- Tham gia
- 20/7/11
- Bài viết
- 339
- Điểm tương tác
- 375
- Điểm
- 63
Sở dĩ TH phải viết bài này vì thấy xót xa cho những người tu học mà lại đi sai con đường Chánh pháp.
Trước khi vào bài viết, TH xin đưa ra một hình ảnh để chúng ta nhận thấy sự sai lầm của những người học đạo đang quay cuồn trong cái si mê tưởng chừng như đẹp đẽ ấy.
Có một người mẹ, vì tình thương con, cố gắng không kể công sức cực khổ, làm lụng kiếm tiền, cố gắng mua các loại thức ăn ngon, bổ dưỡng để nuôi lớn những đứa con thương yêu của mình. Một hôm người mẹ ấy mua sắm những gia vị hảo hạng để làm một loại thức ăn ngon nhất cho các con. Khi món ngon đã hoàn tất, người mẹ nhủ thầm " Các con ta sẽ nếm được món ngon nhất mà trước nay ta chưa từng làm".
Khi những đứa con về đến nhà, trong thấy món ngon mà mẹ đã dành cho chúng. Chúng tỏ ra thái độ không thích.
Người mẹ ân cần bảo " Các con hãy ăn đi. Đây là món ngon và bổ dưỡng nhất mẹ làm cho các con. Sẽ giúp các con khỏe mạnh và không còn bị yếu bệnh nữa"
Đứa con thứ nhất, không những không nghe lời khuyên của mẹ. Nó không chịu ăn cái món ngon bổ dưỡng nhất mà mẹ nó đã dày công làm nên. Đứa con này tự đi trộn các loại gia vị cũ mà nó thích từ xưa đến nay, do mẹ đã làm cho nó trước đây. Và bảo với mẹ rằng" Con chỉ thích những món có hương vị cũ mà mẹ đã làm cho con. Con không thích món mới bổ dưỡng này".
Đứa con thứ hai, đem các loại thức ăn khác nhau mà nó mua được trên đường đi, trộn vào phần thức ăn ngon nhất mà mẹ nó đã cực khổ hết lòng làm nên.
Đứa con thứ hai này bảo rằng " Các loại thức ăn này như nhau cả thôi ". Trộn xong nó ngồi ăn ngấu nghiến ngon lành. Nó nghĩ là cái mà nó tạo nên bằng cách trộn tất cả các loại với nhau là ngon nhất.
Nó ăn say sưa như một kẻ sáng tạo hay nhất, mặc cho người mẹ ra sức ngăn lại. Nó cảm thấy ngon trên cái sáng tạo của nó. Nó bảo rằng không gì ngon hơn nữa.
Người mẹ buồn mà bảo với đứa con thứ hai rằng " Cái ngon nơi đầu lưỡi đã đánh lừa chính con. Các loại thức ăn có bổ dưỡng cao thấp khác nhau, cũng như thuốc chữa bệnh, phải khéo biết sự khác biệt của chúng mà dùng. Bệnh nào thì cần phải ăn thức ăn gì, và không nên ăn thức ăn gì. Thức ăn có thể được tạo nên bời các loại gia vị khác nhau. Nhưng có cái có lợi cho sức khỏe, cũng có cái gây độc và tổn hại đến sức khỏe, có khi cả mất mạng. Nếu con không khéo hiểu biết chọn lựa, thì khi con trộn các loại vào với nhau lại vô tình trộn phải thức ăn có độc, hoặc sanh ra chất độc, sẽ tổn hại và thậm chí làm con mất mạng".
Đứa con thứ hai, vì không hiểu biết và ngông cuồn, cuối cùng đã bị trúng độc với sự sáng tạo của mình.
Y quằn quại trong đau đớn, mà không biết làm thế nào để khỏi. Người mẹ chua xót, lại đi tìm thuốc chữa bệnh cho con. Nhưng trước khi cho con uống thuốc, người mẹ nắm lấy tay và bảo rằng " Đừng để quá muộn, vẫn còn kịp, con hãy ói ra tất cả những thứ hỗn tạp mà con đã trộn lại và nuốt vào trong bụng. Có như thế thì các chất độc do trộn phải mới không tàn phá cơ thể của con."
Qua hình ảnh trên ta thấy:
- Người con thứ nhất: dụ cho những ai tu học theo Phật đạo mà vẫn còn chấp nhất.
- Người con thứ hai : dụ cho những ai tu học một cách bề bộn, cẩu thả. Chỉ biết chạy theo lời dụ dỗ của những tôn giáo mới, tuyên truyền về cái gọi là hợp nhất các tôn giáo và tin vào một sức mạnh tuyệt đối siêu nhiên nào đó.
Phần đông người ngày nay không biết đạo, vào cửa Phật chỉ như kẻ mới dạo bước qua. Không chịu nhọc lòng tu tập hay học pháp một cách đúng đắng, đầy đủ. Chỉ thích cầu xin và ưa nghe lời xúi dục.
Đến đâu cũng chỉ ngửi một chút hương phản phất, vào cửa đạo nào cũng học lóm có vài kiến thức, rồi bảo là đạo nào cũng như nhau, cũng giống nhau. Đem các tôn giáo trộn với nhau rồi bảo là chân lý.
Sau khi Đức Phật diệt độ, chúng sanh cõi Ta Bà càng về sau, lại càng bị nghiệp của dục vọng điên cuồng phủ lấy. Sinh ra trong dục vọng cực thịnh, lớn lên trong trong dục vọng cực thịnh, và say mê trong dục vọng cực thịnh.
Dục vọng đã thịnh, thì trí tuệ sẽ nhường bước mà từ từ thoái mất. Dục vọng và bản ngã được chăm sóc no đủ, lớn mạnh. Con người đem cái lớn mạnh kia đến với Phật đạo, rồi dùng con mắt méo mó bởi cái dục và bản ngã mà nhìn Phật đạo, hiểu Phật đạo. Đem Phật đạo ra nắn nót thành những hình dạng mà họ thích.
Lười tu học, thiếu trí tuệ, ưa sống theo bản năng, nhưng lại ham muốn được cứu độ, ham muốn được thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời.
Mà làm sao thoát được ? để không bị đau khổ trói buộc bức bách! khi mà con người còn đắm say trong những ham muốn bất tận của bản ngã.
Vậy là người ta tìm cách, phổ cập hóa hết tất cả các đạo. Tâm ảo vọng bằng cách tưởng tượng. Họ không thèm tu học để giác ngộ gì cả, mà là trộn các tôn giáo vào với nhau, như một đứa bé khờ khạo không còn biết phân biệt là gì. Tạo thành một cái gọi là đạo mới, thỏa tham vọng mong cầu, bảo là không có đạo nào khác nhau, không có đạo nào cao hay đạo nào thấp, và không cần tu hành gì cả. Làm thế nào cũng sẽ được cứu độ.
Người mê lập ra đạo mới, rồi vui sướng trong cái đạo mới mà họ đã lập nên. Họ nghĩ ra một đấng cao cả siêu việt nhất của tạo hóa, sẽ che chở họ, cứu độ họ khi họ cầu đến.
Họ quên đi một điều quan trọng và thiết yếu, đó chính là sự tu học của bản thân. Sự tiến hóa đạt đến giải thoát, chấm dứt sanh tử, đòi hỏi bản thân phải nổ lực tu học.
Sự tưởng tượng về một huyền năng tạo hóa, sẽ tan theo sinh tử, để lại nơi họ những thói quen chạy theo dục vọng và định kiến sai lầm, tiếp tục dẫn họ đi trong sanh tử đau khổ không biết khi nào chấm dứt.
Đấng quyền năng ảo vọng kia, là sản phẩm của lòng tham lam si mê.
Một khi quên đi sự tu học của bản thân để tiến hóa, lại trông chờ vào sự cứu độ từ bên trên nào đó. Thì chính những người si mê ấy, đang tự đào lấy cho mình một cái hố sâu trong đau khổ sinh tử và đắm chìm vào trong ấy.
Sự tăng trưởng trí tuệ và lòng từ bi trong quá trình tu học với Chánh pháp của Đức Phật, mới chính là chìa khóa đưa người tu học tiến hóa trong vũ trụ. Không có sự ỷ lại hay trông chờ vào một đấng quyền năng nào đó để mà dựa dẫm và cầu xin cho bản thân đạt được đạo, hoặc sau khi chết sẽ đến được thiên đường.
Không một ai tu học thay cho ta, tiến hóa thay cho ta,và cũng không có một ai gánh thay cho ta những nhân quả nghiệp báo, mà chính ta đã tạo nên trong cuộc sống sanh tử này.
Last edited: