- Tham gia
- 22/4/20
- Bài viết
- 8
- Điểm tương tác
- 3
- Điểm
- 3
Khoa học về vũ trụ hiện đại đã phát hiện ra rằng sự tồn tại của con người dường như được quy định trong các tính chất của từng nguyên tử, từng ngôi sao, từng thiên hà và trong từng định luật vật lý chi phối vũ trụ. Chỉ cần các tính chất và các định luật của vũ trụ khác đi chút ít thôi (ví dụ có khi chỉ cỡ 10^(-60)) là đã không có loài người. Từ đó mà nảy sinh khái niệm vũ trụ vị nhân, một vấn đề còn bỏ ngỏ của khoa học. Theo mô tả của Phật học, ví dụ, trong chương 4 Thế Giới Thành Tựu của KINH HOA NGHIÊM, thì có thể khẳng định là vũ trụ đúng là vị nhân, hay khái quát hơn là vũ trụ vị chúng sinh. Thực vậy, trong trùng trùng duyên khởi thế giới hải (vũ trụ ở quy mô vượt xa năng lực nhận thức của con người chúng ta, đây có lẽ cũng chính là nguyên nhân vì sao vật lý của con người chỉ ghi nhận được cỡ 4% trong toàn bộ tồn tại và gán cho phần còn lại khái niệm vật chất/năng lượng tối), Bồtát Phổ Hiền lược nêu 10 nhân duyên trọng yếu (theo cách nhận thức sai biệt của chúng sinh):
“Chư Phật tử! Lược nói do mười thứ nhân duyên mà tất cả thế giới hải đã thành, hiện thành và sẽ thành: 1. Chính là thần lực của NhưLai; 2. Vì pháp phải như vậy; 3. Vì hạnh nghiệp của tất cả chúng sinh; 4. Vì chỗ sở đắc của tất cả Bồtát thành nhất thiết trí; 5. Vì các chúng sinh và chư Bồtát đồng chứa nhóm thiện căn; 6. Vì nguyện lực nghiêm tịnh Phật độ của chư Bồtát; 7. Vì hạnh nguyện thành tựu bất thoái của chư Bồtát; 8. Vì thắng giải tự tại thanh tịnh của chư Bồtát; 9. Vì chỗ lưu xuất do thiện căn của Chư NhưLai và thế lực tự tại lúc Chư Phật thành đạo; 10. Vì nguyện lực tự tại của Bồtát Phổ Hiền.
Chư Phật tử! Đó là lược nói mười thứ nhân duyên. Nếu rộng nói thời có thế giới hải vi trần số.”
thì chỉ có nhân duyên thứ 2 là nghiêng về bình diện sắc pháp (vật chất) khách quan; còn lại các nhân duyên khác đều gắn bó hữu cơ với thức chủ quan, tức là thế giới hải vị chúng sinh và thức bao trùm tất cả (duy thức). Như vậy, theo cách nhận thức của (chúng sinh) chúng ta, thức có tính độc lập tương đối và ưu thế so với sắc pháp, và ngoài ra có điểm khác biệt nữa là thức tự lấy mình, tức lấy thức của thời điểm trước, để làm điểm tựa.
“Chư Phật tử! Lược nói do mười thứ nhân duyên mà tất cả thế giới hải đã thành, hiện thành và sẽ thành: 1. Chính là thần lực của NhưLai; 2. Vì pháp phải như vậy; 3. Vì hạnh nghiệp của tất cả chúng sinh; 4. Vì chỗ sở đắc của tất cả Bồtát thành nhất thiết trí; 5. Vì các chúng sinh và chư Bồtát đồng chứa nhóm thiện căn; 6. Vì nguyện lực nghiêm tịnh Phật độ của chư Bồtát; 7. Vì hạnh nguyện thành tựu bất thoái của chư Bồtát; 8. Vì thắng giải tự tại thanh tịnh của chư Bồtát; 9. Vì chỗ lưu xuất do thiện căn của Chư NhưLai và thế lực tự tại lúc Chư Phật thành đạo; 10. Vì nguyện lực tự tại của Bồtát Phổ Hiền.
Chư Phật tử! Đó là lược nói mười thứ nhân duyên. Nếu rộng nói thời có thế giới hải vi trần số.”
thì chỉ có nhân duyên thứ 2 là nghiêng về bình diện sắc pháp (vật chất) khách quan; còn lại các nhân duyên khác đều gắn bó hữu cơ với thức chủ quan, tức là thế giới hải vị chúng sinh và thức bao trùm tất cả (duy thức). Như vậy, theo cách nhận thức của (chúng sinh) chúng ta, thức có tính độc lập tương đối và ưu thế so với sắc pháp, và ngoài ra có điểm khác biệt nữa là thức tự lấy mình, tức lấy thức của thời điểm trước, để làm điểm tựa.