Hãy buông đi...

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Buông...
Đúng, sai
Trắng, đen
Phải, trái
Ác, thiện
buông thôi
hihi :))
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Hề hề
Thường nói như vậy thì lại chẳng buông được.
Đạo hữu biết tại sao không ?
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
dính chữ buông
haha
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Nó KHÔNG CÓ???
Không đến không đi trở về chỗ nào nói CÓ thì Nó CÓ cái quái khỉ gì mà tào lao khoe khoang khoác lác vậy ta???
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
dính chữ buông
haha
Ví như trồng cây thì mong tới ngày ra trái, vì quá mong ra trái mà không muốn (quên mất) cần làm việc trồng cây như thế có trái để ăn chăng ?

Buông tham, sân, si, thị phi, tà kiến ấy là trái, là quả.
Nhân của nó là giữ gìn "chánh niệm".

Chánh tức trung đạo, lìa biên kiến, nếu niệm chẳng phải thiện, chẳng phải ác thì gọi là chánh. Nay xét cùng tột thế gian, có niệm nào phi thiện phi ác, chẳng có cái đối ngược với nó chăng ?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Phật đạo tu hành tại tâm ... nói buông mà không buông được --> chính là tại vì CÓ TÂM CÓ THÂN [smile]

(1) Chấp Không [smile]

Như trong Phim Bồ Đề Đạt Ma .. có 1 ông sư tới tham vấn Bồ Đề Đạt Ma nói:

- nói cái gì cũng không .. không không không không ?

Bồ Đề Đạt Ma --> Thò Tay Gõ vào Đầu 1 Cái ... [smile]

ông Sư thốt lên: Ấy sao ngài lại đánh người ?

Bồ Đề Đạt Ma nói ... ngươi nói TẤT CẢ ĐỀU KHÔNG .. thì làm gì có ĐAU ? [smile]


cho nên .. ngồi 1 chỗ ... nói buông .. không phải là chỗ "TU HÀNH" ... mà là phải hiểu sâu xa hơn chỗ BUÔNG nghĩa là gì [smile]

thí du: kinh Phật nói tới Bát Chánh Đạo ... trong Tâm thì chúng ta biết 1 trong những CHỦNG TỬ GIỚI TÂM chính là "TỨ VÔ LƯỢNG TÂM" ... nhưng đó cũng không phải là CHỦNG TỬ TRÍ TUỆ [smile]

vì Bát Chánh Đạo nói có: Chánh ngôn, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tư duy, chánh kiến, chánh tinh tấn --> Chánh Định, Chánh Niệm ...

thì chỗ TRÍ TUỆ Của VÔ LƯỢNG TÂM đó ... chính là sự tập trung an trú ... xảy ra vô lượng lần .. nhiều lần .. [smile]

cho nên ... VẪN CÓ TÂM .. vẫn có THÂN ... [smile] .. người nào CHẤP KHÔNG = thì sẽ KHÔNG RÀNH RỌT PHẬT ĐẠO [smile] rất là nhiều chỗ [smile]

--> và cũng dễ THẤT NIỆM, THẤT TÂM .. không có được SỰ TẬP TRUNG [CHÁNH ĐỊNH - right concentration]

và chữ BUÔNG đó .. không có pháp môn .. cũng không có CỬA [smile] --> để mà KHÔNG [smile]



(2) Chấp Có [smile]

Chấp Có thì lại là 1 biên kiến .. ở đầu bên kia ...[smile]

nếu có 1 không gian nào .. đo chiều dài CÓ KHÔNG ...

nếu có 1 thoảng mênh mông nào --> đo sự sâu thẳm của CÓ KHÔNG

thì đó .. chính là THÂN TÂM .. và TƯ TƯỞNG ... chính là nội dung của VÔ MINH và HÀNH NGHIỆP

cho nên .. nhìn vào nội dung của CHẤP CÓ thì tương đối nhìn thấy rõ ràng hơn ... đặc điểm của nó .. thường là có TÁNH SÂN [smile] ..

--> TÁNH SÂN như là ÁNH ÁNH, NGỌN ĐÈN [smile] --> người có TÁNH SÂN --> tự dưng .. chỗ đó CHIẾU SÁNG HẾT [smile] --> cho người ta thấy [smile]

và những biểu hiện của CHẤP CÓ .. thì lại dễ thấy bằng TAM PHÁP ẤN: Khổ, Vô Thường, Vô Ngã [smile] ... hơn là CHẤP KHÔNG [smile]

mặc dù .. biểu hiện của CHẤP KHÔNG [smile] --> cũng chẳng có gì khó để mà thấy [smile]


(3) Kinh Hành [smile]

Phật đạo tu hành là tại tâm .. chỗ nhập là chỗ gọi là CỬA KHÔNG: Vô Tướng, Vô Tác .. Vô Nguyện ... vv... bất bất vô vô

thì KINH HÀNH là con đường THỰC NGHIỆM ... TÍN GIẢI HÀNH CHỨNG [smile]

tâm bất biến --> giữa dòng đời --> VẠN BIẾN

thông thường ... càng kinh hành .. thì sức sống nội tâm, tư duy sẽ tới gần với "NHỮNG KINH NGHIỆM và THỰC CHỨNG" của KINH hơn ...

có nghĩa ... cũng có những khắc khoải tư duy, khúc mắc ... TÍN GIẢI HÀNH CHỨNG .. hệt như những trải nghiệm trên con đường .. mà các vị TÔN ĐỨC, TÔN GIẢ, THINH VĂN, DUYÊN GIÁC, BỒ TÁT, PHẬT cũng đã đi qua [smile]

nếu chúng ta coi kỹ những vị tu hành lâu năm .. thì cũng nhìn thấy "họ giống như là TỪ KINH RA VẬY" [smile] ...là bởi vì tất cả những lời nói hành đông .. .đều ... có sự TƯƠNG ƯNG VỚI KINH [smile]

và càng đi sâu vào KINH HÀNH hơn .. thì LỜI KINH sẽ trở thành sống động hơn [smile]

--> TÀNG KINH CÁC .. đâu phải chỉ là VĂN CHƯƠNG HẠ GIỚI --> rẻ như BÈO [smile]


4) Rồi Ác ma với tâm tư của mình biết được tâm tư của Tôn giả Samiddhi, liền đi đến Tôn giả Samiddhi. Sau khi đến, không xa Tôn giả Samiddhi, Ác ma hét lên tiếng hét to lớn, rùng rợn, khiến người ta nghĩ như là quả đất vỡ tung.

5) Rồi Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn:

6) -- Bạch Thế Tôn, con sống không xa Thế Tôn, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Bạch Thế Tôn, trong khi con Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta, khi bậc Ðạo Sư của ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác! Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta, khi ta được xuất gia trong Pháp luật khéo giảng! Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta, khi các vị đồng Phạm hạnh với ta là những bậc trì giới và hành trì thiện pháp!" Khi ấy, bạch Thế Tôn, không xa con, một tiếng hét to lớn rùng rợn khởi lên, khiến người ta nghĩ như là quả đất vỡ tung.

7) -- Này Samiddhi, không phải quả đất vỡ tung đâu. Ðó là Ác ma đã đến để làm mờ mắt Ông. Này Samiddhi, Ông hãy đến tại chỗ ấy và sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

8) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tôn giả Samiddhi vâng đáp Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi ra đi.

9) Lần thứ hai, Tôn giả Samiddhi tại chỗ ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Lần thứ hai, trong khi Tôn giả Samiddhi Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích cho ta, khi bậc Ðạo Sư của ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác! Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta khi...,... và hành trì thiện pháp!". Lần thứ hai, Ác ma biết được tư tưởng của Tôn giả Samiddhi...,... khiến người ta nghĩ như là quả đất vỡ tung.

10) Rồi Tôn giả Samiddhi, sau khi biết: "Ðây là Ác ma" liền nói lên bài kệ với Ác ma:

Ta với lòng tín ngưỡng,


Bỏ gia đình, xuất gia,

Niệm tuệ ta tăng trưởng,

Tâm tư ta Thiền định.

Dầu Ông tạo sắc gì,

Không làm ta sợ hãi


Đó, mỗi 1 câu đều là hàm chứa nội dung GIỚI ĐỊNH TUỆ .. nội dung biến chuyển của TÂM = CÓ KHÔNG .. và KINH HÀNH .. cũng là sự đối đáp sống động với con đường tu hành và TÂM [smile] --> như là KINH VẬY [smile]

ờ mà đúng hông [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Buông...
Đúng, sai
Trắng, đen
Phải, trái
Ác, thiện
buông thôi
hihi :))
Nói dễ chứ khi làm thì khó lắm bạn. Những vị cao tăng đã buông rồi thì không bao giờ nói "tôi buông hết rồi"; chủ thể và đối tượng rỗng không thì có gì để mà nói buông.

Cũng như chúng ta thường đàm luận đạo lý nhưng bản thân ta làm được chưa thì ..................... Riêng tôi thì tôi biết mình chưa làm được (chỗ thật nhất về cuộc đời của tôi, thật là xấu hổ quá, .... ).
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Ha ha ha [smile]

Chà .. có LÝ QUÁ TA [smile] .. bắt đầu tới những chỗ "ĐOẠN ĐƯỢC" rùi đây [smile]

(1) Niệm --> Hai Đặc Tính của Chánh Niệm [smile]

Chữ Niệm vốn là 1 sự ghi nhớ đặc biệt .. bởi vì chữ NIỆM KHỞI .. đồng với sự hình thành của chữ TÔI ...

thí dụ: tôi --> là 1 hoà thượng .. thì đương nhiên NIỆM --> sự ghi nhớ công phu tu hành, bao nhiêu năm tuổi tu hành thì mới là HÒA THƯỢNG chứ ?

hay chữ tôi là 1 bác sĩ ... thì cũng phải là sự ghi nhớ --> bao nhiêu năm mòn đít ở các giảng đường mới học được, làm được cách chữa bịnh cho người ta chứ ? [smile]

cho nên .. đó là ĐẶC TÍNH NHỚ của NIỆM [smile]


Niệm --> TÔI ... thì bất kỳ cái TÔI nào cũng có hai vế: THỦ và XẢ ... cho nên CHÁNH NIỆM --> bao gồm phần lớn là THIỆN NIỆM ... mà chắt lọc trong tất cả những thiện niệm đó .. CHỈ Ư CHÍ THIỆN --> thì cần có 1 đặc tính khác thường có ở thiện niệm

- là XẢ NIỆM ...

thí dụ: Tôi là HÒA THƯỢNG ... --> nhưng buông thả tu hành, giới đức ... vv.... --> thì người ta để yên cho HÒA THƯỢNG làm hòa thượng chắc ? ... chắc chắn chữ "TÔI = HOÀ THƯỢNG" đó NHỚ GHI sẽ hỏng nổi

thí dụ: Tôi là 1 người chồng trong 1 gia đình.. nhưng bỏ bê việc đồng áng ... Lúa Chết --> Con Gầy --> Túc Tử ... thì ... cái chữ "CHÁNH" và "THIỆN" ở trong NIỆM là 1 người chồng .. đâu có ? ...

cho nên .. CHÁNH và THIỆN --> là những đặc tính của chữ XẢ .. tức là không gian ... khiến người ta được khinh an .. nhẹ nhàng .. tư tại .. bình yên [smile]


cho nên ... hai đặc tính của CHÁNH NIỆM ... bao gồm 1 số nguyên tắc ...

là NIỆM NIỆM thường soi [smile] --> như Pháp Bảo Đàn Kinh có nói tới

Niệm Niệm không khởi [smile] --> để khỏi trần lao ... có niệm nào mà không có trần lao không ? .. ngay cả thiện niệm như là Bác Sĩ .. Hòa Thượng trưởng tổng hội Phật Giáo .. sự ghi nhớ trách nhiệm có nhẹ nhàng không ? [smile]


và cũng bảo đảm 1 số đặc tính

- NIỆM XẢ ... tức là không gian tĩnh lặng ... khinh an .. nhẹ nhàng an trú của nó [smile] ... và chữ XẢ đó là đặc tính không thể thiếu của CHÁNH NIỆM [smile]

hiểu được chỗ này ... mới có thể bước qua được TỨ THIỀN SẮC GIỚI .. là 1 nơi đặc biệt được đức Phật miêu tả trong các KINH NGUYÊN THỦY là

- RÚT cây gươm ra khỏi vỏ

- RÚT ruột cây ra khỏi cây ...

- NHƯ 1 người cần mẫn

---> là bước ... vào.... CÁC CỬA KHÔNG .... như là KHÔNG VÔ BIÊN XỨ .. THỨC VÔ BIÊN XỨ .. PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ [smile]

là những nơi ... "không có các giới hạn" ... [smile]




(2) Chấp Niệm và Không Niệm

thế gian LY --> sanh diệt

do như --> Hư Không hoa

Trí bất đắc --> Hữu Vô

Nhi hưng --> đại bi tâm


Chấp Niệm ...sẽ dẫn đến hoạt động có thể quan sát được qua thân khẩu ý .. tự mình quan sát được gọi là SỞ HÀNH [smile]

biểu hiện của CHẤP NIỆM là sự nắm giữ khi những hình tướng của NIỆM (thân khẩu ý) ở thời hoại diệt của NIỆM đó ... mà cái TRÍ thì cố bám víu, nắm giữ, cố thay đổi, tư duy tìm tòi lối ra cho niệm đó ...

thì Phật Đạo ngay chỗ này lại nói.... tất cả NIỆM đều --> bắt đầu từ TÂM [smile] ... từ khi nó còn là "hư vô, trống rỗng" [smile]

đó là 1 giải pháp đặc biệt .. mới mẻ ... không lệ thuộc, không ràng buộc, không điều kiện, không ghi nhớ .. --> TỪ TÂM mà có .. nên nói DIỆU ĐỨC NHƯ HÀ XA --> thảy nơi NGUỒN = TÂM --> mà ra - Đạo Tín

--> chỗ đó mới có nhiều GIẢI ĐÁP hơn [smile] ... và đó gọi là ĐẠI BI TÂM [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Đức thế tôn, cầm hoa mỉm cười....
Ma Ha Ca Diếp, cười phá lên...
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Tham gia
30 Tháng 5 2021
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Địa chỉ
ĐỒNG THÁP
Chào các huynh đệ và VẠN VẤN.

Mỗi người mỗi cảnh, sáng thức dậy đánh răng súc miệng, vuơn vai vài cái, người lo ra đồng cày cấy, người tất bậc tắm rửa sửa soạn đưa con đến trường , người buôn tảo bán tầng kiếm miếng cơm manh áo, kể đói người no giàu sang phú quý, người ở biệt thự triệu đô, kẻ dạ cầu, gốc phố....

Ngó lên không bằng ai, ngó xuống thấy chẳng ai khoẻ hơn mình! Cơm ngày 2 bữa, tắm rửa hai ba lần, siêng thì mần, làm biếng thì ngồi chơi! cũng không đói ngày nào.

Có duyên thì vô đây gõ gõ....hihi, vậy cuộc đời có gì quá lo đâu, sống nay nhưng chết mai đố ai ngờ! Thời gian cứ lặng lẽ trôi, sáng nắng chiều mưa, khi vui khi buồn, thoắt một cái là mấy năm rồi. Tiền làm vô đầu này thì lọt ra đầu khác. TIỀN BẠC mà nó bạc bẽo mà. Có cố nắm giữ cũng không được, mà nếu buông xuôi ngồi không há miệng thì cơm đâu tự bay vào miệng.

Vậy, thật sự như ông(chị) VẠN VẤN kêu buông thì tôi cũng chả biết phải buông gì đây!
Nói tiền trong tài khoản tui không phải của tui sao đươc, nới vợ con tui của gã hàng sớm sao đành!
Nói cái biết gõ gõ này, kiến thức học hành, bằng này cấp nọ không phải của tui thì vô lý quá....

Giống như đi không nỡ , ở không đành.

Hàng ngày tới giờ tham thiền, tụng kinh , niệm Phật...nhưng suy nghĩ có bữa lung tung chuyện vui buồn, trái tai gay mắt nhưng cũng có bữa thanh thanh tịnh tịnh bay bay bỗng bỗng....Lúc này mà buông tay đứt dây cáp treo sợ rớt như bịch muối....hihi....

Như cái tôi đang khởi lên suy nghĩ rồi viết ra mấy câu này, nó cứ tự khởi nghĩ, tự đến, tự đi có nắm bắt nó được mà buông với níu! hihi

- Khi ta niệm PHẬT, 6 chữ A DI ĐÀ PHẬT từ trong bụng, trong suy nghĩ...trong cái chỗ này thật sự không biết nó từ đâu mà tới, rồi lại trôi đi, cứ thế cứ thế....

-Khi ta tham thiền, tham hoài mà chẳng thấy tới bến....hihi, mênh mông thênh thang, bao la như biển cả vậy, hết ngày này tới ngày nọ, hết năm này tới năm kia....sao chả có cái gì hết...đâm ra ngờ vựt, giải đãy, mất tinh thần, tiến tiến lui lui....Những chuyện lớn lao thì bỏ được, nhưng việc vặt vãnh lại bực bội vô cùng!

Nghe nói có tiền bối tướng tài hiên ngang vó ngựa sa trường không chết dưới làn đạn tên bay mà chết dưới gót mỹ nhân diễm kiều.

Cái gì cũng vậy, vừa vừa là ổn, nắm không chặt mà buông không xong. Nào TIỀN CỦA, CƠM ,ÁO, GẠO, TÌNH, nào gì nữa đây? Thôi tạm gát lại vậy....Hi

Vậy, tóm lại, nên buông hay nắm!?
Dạ! buông thì buông mà nắm thì nắm!
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Haha...
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên