Cùng tìm hiểu về Như Lai Thiền

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính bác Ngọc Quế !

Con thiệt là mắc cở khi phải nói chuyện này :

Số là hôm qua, khi con đang ngồi thiền, rồi cái .....khi con tỉnh dậy, thấy .....thì ra hồi nảy đến giờ mình đã nằm ngủ ngon lành :015::015::015:

Trời ơi ! chuyện gì đã xảy ra vậy ? Con không biết con đã nằm xuống hồi nào nữa !

Kính !




[/NEN]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Hoàng-Trí kính !
hihi! Sư Huynh ơi ! Sư Huynh đã nằm xuống lúc mà cái lưng Sư Huynh nó hỏng chịu ngồi tiếp nữa á ! hihi! ước gì nhà em ở kế bên nhà Sư Huynh
để mỗi khi thấy Sư Huynh ngồi thiền thì cách 5 phút em chơi 1 viên pháo, để giúp Sư Huynh thiền toạ đừng bị ngủ gục. Còn hỏng ấy thì em dùng ống chích để bơm nước vô xịt Sư Huynh nhe ! chịu hong ?
hihi ! em có nhiều cách lắm !

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính bác Ngọc Quế !

Con thiệt là mắc cở khi phải nói chuyện này :

Số là hôm qua, khi con đang ngồi thiền, rồi cái .....khi con tỉnh dậy, thấy .....thì ra hồi nảy đến giờ mình đã nằm ngủ ngon lành :015::015::015:

Trời ơi ! chuyện gì đã xảy ra vậy ? Con không biết con đã nằm xuống hồi nào nữa !

Kính !




[/NEN]

Chào Hoàng Trí !

Với người không có Mật pháp thì đây là trường hợp "trôi xuôi theo dòng sanh tử".
Còn với người mà Mật pháp đang chu chuyển trong người thì đây là một giai đoạn, một "khúc quanh có thể có". Không sao đâu, chừng một tuần lễ là qua thôi.

(Bangtam không nên xịt nước hay làm chuyện gì khác để đánh thức hành giả. Hãy để hành giả "ngủ đả rồi dậy").

Khoa học ngày nay chỉ biết những người bị bệnh bẫm sinh, những quái thai dị tật là do gene bị lỗi hay đột biến :

gene dotbien.jpg gene loi.jpg

nhưng khoa học ngày nay do vì không biết nguyên nhân sâu xa của vấn đề _ chỉ là do Nhân Quả mà thôi _ nên vẫn chưa có cách khắc phục.

Với người có Mật pháp thì ngủ trong cơn thiền là một hình thức tích cực sửa những "gene bị lỗi", sau chừng khoảng một tuần lễ ngủ khi đến giờ thiền thì sức khỏe của hành giả khá hơn _ nghiệp chướng được giải tỏa nhiều, không có gì đáng ngại.

Còn người không có Mật pháp mà hôn trầm _ ngủ gục _ thì không tốt. Nếu có người trực thiền thì chỉ một hơi thở nhẹ thổi bên tai là hành giả giật mình tỉnh ngay (chứ không nên dùng pháo nổ như bangtam nói).

Thiền tập thể như phái Tào động thì họ dùng cây bảng đập vào vai người ngủ gục, nhưng nếu trong đám thiền sinh mà có người đang nhập thiền thì âm thanh của cây bảng đập vào kẻ kia sẽ làm ảnh hưởng đến cơn thiền của người này. Thước bảng chỉ được dùng tới khi trong thiền đường không có ai nhập thiền được cả.

bảng.jpg
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Ngọc Quế !

Như con bệnh loạn tưởng hơi bị nhiều, con không tập trung đếm hơi thở được (cứ bị lộn mãi). Có người bày cho con vẽ một chấm đen trên vách hay thắp một cây nhang rồi chăm chú nhìn vào đốm lửa.


Kính bác, liệu con có thể thực hành theo phương pháp đó hay không ?

Kính !




[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính bác Ngọc-Quế và Hoatihon !
Thưa; trước đây bangtam cũng chấm một chấm đen " để tập trung tư tưởng" thì có thành quả tốt ... nhưng coi chừng hư con mắt! Vì nhìn chấm đen một hồi lâu thì nó phát sáng, và sau đó nó di chuyển ra khỏi vị trí, lúc đó bangtam không còn cần điểm đen trên tấm giấy nữa, vì ngày hay đêm nó đều xuất hiện, dù là lúc đó bangtam đang làm việc gì cũng thấy nó. Nhưng đến khi bangtam đã rảnh rổi quay lại định tâm thì nó cũng lại phát sáng chói, rồi lơ lửng giữa không trung, nhưng một hồi thì nó đến gần con mắt, làm cho bangtam bị "lé" hồi nào không hay.
Thấy thị giác của mình đã sẵn yếu, mà tập trung bằng cách nầy coi bộ không ổn, nên bangtam bõ.
Tuy rằng bt đã bõ cách nầy khá lâu, nhưng qua mấy năm rồi thỉnh thoảng nó vẫn xuất hiện một đốm sáng lơ lửng trước mắt.
Còn chuyện bt gặp một chấm đen bằng hột đậu trắng trước khi tập cách trên, cho đến bây giờ là một việc khác. Hột đậu trắng đen thui nầy luôn luôn nằm trên sách, hay dưới đất. Nó cũng di chuyển, nhưng chỉ qua phía bên tay trái mà thôi. Cái nầy y học gọi là Binlađen đó hihi!
Thưa; vài hàng con kính trình bày, xin bác Ngọc-Quế chỉ dạy thêm cho chúng con.

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]




Kính bác Ngọc Quế !

Như con bệnh loạn tưởng hơi bị nhiều, con không tập trung đếm hơi thở được (cứ bị lộn mãi). Có người bày cho con vẽ một chấm đen trên vách hay thắp một cây nhang rồi chăm chú nhìn vào đốm lửa.


Kính bác, liệu con có thể thực hành theo phương pháp đó hay không ?

Kính !




[/NEN]
Chào hoatihon !

Có vài quyển sách dạy về thiền định, hướng dẫn người ta bằng cách này (làm cho bangtam cũng xém bị "mang kính đen ra đường" :015:)

Làm cách này vẫn được, song không tránh khỏi bệnh chóng mặt, mờ mắt sau khi định được tâm.

Có người quán ánh sáng trước mặt, hay tưởng tượng một hình ảnh Phật để định tâm. Sau này sẽ bị hồi hộp, đau tim và nhức đầu.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính bác Ngọc Quế !

Ngoài cảm giác "ngứa thiệt là ngứa" trên mặt, con còn bị thêm đau lưng, nhức xương, nhức gân đủ thứ, mà hể con mở mắt ra _ cũng đồng nghĩa là chịu thua _ thì cái đau nhức, cái ngứa ngáy nó tan biến đi đâu mất. Còn hể con nhắm mắt restar lại _ thì những thứ không mong muốn ấy cũng đồng thời tái phát.

Kính bác, vậy con phải làm sao để ngồi được yên đây ?

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Ngoài cảm giác "ngứa thiệt là ngứa" trên mặt, con còn bị thêm đau lưng, nhức xương, nhức gân đủ thứ, mà hể con mở mắt ra _ cũng đồng nghĩa là chịu thua _ thì cái đau nhức, cái ngứa ngáy nó tan biến đi đâu mất. Còn hể con nhắm mắt restar lại _ thì những thứ không mong muốn ấy cũng đồng thời tái phát.

Kính bác, vậy con phải làm sao để ngồi được yên đây ?

Kính !

Chào Hắc phong !

Cái bệnh LOẠN ĐỘNG của bạn là do SÁT NGHIỆP quá nặng (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp) trong kiếp quá khứ làm thành chướng ngại.

Ngọc Quế có ý kiến như vầy : BẠN NÊN TÍCH CỰC PHÓNG SANH để giảm nhẹ SÁT NGHIỆP.

Bạn có thể làm thêm :

_ Trong khi sổ tức, lúc hơi thở ra, hãy nhìn theo sóng mủi tưởng như thấy được hơi thở ấy là một luồng khói trắng, từ lổ mủi lan tỏa xuống đến ngực rồi tan nhẹ ra.
Hãy để tư tưởng theo dõi luồng hơi trắng ấy, thả nhẹ tư tưởng tan theo.

*. Có khi không thấy được luồng hơi trắng nói trên, mà chú ý thấy những bợn trắng xoay tròn khi tan khi tụ trước mặt, phía dưới lổ mủi. Trong trường hợp nầy, luồng hơi hay bợn trắng ấy tự có, chớ không phải do tưởng tượng hay quán tưởng mà sinh ra.

Ghi chú : Đây chỉ là pháp tạm đối trị, người KHÔNG BỊ LOẠN ĐỘNG THÌ KHÔNG DÙNG.


 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính thưa bác Ngọc Quế !

Thưa bác, hàng ngày con không thích coi phim ảnh, phim kinh dị lại càng không. Ấy vậy mà khi con ngồi công phu thì ....có những hình ảnh ghê rợn, những âm thanh "sởn tóc gáy" xuất hiện, làm cho con sợ muốn chết.
Thưa bác, con phải làm sao ?

Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính thưa bác Ngọc Quế !

Thưa bác, hàng ngày con không thích coi phim ảnh, phim kinh dị lại càng không. Ấy vậy mà khi con ngồi công phu thì ....có những hình ảnh ghê rợn, những âm thanh "sởn tóc gáy" xuất hiện, làm cho con sợ muốn chết.
Thưa bác, con phải làm sao ?

Kính !
Chào bangtam và các bạn !

Theo Ngọc Quế thì đây là cái đám âm binh, nó tới nó phá cho vui.

Hôm trước Ngọc Quế có nói sơ qua về SẠCH SẼ rồi đó !

Nơi mình ngồi thiền phải sạch sẽ (bao gồm luôn không có mùi hành tỏi), quần áo phải sạch sẽ, phải đánh răng súc miệng (không để còn mùi đồ ăn), không ngồi nơi có âm khí (có người vô tình cất nhà ngay trên mộ của người xưa,....).
Sự thờ phượng trong nhà phải trang nghiêm, không ô uế,........
Nếu nhà bạn gần lò giết mổ thì .....chỉ có nước DỌN NHÀ đi chỗ khác mà ở.

Cuối cùng là phải học thuộc lòng những Danh Hiệu Trừ Tà sau đây, để khi hữu dụng đọc nhanh mà không vấp váp :


1. Nam Mô U Minh Giáo Chủ, cứu nạn bổn tôn, cứu vạn minh đồ, Đại Thánh Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
2. Nam Mô Phật Mẫu Chuẫn Đề Vương Bồ Tát
3. Nam Mô Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát.
4. Nam Mô cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
5. Nam Mô Oai Âm Vương Bồ Tát.
6. Nam Mô Chư Long Thần Hộ Pháp, Hộ Pháp Bồ Tát Ma Ha Tát.

Bạn cầu cứu đến những vị này thì tụi nó sẽ "chạy tét" !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thưa các bạn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Giai đoạn NHẬP THIỀN nhé !

D. NHẬP THIỀN (hay Chính Danh Thiền Định) :

Thưa các bạn, các giai đoạn mà chúng ta đã bàn qua chỉ là phần dạo đầu của người sơ học muốn tu Thiền. Sau khi tập trung tư tưởng đếm hơi thở, Dứt tư tưởng (nhưng vẫn thở đều, chứ không phải ngưng thở) một thời gian, hành giả sẽ lần nhập Thiền định.

Kể từ khi Nhập Thiền trở đi mới gọi là Nhập Môn, còn mang tiếng ngồi thiền mà không nhập thiền được thì chỉ là "ngồi chơi" mà thôi, hành giả vẫn còn là kẻ "đi lòng vòng bên ngoài thiền đường".

Các môn thiền khác _ Thiền Minh Sát (Vipasana), Thiền Chỉ Quán, Thiền theo Lục Diệu Pháp Môn .... đều hơi giống nhau về trạng thái Nhập Thiền. Kể từ khi Nhập Thiền được thì Thiền Sinh mới thực biết "thế nào là Thiền định ?!".

Nhập Thiền là lúc CÁI SỐNG CỦA TA HÒA TAN VỚI VŨ TRỤ, mơ mơ tỉnh tỉnh, biết người biết mình mà vẫn thông, không phải mơ hồ lý thuyết suông nữa.

Trong cơn thiền, các cõi lần mở, sức nhập thiền càng cao, cảnh hiện càng rõ ràng.
Thường thấy, đều đặn hay không là bởi nơi ta cả...

Kể chung các môn thiền, từ đây huyền bí lần hiện ra, tâm tư cảm thông vũ trụ, lưỡi đã nếm được mùi Tiên vị Thánh; Đạo lý cụ thể lần, ta dần dần thực biết là mặn ngọt hay nồng đượm.

Từ đó Huệ Tâm, Huệ Nhãn lần tỏ sáng, ta biết việc phải tránh, ta rõ việc nên làm, Giới Luật Phật giáo ta không phải cố gắng gượng ép mà giữ được tròn đủ cả (như đức Lục Tổ đã nói "Tâm bình hà lao trì giới, Hạnh trực hà dụng tu thiền").



 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Cùng các bạn !
Thực ra trong Thiền có nhiều điều "không nên nói" vì sẽ ảnh hưởng có khi không tốt cho thiền sinh, cho nên tài liệu "phổ biến được" rất hạn chế, nhưng Ngọc Quế cũng cố gắng "chôm" một bài thơ diễn tả cảm giác khi nhập thiền của một vị ẪN SĨ, hy vọng là có thể làm hành trang cho chúng ta :

nhap thien.jpg
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Cùng các bạn !
Thực ra trong Thiền có nhiều điều "không nên nói" vì sẽ ảnh hưởng có khi không tốt cho thiền sinh, cho nên tài liệu "phổ biến được" rất hạn chế, nhưng Ngọc Quế cũng cố gắng "chôm" một bài thơ diễn tả cảm giác khi nhập thiền của một vị ẪN SĨ, hy vọng là có thể làm hành trang cho chúng ta :


[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]



Kính bác Ngọc Quế con xin phép "phóng lớn lên" để các bạn con dễ thưởng thức :



[/NEN]
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/nhapthien2.jpg"]
...

















































...
[/NEN]
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Thưa các bạn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Giai đoạn NHẬP THIỀN nhé !

D. NHẬP THIỀN (hay Chính Danh Thiền Định) :

Thưa các bạn, các giai đoạn mà chúng ta đã bàn qua chỉ là phần dạo đầu của người sơ học muốn tu Thiền. Sau khi tập trung tư tưởng đếm hơi thở, Dứt tư tưởng (nhưng vẫn thở đều, chứ không phải ngưng thở) một thời gian, hành giả sẽ lần nhập Thiền định.

Kể từ khi Nhập Thiền trở đi mới gọi là Nhập Môn, còn mang tiếng ngồi thiền mà không nhập thiền được thì chỉ là "ngồi chơi" mà thôi, hành giả vẫn còn là kẻ "đi lòng vòng bên ngoài thiền đường".

Các môn thiền khác _ Thiền Minh Sát (Vipasana), Thiền Chỉ Quán, Thiền theo Lục Diệu Pháp Môn .... đều hơi giống nhau về trạng thái Nhập Thiền. Kể từ khi Nhập Thiền được thì Thiền Sinh mới thực biết "thế nào là Thiền định ?!".

Nhập Thiền là lúc CÁI SỐNG CỦA TA HÒA TAN VỚI VŨ TRỤ, mơ mơ tỉnh tỉnh, biết người biết mình mà vẫn thông, không phải mơ hồ lý thuyết suông nữa.

Trong cơn thiền, các cõi lần mở, sức nhập thiền càng cao, cảnh hiện càng rõ ràng.
Thường thấy, đều đặn hay không là bởi nơi ta cả...

Kể chung các môn thiền, từ đây huyền bí lần hiện ra, tâm tư cảm thông vũ trụ, lưỡi đã nếm được mùi Tiên vị Thánh; Đạo lý cụ thể lần, ta dần dần thực biết là mặn ngọt hay nồng đượm.

Từ đó Huệ Tâm, Huệ Nhãn lần tỏ sáng, ta biết việc phải tránh, ta rõ việc nên làm, Giới Luật Phật giáo ta không phải cố gắng gượng ép mà giữ được tròn đủ cả (như đức Lục Tổ đã nói "Tâm bình hà lao trì giới, Hạnh trực hà dụng tu thiền").



[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính bác Ngọc Quế !
Tất cả mọi hành giả đều nhập thiền giống nhau hết hay là mỗi người mỗi kiểu ?
Nhập thiền có phân biệt Chánh hay Tà gì không ?
Xin bác giải thích thêm cho chúng con được rõ.

Kính !


[/NEN]
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính bác Ngọc Quế !
Tất cả mọi hành giả đều nhập thiền giống nhau hết hay là mỗi người mỗi kiểu ? (1)
Nhập thiền có phân biệt Chánh hay Tà gì không ? (2)
Xin bác giải thích thêm cho chúng con được rõ.

Kính !


[/NEN]
Cám ơn Hoàng Trí đã hỏi.

(1).
Tất cả mọi hành giả đều nhập thiền giống nhau hết hay là mỗi người mỗi kiểu ?

Bài trên là mới nói khái quát, chung chung, đi vào chi tiết thì "thiên hình vạn trạng", nhiêu khê lắm.

Hành giả thì mỗi người mỗi tiền duyên căn kiếp khác nhau, cho nên khi nhập thiền thì cũng mỗi người mỗi khác. Ta có thể tạm phân ra làm 5 nhóm căn cơ :

  1. Căn cơ Phàm phu Thiền là những người bản chất hiền lành, ôn hòa, biết kính trên nhường dưới, ưa những điều thanh cao tốt đẹp.
  2. Căn cơ Ngoại đạo Thiền thường là những người nóng nảy, háo thắng, không chịu thua ai, dầu là một lời nói, tính ích kỹ hơi nhiều.
  3. Căn cơ Tiểu Thừa Thiền là những người bản chất dễ thuận hợp với môi trường tu hành trang nghiêm, thanh tịnh. Khi đọc những Giới điều của đạo Phật, họ cảm thấy "chuyện này không có gì là khó lắm, chỉ cần cố gắng một chút là giữ được thôi".
  4. Căn cơ Đại Thừa Thiền là những vị khi đọc Kinh sách Bát nhã thấy dễ nhớ dễ tiếp cận, Định Tâm hơi yếu.
  5. Căn cơ Tối Thượng Thừa, là những vị nghe Giáo Lý Bát Nhã cảm thấy như "cá gặp nước", như "tìm lại được nhà mình".

(2).
Nhập thiền có phân biệt Chánh hay Tà gì không ?


CHÁNH & TÀ THIỀN :

Mặc dầu Như Lai Thiền dung chứa tất cả Chánh và Tà, nhưng chỉ tạm dụng Tà để hướng hành giả trở về Chánh _ hay nói khác đi là giúp hành giả "vượt lên chính mình" _ cho nên thật là cần thiết phải phân định rõ chỗ này.

Thế nào là TÀ thiền ?


Tất cả các thiền pháp chìu theo ý thích của ta, dùng ý chí của ta chế ngự ngoại cảnh, đạt các môn thần thông, "xuất hồn xuất vía", làm những chuyện phi thường "cứu nhân độ thế".
Nói chung là TĂNG TRƯỞNG BẢN NGÃ. _ dẫu là đem cái "tiểu ngã" về cho hòa nhập cùng "Đại ngã" . Bởi cớ sao nhà Phật gọi chuyện này là Tà ? Vì Tiểu ngã và Đại Ngã là 2 cái CÓ (HỮU VI) dầu có hòa nhập vẫn là CÓ, mà có đối đải thì dòng Sinh Tử Luân Hồi vẫn còn triền miên bất tận.


Có người bảo "Ta chứng được Tâm" (trường hợp nguyenviettri, ...v...v...) hay "Tâm chứng được Ta", thì vẫn là Tà Thiền. Vì sao ? Vì "Ta chứng" tức là có Ngã Tướng (có điểm tựa của pháp riêng rẻ). Dầu "Ta chứng Tâm" hay Tâm chứng Ta" thì cũng thế _ còn thấy CÓ HAI là còn Vô minh đó _ còn Vô minh thì không thể là Chánh Thiền được.


Thế nào là Chánh Thiền ?


Chánh Thiền có 2 mốc được xác định :


1/ Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi _ Quả Vô Sanh _ A La Hán quả (phần Giác).

2/ Toàn Giác _ thực chứng MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA (trí Đại Bát Nhã).




 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Cám ơn Hoàng Trí đã hỏi.

(1).
Bài trên là mới nói khái quát, chung chung, đi vào chi tiết thì "thiên hình vạn trạng", nhiêu khê lắm.

Hành giả thì mỗi người mỗi tiền duyên căn kiếp khác nhau, cho nên khi nhập thiền thì cũng mỗi người mỗi khác. Ta có thể tạm phân ra làm 5 nhóm căn cơ :

  1. Căn cơ Phàm phu Thiền là những người bản chất hiền lành, ôn hòa, biết kính trên nhường dưới, ưa những điều thanh cao tốt đẹp.
  2. Căn cơ Ngoại đạo Thiền thường là những người nóng nảy, háo thắng, không chịu thua ai, dầu là một lời nói, tính ích kỹ hơi nhiều.
  3. Căn cơ Tiểu Thừa Thiền là những người bản chất dễ thuận hợp với môi trường tu hành trang nghiêm, thanh tịnh. Khi đọc những Giới điều của đạo Phật, họ cảm thấy "chuyện này không có gì là khó lắm, chỉ cần cố gắng một chút là giữ được thôi".
  4. Căn cơ Đại Thừa Thiền là những vị khi đọc Kinh sách Bát nhã thấy dễ nhớ dễ tiếp cận, Định Tâm hơi yếu.
  5. Căn cơ Tối Thượng Thừa, là những vị nghe Giáo Lý Bát Nhã cảm thấy như "cá gặp nước", như "tìm lại được nhà mình".
(2).

CHÁNH & TÀ THIỀN :

Mặc dầu Như Lai Thiền dung chứa tất cả Chánh và Tà, nhưng chỉ tạm dụng Tà để hướng hành giả trở về Chánh _ hay nói khác đi là giúp hành giả "vượt lên chính mình" _ cho nên thật là cần thiết phải phân định rõ chỗ này.

Thế nào là TÀ thiền ?


Tất cả các thiền pháp chìu theo ý thích của ta, dùng ý chí của ta chế ngự ngoại cảnh, đạt các môn thần thông, "xuất hồn xuất vía", làm những chuyện phi thường "cứu nhân độ thế".
Nói chung là TĂNG TRƯỞNG BẢN NGÃ. _ dẫu là đem cái "tiểu ngã" về cho hòa nhập cùng "Đại ngã" . Bởi cớ sao nhà Phật gọi chuyện này là Tà ? Vì Tiểu ngã và Đại Ngã là 2 cái CÓ (HỮU VI) dầu có hòa nhập vẫn là CÓ, mà có đối đải thì dòng Sinh Tử Luân Hồi vẫn còn triền miên bất tận.


Có người bảo "Ta chứng được Tâm" (trường hợp nguyenviettri, ...v...v...) hay "Tâm chứng được Ta", thì vẫn là Tà Thiền. Vì sao ? Vì "Ta chứng" tức là có Ngã Tướng (có điểm tựa của pháp riêng rẻ). Dầu "Ta chứng Tâm" hay Tâm chứng Ta" thì cũng thế _ còn thấy CÓ HAI là còn Vô minh đó _ còn Vô minh thì không thể là Chánh Thiền được.


Thế nào là Chánh Thiền ?


Chánh Thiền có 2 mốc được xác định :


1/ Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi _ Quả Vô Sanh _ A La Hán quả (phần Giác).

2/ Toàn Giác _ thực chứng MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA (trí Đại Bát Nhã).

Kính bác Ngọc Quế !
Con mới vào diễn đàn, chưa có tu thiền gì cả, nhưng con muốn biết :
ĐẠI ĐỊNH có phải là CHÁNH THIỀN hay không ?
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con mới vào diễn đàn, chưa có tu thiền gì cả, nhưng con muốn biết :
ĐẠI ĐỊNH có phải là CHÁNH THIỀN hay không ?
Kính !

Chào người bạn mới !

Vâng ! chuyện Chánh và Tà hãy còn nhiều điều cần biết thêm.

Đại Định là gì ?

Là hành giả Nhập Định sâu, cả tuần lễ trở lên (có khi cả tháng), những vị A La Hán cũng thường dùng Đại Định _ nhập định 7 ngày _ bóp chết căn trần, để nhập Diệt Tận Định (nhập Niết Bàn).
Nhưng không vì thế mà ta có thể khẳng định rằng Đại định là Chánh Thiền, bởi Ngoại đạo cũng có những vị nhập Đại định được.

Ngày xưa trước giai đoạn 6 năm khổ hạnh, Đức Phật Thích Ca cũng từng tham học qua với các vị Thầy Ngoại đạo tại Ấn độ, và chỉ trong một thời gian ngắn đức Phật đã nhập được đến những tầng thiền mà vị Đạo trưởng ấy tâm đắc. Vì chưa thỏa mãn đức Phật từ giả vị thầy này ra đi tìm vị khác (mặc dầu Thầy đã đề nghị "hãy ở lại, cùng cai quản đồ chúng"). Đến vị khác (trình độ tu chứng cao hơn vị trước) đức Phật cũng thành tựu những tầng thiền như thầy dễ dàng, đức Bổn Sư lại ra đi, cứ như thế đến Đệ Bát Định là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định Ngài cũng học từ Ngoại Đạo. Không thỏa mãn Phật mới tách ra tu khổ hạnh (solo).

Trong 9 bậc Định là :

Sơ thiền định.
Nhị thiền định.
Tam thiền định.
Tứ thiền định.
Không vô biên xứ định.
Thức vô biên xứ định.
Vô sở hữu xứ định.
Phi tưởng phi phi tưởng xứ định.
Diệt tận định.

thì đức Phật đã thành tựu hết tám.

Phật lại bảo A-nan: “Khi chưa thành Phật, ta có thị hiện vào pháp ngoại đạo của Uất-đầu-lam-phất tu học Bốn thiền, Tám định, thọ nhận và thực hành giáo pháp của ông ấy. Từ khi thành Phật đến nay, ta chê trách pháp của ông ấy; dần dần khuyến khích, dắt dẫn cho mọi người đều được vào đạo Phật, mà Tu-bạt-đà là người sau chót. Như Lai dùng ngọn đuốc trí tuệ lớn để đốt cháy ngọn cờ tà kiến như lá cỏ khô bị ném vào giữa ngọn lửa lớn.
http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-20231_5-30_6-1_17-448_14-2_15-2/
Chỉ có Diệt Tận Định là đặc trưng Chánh pháp Phật, nhưng khi thành đạo dưới cội Bồ Đề đức Phật đã không kinh qua môn Định này, mà chỉ trước khi nhập Đại Niết Bàn đức Phật mới hiễn thị lần lượt nhập xuất 9 bậc Thiền định này 3 vòng.

http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-20232_5-30_6-1_17-448_14-2_15-2/

Như thế chuyện Chánh và Tà cũng hãy còn nhiều điều cần phải nói.

Có khi thầy Tà mà trò không Tà _ Như Phật Thích Ca (trò) và ông Uất Đầu Lam Phất (thầy).
Có khi thầy Chánh mà trò không Chánh _ như Phật Thích Ca và ông Đề Bà Đạt Đa; như Đức Ngủ Tổ Hoằng Nhẫn và Ngài Thượng Tọa Thần Tú.

Lại nữa chúng ta cũng cần phải biết thêm rằng :

_ TRONG CHÍNH ĐẠO (đạo của bậc Đại Giác Ngộ) THÌ MUÔN PHƯƠNG TIỆN (kể cả Tà pháp) VẪN KHÔNG NGOÀI CHÂN LÝ.

_ TRONG TÀ ĐẠO (đạo của Thiên Ma Ba Tuần) THÌ DÙ MẶC ÁO GIỐNG NHƯ PHẬT, RAO GIẢNG NHỮNG LỜI PHẬT NÓI, CŨNG CHỈ LÀ TRÒ XÍ GẠT NGƯỜI (để chiêu mộ đồ chúng).

Phân biệt mà không có gì để phân biệt, gồm tất cả mà không có gì cả là CHÍNH THIỀN NHƯ LAI.

 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính bác Ngọc Quế !
Phật lại bảo A-nan: “Khi chưa thành Phật, ta có thị hiện vào pháp ngoại đạo của Uất-đầu-lam-phất tu học Bốn thiền, Tám định, thọ nhận và thực hành giáo pháp của ông ấy. Từ khi thành Phật đến nay, ta chê trách pháp của ông ấy; dần dần khuyến khích, dắt dẫn cho mọi người đều được vào đạo Phật, mà Tu-bạt-đà là người sau chót. Như Lai dùng ngọn đuốc trí tuệ lớn để đốt cháy ngọn cờ tà kiến như lá cỏ khô bị ném vào giữa ngọn lửa lớn.
http://hoavouu.com/D_1-2_2-57_4-2023...448_14-2_15-2/


Con chưa hiểu vì sao Phật lại quở Ông Uất Đầu Lam Phất ?
(Theo bác nói thì ông đã nhập đến đệ bát định kia mà)
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !

Con chưa hiểu vì sao Phật lại quở Ông Uất Đầu Lam Phất ?
(Theo bác nói thì ông đã nhập đến đệ bát định kia mà)
Chào Ngọc Tuấn !

Phật thương nên Phật mới quở, chớ Phật không còn Ngã chấp để mà hơn thua với ai.

Vì sao thương ? Vì với ngoại đạo thì thiền định và thần thông là tất cả, họ có thể từ bỏ mạng sống nhưng không thể từ bỏ thần thông và thiền định _ là phương tiện duy nhất để bảo lưu và phát triễn thần thông _ điều này là mầm mống họa hoạn về sau :


<!--[if gte mso 9]><xml> <o:OfficeDocumentSettings> <o:RelyOnVML/> <o:AllowPNG/> </o:OfficeDocumentSettings> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:DoNotOptimizeForBrowser/> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]Chuyện xảy ra sau khi Phật nhập Đại Niết Bàn, ông Uất[/FONT][FONT=&quot] Đầu Lam Phất chứng[/FONT][FONT=&quot] được ngũ thông _ đệ bát định _ [/FONT][FONT=&quot]đến đi qua lại trong hư không (Thần Túc Thông) [/FONT][FONT=&quot]làm cho Vua nước Ma Kiệt[/FONT][FONT=&quot] Đà rất tôn kính, thỉnh ông vào cung dùng ngọ mỗi ngày,[/FONT][FONT=&quot] lại cho ông được phép ra vào trong cung không cần mệnh lệnh.[/FONT][FONT=&quot]
Một hôm vua có việc đi tuần du bên ngoài, dặn dò người cung nữ trưởng nhóm phi tần phải thay vua tiếp đón Ông Uất đầu Lam Phất thật chu đáo, phải tôn kính cung phụng ông _ như đối với vua vậy.
[/FONT]

[FONT=&quot] Vị nữ quan thừa Thánh chỉ, khi[/FONT][FONT=&quot] đại tiên[/FONT][FONT=&quot] đến thì mời ngồi, trà rượu đầy đủ, lại sai các cung nữ khác ca múa nhạc, còn mình thì đích thân dâng rượu, ông Uất [/FONT][FONT=&quot]Đầu Lam Phất ngất ngây vì cảm giác đế vương, lại thêm những đụng chạm vô tình với tuyệt thế giai nhân, tâm ô nhiễm khởi lên, lòng xao xuyến lâng lâng khiến ông bị mất thần thông.[/FONT][FONT=&quot] Ăn uống no say xong rồi, nói lời từ tạ nhưng ông không bay lên hư không[/FONT][FONT=&quot] được nữa, đành phải đi bộ về. :eek:nion46:
[/FONT]

[FONT=&quot] Ông Uất [/FONT][FONT=&quot]Đầu Lam Phất đi bộ từ vương cung về đến nơi ông ta thường ngồi nhập định hàng ngày, lòng ân hận lo lắng rối bời.
Sao hôm nay chim chóc kêu hót vang trời như thế ? Lại thêm khỉ khò vượn hú, mang tát, hổ gầm mọi âm thanh huyên náo làm ông không định tâm để nhập thiền được nữa, ông[/FONT]
[FONT=&quot] sanh tâm sân hận và phát lời thề ác :

[/FONT]
[FONT=&quot]- Ta quyết hóa thành con chồn dữ, nhưng thân có cánh như chim, bắt hết các loài khác, thân ta to ba ngàn dặm, hai cánh mỗi bên rộng một ngàn năm trăm dặm, khi vào rừng thì bắt hết tất cả các loài trong rừng, lặn vào nước bắt hết các loài cá trạnh ở dưới nước.[/FONT]

[FONT=&quot](Huyền Trang _ Đại Đường Tây vực ký)[/FONT]
[FONT=&quot]-----[/FONT]

[FONT=&quot]Vì lời thề ác đó sau này ông thác sinh thành một quái thú giống như loài "Chồn bay" bây giờ [/FONT](Cynocephalus variegatus) :

chon bay.jpg C_variegatus1.jpg

Như Lai Thiền không lấy huyền bí thần thông làm cứu cánh, mà lấy Tuệ Giác Tuyệt Đối làm đích đến.


Đây là chỗ khác biệt giữa Chánh và Tà Thiền
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Ngọc Quế !

Có lần sau buổi ngồi thiền, ba con lấy giấy bút ra cắm cúi viết (cả đời ông ít khi cầm bút).
Con lén xem thì thấy Ông ghi như vầy :

_ Người đàn bà bận áo đen, bên vai trái, nói "mọi chuyện không có gì đáng lo".

_ Đốm sáng từ xa bay lại, xẹt qua, xẹt lại rồi vụt tắt.

Kính bác chuyện này là như thế nào ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên