LÀM SAO ĐỂ NUÔI DƯỠNG LÒNG TỪ BI VỚI CHÍNH MÌNH?

nhatminhts

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2021
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Địa chỉ
Hà Nội
LÀM SAO ĐỂ NUÔI DƯỠNG LÒNG TỪ BI VỚI CHÍNH MÌNH?

Từ bi nghĩa là gì?


“Từ” trong tiếng Phạn là Metta. Từ này có nghĩa là thương yêu, cầu mong điều tốt đẹp và an lành cho người khác. Chữ “từ” trong “hiền từ”, “từ mẫu”, “tâm từ”.

“Bi” trong tiếng Phạn là Karuna. Từ này có nghĩa là thương xót trước sự đau khổ của người khác, cầu mong làm vơi bớt sự đau khổ của họ.

Cả từ và bi đều đi chung với chữ Tâm (Citta), tượng trưng cho sự hiểu biết.

Trong tiếng Anh, từ bi với chính mình có thể được dịch là Compassion. Chữ Compassion có gốc từ tiếng La-tinh là compassio, có nghĩa là thương hại trước sự đau khổ của kẻ khác.

Nói một cách ngắn gọn thì từ bi có nghĩa là tình thương gắn liền với sự hiểu biết. Tình thương này không chỉ đối với con người mà còn lan toả cho cả vạn vật xung quanh như động vật, cây cối.

Một cử chỉ đẹp đẽ như giúp đỡ người khác làm việc nhỏ, hay đem đến niềm vui cho ai đó, cũng là từ bi. Ở bên ai đó khi họ buồn khổ, lắng nghe tâm tư của họ, cũng là từ bi. Nói lời động viên ai đó, cổ vũ họ trong lúc chán nản, cũng là từ bi.

Ai cũng có lòng từ bi

Bản thân con người và các sinh vật thường có sẵn lòng từ bi bên trong mình, chỉ là ở mức độ ít nhiều khác nhau mà thôi.

Lòng từ bi cũng giống như một mầm cây. Muốn cây cao lớn và khoẻ mạnh thì ta cần tưới nước, bón phân, bắt sâu, làm đất,… Từ đó hạt giống mới được tao điều kiện để phát triển.

Các cụ thường nói câu: “Thương người như thể thương thân”

Vậy từ bi với chính mình cũng sẽ giúp ta phát triển lòng từ bi với người khác.

Vậy làm sao để nuôi dưỡng hạt giống từ bi với mình?

Có nhiều lời khuyên khác nhau để nuôi dưỡng lòng từ bi. Ở đây, mình muốn chia sẻ một chút về chủ đề này, dựa trên vốn hiểu biết nhỏ nhoi của mình. Như các bạn cũng biết, từ bi bắt đầu từ sự hiểu biết. Và sự hiểu biết cũng giúp nuôi dưỡng lòng từ bi.

Mình lấy ví dụ như hồi nhỏ mẹ mắng bạn, bạn không hiểu tại sao mẹ làm vậy, bạn buồn, bạn khóc, bạn hậm hực, bạn dỗi mẹ.

Lớn hơn rồi, bạn bắt đầu đi làm, bạn hiểu được một chút thế nào là áp lực công việc. Rồi xa hơn là bạn lập gia đình, có con có cái. Bạn hiểu hơn về những khó khăn và trăn trở của người trưởng thành. Bạn có những ngày về nhà trong trạng thái kiệt sức, và dễ nổi giận khi gặp chuyện không như ý. Bạn đã cố gắng, bạn cứ chơi game cuộc đời giỏi hơn, qua được một bàn, thì game cũng lại tăng level.

-> Và rồi sao, nhờ ngẫm và hiểu được điều đó, bạn sẽ phần nào cảm thông được cho mẹ mình của ngày xưa. Như vậy khi bạn càng hiểu đời, bạn lại càng có cái nhìn yêu thương với cha mẹ.

Điều này tương tự khi bạn hiểu mình, thì bạn dễ dàng cảm thông và đem lại hạnh phúc cho chính mình nhiều hơn. Sự hiểu chính mình thường đến từ việc trải nghiệm và quan sát. Vậy nên bạn cứ thoải mái trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống này nhé.

Và trong lúc trải nghiệm, thỉnh thoảng hãy quay về, để quan sát xem mình đã cảm thấy gì, và phản ứng như thế nào trong các tình huống đó. Và nếu lần sau nó xảy ra, thì bạn có thể làm gì khác đi không?

Mỗi người có một cuộc sống khác nhau. Ngoài những trải nghiệm buộc phải trải qua và không thể thay đổi được (như bố mẹ, thời tiết, ngoại hình bẩm sinh,…), thì một số người sẽ chủ động lựa chọn các trải nghiệm khác cho chính mình. Ví dụ như công việc họ làm, người họ yêu, nơi họ đi du lịch,…

Và qua các trải nghiệm đó, mình tin là mỗi người có những cách rất riêng, ở mỗi giai đoạn khác nhau để quay về hiểu hơn, và nuôi dưỡng từ bi với chính mình. Dưới đây mình chia sẻ một số công cụ hữu ích như:

1. Thực hành chánh niệm khi có cảm xúc mạnh

Quan sát, chấp nhận và thử mỉm cười với chính mình


chris-ensey-16QrjudiZnE-unsplash-1024x682.jpg
Nguồn ảnh: Chris Ensey từ Unsplash
Ví dụ như khi bạn buồn, bạn tự nhủ là: “ok, mình dần chấp nhận là mình đang buồn.”

  • Bạn mỉm cười nhẹ với nỗi buồn của mình. Bạn tự nhủ là: “ok, mặc dù rất khó, nhưng mình sẽ dần cho phép bản thân được trải qua và ở lại với nỗi buồn này.”
  • Và có thể lắm, bạn đang thầm nghĩ rằng “mình đang ghét nỗi buồn này, mình muốn nó biến mất càng nhanh càng tốt”. Thì bạn cũng thử mỉm cười với suy nghĩ đó nhé.
  • Nếu có một chiếc gương nhỏ, hay màn hình điện thoại, bạn có thể thử nhìn lại gương mặt mình lúc này xem. Hãy nhìn vào đôi mắt mình, xem mình buồn đến mức nào. Và nếu được, bạn thử mỉm cười với đôi mắt buồn đó xem sao.
  • Và nếu bạn không thể mỉm cười nổi. Vậy thì cũng tự nhủ là “mình chấp nhận là mình đang ko thể cười nổi. Mình đang tự thấy nụ cười của mình thật méo mó.”
Và hãy để ý xem, có những cảm giác nào trên cơ thể của bạn? Có thể là cảm giác tức ở giữa ngực, cảm giác đau đầu, chân tay nặng nề,…. Nếu thấy có cảm giác ở đâu, bạn tự nhủ là:

“Mọi thứ rồi sẽ qua thôi, kể cả nỗi buồn, và những cảm giác trên thân thể mình hiện tại.”

Nếu đang mệt mỏi, bạn có thể cho phép mình ngả ra lưng ghế, hoặc nằm xuống. Nếu được, bạn có thể bắt đầu tự nhủ với bản thân, bằng suy nghĩ, hay lời nói, chữ viết, rằng:

  • “… ơi, mình đang ở đây bên cậu, ngay lúc này. Mình sẽ ở đây với cậu.”
  • “Mình sẽ không cố ép cậu phải vui lên ngay nữa. Mình cho phép cậu được trải nghiệm, và ở lại cùng nỗi buồn này.”
  • “Nếu cậu không thể khóc, mình cũng không ép cậu phải khóc.”
  • “Tớ sẽ học cách kiên nhẫn và ở lại bên cậu.”
Nếu bạn đang làm việc, và thỉnh thoảng nỗi buồn trồi lên, thì lại mỉm cười nhẹ với nó. Nói với nó rằng: “Tớ vẫn đang ở đây, và đồng hành cùng cậu”. Bạn có thể nhắm mắt lại, hít thở một vài hơi, quan sát mọi cảm nhận trên cơ thể. Rồi tiếp tục công việc của mình.

Sự chấp nhận và kiên nhẫn của bạn chính là một liều thuốc an thần giúp những nỗi buồn/cảm xúc được đến, và đi một cách tự nhiên hơn, y như bản chất của nó. Và nếu bạn thấy mình đang mất kiên nhẫn, thì hãy thử mỉm cười với chính mình, và chấp nhận là “mình đang thấy mình mất kiên nhẫn” nhé.

2. Viết lách

Từ bi
Nguồn ảnh: Annisa Ica từ Unsplash
  • Viết ra suy nghĩ của mình khi bạn đang rối bời.
  • Viết một lá thư cho mình với mở đầu như: Gửi (tên bạn), mình đang ngồi viết thư cho cậu…
  • Viết ra một câu chuyện: Trong đó có các nhân vật đại diện cho bạn và những người xung quanh. Khi mà bạn không thể trực tiếp thổ lộ suy nghĩ và cảm nhận của mình, mà muốn nói thông qua một nhân vật khác.
Ngoài viết ra, các bạn có thể thử bất kỳ hình thức nào khác như:

  • Vẽ tranh
  • Nhảy múa tự do
  • Hát, sáng tác giai điệu
3. Thực hành quán chiếu sâu hơn để quan sát mình

Từ bi
Nguồn ảnh: Samuel Austin từ Unsplash
Khi các cảm xúc đã lắng lại, cũng là lúc bạn có thể thực hành quan sát sâu hơn một tình huống nào đó. Từ đây bạn thấy được đằng sau những cảm xúc đó có thể là những niềm tin, mong muốn gì chưa được đáp ứng?

Nếu bạn bắt đầu muốn đi sâu hơn, bạn có thể dần tìm hiểu về các bài giảng tâm lý, hoặc Phật giáo. Điều này có thể giúp bạn tìm về nguyên nhân gốc rễ khiến cho bạn cảm thấy đau khổ trong tình huống này.

Và từ đây, bạn có thể bắt đầu nuôi dưỡng sự thấu hiểu, và gieo mong muốn được làm vơi bớt khổ đau cho chính mình. Khi các hạt giống này dần lớn lên, vượt qua phần chống lại sự thay đổi trong con người bạn, thì bạn cũng bắt đầu thay đổi.

Và qua quá trình trải qua, nghiệm lại, bạn sẽ đúc rút ra rằng mình nên thay đổi như thế nào, khi tình huống tương tự lặp lại trong tương lai.

Lưu ý là bạn làm điều này nhằm một mục đích là tự giúp mình vơi bớt khổ đau mà thôi. Vơi chừng nào, bạn mừng chừng đó. Chứ không cần ép bản thân phải hoàn hảo nhé.

Mình mong là chút chia sẻ trên đây sẽ hữu ích một chút với ai đó. Chúc các bạn hạnh phúc trên hành trình nuôi dưỡng lòng từ bi với chính mình.

(Nguồn: Mogu.vn)
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hí hí,,, bản ngã huân tập nuôi dưỡng lòng từ bi...

Cái thật là mình đã sẵn... Vô Lượng Từ Bi.
Vậy, phải thấy cái thật mình trước đã! Sau đó đem từ bi ra xài, vô tư!
 

thantanmadai

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 7 2019
Bài viết
91
Điểm tương tác
20
Điểm
28
LÀM SAO ĐỂ NUÔI DƯỠNG LÒNG TỪ BI VỚI CHÍNH MÌNH?

Từ bi nghĩa là gì?


“Từ” trong tiếng Phạn là Metta. Từ này có nghĩa là thương yêu, cầu mong điều tốt đẹp và an lành cho người khác. Chữ “từ” trong “hiền từ”, “từ mẫu”, “tâm từ”.

“Bi” trong tiếng Phạn là Karuna. Từ này có nghĩa là thương xót trước sự đau khổ của người khác, cầu mong làm vơi bớt sự đau khổ của họ.

Cả từ và bi đều đi chung với chữ Tâm (Citta), tượng trưng cho sự hiểu biết.

Trong tiếng Anh, từ bi với chính mình có thể được dịch là Compassion. Chữ Compassion có gốc từ tiếng La-tinh là compassio, có nghĩa là thương hại trước sự đau khổ của kẻ khác.

Nói một cách ngắn gọn thì từ bi có nghĩa là tình thương gắn liền với sự hiểu biết. Tình thương này không chỉ đối với con người mà còn lan toả cho cả vạn vật xung quanh như động vật, cây cối.

Một cử chỉ đẹp đẽ như giúp đỡ người khác làm việc nhỏ, hay đem đến niềm vui cho ai đó, cũng là từ bi. Ở bên ai đó khi họ buồn khổ, lắng nghe tâm tư của họ, cũng là từ bi. Nói lời động viên ai đó, cổ vũ họ trong lúc chán nản, cũng là từ bi.

Ai cũng có lòng từ bi

Bản thân con người và các sinh vật thường có sẵn lòng từ bi bên trong mình, chỉ là ở mức độ ít nhiều khác nhau mà thôi.

Lòng từ bi cũng giống như một mầm cây. Muốn cây cao lớn và khoẻ mạnh thì ta cần tưới nước, bón phân, bắt sâu, làm đất,… Từ đó hạt giống mới được tao điều kiện để phát triển.

Các cụ thường nói câu: “Thương người như thể thương thân”

Vậy từ bi với chính mình cũng sẽ giúp ta phát triển lòng từ bi với người khác.

Vậy làm sao để nuôi dưỡng hạt giống từ bi với mình?

Có nhiều lời khuyên khác nhau để nuôi dưỡng lòng từ bi. Ở đây, mình muốn chia sẻ một chút về chủ đề này, dựa trên vốn hiểu biết nhỏ nhoi của mình. Như các bạn cũng biết, từ bi bắt đầu từ sự hiểu biết. Và sự hiểu biết cũng giúp nuôi dưỡng lòng từ bi.

Mình lấy ví dụ như hồi nhỏ mẹ mắng bạn, bạn không hiểu tại sao mẹ làm vậy, bạn buồn, bạn khóc, bạn hậm hực, bạn dỗi mẹ.

Lớn hơn rồi, bạn bắt đầu đi làm, bạn hiểu được một chút thế nào là áp lực công việc. Rồi xa hơn là bạn lập gia đình, có con có cái. Bạn hiểu hơn về những khó khăn và trăn trở của người trưởng thành. Bạn có những ngày về nhà trong trạng thái kiệt sức, và dễ nổi giận khi gặp chuyện không như ý. Bạn đã cố gắng, bạn cứ chơi game cuộc đời giỏi hơn, qua được một bàn, thì game cũng lại tăng level.

-> Và rồi sao, nhờ ngẫm và hiểu được điều đó, bạn sẽ phần nào cảm thông được cho mẹ mình của ngày xưa. Như vậy khi bạn càng hiểu đời, bạn lại càng có cái nhìn yêu thương với cha mẹ.

Điều này tương tự khi bạn hiểu mình, thì bạn dễ dàng cảm thông và đem lại hạnh phúc cho chính mình nhiều hơn. Sự hiểu chính mình thường đến từ việc trải nghiệm và quan sát. Vậy nên bạn cứ thoải mái trải nghiệm mọi điều trong cuộc sống này nhé.

Và trong lúc trải nghiệm, thỉnh thoảng hãy quay về, để quan sát xem mình đã cảm thấy gì, và phản ứng như thế nào trong các tình huống đó. Và nếu lần sau nó xảy ra, thì bạn có thể làm gì khác đi không?

Mỗi người có một cuộc sống khác nhau. Ngoài những trải nghiệm buộc phải trải qua và không thể thay đổi được (như bố mẹ, thời tiết, ngoại hình bẩm sinh,…), thì một số người sẽ chủ động lựa chọn các trải nghiệm khác cho chính mình. Ví dụ như công việc họ làm, người họ yêu, nơi họ đi du lịch,…

Và qua các trải nghiệm đó, mình tin là mỗi người có những cách rất riêng, ở mỗi giai đoạn khác nhau để quay về hiểu hơn, và nuôi dưỡng từ bi với chính mình. Dưới đây mình chia sẻ một số công cụ hữu ích như:

1. Thực hành chánh niệm khi có cảm xúc mạnh

Quan sát, chấp nhận và thử mỉm cười với chính mình


chris-ensey-16QrjudiZnE-unsplash-1024x682.jpg
Nguồn ảnh: Chris Ensey từ Unsplash
Ví dụ như khi bạn buồn, bạn tự nhủ là: “ok, mình dần chấp nhận là mình đang buồn.”

  • Bạn mỉm cười nhẹ với nỗi buồn của mình. Bạn tự nhủ là: “ok, mặc dù rất khó, nhưng mình sẽ dần cho phép bản thân được trải qua và ở lại với nỗi buồn này.”
  • Và có thể lắm, bạn đang thầm nghĩ rằng “mình đang ghét nỗi buồn này, mình muốn nó biến mất càng nhanh càng tốt”. Thì bạn cũng thử mỉm cười với suy nghĩ đó nhé.
  • Nếu có một chiếc gương nhỏ, hay màn hình điện thoại, bạn có thể thử nhìn lại gương mặt mình lúc này xem. Hãy nhìn vào đôi mắt mình, xem mình buồn đến mức nào. Và nếu được, bạn thử mỉm cười với đôi mắt buồn đó xem sao.
  • Và nếu bạn không thể mỉm cười nổi. Vậy thì cũng tự nhủ là “mình chấp nhận là mình đang ko thể cười nổi. Mình đang tự thấy nụ cười của mình thật méo mó.”
Và hãy để ý xem, có những cảm giác nào trên cơ thể của bạn? Có thể là cảm giác tức ở giữa ngực, cảm giác đau đầu, chân tay nặng nề,…. Nếu thấy có cảm giác ở đâu, bạn tự nhủ là:

“Mọi thứ rồi sẽ qua thôi, kể cả nỗi buồn, và những cảm giác trên thân thể mình hiện tại.”

Nếu đang mệt mỏi, bạn có thể cho phép mình ngả ra lưng ghế, hoặc nằm xuống. Nếu được, bạn có thể bắt đầu tự nhủ với bản thân, bằng suy nghĩ, hay lời nói, chữ viết, rằng:

  • “… ơi, mình đang ở đây bên cậu, ngay lúc này. Mình sẽ ở đây với cậu.”
  • “Mình sẽ không cố ép cậu phải vui lên ngay nữa. Mình cho phép cậu được trải nghiệm, và ở lại cùng nỗi buồn này.”
  • “Nếu cậu không thể khóc, mình cũng không ép cậu phải khóc.”
  • “Tớ sẽ học cách kiên nhẫn và ở lại bên cậu.”
Nếu bạn đang làm việc, và thỉnh thoảng nỗi buồn trồi lên, thì lại mỉm cười nhẹ với nó. Nói với nó rằng: “Tớ vẫn đang ở đây, và đồng hành cùng cậu”. Bạn có thể nhắm mắt lại, hít thở một vài hơi, quan sát mọi cảm nhận trên cơ thể. Rồi tiếp tục công việc của mình.

Sự chấp nhận và kiên nhẫn của bạn chính là một liều thuốc an thần giúp những nỗi buồn/cảm xúc được đến, và đi một cách tự nhiên hơn, y như bản chất của nó. Và nếu bạn thấy mình đang mất kiên nhẫn, thì hãy thử mỉm cười với chính mình, và chấp nhận là “mình đang thấy mình mất kiên nhẫn” nhé.

2. Viết lách

Từ bi
Nguồn ảnh: Annisa Ica từ Unsplash
  • Viết ra suy nghĩ của mình khi bạn đang rối bời.
  • Viết một lá thư cho mình với mở đầu như: Gửi (tên bạn), mình đang ngồi viết thư cho cậu…
  • Viết ra một câu chuyện: Trong đó có các nhân vật đại diện cho bạn và những người xung quanh. Khi mà bạn không thể trực tiếp thổ lộ suy nghĩ và cảm nhận của mình, mà muốn nói thông qua một nhân vật khác.
Ngoài viết ra, các bạn có thể thử bất kỳ hình thức nào khác như:

  • Vẽ tranh
  • Nhảy múa tự do
  • Hát, sáng tác giai điệu
3. Thực hành quán chiếu sâu hơn để quan sát mình

Từ bi
Nguồn ảnh: Samuel Austin từ Unsplash
Khi các cảm xúc đã lắng lại, cũng là lúc bạn có thể thực hành quan sát sâu hơn một tình huống nào đó. Từ đây bạn thấy được đằng sau những cảm xúc đó có thể là những niềm tin, mong muốn gì chưa được đáp ứng?

Nếu bạn bắt đầu muốn đi sâu hơn, bạn có thể dần tìm hiểu về các bài giảng tâm lý, hoặc Phật giáo. Điều này có thể giúp bạn tìm về nguyên nhân gốc rễ khiến cho bạn cảm thấy đau khổ trong tình huống này.

Và từ đây, bạn có thể bắt đầu nuôi dưỡng sự thấu hiểu, và gieo mong muốn được làm vơi bớt khổ đau cho chính mình. Khi các hạt giống này dần lớn lên, vượt qua phần chống lại sự thay đổi trong con người bạn, thì bạn cũng bắt đầu thay đổi.

Và qua quá trình trải qua, nghiệm lại, bạn sẽ đúc rút ra rằng mình nên thay đổi như thế nào, khi tình huống tương tự lặp lại trong tương lai.

Lưu ý là bạn làm điều này nhằm một mục đích là tự giúp mình vơi bớt khổ đau mà thôi. Vơi chừng nào, bạn mừng chừng đó. Chứ không cần ép bản thân phải hoàn hảo nhé.

Mình mong là chút chia sẻ trên đây sẽ hữu ích một chút với ai đó. Chúc các bạn hạnh phúc trên hành trình nuôi dưỡng lòng từ bi với chính mình.

(Nguồn: Mogu.vn)
nếu cuộc đời chưa bị dồn vào chỗ chết, nếu cuộc đời chưa từng bị ức hiếp và chà đạp, nếu cuộc đời chưa từng chứng kiến cảnh chết chóc, tàn phá , nếu cuộc đời chưa từng được hưởng ân huệ từ bất cứ ai trong lúc mình nguy khốn.... thì những điều mà gọi là từ bi từ sách vở , suy nghĩ mà ra , từ lời đồn truyền miệng ... đều là thứ không bao giờ dùng được , thậm chí nó còn ích kỷ...
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên