Mạn Đàm về Pháp Thiền.

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Chân như có vô lượng nghĩa, nếu chỉ biết một vài nghĩa thôi thì thiền hay tu cũng không xong được đâu. Cho dù biết hết được nghĩa trong kinh điển nói về chân như cũng chẳng được tới đâu đâu. biết mà nói ra được thì vẫn là chưa thấy. Chư Phật, chư Tổ nói ra là đã không phải chân như rồi, nên mới nói trong ngôn cú không có ý chỉ nào hết. Tìm ý chỉ chân như trong ngôn cú thì đời này kể như tiêu tùng rồi.
Kính chào đạo hữu Thiện thân mến,

Như lời đạo hữu răn dạy, ắt hẳn là tỏ rõ về Chân Như rồi. Chẳng hay trong lúc sinh hoạt hằng ngày của đạo hữu, sự dụng của Chân Như nó ra làm sao ?

Mến kính,
Ba Tuần.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 35.- vấn đề chứng Ngộ và Thiền Mặc Chiếu

Ý NGHĨA CỦA CHỨNG NGỘ Ở THIỀN.
Ngộ là toàn thể của Thiền, Thiền bắt đầu từ đó mà chấm dứt cũng ở đó.
Bao giờ không có Ngộ, bấy giờ không có Thiền. “Ngộ là thước đo của Thiền” như một tôn túc đã nói. Ngộ không phải là một trạng thái an tĩnh không thôi; nó không phải là sự thanh thản mà là một kinh nghiệm nội tâm không có dấu vết của tri thức; phải là sự thức tỉnh nào đó phát khởi từ lãnh vực đối đãi của tâm lý, một sự trở chiều với hình thái bình thường của kinh nghiệm vốn là đặc tính đời sống thường nhật của chúng ta. Thuật ngữ của Đại thừa gọi đó là chuyển y (Paravritti) “quay trở lại” hay lật ngược ra cái cơ sở của tâm ý,

ở đây toàn bộ kiến trúc tâm thức trải qua một cuộc thay đổi toàn diện. Điều kỳ diệu là một cái thấy của Ngộ (satori) có thể gây ra một lần tái tạo như thế trong cái nhìn của tâm linh. Nhưng các ký lục của Thiền minh chứng điều này có thực. Do đó sự phát khởi của Bát-nhã ba-lamật, một biệt danh của Ngộ (satori), là tinh yếu của Thiền.

* Thiền Mặc Chiếu

Tuy nhiên, có một số Thiền sư cho rằng Ngộ được dựng lên một cách giả tạm; Thiền thực sự không liên quan gì với thứ thêm thắt rườm rà có hại cho dưỡng chất tự nhiên của nó; chỉ cần yên lặng mà ngồi là đủ; đức Phật ở nơi đây, trong cái-không-làm này; kẻ nào làm rùm lên cái chuyện Ngộ, họ không phải là đồ đệ chân thật của Bồ đề đạt ma.
Những vị phản đối Ngộ ấy lại còn nói thêm rằng chân lý cứu cánh của Thiền chính là chỗ bám sát vào Vô tâm; chỉ một chút vết tích ghi dấu những nỗ lực của ý thức, chắc chắn nó sẽ làm tổn thương sự bộc lộ toàn diện của chính vô tâm; và như vậy, đừng có can thiệp vào chân lý cứu cánh, cũng đừng coi nhẹ nó; đây là lập trường của một số Thiền gia chống lại những kẻ chủ trương chứng ngộ. Vì họ chống đối ngộ nên họ không thể không chống cả việc tu tập công án.
Đầu thế kỷ XII phong trào chống đối Ngộ và công án ở Trung Hoa đã nổi lên dữ dội giữa các đồ đệ Thiền đương thời , và sau đây là một bức thư của Đại Huệ viết cho học trò của mình là Lữ Cơ Nghi, cảnh giác ông chống lại những ai từ chối kinh nghiệm liễu đạt về Ngộ hay tự chứng: “Cận thế, nơi chốn tòng lâm có một số tà thiền, chấp bịnh làm thuốc. Bởi vì tự họ chưa từng có chỗ chứng ngộ trong đời sống của mình, họ coi ngộ như là một thứ bày đặt, như một phương tiện đưa đẩy, như một cái hoàn toàn thứ yếu ở Thiền, nằm ở ngoài lề chứ không vào giữa lòng thiền. Vì những ông thầy ấy chưa từng có chỗ chứng ngộ, họ không chịu tin những người thực sự đã trải qua chứng ngộ. Mục đích hướng tới của họ là để nhận cái không tịch ngoan nhiên vô tri - tức là một cái không chi trơ trọi mà họ coi như là vĩnh viễn vượt ngoài những giới hạn của thời gian.
“Để đạt đến trạng thái trống trơn không cùng này, hằng ngày họ tiêu hóa biết bao nhiêu bát cơm và bỏ thời giờ mà ngồi lặng lẽ ngu ngơ. Họ nghĩ rằng đây chính là ý nghĩa của an lành tuyệt đối... Đáng thương thay họ u mê không có cơ duyên nghe được một tiếng nổ đột nhiên (của tuệ giác trong tâm mình)!”.
Những chứng cớ có thẩm quyền mà các nhà mặc chiếu Thiền lấy làm chỗ tựa cho tin tưởng của mình được đề cập đến như sau:
“Khi đức Thích ca mâu ni ở Ma kiệt đà (Magadha), ngài đóng cửa không lên tiếng trong ba tuần. Đây há không phải là một điển hình về lối mặc nhiên của Phật?. Khi ba mươi hai vị Bồ tát tại thành Ti da li (Vaisaili) bàn bạc với Duy ma cật (Vimalakirti) về pháp môn bất nhị, cuối cùng Duy ma im lặng không nói một lời và đức Văn thù (Manjusn) khen hay. Đây há không phải là im lặng mặc nhiên của một vị Đại Bồ tát?. Khi Tu bồ đề (Subhuti) ngồi không trong hang đá không nói một lời, không thuyết một câu về Bát nhã ba la mật. Đây há không phải là sự im lặng của một vị Đại Thanh văn (Sravaka)?. Khi thấy Tu bồ đề ngồi lặng lẽ như thế trong hang đá, thiên đế thích (Sakendra) bèn rải hoa trời cúng dường, cũng không nói một lời. Đây há không phải là sự im lặng của phàm phu?. Khi Bồ đề đạt ma dạo đến xứ này, ngài ngồi suốt chín năm trên Thiếu lâm, lãnh đạm với tất cả những ngôn giáo. Đây há không phải là sự im lặng của tổ sư? Và Lỗ Tổ mỗi khi thấy có một vị tăng đến ngài liền quay mặt vào vách ngồi lặng lẽ. Đây há không phải là sự im lặng của tông sư?

“Trước những sự thật lịch sử này, làm sao người ta có thể bảo rằng tu tập ngồi im lặng mặc nhiên là tà ngụy phi pháp đối với Thiền?”

* Trở lại Thiền Định.- (nhập lưu vong sở)

Đây là một chứng cứ do các thiền gia chủ trương mặc tọa nêu lên vào thời Đại Huệ ở Trung Hoa, tức vào thế kỷ XII.
Screenshot (68).png

Nhưng Đại Huệ bảo rằng chỉ mặc tọa không thôi thì chẳng được việc gì cả, vì nó chẳng đưa đến đâu, vì sự chuyển y không khởi lên trong tâm của mình, để nhờ đó mà người ta bước vào thế giới đa thù bằng một nhãn quan khác hẳn bây giờ.

Những thiền gia mặc tọa nào mà chân trời tâm trí không vươn lên tới cái trình độ gọi là im lặng tuyệt đối khôn dò, họ quờ quạng trong hang tối vĩnh viễn. Họ không thể mở ra con mắt trí tuệ. Vì vậy, họ cần được dẫn dắt bởi bàn tay của một thiền sư chân chính.

Rồi Đại Huệ tiếp tục nêu lên những trường hợp chứng ngộ do một minh sư hướng dẫn; đồng thời lưu ý sự cần thiết tham vấn một bậc đã tỏ ngộ và lật đổ hẳn toàn bộ thủ thuật im lặng vốn cản trở sự tăng trưởng tâm linh thiền. Sự lật đổ toàn bộ cơ cấu này ở đây được Đại Huệ nói theo một thuật ngữ của kinh: 入流亡所 (nhập lưu vong sở) “Bước vào dòng sông và bỏ mất chỗ trú”, ở đó mãi mãi không còn ghi dấu sự đối đãi của động và tĩnh nữa. Ông nêu lên bốn trường hợp điển hình:
1) Thủy đạo hòa thượng nhân khi đang tỉa cây đằng, hỏi Mã Tổ: “Ý của Tổ từ Tây đến là gì?” Mã Tổ đáp: “Lại gần đây ta bảo cho”. Rồi khi Thủy Lạo vừa đến gần, Mã Tổ tống cho một đạp té nhào. Nhưng cái té này khiến cho tâm của Thủy Lạo hoạt nhiên đại ngộ, bất giác đứng dậy cười ha hả, tuồng như xảy ra một việc không ngờ, nhưng rất mong mỏi.
Mã Tổ hỏi: “Nhà ngươi thấy cái đạo lý gì đây?” Lạo đáp: “Quả thật, trăm nghìn pháp môn, vô lượng diệu nghĩa, chỉ trên đầu một sợi lông mà biết ngay được cả căn nguyên”.
Rồi Đại Huệ bàn: “Khi đã chứng ngộ như vậy Thủy Lạo không còn chấp trước vào sự im lặng của Chánh định (Samàdhi) nữa, và vì ngài không còn dính mắc vào đó nên vượt hẳn lên hữu vi và vô vi; ở trên hai tướng động và tĩnh. Ngài không còn nương tựa những cái ở ngoài chính mình nữa mà mở ra kho tàng tự kỷ, nên nói: “Ta đã thấy suốt căn nguyên rồi!”. Mã Tổ biết thế và không nói thêm gì nữa. Về sau, khi được hỏi về kiến giải Thiền của mình, ngài chỉ nói: “Từ thuở nếm cái đạp nặng nề của Tổ, cho đến giờ ta vẫn cười hoài không thôi”(Theo TL. Suzuki)
 
Last edited:

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
101
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Kính chào đạo hữu Thiện thân mến,

Như lời đạo hữu răn dạy, ắt hẳn là tỏ rõ về Chân Như rồi. Chẳng hay trong lúc sinh hoạt hằng ngày của đạo hữu, sự dụng của Chân Như nó ra làm sao ?

Mến kính,
Ba Tuần.
Chánh kiến là phải thay đổi cái nhìn trong sinh hoạt hàng ngày. Cái thấy xưa nay của ông bạn không phải ở chỗ thực tại. Thực tại là mỗi ngày chỉ thấy thực tại mà không để tâm thức mình xen vào. Chuyện không dính dáng đến mình thì đừng dính mắc tức là bị vọng tưởng lôi kéo theo. Đừng sống với quá khứ tức là những cái biết không phải của ông bạn. Những cái biết đó làm ô nhiễm cái thấy của ông bạn.
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,431
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Chánh kiến là phải thay đổi cái nhìn trong sinh hoạt hàng ngày. Cái thấy xưa nay của ông bạn không phải ở chỗ thực tại. Thực tại là mỗi ngày chỉ thấy thực tại mà không để tâm thức mình xen vào. Chuyện không dính dáng đến mình thì đừng dính mắc tức là bị vọng tưởng lôi kéo theo. Đừng sống với quá khứ tức là những cái biết không phải của ông bạn. Những cái biết đó làm ô nhiễm cái thấy của ông bạn.
Kính chào đạo hữu Thiện thân mến,

Như lời đạo hữu răn dạy, ắt hẳn là tỏ rõ về Chân Như rồi. Chẳng hay trong lúc sinh hoạt hằng ngày của đạo hữu, sự dụng của Chân Như nó ra làm sao ?

Mến kính,
Ba Tuần.
Khà ..Khà..
Theo An Long Thì :
-CHÁNH KIẾN = BỤNG ĐÓI !--->Tự Mình Muốn Ăn =Thì Ăn ....Ăn No --> TỨC BỤNG--->Tự Mình Mót Đại Tiện Thì... Đại Tiện
...Đó Là Cái HOẠT DỤNG= CHÂN THẬT Của CHÂN NHƯ ! ???

@= Dùng Cái TÂM GÌ !???...Mà KHÔNG MUA ĐƯỢC BÁNH ĐIỂM TÂM Của LÃO BÀ BÁN BÁNH,,??????
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Chánh kiến là phải thay đổi cái nhìn trong sinh hoạt hàng ngày. Cái thấy xưa nay của ông bạn không phải ở chỗ thực tại. Thực tại là mỗi ngày chỉ thấy thực tại mà không để tâm thức mình xen vào. Chuyện không dính dáng đến mình thì đừng dính mắc tức là bị vọng tưởng lôi kéo theo. Đừng sống với quá khứ tức là những cái biết không phải của ông bạn. Những cái biết đó làm ô nhiễm cái thấy của ông bạn.
Kính chào đạo hữu Thiện thân mến,

Cái này chỉ là lời lặp lại, đâu là cái thấy của đạo hữu Thiện ?

Mến kính,
Ba Tuần.
Ps: Lời lặp lại ấy chỉ là Thức dụng !
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Khà ..Khà..
Theo An Long Thì :
-CHÁNH KIẾN = BỤNG ĐÓI !--->Tự Mình Muốn Ăn =Thì Ăn ....Ăn No --> TỨC BỤNG--->Tự Mình Mót Đại Tiện Thì... Đại Tiện
...Đó Là Cái HOẠT DỤNG= CHÂN THẬT Của CHÂN NHƯ ! ???

@= Dùng Cái TÂM GÌ !???...Mà KHÔNG MUA ĐƯỢC BÁNH ĐIỂM TÂM Của LÃO BÀ BÁN BÁNH,,??????
Kính chào đạo hữu An Long thân mến,

Mót đại tiện, muốn ăn v.v. là tập khí hư vọng từ vô thỉ, gắn liền với thân uế trược này.

Bà bán bánh chẳng cho dùng tâm, chứ chẳng phải không cho ăn bánh !

Mến kính,
Ba Tuần.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Chánh kiến là phải thay đổi cái nhìn trong sinh hoạt hàng ngày. Cái thấy xưa nay của ông bạn không phải ở chỗ thực tại.

Thực tại là mỗi ngày chỉ thấy thực tại mà không để tâm thức mình xen vào.

Chuyện không dính dáng đến mình thì đừng dính mắc tức là bị vọng tưởng lôi kéo theo. Đừng sống với quá khứ tức là những cái biết không phải của ông bạn. Những cái biết đó làm ô nhiễm cái thấy của ông bạn.

ha ha ha [smile]

T lại đang chế tác một mô hình chánh kiến mới [smile]

(i) - Thực Tại .. là không có ý thức của mình chen vào [smile] .. ... thực tại là không có TA ở trong đó [smile]

---> vậy GỖ ĐÁ = là THỰC TẠI .. bởi vì gỗ đá đâu có ý thức như T chen vào ở trong đó [smile]

---> còn T .. đúng là HOANG ĐƯỜNG ... bởi vì T có ý thức .. cho nên T chính là phi thực tại thôi [smile]

*** đã gọi là sinh hoạt hàng ngày CỦA T ---> tức hữu vi [smile] ... hữu vi tức là đã có sự tham dự của ý thức tức là sở hành [smile] ....

**** không để ý thức chen vào ---> thì tức là THÙNG NƯỚC T .. .THÙNG ĐÁ T đang chạy loạn xa vô tri .. vô ý thức đó nhỉ [smile] ... ?? [smie] ...

do đó .. chỉ là phát minh kiến .. do đọc kinh sách pháp ngữ [xxmile]... thường là không đủ [smile]

và khi người thực hành cố gắng đề xướng những mô hình thực tập cho bản thân .. mà tự chế tác hỏng chịu học hỏi những phuơng pháp hữu hiệu .. thì đúng là [smile]

---> mò kim đáy biển [smile] ... và đã tự mình CỐ TÌNH biến CÁI HỌC DỞ DANG nó trở thành DANG DỞ [smile]



(ii) Chuyện liên quan tới T .... thì sao ? [smile]

Chánh kiến là phải thay đổi cái nhìn trong sinh hoạt hàng ngày. T

T mỗi ngày mỗi lời .. đi lên đi xuống .. lật tới lật lui ... mây nước lập lờ [smile]

---> tuyệt đối chắc chắnn T toàn là phi thực tại [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,431
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kính chào đạo hữu An Long thân mến,

Mót đại tiện, muốn ăn v.v. là tập khí hư vọng từ vô thỉ, gắn liền với thân uế trược này..

Bà bán bánh chẳng cho dùng tâm, chứ chẳng phải không cho ăn bánh !

Mến kính,
Ba Tuần.
Kính Bác Ba Tuần .

-Lại CÓ...Những Thứ.. NẰM NGOÀI CHÂN NHƯ ...CHĂNG ??? !...Ôi ! CHÂN NHƯ Sao Lại Còn CÓ UẾ , TRƯỢC !

....Muốn GẶP Long Đàm....Mà Lại Hỏi Đầm Rồng , Hang Cọp !
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 11 2021
Bài viết
1,431
Điểm tương tác
172
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
ha ha ha [smile]

T lại đang chế tác một mô hình chánh kiến mới [smile]

(i) - Thực Tại .. là không có ý thức của mình chen vào [smile] .. ... thực tại là không có TA ở trong đó [smile]

---> vậy GỖ ĐÁ = là THỰC TẠI .. bởi vì gỗ đá đâu có ý thức như T chen vào ở trong đó [smile]

---> còn T .. đúng là HOANG ĐƯỜNG ... bởi vì T có ý thức .. cho nên T chính là phi thực tại thôi [smile]

*** đã gọi là sinh hoạt hàng ngày ---> tức hữu vi [smile] ... hữu vi tức là đã có sự tham dự của ý thức tức là sở hành [smile] ....

**** không để ý thức chen vào ---> thì tức là THÙNG NƯỚC T .. .THÙNG ĐÁ T đang chạy loạn xa vô tri .. vô ý thức đó nhỉ [smile] ... ?? [smie] ...

do đó .. chỉ là phát minh kiến .. do đọc kinh sách pháp ngữ [xxmile]... thường là không đủ [smile]

và khi người thực hành cố gắng đề xướng những mô hình thực tập cho bản thân .. mà tự chế tác hỏng chịu học hỏi những phuơng pháp hữu hiệu .. thì đúng là [smile]

---> mò kim đáy biển [smile] ... và đã tự mình CỐ TÌNH biến CÁI HỌC DỞ DANG nó trở thành DANG DỞ [smile]



(ii) Chuyện liên quan tới T .... thì sao ? [smile]



T mỗi ngày mỗi lời .. đi lên đi xuống .. lật tới lật lui ... mây nướt lập lờ [smile]

---> tuyệt đối chắc chắnn T toàn là phi thực tại [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
Khà Khà...

-MỞ MẮT NGỦ MÊ (Lai Quả Thiền Sư ) ... Mà.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Kính Bác Ba Tuần .

-Lại CÓ...Những Thứ.. NẰM NGOÀI CHÂN NHƯ ...CHĂNG ??? !...Ôi ! CHÂN NHƯ Sao Lại Còn CÓ UẾ , TRƯỢC !

....Muốn GẶP Long Đàm....Mà Lại Hỏi Đầm Rồng , Hang Cọp !
Kính đạo hữu An Long thân mến,

Nếu chẳng có uế trược, thì ắt chẳng có trong ngoài. Nay đã có chẳng ngoài thì ắt vẫn còn uế trược.

Muốn gặp Long Đàm,
Ắt ngoài cảnh chuyển.
Nếu quả chân Long,
Bất thị bất phi.

Mến kính,
Ba Tuần.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính Bác Ba Tuần .

-Lại CÓ...Những Thứ.. NẰM NGOÀI CHÂN NHƯ ...CHĂNG ??? !.
CÓ .... bởi vì có 2 thực tại .. thực tại tục đế và thực tại chân đê (Sắc, Tâm, Tâm Sở, và Niết Bàn) .... những người không có chánh kiến ... tức là không có biết gì về thực tại chân đế [smile]

---> bảo họ nằm trong CHÂN NHƯ .. họ cũng không chịu ... [smile]

*** như vậy .. chỉ có người có sự Chú Tâm đúng (right concentration, chánh định) .. có trí tuệ đúng (chánh kiến, chánh tư duy) .. thì mới có thể thể nhập vào cái THỰC TẠI CHÂN ĐẾ thôi [smile]


..Ôi ! CHÂN NHƯ Sao Lại Còn CÓ UẾ , TRƯỢC !

A ahahhaha [smile]

Ý dẫn đầu các pháp
Ý tạo tác làm chủ [smile]

nếu Ý không phải [smile] DIỆU QUÁN SÁT TRÍ [smile]
Ý là đỉnh "TỘI LỖI" [smile]

....Muốn GẶP Long Đàm....Mà Lại Hỏi Đầm Rồng , Hang Cọp !

muốn gặp Long Đàm ... [smile] ... thì phải biết LONG ĐÀM ở đâu [smile]

tới Long Đàm rồi .. mà hỏng biết Long Đàm là Ai .. thì cứ hói Long Đàm là ai ? [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Hôm qua T có trích 1 đoạn của Bích Nham Lục .. nhưng lại không nói đến chỗ rơi [smile] .. vì có lẽ T luôn ngại CHỖ RƠI [smile]


(1) Tức Đây Dùng --> Tức Lìa Dùng [smile] - Bích Nham Lục

Sư đến từ Bá Trượng, Bá Trượng hỏi: Định đi đâu?

Sư thưa: Đến Giang Tây lễ bái Mã đại sư.

Bá Trượng bảo: Mã đại sư tịch rồi. Ông hãy nói Hoàng Bá hỏi thế ấy là biết mà hỏi hay không biết mà hỏi?

Sư thưa: Con mơ ước đến lễ bái mà phước duyên cạn mỏng không được yết kiến. Chẳng biết bình thường Ngài có lời dạy gì, mong được nghe nhắc lại?

Bá Trượng nhắc lại nhân duyên tái tham vấn Mã Tổ: Mã Tổ thấy ta đến liền dựng đứng cây phất tử (smile),

ta hỏi: Tức đây dùng --> lìa đây dùng? (smile)

Mã Tổ bèn treo cây phất tử ở góc giường thiền. Giây lâu Mã Tổ hỏi ta: Ngươi về sau đập hai miếng da, vì người thế nào?

Ta lấy cây phất tử dựng đứng.
(smile)

Mã Tổ hỏi: Tức đây dùng lìa đây dùng?

Ta đem cây phất tử ---> máng ở góc giường thiền.
(smile)

Mã Tổ chấn chỉnh oai nghi hét một tiếng, ta khi ấy đến ba ngày lỗ tai còn điếc. (smile)

Hoàng Bá bất chợt hoảng hốt le lưỡi. Bá Trượng bảo: Ngươi về sau kế thừa Mã Tổ chăng? Sư thưa: Chẳng phải thế, ngày nay nghe thầy nhắc lại, được thấy Mã đại sư đại cơ đại dụng, nếu kế thừa Mã đại sư về sau mất hết con cháu của con.

Bá Trượng bảo: Đúng thế! Đúng thế! Thấy bằng thầy kém thầy nửa đức, --> trí vượt hơn thầy mới kham truyền thụ ---> Chỗ thấy của ngươi hiện nay quả là có tác dụng vượt hơn thầy.
- Bích Nham Lục, Tắc 11, Hoàng Bá Bọn Ăn Hèm [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 36.- Thiền- "Người được Đốn ngộ có còn tu chăng?"

Tổ Quy Sơn dạy:
Có vị tăng hỏi: "Người được Đốn ngộ có tu chăng?"

Sư trả lời:

"Nếu người khi thật ngộ được gốc thì họ tự biết, tu cùng không tu là lời nói hai đầu.

Như nay có người sơ tâm tuy từ duyên được một niệm đốn ngộ chân lý nơi mình, nhưng vẫn còn Tập khí nhiều kiếp từ vô thuỷ chưa có thể chóng sạch, nên dạy hắn trút sạch dòng thức tạo nghiệp hiện tại, tức là tu vậy.

“Chân lý tự chứng (và bản thân của thực tại) thì không phải một, không phải hai. Do năng lực tự chứng này mà (Thực tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác cũng như cho chính mình; hoàn toàn không thiên lệch với ý tưởng đây kia, giống như mọi vật đều sinh trưởng từ lòng đất.
Chính thực tại hay pháp tánh, không phải hữu tướng, cũng không phải vô tướng; thể của nó như hư không, vượt ngoài tri kiến và liễu giải; pháp ấy vi diệu, khó lấy văn tự mà diễn nói.
“Tại sao thế? Bởi vì nó siêu quá hết thảy cảnh giới của văn tự; siêu quá hết thảy cảnh giới của ngôn thuyết; siêu quá hết thảy các cảnh giới ngữ nghiệp vận hành; siêu quá hết thảy các cảnh giới của hí luận, phân biệt tư lương;siêu quá hết thảy các cảnh giới sở tư của tất cả chúng sinh ngu muội; siêu quá cảnh giới của hết thảy phiền não tương ưng ma sự; siêu quá hết thảy cảnh giới của tâm thức; không bĩ không thử, vô tướng, ly tưởng, siêu quá hết thảy cảnh giới hư vọng; vì trụ nơi tịch vô trụ xứ vốn là cảnh giới của các Thánh giả.
“Này thiện nam tử, cảnh giới tự chứng của các Thánh giả ấy không có sắc tướng, không có cấu tịnh, không có thủ xả, không có trước loạn; thanh tịnh tối thắng; tánh thường bất hoại; dù chư Phật xuất thế hay không xuất thế, ở nơi pháp giới tánh, thể thường nhất. Này thiện nam tử, Bồ tát vì pháp này mà hành vô số cái hành khó hành và khi chứng được pháp thể này thì có thể làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh, khiến cho các loài chúng sinh rốt ráo an trụ trong pháp này. Này thiện nam tử, đó là pháp chân thật, không có “tướng dị biệt, thực tế, thể của Nhất thiết trí, cảnh giới bất tư nghị, pháp giới (Dharmadhatu) bất nhị và đó là môn giải thoát viên mãn ở đó tất cả các nghệ thuật đều được diễn tả đầy đủ trọn vẹn.”

kinh Hoa Nghiêm , bản Hán dịch 40 quyển, chúng ta đọc thấy như vầy:
“Thiện Tài (Sudhana): Đâu là trụ xứ của Bồ tát?
“Văn thù sư lị (Manjusri): Tối thắng đệ nhất nghĩa là trụ xứ của Bồ tát.
Tại sao? Vì tối thắng đệ nhất nghĩa thì bất sinh bất diệt, bất thất bất hoại, bất khứ bất lai; đấy là tất cả những ngôn ngữ; nhưng đệ nhất nghĩa (tức chân lý cứu cánh) không phải là cảnh giới của ngôn ngữ; ngôn thuyết không với tới
được, không thể ghi dấu, không phải là sở tư của lý luận và tư biện. Bản lai không có ngôn thuyết; thể tánh thì tịch tĩnh, chỉ chứng được bằng nội tâm của Thánh giả”.
Sự phân biệt một đằng là thuần kiến văn hay suy lý và một đằng là tự chứng ngộ, phân biệt giữa cái được nói ra và có thể giảng dạy bằng ngôn thuyết và cái hoàn toàn siêu việt những ngôn từ diễn đạt phải được kinh nghiệm bằng nội tâm - sự phân biệt ấy là điều căn bản mà đức Phật đã nhấn mạnh; và tất cả đệ tử của ngài chưa hề bỏ quên không chú trọng sự phân biệt này cho nên trạng thái tự chứng ngộ mà họ mong mỏi chưa từng bị mất hút. Do đó, họ đã được khuyên nhủ là luôn luôn phải tự mình hết sức tinh tiến như lửa cháy trên đầu, hay như một mũi tên độc đã cắm sâu vào da thịt. Họ được thúc đẩy mãnh liệt là hãy nhẫn nhục những điều khó nhẫn, và thực hành cái khó hành nhất trong đời sống của một kẻ hành đạo; có như thế, rồi ra họ mới có thể chứng ngộ chân lý tối thượng là giải phóng mình ra khỏi sự ràng buộc của đời sống.
Dù có những dị biệt về giáo nghĩa, Tiểu thừa hay Đại thừa, tất cả đệ tử trung thành của đức Phật đều thừa nhận tính cách quan trọng của tự chứng ngộ trong đời sống Phật tử. Dù chân lý tự chứng ngộ thì không thể nói và không thể diễn, tất cả giáo lý của đạo Phật đều đã quy tụ quanh nó, và Thiền tông,thừa hưởng những gì chứng được bằng nội tâm trong đạo Phật, đã truyền bá trung thành cái truyền thống này bằng cách nâng cao giác ngộ vượt lên nghi lễ và bác học, và tất cả những hình thức thuần tư biện triết lý. Nếu không vì thế, sự xuất hiện của đức Phật trong thế gian này phỏng có ích lợi gì? Tất cả giới luật, tất cá những thực hành đạo đức và tâm linh phỏng có nghĩa lý gì ?

Khảo cứu về Thiền  - Page 2 Phyt3110

Bài thuyết pháp sau đây của Hoàng long Tử tâm Ngộ Tân Thiền sư cho thấy không gì diễn ra trong lòng của một kẻ học Thiền chân thật.
“Này chư Thượng tọa, thân người khó được, Phật pháp khó nghe. Thân này không nhắm đời nay độ, còn đợi đời nào độ thân này? Nay còn sống đó,các ngài hãy tham thiền đi, tham thiền là để buông bỏ. Buông bỏ cái gì?
buông bỏ bao nhiêu nghiệp thức (karmavijnana) từ vô lượng kiếp đến nay;hãy nhìn xuống dưới gót chân của mình mà suy xét cho thấu đáo để thấy đạo lý ấy là gì? Suy tới suy lui hốt nhiên tâm hoa bừng nở, chiếu khắp mười phương. Sự chứng ngộ thì không thể trao truyền dù chính các ngài biết rõ nó là cái gì ?
“Đây là lúc các ngài có thể biến đất lớn thành vàng ròng, quậy sông dài thành biển sữa. Há không sướng khoái bình sinh sao! Vậy thì đừng phí thì giờ niệm ngôn niệm ngữ mà hỏi đạo hỏi thiền nơi sách vở; bởi vì đạo thiền không ở nơi sách vở. Dù cho thuộc lòng một bộ Đại tạng cũng như Bách gia chư tử, chẳng qua là những lời rỗi rãi, khi chết chẳng dùng được gì”.(Theo TL. Suzuki)
 

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
101
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Sự chứng ngộ thì không thể trao truyền dù chính các ngài biết rõ nó là cái gì? Chỉ vật truyền tâm, người không hiểu rõ được.
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
-Lại CÓ...Những Thứ.. NẰM NGOÀI CHÂN NHƯ ...CHĂNG ??? !...Ôi ! CHÂN NHƯ Sao Lại Còn CÓ UẾ , TRƯỢC !
Danh sách những thứ nằm ngoài Chân Như theo Phật giáo:
Lưu ý: Danh sách này không đầy đủ và có thể thay đổi tùy theo kinh điển và tông phái
STT
Danh mục
Mô tả
1Ngũ Uẩn- Sắc Uẩn: Hình thể vật chất, bao gồm cả thân xác con người và thế giới vật chất xung quanh.
- Thọ Uẩn: Cảm giác, bao gồm cả cảm giác dễ chịu, khó chịu và trung tính.
- Tưởng Uẩn: Nhận thức, bao gồm cả nhận thức về bản thân, thế giới xung quanh và các khái niệm trừu tượng.
- Hành Uẩn: Các hoạt động tạo tác, bao gồm cả hành động thân, lời nói và ý nghĩ.
-Thức Uẩn: Ý thức, bao gồm cả khả năng nhận thức và trải nghiệm thế giới.
2Thập Nhị Nhân Duyên- Vô Minh: Si mê, không hiểu biết về bản chất của thực tại.
- Hành: Hành động tạo tác, do Vô Minh dẫn dắt.
- Thức: Ý thức, sinh khởi từ Hành.
- Danh Sắc: Tên gọi và hình sắc, do Thức dẫn dắt.
- Lục Nhập: Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), do Danh Sắc dẫn dắt.
- Xúc: Xúc chạm, do Lục Nhập dẫn dắt.
- Thọ: Cảm giác, do Xúc chạm dẫn dắt.
- Tưởng: Nhận thức, do Thọ dẫn dắt.
- Ái: Tham ái, do Tưởng dẫn dắt.
- Thủ: Chấp thủ, do Ái dẫn dắt.
- Sinh: Sinh ra, do Thủ dẫn dắt.
- Lão Tử: Già nua và chết, do Sinh dẫn dắt.
3Tam độc- Tham: Tham lam, ham muốn những thứ không thuộc về mình.
- Sân: Sân hận, tức giận và oán hận.
- Si: Si mê, không hiểu biết về bản chất của thực tại.
4Tứ Diệu Đế- Khổ: Đau khổ, bất hạnh.
- Tập: Nguyên nhân của khổ đau.
- Diệt: Sự chấm dứt khổ đau.
- Đạo: Con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau.
5Bát Chánh Đạo- Chánh Kiến: Nhận thức đúng đắn về bản chất của thực tại.
- Chánh Tưởng: Suy nghĩ đúng đắn.
- Chánh Ngữ: Lời nói đúng đắn.
- Chánh Nghiệp: Hành động đúng đắn.
- Chánh Mạng: Sinh kế đúng đắn.
- Chánh Cần: Nỗ lực đúng đắn.
- Chánh Niệm: Tỉnh thức đúng đắn.
- Chánh Định: Tập trung đúng đắn.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
669
Điểm tương tác
610
Điểm
93
Nội Thiền .- Bài 37.- Truyền trao y bát.

Sự truyền thừa Pháp Thiền. Theo Sử chép.
  • Tiểu giáo Thiền, được công truyền phổ khắp Thượng Toạ Bộ, lẫn Đại Chúng Bộ.
  • Đại giáo Thiền được truyền thừa Trong Đại Chúng Bộ.- Kể từ Phật Thích Ca truyền cho Tổ Ca Diếp, kế tục ở Ẩn Độ được 28 đời. Đến đời thứ 28 là Đạt Ma Tổ Sư, Pháp Thiền truyền sang Trung Quốc tiếp tục 6 đời thì đến Lục Tổ Huệ Năng. Lục Tổ phân chi ra thành Ngũ gia Tông Phái.

a/. Truyền trao y bát.
Theo truyền thống Bắc Tông PG. Các Vị Thánh sau khi đắc Thiền, chứng Đạo không gọi là A la Hán như Nam Tông, mà được gọi là TỔ , và được Ấn chứng bằng Y Bát của Vị Tổ đời trước truyền lại.

Ví dụ:

Đức Phật truyền Y bát cho Tổ Ma Ha Ca Diếp làm Tổ thứ nhất, Tổ Ma Ha Ca Diếp truyền cho ngài A Nan làm Tổ thứ nhì v.v...

Khi truyền đến Lục Tổ Huệ Năng (Tổ đời thứ 33). Vì Chánh Pháp đã được Phổ hóa rộng rãi, Thiền Phong, Pháp nhãn đã được thấm nhuần, nên Y bát không truyền trao nữa.

Dưới cửa Lục Tổ có bốn mươi ba người đắc pháp, mỗi mỗi hóa độ một phương, đều là chánh thống, trong đó có Nam Nhạc Hoài Nhượng, Thanh Nguyên Hành Tư và Hà Trạch Thần Hội nổi bậc nhất. Phái Nam Nhạc sau này sanh ra Lâm Tế và Qui Ngưỡng hai tông, phái Thanh Nguyên sau này sanh ra Vân Môn, Pháp Nhãn, Tào Động ba tông. Còn gọi là "Ngũ Gia Tông Phái". Gồm: Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn, Tào Động, Vân Môn.

Như bài kệ tán thán:

“Pháp nhãn tạng được truyền thừa, bắt đầu từ nhứt hoa hiện thoại.
Đạo mạch trường lưu không ngoài ngũ diệp lưu phương.
Dòng Tào Khê, nước chảy từ nguồn.
Pháp Đốn Tiệm sáng soi kim cổ”.


b/. Truyền Tâm Ấn.(Tâm tâm tương Ấn, Tổ Tổ tương truyền )

Tâm Chân Như (Chân Tâm) của chúng sanh hàm chứa hai đặc tính. TỊNH và ĐỘNG.

- Hạng Phàm phu thì chấp "Động", lấy phần "động" tức 6 Tri kiến của 6 giác quan, chúng nó chỉ là biểu hiện của Tâm cho đó là THỨC, Lại chấp lấy Thức Tâm này là NGÃ. Vì vậy "Tâm của chúng sanh" chỉ là VỌNG TÂM. Ngã chấp của chúng sanh chỉ là HUYỄN NGÃ.

Vì "Thức tâm" chỉ là một nữa của Tâm, nên chỉ là một thể BẤT TOÀN. Do Tâm Thức Bất Toàn nên các sự thấy nghe hay biết (6 Tri kiến) của "Vọng Tâm- Huyễn Ngã" đều không đú̀ng "Sự thật" (không khế hợp NHƯ).

- Hàng Nhị Thừa (Thanh Văn- Duyên giác) ngược lại tu "Chỉ"- tu "Quán" Bỏ "Động" về "Tịnh". Thủ chấp Tịnh làm Vô Ngã. cho đó là Niết Bàn. Nhưng chưa biết được rằng "Tịnh" đó cũng là một "thể Bất Toàn" khác ! Nên cũng chưa đến CHÂN NHƯ.

+ Ngộ Tánh Luận Tổ Đạt Ma nói:

Loạn Và Định Đều Rời

  • Xả thân chẳng tiếc là đại bố thí.
  • Rời hẳn động và tịnh là đại tọa thiền.
  • Phàm phu chuyên động.
  • Nhị thừa chuyên tịnh.
  • Rời động và tịnh hơn hẳn phàm phu và Nhị thừa nên gọi là đại tọa thiền.
  • Hiểu được ý này thì biết được tất cả pháp, thì lành được tất cả bệnh, là năng lực đại thiền định.
(hết trích)

Thiền cho hành giả ý chỉ trên. Hành Pháp ấy gọi là "Đốn Pháp", trái với Đốn Pháp là "Tiệm Pháp" (Đốn là thẳng tắc, Tiệm là từ từ).

- Người từ Pháp Thiền Đốn Giáo này mà Thể Nhập Chân Như , được Chân Lý, được Đạo.- Đó là Siêu Việt Tri Kiến.- Đó mới là CHÂN NGÃ (Chân Như mới là CHÂN NGÃ , là TA Thật) ,

- Thường- Lạc- Ngã- Tịnh là 4 đức Niết Bàn. Nên Thể nhập được Chân Ngã tức là được Niết Bàn. Chư Phậ̉t 3 đời đều Nhập Đại Niết Bàn này .

* Chân Như- Chân Ngã không thể dùng Tri Kiến của Phàm phu mà biết được. Đức Phật dạy Phải Dùng Trí Huệ Bát Nhã mà thể nhập. Thế nào là Bát Nhã Trí ?

Ở Hiển Tông Ký. Tổ Thần Hội nói:

"Bát Nhã Vô Tri, Vận Lục Thông, Nhi Hoàng Tứ Trí"

"Bát nhã không biết (Bát Nhã Vô Tri) mà vận lục không thành tựu tứ trí".

Khi sống được với Bát nhã thì không có cái hiểu biết theo phàm tình là phân biệt tốt xấu, thiện ác, hay dở, khen chê v.v... Tất cả những cái đó lặng mất thì sẽ vận dụng được thần thông và rộng truyền bốn chân lý. Nói vô tri mà có tứ trí và sáu thông đâu phải là không biết.

Nói rộng hơn cho dễ hiểu là khi biết vụn vặt giả dối thì không biết cái sâu xa, chân thật.

Thí dụ như những người có cái khôn vặt ở thế gian như khôn lanh, xảo nguyệt, lường gạt, dối trá v.v... thì những người đó không bao giờ hiểu sâu xa về triết lý cao siêu. Bởi họ cứ lẩn quẩn trong cái khôn vặt để lường gạt người đời nên không phát huy được cái khôn chân thật của thánh hiền.

Tóm lại Bát nhã không có cái biết, chạy theo sáu trần giả tướng bên ngoài mà có cái biết tứ trí sáu thông nên gọi là "Không biết mà biết".
(hết trích)

Bát Nhã Chân Trí cũng tức là CHÂN NHƯ LÝ.

* Do đó: Tông chỉ Thiền là truyền đạt CHÂN NHƯ LÝ, (cũng là CHÂN TÂM). "TÂM" ấy chư Phật và Chúng sanh vốn sẳn đủ không sai khác.

Tâm Hành giả khế hợp được "Tâm Chân Như" của Tổ .- Gọi là ĐẮC TÂM ẤN. (Tâm tâm tương Ấn, Tổ Tổ tương truyền).

mã tổ.jpg
 
Last edited:

thiện

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 2 2024
Bài viết
101
Điểm tương tác
55
Điểm
28
Chư Phật ba đời chỉ nên tự biết ở nơi mình, sự tự chứng tự giác của Phật không bao giờ có thể lãnh hội được bằng tri thức suy luận không hiện thực được cảnh giới bát nhã chân như.
Cảnh giới bát nhã chân như là cảnh giới nội tâm.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,098
Điểm tương tác
690
Điểm
113
Chư Phật ba đời chỉ nên tự biết ở nơi mình, sự tự chứng tự giác của Phật không bao giờ có thể lãnh hội được bằng tri thức suy luận không hiện thực được cảnh giới bát nhã chân như.
Cảnh giới bát nhã chân như là cảnh giới nội tâm.

Hề hề,

Phật đạo không mơ hồ như những lời "thiện" thốt ra đâu!?

Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên