Trong thấy chỉ có cái thấy

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Trong thấy chỉ có cái thấy , vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?

456yt4rt5hy.jpg


ps: không biết post có đúng room không , xin BDH hoan hỉ nếu có gì sai
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Trong thấy chỉ có cái thấy , vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?

456yt4rt5hy.jpg


ps: không biết post có đúng room không , xin BDH hoan hỉ nếu có gì sai


Chỉ "thấy" có vật trước mắt. Vật đó "như vậy" thôi.


:icon_prost:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn MT một ly trà (smile):

một đôi mắt không có "tự ngã" tác động lên nó .. là đôi mắt nhìn thấy tất cả những gì chơn thật ..

một câu nói "không có tự ngã" tác động trên câu nói ấy .. thì là chơn ngôn [smile]



cho nên bức hình đó .. có nhiều thứ để thấy lắm:

- có một căn nhà ..

- có một nơi để tới 9 món vật: ba xập giấp trắng .. ba cái đồng hồ .. và ba cái hàng rào ngăn cản [smile]


Thời gian ..

- cũng có sự bắt đầu, sự bắt đầu của thời gian .. là một tờ giấy trắng ...

- thời gian cũng có sự kết thúc .. và cái kết thúc của thời gian chính là cái hàng rào [smile]


Xập giấy trắng cũng có thời gian và cái hàng rào

- và thời gian đối với xập giấy trắng .. chắc là từ từ vẽ ra cái HÀNG RÀO trên xập giấy ấy


cũng hệt như vậy thôi ...

- trong cái hàng rào .. đã có sự bắt đầu là tờ giấy trắng .. và thời gian


và trong đó .. còn có:

NHỮNG NGƯỜI do XẬP GIẤY TRẮNG HÀNG RÀO và THỜI GIAN làm ra nữa [smile] ?


Ờ ... mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Chỉ "thấy" có vật trước mắt. Vật đó "như vậy" thôi.


:icon_prost:

Xin chào Lauginghahaha, (không biết phải xưng hô ra sao)

câu trả lời "y như kinh" hihi

mà "như vậy" là như thế nào

mt chỉ muốn học để biết khi nào thì dừng , không để cái thấy đi xa hơn những gì được thấy , giới hạn của "cái thấy" là ở đâu

nhưng thật khó
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
ha ha haha .. kính bạn MT một ly trà (smile):

một đôi mắt không có "tự ngã" tác động lên nó .. là đôi mắt nhìn thấy tất cả những gì chơn thật ..

một câu nói "không có tự ngã" tác động trên câu nói ấy .. thì là chơn ngôn [smile]



cho nên bức hình đó .. có nhiều thứ để thấy lắm:

(mạn phép cắt bớt cho ngắn)

:lol: :lol:

chào bạn khuclunglinh,

mt không có ý hỏi có cái gì trong hình để thấy , mà muốn biết khi thấy một vật thì "cái thấy" được hiểu như thế nào , phạm vi rộng hẹp ra sao
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha haha .. kính bạn MT một ly trà [smile]:

Câu hỏi của bạn .. tui nghĩ hay chúng ta đồng duyêt lại câu hỏi của ngài Anan .. với đức Phật trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, cuốn hai

A Nan nói:

- Nếu tâm tánh của con đều có chỗ trả về, thì cái diệu tâm sáng tỏ của Như Lai nói, sao chẳng có chỗ trả về? Xin Phật thương xót, khai thị cho con.

Phật bảo A Nan:

- Nay ngươi thấy được ta là do cái kiến tinh sáng tỏ (đệ nhị nguyệt),

-->> kiến tinh này chẳng phải là diệu tâm sáng tỏ (đệ nhất nguyệt), gượng nói như mặt trăng thứ hai, cũng chẳng phải bóng của mặt trăng thứ nhất vậy.

Ngươi hãy chú ý nghe, bây giờ ta sẽ chỉ rõ chỗ chẳng thể trả về. A Nan, như đây, giảng đường mở cửa bên đông, mặt trời mọc lên thì sáng, nửa đêm không trăng thì tối; chỗ có cửa nẻo thì thông, chỗ có vách tường thì nghẽn, chỗ phân biệt là duyên, nơi hư không là trống rỗng, bụi trần nổi lên thì thấy mịt mù, mưa tạnh trời thanh thì thấy sáng sủa, A Nan, ngươi xem các tướng biến hóa này, nay ta trả về chỗ bản nhân của nó! Sao gọi là bản nhân? Các tướng biến hóa này, sáng trả về mặt trời, tại sao? Vì không mặt trời thì chẳng sáng, sáng thuộc mặt trời, nên trả về mặt trời, tối trả về đêm không trăng, thông trả về cửa nẻo, nghẽn trả về vách tường, duyên trả về phân biệt, trống rỗng trả về hư không, mịt mù trả về bụi trần, sáng sủa trả về mưa tạnh, tất cả việc thế gian không ngoài những loại này, vậy còn kiến tinh thấy được tám thứ kể trên đó, ngươi định trả về đâu? Nếu trả cho sáng thì lúc không sáng chẳng thể thấy tối, thế thì sáng tối chẳng thể phân biệt, còn bảy thứ kia cũng giống như vậy. Những cái trả về được tất nhiên chẳng phải ngươi, cái không thể trả về, chẳng phải ngươi là ai? Vậy biết tâm ngươi vốn diệu minh trong sạch, ngươi tự mê muội lạc mất bản tâm, cam chịu luân hồi, thường bị trôi lăn trong vòng sanh tử, nên Như Lai nói là đáng thương xót!



cho nên .. cái THẤY mà là KIẾN TINH của cái mặt trăng thứ hai [smile] .. thì cái thấy đó ... không phải là THẤY RÕ RÀNG GÌ cho mấy

có nơi còn gọi đó là THẤU KÍNH NGHIỆP .... ý nghĩa chính của thấu kính: là khi ánh sáng đi qua đó .. đã bị chuyển biến ... làm nên hiện tượng khúc xa ..

và thấy kính nghiệp chính là ánh sáng đi qua .. TỰ NGÃ = do nghiệp làm chủ .. mà hiện tượng khúc xa đó là cái gì ... cái kiến này .. thì không phải là cái "KIẾN KIẾN CHI THỜI" .. hay là cái nhìn thấy chỉ là nhìn thấy như là đức phật dùng đó thể miêu tả TINH KIẾN


và trong quyển này có một đoạn nói về: BỔN KIẾN - KIẾN KIẾN

Phật nói:

- Như lời ông nói, lúc hai mươi tuổi thì sút hơn lúc lên mười, cho đến sáu mươi niệm niệm dời đổi theo từng ngày giờ. Vậy khi ông ba tuổi thấy nước sông, rồi đến năm mười ba, thấy nước sông, tánh thấy như thế nào?

Vua đáp:

- Tánh thấy cũng giống như khi ba tuổi, cho đến năm nay đã sáu mươi hai cũng chẳng có khác. (Bản kiến vốn chẳng sanh diệt biến đổi).

Phật nói:

- Nay ông tự than đã già, mặt ông chắc phải nhăn hơn lúc trẻ, vậy hiện nay thấy sông Hằng với lúc nhỏ thấy sông Hằng, cái tánh thấy có già trẻ gì chăng?

- Bạch Thế Tôn! Không ạ!

Phật nói:

- Mặt ông dù nhăn mà cái tánh của kiến tinh (năng thấy) chưa từng nhăn, có nhăn là biến, chẳng nhăn --> thì bất biến;

biến ắt phải diệt,

bất biến vốn chẳng sanh diệt.

Vậy lấy gì để thọ nhận sanh tử cho ông? Mà còn đem tà thuyết của bọn Mạt Già Lê kia, cho là thân này sau khi chết đoạn diệt!

Vua nghe Phật dạy, tin biết Bổn Kiến thật chẳng đoạn diệt, bỏ thân này sẽ được thân khác, nên cùng đại chúng vui mừng được pháp chưa từng có. Ngay đó, A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy chắp tay đảnh lễ, quỳ gối bạch Phật:


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
mt chỉ muốn học để biết khi nào thì dừng , không để cái thấy đi xa hơn những gì được thấy , giới hạn của "cái thấy" là ở đâu

nhưng thật khó


ha ha haha .. kính bạn MT một ly trà nữa [tiếp nhé ]:

chí đạo vô nan .. mạc đạo nan

hồi đầu chuyển não ... giác man can

tương tâm khướu hướng cầu tâm niệm

đại tự niêm ngư .. thường trúc can - Tuệ Trung Thượng Sĩ


Dịch nghĩa

Đạo lớn không khó đừng nói khó,

Quay đầu, động não -->> cảm thấy mờ mịt.

Nếu lại đem lòng mình hướng vào tìm ma quỷ ở trong lòng,

Thì có khác gì con cá măng nhảy lên ngọn trúc.





chí đạo không khó .. khó nhất là khi quay đầu mà thấy tối tăm mờ mịt .. là lúc đó .. là lúc: STOP - DỪNG [smile]

tại vì cái THẤY ĐÓ = là NĂNG KIẾN SỞ KIẾN ... là cái được gọi là TINH KIẾN như đã miêu tả trong kinh Thủ Lăng Nghiêm ... là ÁNH SÁNG của MẶT TRĂNG thứ hai ... không phải là ÁNH SÁNG = BỔN KIẾN của DIỆU TÂM [smile]


cho nên lúc đó phải nhìn bằng BỔN KIẾN chơn thật của tâm mình [smile]




nhưng hiện tượng này .. chúng ta thường hay mắc phải .. mà tui nghĩ chắc phải gọi là: BẤT GIÁC MA [smile]

đó là bởi vì chúng ta cứ thường thấy sáng .. sáng sáng .. đi hoài một hồi đột nhiên đèn tắt, mặt trời ngủ yên .. tối thui .. không trăng không sao .. lúc đó đầu óc, TINH KIẾN .. NĂNG KIẾN trở thành mờ mịt

nhưng ở đây có lẽ chúng ta phải tự đặt một câu hỏi:

ỦA .. sao nói BỔN KIẾN chẳng bao giờ mê mờ ... mà "TINH KIẾN" của chúng ta bây giờ lại mờ mịt .. đầu óc mế mẩn rối bời ..

như vậy cái "TINH KIẾN" đó .. có còn thiệt là BỔN KIẾN nữa không ? ... hay nó đã BỊ MÊ MỜ từ hồi nào rùi mà chúng ta không biết


À há .. đó là BẤT GIÁC MA [smile]


mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
cám ơn bạn khuclunglinh chia sẻ , có điều những lời bạn chia sẻ hơi cao và nhiều , mt không hiểu lắm ... đọc một hồi đầu óc quay cuồng , để từ từ nghiên cứu
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn MT:

chẳng có gì cao siêu đâu .. khi mà TA cảm thấy khổ, đầu óc mê mờ .. bế tắc

- thì đó là chỗ CHÚNG TA THẤY: mê mờ, bất giác đó là cái THẤY không phải là BỔN KIẾN .. nếu "TÁNH GIÁC" ấy là BỔN KIẾN thì tại sao nó mê mờ ? [smile]


còn cái THẤY mà chỉ là THẤY = BỔN KIẾN .. thì trong đó .. đâu có "CÁI TA" nào đâu mà cái thấy đó .. có sự mê mờ và bất giác ..

vì vậy ... chỉ cần "ĐÚNG LÚC" xảy ra ĐỐI VỚI TA .. thì TA QUAN SÁT ĐƯỢC hiện tượng ấy ??


vì vậy ... cái THẤY đó .. thấy được nhiều thứ hơn .. bởi vì đâu có bị cái gì ngăn nó nhìn thấy ??

- trong khi cái "KIẾN" kia .. thì lúc đó bận rộn và khổ sở quá .. đâu có rảnh đâu mà nhìn thấy thứ gì khác [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Trong thấy chỉ có cái thấy , vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?

456yt4rt5hy.jpg


ps: không biết post có đúng room không , xin BDH hoan hỉ nếu có gì sai

Chỉ "thấy" có vật trước mắt. Vật đó "như vậy" thôi.

:icon_prost:

Xin chào Lauginghahaha, (không biết phải xưng hô ra sao)

câu trả lời "y như kinh" hihi

mà "như vậy" là như thế nào

mt chỉ muốn học để biết khi nào thì dừng , không để cái thấy đi xa hơn những gì được thấy , giới hạn của "cái thấy" là ở đâu

nhưng thật khó

Chào bạn minhthien,

1. Bạn xưng hô sao cũng được. Trên các diễn đàn KKT lấy nick là KKT = Kha Kha Tiếu 呵呵笑 = Cười Hả Hả = LaughingHaHa :icon_winkle: :icon_winkle: :icon_winkle:

2. Bạn bảo rằng << câu trả lời "y như kinh" hihi >> tức có nghĩa là chính Phật Thích Ca trong kinh cũng chỉ trả lời như vậy ? :icon_winkle: Tức là cũng không "rõ nghĩa" hơn nên bạn mới muốn hỏi tiếp KKT ? :icon_winkle: KKT xác nhận là KKT có thể trả lời để cho bạn "nhận ra", nhận ra rõ ràng và cụ thể như "lật bàn tay lên và thấy rõ lòng bàn tay như thế nào" chứ không phải chỉ trả lời toàn chữ và chữ, mênh mông những ... chữ mà không có gì là "thật". :icon_winkle: Tuy nhiên vì một lý do riêng mà KKT không trả lời. Nên KKT phải xin lỗi bạn trước vậy. :icon_winkle:

3. Ngoài ra hình như bạn tu tập theo Thiền Tứ Niệm Xứ của Phật Thích Ca dạy ? Nếu tu tập theo Tứ Niệm Xứ mà không biết vấn đề này thì rất là "trầm trọng" đó. Đó là lý do KKT vẫn nghĩ rằng nhiều người tu tập Tứ Niệm Xứ cũng không biết chỗ này. Ngay cả những vị dạy Tứ Niệm Xứ nữa. Cho nên KKT hy vọng là bạn minhthien biết, nhưng bạn đưa câu hỏi này lên để các bạn khác có cơ hội học hỏi (?) :icon_winkle:

4. Xin kết luận bằng một câu truyện Thiền. Phải nói ngay rằng Phật Thích Ca không dạy Thiền (Chan, Zen, Son). Thiền tông dạy Kiến Tánh tức là thấy được Phật Tánh của mình. Thế nhưng trong kinh điển nguyên thủy Nikaya và A Hàm (Agama) không có chỗ nào Phật Thích Ca nói đến Phật Tánh hay Kiến Tánh. Trong lịch sử Phật giáo Ấn độ cũng không có tông phái nào tên gọi là Thiền. Thiền tông chỉ xuất hiện ở Trung Hoa 1000 năm sau khi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn và do một vị tăng Ấn độ là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) truyền vào. Cho nên những truyện như tích Niêm Hoa Vi Tiếu (Phật Thích Ca giơ cành hoa và Ca Diếp mỉm cười) hay là danh sách 33 vị tổ Thiền tông thì cũng đều là những sản phẩm của Trung Hoa. Thế nhưng Thiền tông lại là tông phái Phật giáo gần với Phật Thích Ca nhất ! Gần với Phật Thích Ca nhất vì Thiền tông chỉ nhắm làm sao "kinh nghiệm" cho được cái kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca dưới cội Bồ Đề. Mà cái kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca dưới cội Bồ Đề chính là "cốt tủy" của Phật giáo vì lẽ nếu đêm hôm ấy Phật Thích Ca không giác ngộ thì đâu có Phật giáo. Nên kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca là "cốt tủy" của đạo Phật mà ai tu Phật cũng phải nhắm tới. Thế nhưng Thiền tông lại gọi kinh nghiệm giác ngộ đó là Kiến Tánh. Vậy có giống gì với Phật Thích Ca dạy không ? Mỗi người phải tự trả lời dựa trên kinh nghiệm của mình. :icon_winkle: Riêng KKT thì Kiến Tánh mà Thiền tông dạy cũng không khác gì với Tứ Niệm Xứ của Phật Thích Ca. Dưới đây là câu truyện Thiền:

Có vị Thiền sư gọi người thị giả: Thị giả.
Thị giả đáp: Dạ.
Thiền sư gọi ba lần, thị giả ba lần dạ.

Thiền sư nói: Tôi tưởng là tôi tệ với chú, ai dè là chú tệ với tôi. :icon_winkle:


:icon_prost:
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
xin được không quote , và gọi là bạn laughinghahaha

có 4 số thứ tự trong post của bạn , và xin được trả lời

1- xin đuợc gọi là bạn

2- cái này chắc để từ từ mt tự ngộ

3- mt chỉ bập bõm trên đường nên có thắc mắc

3a-Trong thấy chỉ có cái thấy , không có cái ta nào thấy (phải thêm mấy chử cuối cho rõ nghĩa) cái nầy thì dể hiểu nhưng khó hành và đang hành

3b- cái thấy tới đâu thì gọi là "thấy như là" .. thông thường khi nhìn thấy cái hình post bên trên , đa số sẽ có một ý nghĩ , môt nhận xét - dù chỉ một tí ti - thoảng qua ,bảo rằng ... "cái này vô lý" , "impossible" , "kỷ thuật đồ hoạ" , "hình ảo" ....(dựa vào kinh nghiệm thu nhận được cho tới giờ phút ấy) .. nhưng như thế thì không còn "chỉ có cái thấy" , không còn "như là"

3c- nhưng nếu cứ "như là", "chỉ có cái thấy đơn thuần" mà không có tuệ tri thì có gì đó chưa được vẹn toàn

3d- nếu biết rằng , à ... đang có một chuỗi tâm đánh giá , phán xét dựa trên những kinh nghiệm tục đế thì cái biết-thấy những chuỗi tâm này là cái thấy mà ít ai thấy vì rằng nó đan xen với chuỗi tâm kia

4- cảm ơn bạn laughinghahaha về phần kết luận -- những dòng cuối màu nâu giống như là công án thiền ... mt nghĩ mỗi hành giả trong mỗi giai đoạn tu tập sẽ có cái "thấy" và "hiểu" khác nhau
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính ĐH laughinghahaha.

Tuy ngài ít vào diễn đàn, nhưng sự "minh triết" của ngài vẫn theo ngài mỗi khi ngài đến.

VQ kính tặng ngài chiếc áo Thành Viên Vinh Dự.- Để ngài đàm đạo với Đại chúng được chứ ?

Kính chúc ngài an lạc.

VQ
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83

Chào bạn minhthien,

1. Bạn xưng hô sao cũng được. Trên các diễn đàn KKT lấy nick là KKT = Kha Kha Tiếu 呵呵笑 = Cười Hả Hả = LaughingHaHa :icon_winkle: :icon_winkle: :icon_winkle:

2. Bạn bảo rằng << câu trả lời "y như kinh" hihi >> tức có nghĩa là chính Phật Thích Ca trong kinh cũng chỉ trả lời như vậy ? :icon_winkle: Tức là cũng không "rõ nghĩa" hơn nên bạn mới muốn hỏi tiếp KKT ? :icon_winkle: KKT xác nhận là KKT có thể trả lời để cho bạn "nhận ra", nhận ra rõ ràng và cụ thể như "lật bàn tay lên và thấy rõ lòng bàn tay như thế nào" chứ không phải chỉ trả lời toàn chữ và chữ, mênh mông những ... chữ mà không có gì là "thật". :icon_winkle: Tuy nhiên vì một lý do riêng mà KKT không trả lời. Nên KKT phải xin lỗi bạn trước vậy. :icon_winkle:

3. Ngoài ra hình như bạn tu tập theo Thiền Tứ Niệm Xứ của Phật Thích Ca dạy ? Nếu tu tập theo Tứ Niệm Xứ mà không biết vấn đề này thì rất là "trầm trọng" đó. Đó là lý do KKT vẫn nghĩ rằng nhiều người tu tập Tứ Niệm Xứ cũng không biết chỗ này. Ngay cả những vị dạy Tứ Niệm Xứ nữa. Cho nên KKT hy vọng là bạn minhthien biết, nhưng bạn đưa câu hỏi này lên để các bạn khác có cơ hội học hỏi (?) :icon_winkle:

4. Xin kết luận bằng một câu truyện Thiền. Phải nói ngay rằng Phật Thích Ca không dạy Thiền (Chan, Zen, Son). Thiền tông dạy Kiến Tánh tức là thấy được Phật Tánh của mình. Thế nhưng trong kinh điển nguyên thủy Nikaya và A Hàm (Agama) không có chỗ nào Phật Thích Ca nói đến Phật Tánh hay Kiến Tánh. Trong lịch sử Phật giáo Ấn độ cũng không có tông phái nào tên gọi là Thiền. Thiền tông chỉ xuất hiện ở Trung Hoa 1000 năm sau khi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn và do một vị tăng Ấn độ là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) truyền vào. Cho nên những truyện như tích Niêm Hoa Vi Tiếu (Phật Thích Ca giơ cành hoa và Ca Diếp mỉm cười) hay là danh sách 33 vị tổ Thiền tông thì cũng đều là những sản phẩm của Trung Hoa. Thế nhưng Thiền tông lại là tông phái Phật giáo gần với Phật Thích Ca nhất ! Gần với Phật Thích Ca nhất vì Thiền tông chỉ nhắm làm sao "kinh nghiệm" cho được cái kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca dưới cội Bồ Đề. Mà cái kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca dưới cội Bồ Đề chính là "cốt tủy" của Phật giáo vì lẽ nếu đêm hôm ấy Phật Thích Ca không giác ngộ thì đâu có Phật giáo. Nên kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca là "cốt tủy" của đạo Phật mà ai tu Phật cũng phải nhắm tới. Thế nhưng Thiền tông lại gọi kinh nghiệm giác ngộ đó là Kiến Tánh. Vậy có giống gì với Phật Thích Ca dạy không ? Mỗi người phải tự trả lời dựa trên kinh nghiệm của mình. :icon_winkle: Riêng KKT thì Kiến Tánh mà Thiền tông dạy cũng không khác gì với Tứ Niệm Xứ của Phật Thích Ca. Dưới đây là câu truyện Thiền:

Có vị Thiền sư gọi người thị giả: Thị giả.
Thị giả đáp: Dạ.
Thiền sư gọi ba lần, thị giả ba lần dạ.

Thiền sư nói: Tôi tưởng là tôi tệ với chú, ai dè là chú tệ với tôi. :icon_winkle:


:icon_prost:


Thiền tông, Tổ sư kiến tánh có bài kệ rằng:

“Nhược nhơn kiến huyễn bổn lai chơn,

Thị tắc danh vi kiến Phật nhơn”.

Hòa thượng Thích Duy Lực



Chúng sanh, thế giới, kiếp

Chư Phật và Phật pháp

Tất cả như huyễn hóa.

 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Nhất Thiết Duy Tâm Tạo.

Trong thấy chỉ có cái thấy , vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?

456yt4rt5hy.jpg


ps: không biết post có đúng room không , xin BDH hoan hỉ nếu có gì sai

Ngã chấp mới "thấy" có vật trước mắt.

HUYỄN HÓA không thể "thấy" cũng không phải là vật Như Vậy?
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Trong thấy chỉ có cái thấy , vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?

456yt4rt5hy.jpg


ps: không biết post có đúng room không , xin BDH hoan hỉ nếu có gì sai

Hề hề, vạn vật do nhân duyên cấu thành vốn chỉ là giả hữu (Duy thức tôn) xuất sanh do biên kiến thấy biết một bên hoặc là có lý hoặc là phi lý theo chân lý mặc định (hình ảnh mà bạn post lên diễn đàn vốn phi lý vì không tuân theo trật tự sắp xếp theo quy ước trên không gian phẳng mặc định cho không gian ba chiều). Chân lý mặc định đó cũng theo Duy thức tôn vốn chỉ là hoa đốm giữa hư không tức huyễn hữu.

Với bạn thì bạn bắt đầu từ đâu để có được cái thấy vô biên phi chân lý mặc định tức "như nó là"? Từ GIẢ HỮU hay từ HUYỄN HỮU? Hay cả hai huyễn lẫn giả hay không cả hai?
Đó vốn là NGHI TÌNH "Khi chưa có trời đất, TA là AI", hề hề

Trừng Hải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. kính các bạn [smile]:

Có vị Thiền sư gọi người thị giả: Thị giả.

Thị giả đáp: Dạ.

Thiền sư gọi ba lần, thị giả ba lần dạ.

Thiền sư nói: Tôi tưởng là tôi tệ với chú, ai dè là chú tệ với tôi.



vì vị Thị Giả dễ thương quá .. nên Thiền Sư --> THẤT TÂM [smile]

- thấy trong lòng mình bị mất một chỗ .. dành cho Thị Giả ... nên ông phàn nàn tí thôi [smile]

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
cám ơn bạn khuclunglinh chia sẻ , có điều những lời bạn chia sẻ hơi cao và nhiều , mt không hiểu lắm ... đọc một hồi đầu óc quay cuồng , để từ từ nghiên cứu

haaaaaaaaaa. Cao siêu cái gì? Đây cũng là 1 bệnh đa văn thích chữ nghĩ trên mây trên mưa. Tiếc rằng người bệnh ko biết mình đang bệnh. Cũng vì cái ngã quá sâu dày. Thật tội nghiệp. haaaaaa. A di đà Phật!
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Trong thấy chỉ có cái thấy , vậy bạn thấy bức hình bên dưới như thế nào ?

456yt4rt5hy.jpg


ps: không biết post có đúng room không , xin BDH hoan hỉ nếu có gì sai

Chỉ "thấy" có vật trước mắt. Vật đó "như vậy" thôi.

:icon_prost:


mà "như vậy" là như thế nào

mt chỉ muốn học để biết khi nào thì dừng , không để cái thấy đi xa hơn những gì được thấy , giới hạn của "cái thấy" là ở đâu

nhưng thật khó


3b- cái thấy tới đâu thì gọi là "thấy như là" .. thông thường khi nhìn thấy cái hình post bên trên , đa số sẽ có một ý nghĩ , môt nhận xét - dù chỉ một tí ti - thoảng qua ,bảo rằng ... "cái này vô lý" , "impossible" , "kỷ thuật đồ hoạ" , "hình ảo" ....(dựa vào kinh nghiệm thu nhận được cho tới giờ phút ấy) .. nhưng như thế thì không còn "chỉ có cái thấy" , không còn "như là"

3c- nhưng nếu cứ "như là", "chỉ có cái thấy đơn thuần" mà không có tuệ tri thì có gì đó chưa được vẹn toàn

3d- nếu biết rằng , à ... đang có một chuỗi tâm đánh giá , phán xét dựa trên những kinh nghiệm tục đế thì cái biết-thấy những chuỗi tâm này là cái thấy mà ít ai thấy vì rằng nó đan xen với chuỗi tâm kia

Chào bạn minhthien,

1. KKT xin phép cắt những phần chính trong bài viết của bạn và sắp xếp lại như trên để dễ nhận ra vấn đề chính trong câu hỏi của bạn. Thật ra thì khi đọc tựa đề cái thread là "Trong thấy chỉ có cái thấy" cùng với tấm hình bạn đưa lên là KKT đã biết rằng bạn tu tập Tứ Niệm Xứ và cái vấn nạn khúc mắc của bạn là gì. Đó là lý do đã khích động lập tức câu trả lời đầu tiên của KKT (thật ra nếu khéo nhận biết sẽ thấy rằng câu đó đã trả lời đầy đủ cái thắc mắc của bạn rồi) :icon_winkle:

2. KKT cũng xin chúc mừng bạn đã nhận ra cái khúc mắc này nên bạn mới đặt câu hỏi. Đây là một vấn đề khá vi tế và nhỏ nhiệm nên KKT nghĩ rằng nhiều người thực hành Tứ Niệm Xứ cũng không nhận ra. Thế nhưng nó lại rất quan trọng vì nếu không biết thì dù có quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp đến ... mút mùa lệ thủy sợ rằng cũng chẳng có kết quả gì ! Đó là KKT nghĩ vậy, cứ coi là KKT "ngã mạn" đi. :icon_winkle:

3. Nói vậy tức là KKT biết ? Đúng vậy, KKT nghĩ rằng KKT biết. :icon_winkle: Tuy nhiên KKT lại không có ý muốn trình bày ra, hay là chỉ bảo cho ai, hay là thuyết phục ai. Cho nên nếu KKT trình bày ra thì đương nhiên sẽ có người tu tập Tứ Niệm Xứ nghĩ khác và không đồng ý. Trong trường hợp này thì làm sao ? Tranh luận ư ? Vô nghĩa, vì chỉ là tranh luận trên lý thuyết. Và vì đây là vấn đề thực hành thực tiễn nên muốn biết đúng sai thì chỉ cần đưa ra thành quả. Mà thành quả thì có một số mục tiêu KKT đặt ra mà chưa đạt đến được. Đó là lý do KKT không muốn nói vì nói những gì mình chưa làm được thì chỉ là nói "dóc" ! :icon_winkle:

4. Tuy chưa nói được nhưng KKT cũng vẫn có thể trả lời cho bạn dựa trên những gì bạn đưa ra. Theo như bạn viết bên trên thì bạn biết có một cái thấy "như là". Nó cũng là cái thấy "chỉ có cái thấy đơn thuần". Rồi có một cái thấy thứ nhì "nhìn thấy cái hình post bên trên ...." KKT sẽ đặt tên cho nó là cái thấy "trẹo bản họng" :icon_winkle: Vì hình trên là một cái khung "trẹo bản họng" nên KKT đặt tên cho nó như vậy. :icon_winkle: Đây là một cái thấy mà chúng ta thường xuyên sử dụng hàng ngày và còn được gọi là trí thông minh. Nó rất cần thiết cho đời sống. Giả sử một người kỹ sư mà không có cái thấy "trẹo bản họng" này thì khi nhìn tấm hình trên anh ta sẽ la lên: "Oh, it's good, it's perfect!" thì làm sao mà làm việc được ! :icon_winkle:

5. Câu hỏi của KKT cho bạn là: Cái thấy "như là" và cái thấy "trẹo bản họng" khác nhau vì cái gì ? Hai cái thấy này đương nhiên là khác nhau rồi vì một cái là "như là" và một cái là "trẹo bản họng" nên câu hỏi của KKT là chúng khác nhau "vì" cái gì ? Vì cái gì ở nơi "tự thân" chúng khiến chúng khác nhau ?

Đây là câu hỏi $1.000.000 ! :icon_winkle: Tức là một câu hỏi VÔ CÙNG QUAN TRỌNG. Trả lời được một câu hỏi này thôi là giải quyết được toàn bộ những thắc mắc bạn nêu bên trên đó ! KKT sẽ không trả lời câu hỏi này đâu mà để bạn tự trả lời. :icon_winkle:

6. Khi trả lời được câu hỏi này thì bạn sẽ nhận ra là 2 cái thấy này chỉ có một điểm chung là cùng là "cái thấy" nhưng lại hoàn toàn khác nhau vì lãnh vực hành hoạt (hay hoạt động) của chúng khác nhau. Tức là chúng tự loại trừ lẫn nhau (mutually exclusive) tức là cái này có mặt thì cái kia phải vắng mặt.

7. Và như vậy khi thực hành Tứ Niệm Xứ chỉ có thể dùng một trong hai cái thấy và phải dùng cái đúng. Cái đúng là cái thấy "như là". Còn nếu thực hành Tứ Niệm Xứ với cái thấy "trẹo bản họng" thì làm hoài cũng sẽ chẳng có kết quả gì.

8. Thế nhưng vì cả hai cái đều là "cái thấy" nên khi thực hành tu tập chúng sẽ "lẫn lộn" vào nhau khiến rất khó phân biệt. Đó là lý do cần phải biết rõ ràng chúng khác nhau bởi "cái gì" để mà phân biệt chúng ra, để mà tách chúng ra. Trong kinh Phật có nói về một con ngỗng chúa. Con ngỗng này có cái đặc biệt là khi uống nước pha với sữa thì nó biết cách (tách ra) chỉ uống sữa mà không uống nước. Cho nên thực hành tu tập cũng phải biết "tách ra" như con ngỗng chúa này: chỉ dùng cái thấy "như là" mà bỏ ra cái thấy "trẹo bản họng". Cái thấy "như là" là CỬA NGÕ của đạo Trí tuệ và Giải thoát.

9. Tuy nhiên đến khi "đắc đạo" thì cả hai cái thấy này lại có thể hiện diện đồng thời (mặc dầu chúng vẫn khác nhau). Lúc đó cái thấy "như là" sẽ là ông chủ và cái thấy "trẹo bản họng" sẽ là đầy tớ. Chính xác thì là quản gia. Lúc đó ông chủ chỉ ngồi "chủ tọa" thôi, còn quản gia thì sẽ lo hết mọi chuyện trong ngoài một cách hoàn hảo và đắc lực. :icon_winkle:

Xin kết luận bằng cách nhắc lại câu hỏi trên: cái thấy "như là" và cái thấy "trẹo bản họng" khác nhau "vì" cái gì ? Biết được điều này là biết được "chìa khóa" của chuyện tu hành giải thoát đó. :icon_winkle:


:icon_prost:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Biết khó thì không sợ khó. Một ngày 1 bước, lo ngại gì khó?


Muốn nói điểm dừng, vậy phải xem bản thân khi nào muốn dừng?


ha ha haha .. bạn VN cho tui xin luôn câu này nhé [smile]

sao hôm nay hay vậy .. ha ha hahahahahahha

mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Dưới đây là câu truyện Thiền:

Có vị Thiền sư gọi người thị giả: Thị giả.
Thị giả đáp: Dạ.
Thiền sư gọi ba lần, thị giả ba lần dạ.
Thiền sư nói: Tôi tưởng là tôi tệ với chú, ai dè là chú tệ với tôi. :icon_winkle:


:icon_prost:

Lại đem mấy ông thiền sư tàu ra giơ đầu chịu báng, hề hề

"Thị giả" không phải là TÊN (gọi) mà vốn do dụng (việc làm) tức VĂN mà thi thiết. Gọi "thị giả" là nhắm đến việc làm chớ không phải là gọi tên (như gọi đi...đổ bô chẳng hạn, hề hề).
Có TÊN mà không có VĂN (nên phi CÚ) là chỗ phụ người.

Phải vậy chăng?
Có đồng ý hay bất đồng hay (cho là) vô dụng thì nó cũng vẫn vậy, hề hề

Trừng Hải





 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên