Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
vanphap
Guest
Đúng vậy, Đúng vậy Làm một đạo nhân vô tâm đâu có dễ. Phải tu hành bền bỉ kên trì như người mài sắt thành kim, đến khi hội đủ nhân duyên mới thành Phật đạo được.Tích truyện về Ngài Vô Trước.
[FONT=border=]Tinh thần tu tập phải có nhất tâm, kiên trì (tức muốn cầu vô niệm phải có thực chứng của hữu niệm. "Sơ thiền, nhị thiền, tứ thiền...'')[/FONT]
Nhưng tới đây cũng chưa đủ phải có tâm từ bi mẩn. Muốn có được tâm từ bi mẩn không phải chỉ đọc kinh sách mà còn phải thực hành nữa cơ.
Vô niệm chỉ là một cái giả danh, tu là phải hành, rèn luyện thân tâm thì mới thật là chơn niệm.
Cuối cùng sự thị hiện của Ngài Di Lặc là nói lên thực chứng của Vô Niệm. Ha ha.
Khi thể nhập được tánh chân như thì mười phương Chư Phật sẽ hiện tiền. Ở đây là Phật Di Lặc.Nhưng thầy nghĩ, có lẽ nó sẽ đau đớn vô cùng nếu thầy dùng ngón tay để bắt. Thầy bèn quỳ gối xuống đất, nhìn vào cái đống thịt thối ghê tởm, và nhắm mắt lại. Thầy cúi sát hơn, thè lưỡi... Ðiều kế tiếp thầy được biết là cái lưỡi thầy chạm xuống đất.
Anh bitridung ơi !
Thượng Tọa Thần Tú xuất thân là quan văn _ học thức thuộc vào hàng Tiến sĩ _ gần gủi đức Ngủ Tổ ít nhất cũng hơn 10 năm, chắc có lẻ thuộc lời của Ngủ Tổ còn nhiều hơn anh phải không ?
Nhưng không hiểu vẫn là không hiểu, Ngũ Tổ là người thừa đương Y Bát của Phật Thích Ca mà vẫn không thể giúp cho TT Thần Tú hiểu được Tâm Ấn của Phật, thì Thầy Viên Quang có lẻ cũng không thể giúp gì cho anh hơn.
Vậy con kính xin thấy Tổng quản di chuyển bài của con và của anh bitridung ra khỏi chuyên đề Vô Niệm này để khỏi làm loãng chủ đề.
Kính !
Bạn ơi , BTD không có chờ đợi thầy V/Q giúp đỡ cái gì đâu ngoài nhờ thầy Tổng Quản trả lại các bài trong đây về vị trí cũ vì Hoa Tí Hon cũng có quyền di chuyển bài trong topic do đạo hữu Cầu Pháp lập ra sao ?Nhưng không hiểu vẫn là không hiểu, Ngũ Tổ là người thừa đương Y Bát của Phật Thích Ca mà vẫn không thể giúp cho TT Thần Tú hiểu được Tâm Ấn của Phật, thì Thầy Viên Quang có lẻ cũng không thể giúp gì cho anh hơn
Kính anh bitridung !.....
BTD là học trò của Lục Tổ , không phải của Thần Tú.
......
ĐH Cầu Pháp mến ! Trước hết BVN xin gởi lời chào và tán thán sự chuyên tâm tu học của ĐH . Chúng ta cùng sinh hoạt chung trong một Diễn đàn Phật pháp nên chia sẻ những điều giáo lý chúng ta hiểu biết cho vườn hoa Tâm ngày thêm khởi sắc ,vì vậy ĐH đừng đề cao quá khiến quý Thầy ,Cô và bản thân BVN sẻ tự mãn .Quân bất kiến,
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Huyễn hóa không thân thị pháp thân.
Kính lễ Thầy Tổng Quản,
Hôm nay con xin phép được thỉnh an Quí thầy Admin Tổng Quản, Quản trị viên cao cấp cô Bạch Vân Nhi và thiện hữu tri thức điều hành viên, trí tuệ viên thông, thân tâm thịnh tịnh, phúc đức vẹn toàn.
Nhân đây con là @Cầu Pháp có một chút thắc mắc về nghĩa và từ ngữ.
Đoạn trích dẫn trên, xin thưa có phải là từ ngữ Hán Việt?
Và con cũng mong Quí thầy giải nghĩa về bài Pháp này.
Sau cùng là Quí Thầy thấy topic này không thích hợp ở Box Phật học chuyên đề thì chuyển qua box Phòng Chát Linh Tinh ?
Thân kính
vanphap
Guest
Không biết ban điều hành diễn đàn có nhận ra chỗ này không.Thiện nam tử! Như Lai nơi nhân địa tu theo tự tánh Viên Giác, chiếu soi bản thể của tự tánh vốn tịch diệt, biết rõ thân tâm thế giới như hoa đốm trên không, vậy thì thân tâm vốn không, lấy gì để thọ sanh tử luân hồi? Cái KHÔNG này là vì bản tánh vốn không, chẳng phải do tạo tác thành không. Cái biết đó ví như hư không, kẻ biết như hư không đó tức là tướng hoa đốm cũng chẳng thể nói không có tánh tri giác, CÓ với KHÔNG đều lìa, ấy mới gọi là tùy thuận giác tánh trong sạch...
Thiện nam tử! Bồ Tát này và chúng sanh đời mạt pháp tu tập tâm này đều được thành tựu. Vì bản giác vốn đầy đủ, dù nói tu tập thành tựu, thật vốn vô tu, cũng vô thành tựu. Vì Viên Giác phổ biến chiếu soi, tịch diệt bất nhị, trong đó bao gồm trăm ngàn muôn ức a tăng kỳ bất khả thuyết vô số hằng sa thế giới của chư Phật, ví như hoa đốm hiện trên hư không, khởi diệt lăng xăng, chẳng hợp chẳng lìa, chẳng trói buộc, chẳng giải thoát, vì thế mới biết chúng sanh bổn lai thành Phật, sanh tử Niết Bàn đều như việc trong mộng.
Sao lại xóa đi vậy. Rồi lại không cho VanPhap vào Form Phật học chuyên đề để viết bài hoành dương giáo lý.(V/Q xóa, lý do : làm loãng chủ đề)
www.chuahaiduc.orgĐH Cầu Pháp mến ! Trước hết BVN xin gởi lời chào và tán thán sự chuyên tâm tu học của ĐH .
............
BVN
Hiền huynh Cầu Pháp thân mến !
Kiến thức của hiền huynh tuy không sai, nhưng chưa vượt qua chữ CÓ (HỮU VI), thì tiểu muội xin huynh đừng bàn đến chữ VÔ cho nó rối tung lên.
Kính !
[FONT=border=]<b><!--?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com[FONT=border=]<o![]()
></o
>Ai chê ngu mình chịu, miển là mình đẹp là được rồi, hé, có phải vậy, khà khà...<o
></o
>[/FONT]
Còn gì cần nói nữa ?
Kẻ ngu làm việc cho tự lợi
Chư Phật làm việc cho tha lợi
Hãy nhìn sự khác nhau.
.......
.......
.
"Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân"
Kính quý vị thiện tri thức !
Ở bên Phật học Tổng Quan, bác Ngọc Quế thấy người tu chúng ta có những cầu mong chưa chính đáng (cầu khỏe mạnh, gia đình êm ấm hạnh phúc, sống lâu, làm ăn phát tài, cầu thần thông phép lạ, danh uy hiễn hách, ......) cho nên bác ấy đã xây dựng chính kiến :
http://www.diendanphatphap.com/dien...g-Ôn-Học-Phật-Pháp-_-Bài-1-_-Phát-tâm-ban-đầu
http://www.diendanphatphap.com/dien...háp-_-Bài-2-_-Cầu-Giải-Thoát-Sinh-Tử-Luân-Hồi.
http://www.diendanphatphap.com/dien...g-cho-tất-cả-chúng-sinh-đồng-sanh-An-Lạc-Quốc.
http://www.diendanphatphap.com/dien...Học-Phật-pháp-_-Bài-4-_-Cầu-Chân-Lý-Tuyệt-Đối
Nhưng đó là Thông Giáo (Tiệm Giáo) còn ở đây, bài này Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác viết trên tinh thần CHỈ THẲNG CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI _ nó vượt ra ngoài Thông Giáo rồi.
Căn bản là Tổ đã thấy "cái CHÂN" vốn là cái mà ta đã có thì còn cầu gì nữa !
Quý vị thử nghĩ xem, có bao giờ chúng ta nói với cha của mình "Con muốn Ba là Ba của con" hay không ? Dĩ nhiên là không bao giờ, phải không ?!
Chúng ta đã yên chí _ biết chắc chắn 100% _ rằng "Ba là Ba của mình" rồi thì còn cầu mong gì nữa ?!
Chỉ người nào không chắc chắn điều này mới còn cầu mong.
Trong Kinh Lăng Nghiêm đức Phật có ví dụ về chàng Diễn Nhã Đạt Đa do bị bệnh tâm thần cho nên THẤY LẦM là "mình không có đầu", để rồi hắn ta chạy Đông chạy Tây đi kiếm cái đầu.
Còn những người không điên, có ai đi kiếm cái đầu của mình hay không ?
Cho nên Tổ nói "bất cầu Chân" vì các Ngài nhìn thấy "cuộc sống này vốn không ngoài Chân Lý, còn cầu cái gì nữa ?!" (Nhất Chân, nhất thiết Chân _ thấy được Chân Lý Tuyệt Đối rồi, thì hết thảy đều Chân).
.........
bài này Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác viết trên tinh thần CHỈ THẲNG CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI _ nó vượt ra ngoài Thông Giáo rồi.
Căn bản là Tổ đã thấy "cái CHÂN" vốn là cái mà ta đã có thì còn cầu gì nữa !
Quý vị thử nghĩ xem, có bao giờ chúng ta nói với cha của mình "Con muốn Ba là Ba của con" hay không ? Dĩ nhiên là không bao giờ, phải không ?!
Chúng ta đã yên chí _ biết chắc chắn 100% _ rằng "Ba là Ba của mình" rồi thì còn cầu mong gì nữa ?!
Chỉ người nào không chắc chắn điều này mới còn cầu mong.
Vâng đúng vậy , cái đầu của ý thức không là cái chúng ta tìm kiếmTrong Kinh Lăng Nghiêm đức Phật có ví dụ về chàng Diễn Nhã Đạt Đa do bị bệnh tâm thần cho nên THẤY LẦM là "mình không có đầu", để rồi hắn ta chạy Đông chạy Tây đi kiếm cái đầu.
Còn những người không điên, có ai đi kiếm cái đầu của mình hay không ?
V/Q xin trân trọng tấm lòng thương tưởng của Bạn .kính Lễ Thầy VIÊN QUANG
KÍNH THƯA THẦY VIÊN QUANG
Con là Pha Lê xin phép được kính vấn thầy một việc về Pháp Vô Vi
Số là con gần đây mới tham gia làm thành viên ,nhưng trước đây con đã từng đọc bài trên Diễn Đàn
Trước kia con có được xem bài pháp "TỊCH DIỆT VÔ SANH " của thầy Viên Quang giảng về thể Vô Sanh Tịch Diệt , con rất lấy làm tâm đắc .Cuối bài thầy đã kết luận về sự an lạc có khi hiểu Vô Sanh và trả lời câu hỏi của một đạo hữu hỏi về viêc thời gian cần tu để chứng Vô Sanh ... thầy Viên Quang đã giảng là Ngộ Vô Sanh thì ngộ , còn chứng Vô Sanh thì không dễ ; thầy Viên Quang có nói ý là dù chỉ Ngộ Vô Sanh cũng được an lạc thảnh thơi như cá dưới nước . Thế mà bây giờ con đem pháp ấy của thầy giảng trả lời bạn Hungcom thì bạn ấy cho là sai bét .
Con xin thề là con nói sự thật chớ không có đặt điều gì đâu thầy ơi , xin thầy Viên Quang nhớ lại bài pháp mà chính thầy viết chớ con không nói dối đâu . Và xin thầy hiểu cho là con rất buồn vì sự học hỏi trên Diễn Đàn làm con không có đủ tin tưởng nữa
Xin thầy Viên Quang xá tội cho con
KÍNH
thành viên suongphale
vien quang nói:Còn với câu bạn dẫn chứng "ngộ thì như con cá tung tăng dưới nước và lúc nào cũng thấy vui vẻ hạnh phúc trong kiếp sống, nhưng không thoát khỏi kiếp cá ."
dường như là của người khác nói đấy Bạn . VÌ (đến chỗ tận cùng ) TỊCH DIỆT LÀ KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ NÓI ( VÔ NGÔN).VÔ SANH LÀ KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ VUI HAY BUỒN ( VÔ TÁC).
vien quang nói:Theo V/Q theo dõi thì bạn Hungcom không có trực tiếp xúc phạm đến vị nào cả. Phiền suongphale copy lại và trích dẫn link cụ thể.
V/Q rất vui vì có những thành viên gắn bó với Diễn đàn lâu như bạn.KÍNH LỄ thầy VQ
Nếu con nhớ không lầm ,lúc đó thầy Viên Quang có post một cái hình con cá vàng đang lội trong nước tung tăng và nói một câu phụ đề về con cá đang thảnh thơi ( trí nhớ con không tệ đâu thưa thầy VQ, con còn nhớ rõ lắm.)
Vì theo như thầy lúc đó nói, NGỘ vô sanh là chưa CHỨNG vô sanh , có nghĩa là chưa đến chỗ tịch diệt Vô Ngôn , Vô Tác , và không có gì để vui hay buồn .
Còn CHỨNG vô sanh thì là đến chỗ tịch diệt , vô ngôn , vô tác , và không có gì để vui hay buồn
Bây giờ thì hóa ra NGỘ và CHỨNG trộn lộn rồi, nói ngộ mà hiểu là chứng bèn thôi tu thì thua rồi . Ngộ vô sanh là hiểu sâu pháp Vô Sanh nhờ nghe giảng nói , nghiên tầm , quán xét ... là nhờ vào ý thức mà hiểu sâu.
Vì bạn nói :Kính thưa thầy
Con không hề nói bạn Hungcom xúc phạm đến vị nào cả , sao thầy V/Q lại đặt vấn đề này ra ?
Còn bài pháp "Tịch Diệt Vô Sanh " thầy V/Q giảng cách đây cũng nhiều năm rồi , ở Diễn Đàn trước khi thay đổi hình thức còn gọi là " Hình Động Phật Giáo " và con không thể tìm thấy Link và không thể copy và không thể tìm thấy bài . Thật lạ một điều là thầy V/Q viết mà không chịu nhớ dùm con nay nói có phần khác nhiều .
Thật ra có nhiều người cho là chỉ đọc vài bài kinh bài kệ hiểu được ý kinh là thành Phật . Quan niệm này con thấy nên lên tiếng để giúp họ thôi ..
Forum Vô Niệm do thành viên Cầu Pháp lập ra nhưng đã trở thành Hoa Ti Hon , rồi Hung com lập ra và quản lý từ lúc nào con không rõ nên có nhiều vấp váp .Kính mong thầy tha thứ về sự xâm phạm đến forum này
vanphap
Guest
Kinhvua nói hay lắm!kingvua nói:chào các bạn.Trong topic nầy,mọi người đang bàn luận lời của Tổ.Vậy các bạn đã hiểu ý,quên lời chưa?Các bạn đã sống với vô niệm chưa?Cái gì làm chướng ngại trạng thái vô niệm?Vài lời thô thiển,mời các cao nhân chỉ dạy.Thân.
vienquang nói:Đây là giáo lý "Thông giáo" của tất cả Tam thừa (Đại thừa, Quyền Thừa, Tiểu Thừa); vượt lên trên Thông giáo là giáo lý Tối Thượng Thừa _
Thật hay giả như nhau .Hãy vượt lên trên nhị biên .-Nếu là thật sao thiền sư lại phủ định ?
-Giả cũng phủ định, thật cũng phủ định.
Đại Quang cuối cùng đại ngộ.
(Thiền Vị)
Bạn bitridung vẫn chưa trả lời câu hỏi của hoatihon.hoatihon nói:Kính anh bitridung !bitridung nói:.....
BTD là học trò của Lục Tổ , không phải của Thần Tú.
......
Xin anh cho biết vì sao anh tự xưng như thế ?
1. Anh đọc Kinh Pháp Bảo Đàn và thấy mình hiểu hết.
2. Anh có Túc Mạng Thông, biết được kiếp trước đã từng là học trò của đức Lục Tổ.
3. Thầy hiện tại của anh tuy mang thân nữ nhi, nhưng rất khác thường, mọi người đều kính cẫn gọi là "Ông Lục".
4. Cả câu 1 và 3 đều đúng.
5. Anh chỉ buộc miệng nói bừa để giành phần hơn.
Hoatihon chờ đợi câu trả lời của anh để "nhìn bà con".
Kính !
vanphap
Guest
Hắc Phong, Hoa ti hon có biết bất nhị pháp môn không?Bấy giờ, Duy-ma-cật nói với các Bồ tát hiện diện: «Thưa các nhân giả, thế nào là Bồ tát vào Pháp môn bất nhị? Mong các vị hãy tùy chỗ sở thích của mình mà trình bày.»
1. Trong hội có Bồ tát Pháp Tự Tại[2] nói: « Thưa chư nhân giả, sanh và diệt là hai. Pháp trước vốn không sanh, nay tất không diệt. Lãnh hội pháp nhẫn vô sanh này là vào Pháp môn bất nhị.»
2. Bồ tát Đức Thủ[3] nói: «Ngã và ngã sở là hai. Nhân bởi có ngã nên có ngã sở. Nếu không có ngã thì không có ngã sở. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
3. Bồ tát Bất Huyến[4] nói: «Thọ và bất thọ[5] là hai. Nếu không thọ các pháp thì không khả đắc.[6] Vì không khả đắc cho nên không thủ, không xả, không tác, không hành. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
4. Bồ tát Đức Đỉnh[7] nói: «Cáu bẩn và thanh tịnh là hai. Thấy được tánh của cáu bẩn thì không còn tướng tịnh, thuận theo tướng tịch diệt. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
5. Thiện Tú[8] Bồ tát nói: «Động và niệm[9] là hai. Không động thì không niệm. Không niệm thì không phân biệt. Đạt đến chỗ này là vào Pháp môn bất nhị.»
6. Bồ tát Thiện Nhãn[10] nói: «Nhất tướng với vô tướng là hai. Hiểu được nhất tướng rốt ráo là vô tướng, không chấp vào vô tướng để thành tựu bình đẳng, đó là vào Pháp môn bất nhị.»
7. Bồ tát Diệu Tý[11] nói: «Tâm Bồ tát với tâm Thanh-văn là hai. Quán tướng của tâm vốn rỗng không, hư ảo, thì chẳng có tâm nào là tâm Bồ tát hay tâm Thanh-văn. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
8. Bồ tát Phất-sa[12] nói: «Thiện và bất thiện là hai. Nếu không khởi thiện hay bất thiện là nhận chân thật tế của vô tướng. Thông suốt như vậy là vào Pháp môn bất nhị.»
9. Bồ tát Sư Tử nói: «Tội, phước[13] là. Hiểu được tánh của tội chẳng khác tánh của phước. Lấy trí tuệ kim cang mà quyết rõ tướng này, không ràng buộc, chẳng giải mở; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
10. Bồ tát Sư Tử Ý[14] nói: «Hữu lậu và vô lậu là hai. Nếu chứng các pháp là bình đẳng thì chẳng khởi tưởng hữu lậu hay vô lậu, không vướng vào tướng, không trụ vô tướng; đó là vào Pháp môn bất nhị.”
11. Bồ tát Tịnh Giải[15] nói: «Hữu vi, vô vi là hai. Nhưng nếu lìa các số[16] thì tâm như hư không,[17] trí tuệ thanh thịnh, chẳng còn chỗ trở ngại; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
12. Bồ tát Na-la-diên[18] nói: «Thế gian và xuất thế gian là hai nhưng tánh của thế gian là không thì cũng là xuất thế gian. Ở trong đó không vào, không ra, không đầy,[19] không tan; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
13. Bồ tát Thiện Ý[20] nói: «Sinh tử và Niết bàn là hai. Nếu thấy được tánh của sinh tử thì chẳng còn sinh tử, không trói buộc, không cởi mở, không bùng cháy, không dập tắt.[21] Hiểu được vậy là vào Pháp môn bất nhị.»
14. Bồ tát Hiện Kiến[22] nói: «Tận và bất tận là hai. Trong cứu cánh, pháp tận cũng như bất tận đều chính là tướng vô tận.[23] Tướng vô tận tức là không.[24] Không thì không có tướng tận hay bất tận. Vào chỗ đó là vào Pháp môn bất nhị.»
15. Bồ tát Phổ Thủ[25] nói: «Ngã và vô ngã là hai. Ngã còn không thể nắm bắt được, phi ngã làm sao nắm bắt? Nhìn ra thật tánh này của ngã thì không khởi nhị nguyên nữa; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
16. Bồ tát Điện Thiên[26] nói: «Minh, vô minh là hai. Nhưng thật tánh của vô minh chính là minh. Minh cũng không thể thủ, lìa hết thảy số.[27] Ở trong đó mà bình đẳng không hai; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
17. Bồ tát Hỷ Kiến[28] nói: «Sắc và Sắc Không là hai. Sắc chính là Không, không phải do sắc diệt mà không, nhưng tính của Sắc tự nó là Không. Thọ, Tưởng, Hành và Thức cũng vậy. Thức và Không là hai. Thức cũng chính là Không, không phải do Thức diệt mà không, vì tánh của Thức chính là Không vậy. Thông đạt chỗ này là vào Pháp môn bất nhị.»
18. Bồ tát Minh Tướng[29] nói: «Bốn đại chủng và không đại chủng[30] là hai. Tánh của bốn đại chủng chính là không đại chủng. Cũng như tiền tế[31] và hậu tế đều là không, cho nên trung tế cũng là không. Thấu suốt tánh này của bốn đại chủng là vào Pháp môn bất nhị.»
19. Bồ tát Diệu Ý[32] nói: «Con mắt, và sắc là hai. Nếu biết tánh của con mắt ở nơi sắc chẳng khởi tham, sân, si, đó là tịch diệt. Cũng vậy, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với cảm xúc, ý với các pháp là hai. Nếu biết thật tánh của ý ở nơi pháp chẳng khởi tham, sân, si, đó là tịch diệt. An trụ trong đây là vào Pháp môn bất nhị.»
20. Bồ tát Vô Tận Ý[33] nói: «Bố thí và hồi hướng đến nhất thiết trí là hai. Nhưng tánh của bố thí chính là sự hồi hướng đến nhất thiết trí. Cũng vậy, trì giới , nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ với hồi hướng nhất thiết trí là hai. Nhưng tánh của trí tuệ là tánh của hồi hướng nhất thiết trí. Ở trong đây mà thâm nhập nhất tướng, là vào Pháp môn bất nhị.»
21. Bồ tát Thâm Huệ[34] nói: «Đây là không, đây là vô tướng, đây là vô tác, là hai.[35] Nhưng không tức là vô tướng. Vô tướng tức là vô tác. Không, vô tướng, vô tác tức không tâm, không ý, cũng không thức.[36] Ở trong một giải thoát môn cũng chính trong cả ba giải thoát môn. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
22. Bồ tát Tịch Căn[37] nói: “Phật, Pháp, Chúng là hai. Phật tức là Pháp. Pháp tức là Chúng. Tam bảo này tướng vô vi, bình đẳng với hư không, hết thảy các pháp cũng vậy. Thấu suốt Pháp này là vào Pháp môn bất nhị.”
23. Bồ tát Tâm Vô Ngại[38] nói: «Thân với thân diệt[39] là hai. Thân cũng chính là thân diệt. Vì sao? Vì thấu rõ thật tánh của thân thì không còn khởi ý niệm về thân hay thân diệt, vì cả hai rốt ráo là bất nhị, không khác. Ở trong đó mà không kinh, không sợ, là vào Pháp môn bất nhị.»
24. Bồ tát Thượng Thiện[40] nói: «Thân, khẩu, ý thiện[41] là hai. Tướng của ba nghiệp này là vô tác. Tướng vô tác của thân tức là tướng vô tác của miệng. Tướng vô tác của miệng tức là tướng vô tác của ý. Tướng vô tác của ba nghiệp này tức là tướng vô tác của hết thảy pháp. Nếu có thể tùy theo trí tuệ vô tác như vậy là vào Pháp môn bất nhị.»
25. Bồ tát Bồ tát Phước Điền[42] nói: «Phước hành, tội hành và bất động hành[43] là hai. Thật tánh của ba hành là không. Không bố thí, không phước hành, không tội hành, không bất động hành. Không khởi ba hành này là vào Pháp môn bất nhị.»
26. Bồ tát Hoa Nghiêm[44] nói: «Từ ngã mà khởi nhị nguyên, đó là hai. Thấy thật tướng của ngã, nhị nguyên này sẽ không khởi. Nếu không trụ nơi pháp nhị nguyên thì không có thức. Không có gì được nhận thức, đó là vào Pháp môn bất nhị.»
27. Bồ tát Bồ tát Đức Tạng[45] nói: «Sự có sở đắc là phân hai. Nếu không sở đắc thì không thủ cũng không xả. Không thủ, không xả là vào Pháp môn bất nhị.»
28. Bồ tát Nguyệt Thượng[46] nói: «Tối, sáng là hai. Không tối, không sáng thì không hai. Vì sao? Như nhập diệt tận định thì chẳng còn tối hay sáng. Tướng của hết thảy các pháp cũng như vậy. Ở trong đó bình đẳng mà vào. đó là vào Pháp môn bất nhị.»
29. Bồ tát Bảo Ấn Thủ[47] nói: «Vui thích Niết bàn, không vui thích thế gian là sự hai. Nếu không vui thích Niết bàn, không chán ghét thế gian, thế thì không có hai. Vì sao? Nếu có buộc mới có cởi. Nhưng nếu chẳng có buộc ràng thì ai mong cầu cởi trói? Không ràng buộc, không cởi mở, tức không thích cũng không chán; đó là vào Pháp môn bất nhị.»
30. Bồ tát Châu Đỉnh Vương[48] nói: «Chính đạo và tà đạo là hai. Người trụ ở chính đạo tất không phân biệt chính, tà.[49] Lìa hai thái cực này là vào Pháp môn bất nhị.»
31. Bồ tát Lạc Thật[50] nói: «Thật, bất thật là hai. Người thấy sự thật còn không cho đó là thật, huống gì là cái bất thật. Vì sao? Đó là cái mà mắt thịt không thể thấy, chỉ có con mắt huệ mới nhìn ra. Nhưng con mắt huệ thì không có sự thấy, cũng không có sự không thấy. Đó là vào Pháp môn bất nhị.»
Chư Bồ tát đã lần lượt từng vị trình bày xong, liền hỏi Văn-thù-sư-lợi:
«Thế nào là Bồ tát vào Pháp môn bất nhị?»
Văn-thù-sư-lợi nói:
«Theo ý tôi, đối với hết thảy pháp không nói, không thuyết, không chỉ thị, không nhận thức;[51] vượt ngoài vấn đáp. Đó là vào bất nhị pháp môn.»
Đoạn Văn-thù hỏi Duy-ma-cật:
«Chúng tôi mỗi người đã nói rồi, xin nhân giả cho biết thế nào là Bồ tát vào Pháp môn bất nhị?»
Bấy giờ, Duy-ma-cật lặng im không nói.
Văn-thù-sư-lợi tán thán:
«Tuyệt, tuyệt thay; cho đến không còn văn tự và ngôn thuyết, ấy mới thật là vào Pháp môn bất nhị.»
Khi thuyết phẩm Pháp môn bất nhị này, năm ngàn Bồ tát trong hội đều vào Pháp môn bất nhị, đắc vô sanh pháp nhẫn.
Cái thức ở đây Hắc Phong có biết là cái gì không nếu không biết thì nghiên cứu Kinh Thủ Lăng nghiêm đi nhé.Khi căn đối cảnh không sinh thức,thì cái cái gì thường có đối với mình.
Tihon cũng không biết chữ "thức" rồi!hoatihon viết: Có phải chữ "thức" anh dùng ở đây là sự nhận biết phải không ?
Còn Bất nhị Pháp môn Hoatihon có biết không? Nơi ấy cũng không có "thức" đâu.Theo hoatihon có ba loại người như thế :
Một là "người thực vật", hai là người mất trí, ba là người say rượu quá chén.
vậy mà vẫn có người thank đều đều.«Tuyệt, tuyệt thay; cho đến không còn văn tự và ngôn thuyết, ấy mới thật là vào Pháp môn bất nhị.»
KinhVua nói hay lắm! KV nói được chỗ nhập rồi đó.Bạn nói vấn đề trên bạn cũng như hoatihon cũng chưa hiểu vô niệm,đối cảnh vô tâm...Vô niệm không phải là trạng thái vắng lặng.Vậy làm sao gương chiếu cảnh được?Vậy làm sao tâm thấy,nghe,...cảnh được?Đừng bàn trên hiểu bằng ngôn ngữ,hãy sống cùng nó.Nếu vẫn chưa định tâm được,hãy cố gắng công phu miên mật.Cho đến lúc đối cảnh bạn thấy ,nghe,...không có ý niệm ta,người thì bạn chứng nghiệm vô niệm rồi.Ngày tháng qua mau,đừng lãng phí!Lúc đó duyên nghiệp xưa trả xong,nghiệp mới không tạo.Luân hồi dừng lại.Chúc mọi người tinh tấn và thấu đạt.Thân.
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
![]() |
Cùng Ôn Học Phật pháp _ Bài 3 _ Cầu mong cho tất cả chúng sinh đồng sanh An Lạc Quốc.
|
![]() |
Số Không Là Bí Quyết Ðể Phản Tỉnh Hoàn Nguyên
|
![]() |
Cần thiết phải phân biệt Phật Đạo và Ngoại Đạo
|