Tu là gì ?

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Tu là tự chủ sống trong tỉnh giác.

1. Thế nào là tỉnh ? là làm việc rõ nhân, rõ quả, rõ cách thức làm.

2. Thế nào là giác ?
là chẳng bị nhân chuyển, quả chuyển, cách thức chuyển.

3. Thế nào là tự chủ ? là muốn "đi" liền đi, muốn "ở" liền ở, muốn ngừng liền ngừng, muốn làm liền làm.

4. Thế nào là sống ? là lo: ăn, mặc, ở, trị bệnh, đi lại, giao tiếp; hết thảy tùy duyên !
 
Last edited by a moderator:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
1. Tri kiến lập tri tức Vô minh Bổn.
2. Tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn.

1. Nếu niệm trước, niệm sau và đang niệm, niệm niệm theo cảnh chẳng dứt, gọi là trói buộc.

2. Chân như tự tánh khởi niệm, lục căn dù có kiến văn giác tri mà chẳng nhiễm muôn cảnh, chân tánh thường tự tại.


Chân như là thể của Niệm. Niệm là dụng của Chân như.

Chân như tự tánh khởi niệm, chẳng do nhãn nhĩ tỷ thiệt năng niệm.

Chân như có tánh cho nên khởi niệm, nếu chân như không tánh thì nhãn nhĩ sắc thanh ngay đó liền hoại.

Nếu là trăm điều chẳng nghĩ, làm cho niệm tuyệt, một niệm tuyệt liền chết, thọ sanh nơi khác, ấy là cái lỗi lầm lớn.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Pháp môn này xưa nay lập Vô niệm làm Tông.

là vô nhị tướng, vô tất cả tâm trần lao.

Niệm là niệm Chân như bản tánh.

1. Cái gì là tâm trần lao ? là tham, sân, si, mạn, nghi.

2. Làm sao sạch được tâm trần lao ? Thường "niệm chân như bản tánh" thì sạch được !

3. Thế nào là niệm chân như bản tánh ? Vì sao Triệu Châu nói chữ Không ?


Bốn Tuần đã viết:
Hôm qua ăn cơm bát nhựa xanh,
Hôm nay ăn cơm bát sứ hồng,
Ngày mai ăn cơm bát ngọc bích.
Hỏi người ăn cơm hay ăn bát?
Nếu hội, tự khắc biết chăn trâu!

Triệu Châu nói không chẳng phải không,
Chẳng phải Triệu Châu nói chữ không,
Tham học như người ăn cơm gạo.
Chẳng bỏ giữa đường, dựng lều tranh!

Hồ rộng bèo phủ kín màu xanh,
Khuấy nước bèo dạt khắp ven thành.
Nước trong thấy được tay ngừng lại,
Bèo lại phủ kín một màu xanh!

Khuấy thật mạnh, không ngừng nghỉ
Bèo dạt khắp thành bắn xung quanh.
Đều tay sóng mạnh trào bèo nước,
Thôi nghỉ, mặt nước tự trong xanh!

Bèo hết, dừng tay, Vô công dụng Đạo!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật​

"Bấy giờ, ông Trưởng-Lão Tu-Bồ-Đề, ở trong đại-chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trệch áo bên vai hữu, gối bên hữu quỳ sát đất, cung kính chắp tay, mà bạch cùng đức Phật rằng:

"Hi-hữu thay, đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai khéo hay hộ-niệm các vị Bồ-tát, và khéo hay phó-chúc cho các vị Bồ-tát!

Bạch đức Thế-Tôn! Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời phải trụ tâm như thế nào, nên hàng-phục tâm mình như thế nào?"

Đức Phật dạy: "Hay thay! Hay thay! Nầy Tu-Bồ-Đề! Đúng như lời của ông vừa nói, đức Như-Lai khéo hay hộ-niệm các vị Bồ-tát, và khéo hay phó-chúc cho các vị Bồ-tát.

"Nay ông nên lắng nghe, Ta sẽ vì ông mà nói. Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, phải trụ tâm như thế này, phải hàng-phục tâm mình như thế này"...

"Vâng, bạch đức Thế-Tôn! Con xin vui thích muốn nghe."

Đức Phật bảo ngài Tu-Bồ-Đề: "Các vị Bồ-tát phải hàng-phục tâm mình như thế này: bao nhiêu những loài chúng-sanh, hoặc là loài noãn-sanh, hoặc loài thai-sanh, hoặc loài thấp-sanh, hoặc loài hóa-sanh, hoặc loài có hình-sắc, hoặc loài không-hình-sắc, hoặc loài có-tư-tưởng, hoặc loài không-tư-tưởng, hoặc loài chẳng-phải-có-tư-tưởng, mà cũng chẳng-phải-không-tư-tưởng, thời Ta đều làm cho được diệt-độ, và đưa tất cả vào nơi vô-dư niết-bàn. Diệt-độ vô-lượng, vô-số, vô-biên chúng-sanh như thế, mà thiệt không có chúng-sanh nào được diệt-độ cả.

Tại sao vậy? Này, Tu-Bồ-Đề! Nếu vị Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời chẳng phải là Bồ-tát.

Tu-Bồ-Đề! Lại nữa, vị Bồ-tát, đúng nơi pháp, phải nên không- có-chỗ trụ-trước mà làm việc bố-thí. Nghĩa là không trụ-trước nơi hình sắc mà bố-thí, không trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà bố-thí.

Này, Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát phải nên bố-thí như thế, chẳng trụ-trước nơi tướng.
Tại vì sao? Vì nếu vị Bồ-tát, không trụ-trước nơi tướng mà bố-thí, thời phước-đức nhiều không thể suy lường.

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể suy-lường được cõi hư-không ở phương Đông chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn, không thể suy-lường được."

"Tu-Bồ-Đề! Có thể suy-lường được cõi hư-không ở phương nam, tây, bắc, cõi hư-không ở bốn hướng cạnh, và cõi hư-không ở trên, dưới, chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không thể suy-lường được."

"Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát không trụ-trước nơi tướng mà bố-thí, thời phước-đức cũng lại như thế, không thể suy-lường được.

Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát chỉ phải nên đúng như lời Ta đã dạy đó mà trụ.

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể do nơi thân tướng mà thấy Như-Lai chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không thể do nơi thân tướng mà thấy được Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói thân-tướng đó chính là chẳng phải thân-tướng."

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: " Phàm hễ có tướng đều là hư-vọng cả! Nếu nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như-Lai".

Ông Tu-Bồ-Đề bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Như có chúng-sanh nào được nghe những câu trong bài giảng- giải như vậy, mà sanh lòng tin là thiệt chăng?"

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Ông chớ nói lời ấy! Sau khi đức Như-Lai diệt-độ, năm trăm năm sau, có người trì-giới, tu phước, có thể sanh lòng tin nơi những câu trong bài nầy mà cho đó là thiệt, thời phải biết rằng người ấy chẳng phải chỉ vun trồng căn-lành từ nơi một đức Phật, hai đức Phật, ba, bốn, năm đức Phật, mà người đó đã vun-trồng căn-lành từ nơi vô-lượng nghìn muôn đức Phật rồi.

Như có ai nghe những câu trong bài nầy sanh lòng tin trong sạch nhẫn đến chừng trong khoảng một niệm. Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai đều thấy, đều biết, những chúng-sanh đó đặng phước-đức vô-lượng dường ấy. Tại vì sao? Vì những chúng-sanh đó không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, không có tướng pháp, cũng không có tướng phi-pháp. Tại vì sao? Vì những chúng-sanh đó, nếu trong lòng chấp tướng, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả.

Nếu chấp tướng pháp, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, và vì nếu chấp tướng phi-pháp, thời cũng chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, vì thế cho nên, chẳng nên chấp pháp, và cũng chẳng nên chấp phi-pháp.

Cũng bởi nghĩa đó, Như-Lai thường dạy rằng: "Này, các Tỳ-kheo, các ông phải biết rằng, pháp của Ta nói ra đó, dụ cũng như thuyền bè, đến pháp còn phải xả bỏ, huống nữa là phi-pháp!"

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có chứng được quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng? Đức Như-Lai có nói pháp chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Như con hiểu ý nghĩa của Phật nói, thời không có pháp nhất định nào, gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cũng không có pháp nhất định nào, mà đức Như-Lai có thể nói được. Bởi vì sao? Vì pháp của đức Như-Lai nói, đều không thể vin lấy, không thể nói được, chẳng phải pháp, chẳng phải "không-phải-pháp". Tại vì sao? Vì tất cả Hiền-Thánh, đều do nơi pháp vô-vi mà có từng-bậc khác nhau".
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Pháp môn này xưa nay lập Vô Tướng làm Thể.

1. Vô Tướng là ở nơi tướng mà lìa tướng;
Đối với mọi cảnh tâm chẳng nhiễm, trong niệm thường tự lìa mọi cảnh, chẳng ở trên cảnh sanh tâm.

2. Lìa tướng thì pháp thể thanh tịnh, chẳng phải là : ngồi yên chẳng động, vọng chẳng khởi nơi tâm.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
VÔ TƯỚNG TỤNG

Kẻ mê tu phước chẳng tu Đạo,

Chỉ cho tu phước tức là Đạo.

Bố thí cúng dường phước vô biên,

Trong tâm Tam ác vẫn còn tạo.


Muốn dùng tu phước để diệt tội,

Kiếp sau được phước tội vẫn còn.

Nhân duyên tội ác trừ nơi tâm,

Hướng vào tự tánh chân sám hối.


Hoát ngộ Đại thừa chân sám hối,

Tà dứt hạnh chánh tức vô tội.

Tu Đạo thường quán nơi tự tánh,

Thì với chư Phật đồng một loại.

Tổ Sư truyền pháp đốn ngộ này,

Nguyện cùng kiến tánh đồng nhất thể.


Nếu muốn tương lai ngộ Pháp Thân,

Lìa các pháp tướng tâm trong sạch.

Cố gắng tu hành chớ nhởn nhơ,

Hậu niệm thoạt dứt một đời tiêu,

Muốn ngộ Đại thừa thấy tự tánh,

Kính lễ Trí Thức chí tâm cầu.​

Phải biết, Trí Thức này nơi mỗi người đều sẵn có đầy đủ vậy !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Pháp môn này xưa nay lập Vô Trụ làm Gốc.

1. Vô Trụ là bản tánh của con người đối với tất cả sự vật, thiện ác, tốt xấu, kẻ thù, người thân trên thế gian, cho đến lúc bị người nói xấu, khinh rẻ, đều cho là không, chẳng nghĩ trả thù, niệm niệm chẳng nghĩ ngoại cảnh.

2. Đối với tất cả pháp, niệm niệm chẳng trụ tức là chẳng trói buộc vậy, đây là lấy Vô Trụ làm Gốc.

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
CHÂN GIẢ ĐỘNG TĨNH KỆ

Tất cả chẳng có chân,

Chớ nên cho là chân.

Nếu người thấy có chân,

Sự thấy đều chẳng chân.


Nếu được tự có chân,

Lìa giả, tâm tức chân.

Tự tâm chẳng lìa giả,

Làm sao có chỗ chân?


Hữu tình tất phải động,

Vô tình thì bất động.

Nếu tu hạnh bất động,

Đâu khác loài vô tình!


Muốn tìm chân bất động,

Nơi động là bất động,

Bất động đã bất động,

Vô tình vô Phật chủng.


Nếu người khéo phân biệt,

Đệ nhất nghĩa bất động.

Cái thấy được như vậy,

Tức là chân như dụng.


Báo cho người học đạo,

Siêng tu phải chú ý.

Chớ nên nơi Đại thừa,

Lại chấp trí sanh tử.

Vừa nghe liền tương ưng,

Cùng nhau luận nghĩa Phật.

Nếu người chẳng tương ưng,

Chắp tay khiến hoan hỷ.


Tông này vốn vô tranh,

Tranh thì mất ý Đạo.

Kẻ trái nghịch Pháp môn,

Tự tánh vào sanh tử.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Ơ hay, trương mục vẫn còn đây
Người hỡi, thong dong ở chốn nào
Về đây, chúng hữu mong lời quý
Sum họp, đồng ca khúc dạo đời.
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Chào các vị tiền bối ạ,
Theo ngu kiến của em, tu là tự cởi trói ạ.
Em xin hết ạ.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

vậy CỞI TRÓI thế nào mà trở thành --> VẠN VẤN ? [smile]


hay có thể diễn đạt NHỮNG CÂU HỎI như vầy đi ... [smile]

khi 1 CÂU HỎI của NGÃ được đặt ra --> thì CÂU TRẢ LỜI của NGÃ --> là 1 SỰ CHUYỂN HÓA NHẬN THỨC về NGÃ được hình thành [smile]

nhưng sau khi đặt 1, 10, 100 ... hay tới 1 VẠN CÂU HỎI VỀ NGÃ .. thì SỰ CHUYỂN HÓA NHẬN THỨC

---> tại sao lại dẫn tới VẠN VẤN nhỉ ? [smile] .... smile ... smile



ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
hihihi là em lắm chuyện rồi hahaha
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

toàn bộ nội dung của kinh Phật chỉ nhấn mạnh hai vấn đề: TÂM và TÁNH [smile]

(1) tất cả thế gian
lầm mình là VẬT
bỏ mất TÂM, TÁNH - Kinh Thủ Lăng Nghiêm

(2) Nhược nhân dục liễu tri
tam giới nhất thiết Phật
ưng quán --> PHÁP, GIỚI, TÁNH
nhứt thiết - DUY TÂM --> tạo


cho nên ... vấn đề TU HÀNH cũng luôn xoay quanh hai đề tài này [smile] ...

nhưng ở trong Kinh Phật .. ông Phật đặt ra 1 NỀN TẢNG GIẢI THOÁT ... 1 CÁI TÂM GIẢI THOÁT [smile] .... điều này có đúng hông ? [smile]

(1) Tâm Giải Thoát .... những ĐẶC TÍNH của TÂM GIẢI THOÁT [smile] smile .. smile

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,

Tỷ-kheo chú tâm --> hướng tâm --> đến sự hóa hiện --> một thân do ý làm ra.

Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.


vậy theo bạn VV .. thì CÁI TÂM GIẢI THOÁT ấy ... có những ĐẶC TÍNH GÌ ? [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,396
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
VÔ TƯỚNG TỤNG



Kẻ mê tu phước chẳng tu Đạo,



Chỉ cho tu phước tức là Đạo.



Bố thí cúng dường phước vô biên,



Trong tâm Tam ác vẫn còn tạo.





Muốn dùng tu phước để diệt tội,



Kiếp sau được phước tội vẫn còn.



Nhân duyên tội ác trừ nơi tâm,



Hướng vào tự tánh chân sám hối.





Hoát ngộ Đại thừa chân sám hối,



Tà dứt hạnh chánh tức vô tội.



Tu Đạo thường quán nơi tự tánh,



Thì với chư Phật đồng một loại.



Tổ Sư truyền pháp đốn ngộ này,



Nguyện cùng kiến tánh đồng nhất thể.





Nếu muốn tương lai ngộ Pháp Thân,



Lìa các pháp tướng tâm trong sạch.



Cố gắng tu hành chớ nhởn nhơ,



Hậu niệm thoạt dứt một đời tiêu,



Muốn ngộ Đại thừa thấy tự tánh,



Kính lễ Trí Thức chí tâm cầu.

Phải biết, Trí Thức này nơi mỗi người đều sẵn có đầy đủ vậy !
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên