nghĩa đen'. Vì tâm thức nhị nguyên nên ngôn từ luôn có đối đãi. Do đó khi nghe kinh nói 'bỏ vọng tâm đê về với chân tâm' đừng hiêu theo đúng câu chữ nhé.

Vì kinh cũng nói 'đương thể tức không', 'sắc tức thị không'...mà 'vọng tâm' và 'chân tâm' cũng là một cách nói khác của 'sắc' và 'không', cho nên phải hiểu rằng 'vọng tức thị chân'. Nhưng cũng đừng hiểu theo câu chữ, chỉ cần biết rằng không có vọng thì cũng chẳng có chân :icon_winkgrin2:

Ví dụ cho dễ hiểu: một cuốn sách (vọng) kể môt câu chuyện nào đó (chân). Nếu quăng cuốn sách đi thì làm sao đọc được câu chuyện, ngược lại, cũng vì cần kể câu chuyện nên mới tạo ra cuốn sách. Khi ai đó khuyên 'đừng chú tâm vào hình thức cuốn sách mà hãy đọc nội dung' thì cũng na ná lời khuyên 'rời vọng để trở về chân'.

Thật ra, vọng với chân cũng là đối đãi nhau, không có vọng thì chẳng có chân mà không có chân thì chẳng có vọng. Do tâm bạn tưởng ra chứ thật ra làm gì có vọng với lại tâm. Cũng giống như 'có' với 'không' cũng là đối đãi nhau, chứ thật ra thì làm gì có cái thật có (bản ngã) hay thật không (hư không), vì mọi thứ trên đời đều là giả có và giả không.





Hiểu được vậy thì bỏ cái lối suy diễn khi giải thích 12 nhân duyên đi, nghe hài vãi :icon_winkgrin2:

Giả nhưng không có nghĩa là không có gì hết. Bạn nói mọi thứ do tưởng tượng, vậy cái tưởng tượng do gì tạo ra? Nếu trả lời không gì tạo ra thì chấp không, nếu nói có cái gì đó tạo ra thì cái đó lại là tưởng tượng, tưởng tượng tạo tưởng tượng thành ra tưởng tượng tự tồn tại thì phi lí theo lí nhân duyên sanh diệt. Nói thử xem nào?

VNBN các bạn đã lầm lẫn giữa "nhận biết" và "tạo ra". Bạn tạo ra chính diễn biến của bạn thì miễn bàn rồi, nhưng nói bạn tạo ra diễn biến ở người khác thì đó là phi thực tế rồi, bạn chỉ "nhận biết" về người khác chứ không phải tạo ra người ta.

Duy tâm tạo là tạo ra cái hình ảnh về vật rồi tự kỷ với ảnh đó, chứ không phải tạo ra vật.

Tâm bạn nhận biết các thứ bên ngoài thông qua lăng kính mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cho ra hình ảnh về vật rồi tâm bạn tự sướng với hình ảnh đó, tạo ra sống chết của bạn. Chứ không phải chúng ta tạo ra vật đó đâu nhé. Nó có trước, rồi chúng ta nhận biết nó. Nếu tâm ý không bị rối loạn thì hình ảnh đó phù hợp với hiện trạng tồn tại của các vật vì mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng là đồng loại của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà vật đó đang sở hữu!.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113

Họ như như bất động khi thấy người điên động. A di đà Phật!

Cảnh giới Phật chẳng phải cảnh giới suy lường của chúng ta. Phật chẳng thấy người người điên động, chẳng thấy người điên bất động,... vì thấy hai tướng đó thì còn động. Cảnh giới Phật bặt văn tự vậy, ngay cả bặt cũng bặt luôn nốt.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Cảnh giới Phật chẳng phải cảnh giới suy lường của chúng ta. Phật chẳng thấy người người điên động, chẳng thấy người điên bất động,... vì thấy hai tướng đó thì còn động. Cảnh giới Phật bặt văn tự vậy, ngay cả bặt cũng bặt luôn nốt.

Như như bất động rồi mà còn bặt văn tự gì nữa hẻ. Đừng để ngôn ngữ lý thuyết kinh điển nó đè bẹp mình ra. Phật không thấy người điên hay ông tham sân si thì Phật là đồng với gỗ đá sao, như vậy thì gọi là gỗ đá chứ là Phật cái gì. Phải hiểu rằng thấy một cách rõ ràng thường biết. Mấy tên nhai lại lời kinh lời tổ chỉ biết nói là bất nhị nhất nguyên rồi cho rằng khi thành Phật thì vô tri vô giác bệnh này gặp rất nhiều. Ngày xưa đức Phật 49 năm đầu trần chân đất đi khắp nẻo đường để cứu độ chúng sanh nếu không có tình yêu thương chúng sanh sao Ngài có thể làm được điều này, nếu không thấy chúng sanh khổ sao ngài có thể làm được điều này. Người điên nói hoài các ông quăng hết những hiểu biết các ông vào sọt rác đi hãy tu tập bằng sự giác ngộ thực tế cuộc sống các ông sẽ hiểu được tinh hoa đạo Phật. Nếu còn học Phật trên văn tự thì cứ bị dính mắc vào văn tự mà ko thoát ra được. A di đà Phật!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Như như bất động rồi mà còn bặt văn tự gì nữa hẻ. Đừng để ngôn ngữ lý thuyết kinh điển nó đè bẹp mình ra. Phật không thấy người điên hay ông tham sân si thì Phật là đồng với gỗ đá sao, như vậy thì gọi là gỗ đá chứ là Phật cái gì. Phải hiểu rằng thấy một cách rõ ràng thường biết. Mấy tên nhai lại lời kinh lời tổ chỉ biết nói là bất nhị nhất nguyên rồi cho rằng khi thành Phật thì vô tri vô giác bệnh này gặp rất nhiều. Ngày xưa đức Phật 49 năm đầu trần chân đất đi khắp nẻo đường để cứu độ chúng sanh nếu không có tình yêu thương chúng sanh sao Ngài có thể làm được điều này, nếu không thấy chúng sanh khổ sao ngài có thể làm được điều này. Người điên nói hoài các ông quăng hết những hiểu biết các ông vào sọt rác đi hãy tu tập bằng sự giác ngộ thực tế cuộc sống các ông sẽ hiểu được tinh hoa đạo Phật. Nếu còn học Phật trên văn tự thì cứ bị dính mắc vào văn tự mà ko thoát ra được. A di đà Phật!
Phật như như bất động như thế nào? Người điên hãy trình diễn điều đó bằng sự giác ngộ thực tế cho mọi người học hỏi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên