dieuduc

Từ Bi là gì ?

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,283
Điểm tương tác
911
Điểm
113
Trong kho tàng kinh luận Sankrit có bốn tư tưởng danh tiếng được lấy làm tông chỉ, theo Kimura Teiken(?), từ thế kỷ I đến VII đó là "Nhất Thiết Pháp giai không", "Nhất Thiết Pháp giai huyễn", "Nhất Thiết pháp hữu" và "Nhất Thiết Pháp tri lượng" lần lượt là của các tông phái Trung Quán tông, Du Già tông, Nhất Thiết Hữu bộ và Kinh Lượng bộ. Tuy kinh văn và hành trì có sự khác biết nhưng đều quy về ba pháp môn giải thoát Không, Vô tướng và Vô tác.
Pháp Đại thừa được phát triển mạnh mẽ ở Trung Hoa với ý nghĩ (không biết của ai?) Tiểu thừa là "Tiểu nha bại chủng" ý nguyện nhỏ làm mất đi chủng tánh Như Lai. Nên lượng kinh điển nguyên thủy tuy vẫn được chuyển ngữ nhưng không được xem trọng trong Phật giáo đồ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,283
Điểm tương tác
911
Điểm
113
Kính chào ĐH Trừng Hải
Sương pha lê hân hạnh được biết đạo hữu
Tuần trước , có một huynh tên là ĐH Phamvandung57 vào đây trò chuyện cùng ĐH Diệu Đức , Sương pha lê , và các đạo hữu khác .Nay huynh ấy không đến nữa , thì có đạo hữu Trừng Hải thế chỗ cho huynh ấy .Cám ơn sự hiện diện của Đạo Hữu nơi trang này .
Kính

Vậy là Trừng Hải tôi đã đoán đúng tên chữ của đạo hữu Sương pha lê chứ không khác tên khác như Sướng Phá lệ, Sương phà lê...Đời người vốn tựa chiêm bao, đến đi khứ lai theo nhân duyên tương tục ngỡ như tuần hoàn mà không phải tuần hoàn. Ai nói nói là tuần hoàn ấy chắc người không hiểu lẽ Không, mà không nói tuần hoàn cho hiệp lẽ đời thì bị chê lập dị. Ôi, sao thị phi cứ vướng mãi phận người không hề là định mệnh mà như là định mệnh "Tự cổ hồng nhan đa mệnh bạc". Đạo hữu ĐH Phamvandung 57 tuy đang không còn hiện hữu những vẫn còn vướng vấn ở nơi tâm...của Suongphale. Mà Suongphale hay là Sướng phá lệ thì cũng chỉ là tên gọi nó đâu có hiện tồn, tồn hiện mà thế gian cứ ngỡ nố tồn hiện, hiện tồn. Kính
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,283
Điểm tương tác
911
Điểm
113
Ôi, câu hỏi nhận thức từ đâu đến và nhận thức đi về đâu? cứ quẩn quanh nơi màn hình điện toán. NÓ như ở ngoài ta mà cũng không phải ở ngoài ta vì phải có ta mới có nó. Khi ta đang tồn hiện thì không có cái chết, khi chết thì ta không hiện tồn vậy mà ai ai cũng sợ chết. Ai ai cũng sợ chết sao vẫn có người cứ muốn chết.icon_jumpgrin:
Nhớ vài năm trước tại Nhật Bổn xứ thiên hoàng có phong trào nam thanh nữ tú kết bạn với nhau tìm cái chết. Vì không ai biết chết là gì nên các thanh niên nhật bổn này không biết hỏi ai mà tự nghĩ chết là bước vào thế giới ta không hiện tồn, mà ta đã không hiện tồn thì đâu có khổ đau tồn hiện, mà không có khổ đau tồn hiện tất phải có an bình theo lẽ có không.
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14/12/11
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính chào đạo hữu Trừng Hải
Cái tên nick , hay cái bút hiệu không có gì là quan trọng đâu đạo hữu
Quan trọng là cái tâm tu hành giác ngộ
Sở dĩ tôi chọn tên này là vì một hôm tôi chợt nhìn thấy một giọt sương trong vắt như pha lê ,tan nhanh dưới ánh nắng mặt trời , và cảm nhận sự vô thường của cuộc sống , chợt có rồi chợt không
Cũng là hình ảnh của bọt bóng xà phòng , có như không , không mà có , cái có mong manh.Chọn tên này để nhắc nhở mình sự vô thường của cuộc sống
Theo mình biết luật diễn đàn thì chỉ có tăng ni dùng pháp danh , cư sĩ không dùng pháp danh
Theo đạo hữu luận thì tên của ĐH Minh Định , spl thấy rất đẹp, cũng như tên của ĐH là Trừng Hải , cũng đẹp lắm, hay tên của ĐH Cầu Pháp cũng rất đẹp.Pháp tỷ của SPL lấy luôn pháp danh cũng rất đẹp là Diệu Đức
ĐH Phamvandung57 rời diễn đàn . Nếu nói về vương vấn thì chắc không phải có SPL thôi , mà theo thiết nghĩ tất cả mọi người đều cùng vương vấn , còn nghĩ về đạo hữu ấy
Kính
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Bạn Trừng Hải lưu ý !

Ngày hôm nay bạn đã đăng 13 bài, trong đó có nhiều bài lảm nhảm (như người bệnh tâm thần).

Xét vì tuy mặc dầu box này mang tên là phòng chat linh tinh nhưng không giống như khi bạn chat trong yahoo, vì mỗi lần bạn chấp nhận (Submit Reply) thì máy chủ tính là một bài, bài ấy sẽ hiện ra nơi "trang bìa", cột Bài viết mới. Cột nầy thì mặc định là chỉ giới thiệu 20 bài viết mới mà thôi, nếu một mình bạn lảm nhảm 13 lần, choán hết 13 chỗ, thì 12 bài viết mới của các đạo hữu khác sẽ phải lui vào hậu trường (có thể là sẽ không ai biết đến).

Nên nhớ là với khách tham quan, mọi người chỉ thấy phần giới thiệu Bài viết mới này mà thôi. Khách sẽ có cảm giác đơn điệu, trong khi thực chất diễn đàn chúng ta không đơn điệu.

Thà viết ít mà bài viết có chất lượng, hơn là viết lặp đi lặp lại những từ vô nghĩa, những câu "sống nhăn" (không chín mùi)

Nay thay mặt Ban Quản Trị, H/trí ấn định : mỗi ngày bạn Trừng Hải chỉ được đăng 3 bài. Bài thứ tư các Mod có quyền xóa mà không cần báo cáo.

Bạn Trừng Hải hãy viết "bài cho ra bài", chứa sự lắng đọng suy tư của mình, chia sẻ cái hay, cái độc đáo của mình, nếu bạn đã lở chấp nhận mà còn nảy ra ý hay khác thì xin bấm vào Sửa bài viết, chứ đừng bấm Trả lời (Reply) cho chính bài của mình.

Thông Báo này có thể thay đổi (tăng nặng hoặc giảm nhẹ) tùy theo biểu hiện của bạn Trừng hải trong những ngày kế tiếp. (Thay đổi bằng một Thông Báo khác).

Trân trọng thông báo !

 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,283
Điểm tương tác
911
Điểm
113
Kính chào đạo hữu Trừng Hải
Cái tên nick , hay cái bút hiệu không có gì là quan trọng đâu đạo hữu
Quan trọng là cái tâm tu hành giác ngộ
Sở dĩ tôi chọn tên này là vì một hôm tôi chợt nhìn thấy một giọt sương trong vắt như pha lê ,tan nhanh dưới ánh nắng mặt trời , và cảm nhận sự vô thường của cuộc sống , chợt có rồi chợt không
Cũng là hình ảnh của bọt bóng xà phòng , có như không , không mà có , cái có mong manh.Chọn tên này để nhắc nhở mình sự vô thường của cuộc sống
Theo mình biết luật diễn đàn thì chỉ có tăng ni dùng pháp danh , cư sĩ không dùng pháp danh
Theo đạo hữu luận thì tên của ĐH Minh Định , spl thấy rất đẹp, cũng như tên của ĐH là Trừng Hải , cũng đẹp lắm, hay tên của ĐH Cầu Pháp cũng rất đẹp.Pháp tỷ của SPL lấy luôn pháp danh cũng rất đẹp là Diệu Đức
ĐH Phamvandung57 rời diễn đàn . Nếu nói về vương vấn thì chắc không phải có SPL thôi , mà theo thiết nghĩ tất cả mọi người đều cùng vương vấn , còn nghĩ về đạo hữu ấy
Kính
Đôi dòng bày tỏ với đạo hữu Suongphale:
Thưa đạo hữu, xưa nay Trừng Hải tôi vốn người mê chữ, tính lại lẫn thẩn nên hay lượng từ. Âu đó cũng là tập khí về thân vốn tính ù lì nên nay vẫn chưa phai lạt do ý không hợp với tâm. Chữ tinh quang pha lê là tiếng gốc tây dùng chỉ thủy tinh thiên nhiên mà các điển tích kinh luận lại hay thường dùng chữ "lưu ly" nên thấy trái trái là do tập khí thích vẹn toàn.
Trong Bổn Sanh Kinh, có kể câu chuyện về Bồ Đề Tát Đóa trong kiếp làm thái tử một sáng sớm nọ đi ra khỏi thành vui chơi. Trên đường đi Ngài thấy những hạt sáng chói, lonh lanh như lưu ly trên các tán cây vô cùng tuyệt đẹp nên say mê chiêm ngưỡng; nhưng đến trưa khi về lại hoàng cung đi qua cảnh cũ thì những lưu ly ấy không còn mới biết đó chỉ sương. Ngài là bậc vương giả nên có lẽ trong hoàng cung, ngự viên các cận thần trang hoàng trên cây các hạt lưu ly nên NGài mới tưởng lầm sương kia là lưu ly.
Hình ảnh hạt sương long lanh như lưu ly những lại tan biến dưới ánh mặt trời là một trong những thí dụ mà Đức Bổn Sư thuyết giảng trong Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa nỗi tiếng khắp tam thiên đại thiên thế giới - Như lộ, diệc như điện - dùng để chỉ tánh vô thường của chư pháp hữu vi. Thế nhân thường lầm lẫn giữa hình tướng phi thường với bổn tánh vô thường mà lại ưa nói lý sự nên hay bảo đời người vô thường sống đó rồi chết đó. Xin tặng đạo hữu Suongphale hai câu kệ nỗi tiếng chốn thiền môn:
Nhân tòng kiều thượng quá - Người bước đi qua cầu
Kiều lưu, thủy bất lưu. - Cầu trôi, nước không trôi.
Thế nhân thường cho đời người như nước chảy qua cầu, chóng váng qua mau bởi luyến tiếc cuộc đơì này. Cứ nghĩ rằng sau khi ta chết đi cuộc sống đó vẫn cứ hiện tồn tiếp diễn như câu ca dao: Không mợ thì chợ vẫn đông-Mợ đi lấy chồng chợ vẫn đông vui mà thật ra thế gian này mới là vô thường, chiến tranh dịch bệnh tai nạn xoay vần. Còn sanh tử tuy chóng qua những nó tương tục không ngừng nên là thường.
Vài lời trao đổi cùng đạo hữu, có gì xin hỉ xã mà bỏ qua. Kính
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14/12/11
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28

Thưa đạo hữu, xưa nay Trừng Hải tôi vốn người mê chữ, tính lại lẫn thẩn nên hay lượng từ. Âu đó cũng là tập khí về thân vốn tính ù lì nên nay vẫn chưa phai lạt do ý không hợp với tâm. Chữ tinh quang pha lê là tiếng gốc tây dùng chỉ thủy tinh thiên nhiên mà các điển tích kinh luận lại hay thường dùng chữ "lưu ly" nên thấy trái trái là do tập khí thích vẹn toàn.
Trong Bổn Sanh Kinh, có kể câu chuyện về Bồ Đề Tát Đóa trong kiếp làm thái tử một sáng sớm nọ đi ra khỏi thành vui chơi. Trên đường đi Ngài thấy những hạt sáng chói, lonh lanh như lưu ly trên các tán cây vô cùng tuyệt đẹp nên say mê chiêm ngưỡng; nhưng đến trưa khi về lại hoàng cung đi qua cảnh cũ thì những lưu ly ấy không còn mới biết đó chỉ sương. Ngài là bậc vương giả nên có lẽ trong hoàng cung, ngự viên các cận thần trang hoàng trên cây các hạt lưu ly nên NGài mới tưởng lầm sương kia là lưu ly.
Hình ảnh hạt sương long lanh như lưu ly những lại tan biến dưới ánh mặt trời là một trong những thí dụ mà Đức Bổn Sư thuyết giảng trong Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa nỗi tiếng khắp tam thiên đại thiên thế giới - Như lộ, diệc như điện - dùng để chỉ tánh vô thường của chư pháp hữu vi. Thế nhân thường lầm lẫn giữa hình tướng phi thường với bổn tánh vô thường mà lại ưa nói lý sự nên hay bảo đời người vô thường sống đó rồi chết đó. Xin tặng đạo hữu Suongphale hai câu kệ nỗi tiếng chốn thiền môn:
Nhân tòng kiều thượng quá - Người bước đi qua cầu nhìn các hạt sương kia mà tưởng là các hạt lưu ly
Kiều lưu, thủy bất lưu. - Cầu trôi, nước không trôi.
Thế nhân thường cho đời người như nước chảy qua cầu, chóng váng qua mau bởi luyến tiếc cuộc đơì này. Cứ nghĩ rằng sau khi ta chết đi cuộc sống đó vẫn cứ hiện tồn tiếp diễn như câu ca dao: Không mợ thì chợ vẫn đông-Mợ đi lấy chồng chợ vẫn đông vui mà thật ra thế gian này mới là vô thường, chiến tranh dịch bệnh tai nạn xoay vần. Còn sanh tử tuy chóng qua những nó tương tục không ngừng nên là thường.


Kính ĐH Trừng Hải
Kính các bạn

Tôi vốn là người mê chữ tính lại lẩn thẩn nên hay lượng từ

Đó là đạo hữu Trừng Hải .Hi hi .Theo thiển ý , trong tu đạo mà "mê" là không xong rồi .Hi hi.

Còn mình thì thường thôi .
Nhưng có người tu lại sính chữ .Cái "sính chữ" này về sau cũng phải bỏ luôn

Chữ tinh quang pha lê là gốc tây dùng để chỉ thủy tinh thiên nhiên mà các điển tích kinh luận lại hay dùng chữ "lưu ly "

Mình thì chỉ biết "pha lê " và "lưu ly" là hai trong bảy báu , tức là những thứ kim báu hay thạch báu .

Kinh Vô Lượng Thọ nói , cõi Phật có bảy báu vàng, bạc,hổ phách , lưu ly, san hô , xà cừ , mã não

Kinh A Di Đà và kinh Đại Bát Niết Bàn nói bảy báu là vàng , bạc , lưu ly, pha lê ,xa cừ , xích châu , và mã não .
Trong Bổn Sanh Kinh, có kể câu chuyện về Bồ Đề Tát Đóa trong kiếp làm thái tử một sáng sớm nọ đi ra khỏi thành
vui chơi. Trên đường đi Ngài thấy những hạt sáng chói, lonh lanh như lưu ly trên các tán cây vô cùng tuyệt đẹp nên say mê chiêm ngưỡng; nhưng đến trưa khi về lại hoàng cung đi qua cảnh cũ thì những lưu ly ấy không còn mới biết đó chỉ là sương. Ngài là bậc vương giả nên có lẽ trong hoàng cung, ngự viên các cận thần trang hoàng trên cây các hạt lưu ly

Thưa vâng ,Câu chuyện trong kinh Bổn sinh sanh là nói sự nhầm lẫn khi nhìn hình tướng bên ngoài

Thế nhân thường
lầm lẫn giữa hình tướng phi thường với bổn tánh vô thường mà lại ưa nói lý sự nên hay bảo đời người vô thường sống đó rồi chết đó. Xin tặng hai câu kệ nỗi tiếng chốn thiền môn:
Nhân tòng kiều thượng quá - Người bước đi qua cầu
Kiều lưu, thủy bất lưu. - Cầu trôi, nước không trôi.
Về câu này thì , spl thấy trong kinh Đại Bát Niết Bàn
"Vô thường tưởng là thường , thường tưởng là vô thường , đây là điên đảo "
Ý là có thể tạm diễn nói ,ví dụ như sự chuyển biến của thân vật lý diễn ra trong từng sát na , mỗi giây là có hàng triệu tế bào trong cơ thể chết đi thay bằng tế bào mới .Chúng ta không cảm nhận được điều này nên không thấy vô thường, cho là thường.
Niết Bàn thì vì vô minh không hiểu chúng ta cho là vô thường
Cái thấy sai lạc này có thể ví như ngồi trên xe , xe chạy mà chúng ta cho là cảnh vật bên ngoài chạy , còn xe đứng im

thường cho đời người như nước chảy qua cầu, chóng váng qua mau bởi luyến tiếc cuộc đơì này. Cứ nghĩ rằng sau khi ta chết đi cuộc sống đó vẫn cứ hiện tồn tiếp diễn như câu ca dao: Không mợ thì chợ vẫn đông-Mợ đi lấy chồng chợ vẫn đông vui mà thật ra thế gian này mới là vô thường, chiến tranh dịch bệnh tai nạn xoay vần. Còn sanh tử tuy chóng qua những nó tương tục không ngừng nên là thường.

Sanh tử thì còn mãi còn mãi nếu còn vô minh , cho nên sanh tử gọi là thường
Còn khí thế gian ( vô tình và hữu tình chúng sinh )thì biễn đổi luôn luôn nên gọi là vô thường

Hy vọng ĐH Trừng Hải thuận giải.
Và bản thân mình xin cảm ơn lòng tốt của Đạo Hữu đã chiếu cố đến mình

KÍNH
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14/12/11
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính thưa các đạo hữu
Nhân đạo hữu Trừng Hải đưa ra các câu sau đây , xin kính mời các đạo hữu cùng chia sẻ với spl

Trong Bổn Sanh Kinh, có kể câu chuyện về Bồ Đề Tát Đỏa trong kiếp làm thái tử một sáng sớm nọ đi ra khỏi thành vui chơi. Trên đường đi Ngài thấy những hạt sáng chói, long lanh như lưu ly trên các tán cây vô cùng tuyệt đẹp nên say mê chiêm ngưỡng; nhưng đến trưa khi về lại hoàng cung đi qua cảnh cũ thì những lưu ly ấy không còn mới biết đó chỉ là sương. Ngài là bậc vương giả nên có lẽ trong hoàng cung, ngự viên các cận thần trang hoàng trên cây các hạt lưu ly nên NGài mới tưởng lầm sương kia là lưu ly.
1- Qua điển tích trên , các hạt sương là chỉ gì ? và các hạt lưu ly trang hoàng trong vườn cây của Thái tử là chỉ gì ?

Hình ảnh hạt sương long lanh như lưu ly nhưng lại tan biến dưới ánh mặt trời là một trong những thí dụ mà Đức Bổn Sư thuyết giảng trong Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa nỗi tiếng khắp tam thiên đại thiên thế giới - Như lộ, diệc như điện - dùng để chỉ tánh vô thường của chư pháp hữu vi. Thế nhân thường lầm lẫn giữa hình tướng phi thường với bổn tánh vô thường mà lại ưa nói lý sự nên hay bảo đời người vô thường sống đó rồi chết đó.
Nhân tòng kiều thượng quá - Người bước đi qua cầu
Kiều lưu, thủy bất lưu. - Cầu trôi, nước không trôi.
Thế nhân thường cho đời người như nước chảy qua cầu, chóng vánh qua mau bởi luyến tiếc cuộc đơì này. Cứ nghĩ rằng sau khi ta chết đi cuộc sống đó vẫn cứ hiện tồn tiếp diễn như câu ca dao: Không mợ thì chợ vẫn đông-Mợ đi lấy chồng chợ vẫn đông vui mà thật ra thế gian này mới là vô thường, chiến tranh dịch bệnh tai nạn xoay vần. Còn sanh tử tuy chóng qua những nó tương tục không ngừng nên là thường.

2-Tánh vô thường của chư pháp hữu vi ví như hạt sương mau tan , là nghĩa vô thường của pháp hữu vi , cùng sự lầm lẫn giữa hình tướng phi thường với bổn tánh vô thường ,là có nghĩa gì

3-" Sanh tử tuy chóng qua nhưng nó tương tục không ngừng nên là thường " ý nghĩa gì

4-Nhân tòng kiều thượng quả -Người bước đi qua cầu
Kiều lưu thủy bất lưu- Cầu trôi ,nước không trôi
Ý nghĩa của hai câu thơ này

Kính mời các đạo hữu cùng chia sẻ với spl.

Xin chân thành
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14/12/11
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
HOA TỪ BI KẾT TRÁI

Benzei , một thiền sư nổi tiếng ở Nhật , có rất nhiều thiền sinh học trò
Một hôm , các thiền sinh tại thiền đường của thiền sư Benzei đồng phát hiện bị mất cắp và họ khám phá ra người ăn cắp đồ vật không ai khác hơn là một thiền sinh trong nhóm.Các thiền sinh bất mãn liền đem chuyện này trình lên thầy Benzei.Thầy Benzei phớt lờ đi .Một thời gian sau, nhiều vụ mất cắp lại tiếp tục xảy ra trong thiền đường, mà mọi người đều biết đó là do người thiền sinh nọ.Họ lại đem vụ việc trình lên thiền sư Benzei .Lần này , thầy Benzei cũng vẫn tiếp tục phớt lờ sự việc
Không thể chịu đựng được, các thiền sinh cùng nhóm họp lại và yêu cầu thầy Benzei đuổi người thiền sinh ăn cắp đi.Họ cho thầy Benzei biết , nếu người thiền sinh ăn cắp vẫn được ở lại thiền đường , thì bọn họ sẽ rời thiền đường tìm nơi khác.
Lúc ấy , thầy Benzei trả lời :
_Các bạn , các bạn là những thiền sinh tốt .Nếu các bạn rời nơi này ra đi , các bạn có thể tìm được nơi khác tốt để học hỏi .Nhưng còn thiền sinh này , anh ta thậm chí còn không biết phân biệt phải trái ra sao.Nếu tôi không dạy anh ta thì còn ai dậy anh ta đây ?Dù cho các bạn tất cả đều bỏ đi, tôi cũng nhất định cho phép anh ta ở lại đây để được học hỏi .
Dù không được phép tham dự cuộc họp này , nhưng núp ở đâu đó sau phòng họp , người thiền sinh ăn cắp đã nghe được lời nói này của thiền sư .Quá xúc động vì hối hận , hai dòng nước mắt chảy dài trên má anh ta ...
Từ đó về sau , người này bỏ tính ăn cắp , và sau này trở thành người hiền lương chân thực nổi tiếng
(Thiền môn Nhật Bản )
Theo Hằng Sa

Về chủ đề : "Từ Bi là gì ?"

Trên đây chúng ta đã bàn về từ bi theo nghĩa "từ bi là buông xả "

Câu chuyện này đưa chúng ta về "từ bi là đạo đức của lòng thương "
Từ bi của đạo đức và lòng thương , có cần phải có trí tuệ đi kèm không ?
Tục ngữ có câu "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi ",đây là nói về cách giáo dục con cái của các bậc cha mẹ.Với sự roi vọt tuy có vẻ mất hết tính từ bi , nhưng lại là một biện pháp để khiến đứa trẻ không bị hư hỏng sa đọa .Với sự ngọt bùi tuy làm mát lòng và gây mến thích , nhưng sẽ làm cho trẻ dễ hư .Đây là tuy có vẻ mất hết tính từ bi , nhưng là từ bi có trí tuệ.Tuy là biện pháp đối với trẻ này khác với trẻ khác ."Mật ngọt chết ruồi " là nói về cạm bẫy của những gì được xem là lòng thương.Chuyện xưa tích cũ trong dân gian "Lưu Bình Dương Lễ" cũng nói lên sự thương người có kèm theo trí tuệ của Dương Lễ khi đã hắt hủi Lưu Bình và chỉ thí cho bát cơm hẩm với quả cà thiu , để làm cho người bần cùng Lưu Bình thức tỉnh
"Từ Bi là gì ?"
Xin cảm ơn ĐH Diệu Đức và topic
KÍNH
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn suongphale,

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->1- Theo d/đ thì chuyện kể trong Bổn Sinh Kinh - thì vì đây là câu chuyện của thế gian. Nên chúng ta hiểu theo người đời. Thái tử nhầm lẫn hạt sương trên các tán cây là hạt lưu ly “thật có nơi đời”. Mặc dầu hạt lưu ly nơi đời cũng chỉ là hoa đốm. Cho nên đây là điển tích - dùng cái hư để diễn nói cái thật.

Còn hạt sương mà Thái tử lầm tưởng lưu ly thì d/đ cũng nghĩ như Bạn về tên suongphale Bạn chọn vậy…


2- Còn nếu nói “bổn tánh vô thường” thì đối với thuyết của đạo Phật - cũng như lông rùa sừng thỏ vậy. Vì như lời đức Phật Thích Ca thường giảng - thì do nhờ có tánh nên mới không có lúc _ bị mất. Cho nên, nếu là vô thường thì không gọi là tánh - huống chi bổn tánh. Còn nếu gọi là tánh vô thường - thì đó là nói nguồn gốc của sự vô thường. Vì do từ cái thường mới vọng hiện cái vô thường.

Và trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Thánh Hạnh - đức Phật cũng có nói : “những pháp từ nhơn duyên mà sanh chẳng gọi là thường”.

Trong khi sanh tử cũng do sự mê lầm của chúng sanh _ làm duyên mới có ra. Vì vậy, đây là một trong những trường hợp chúng ta nên lấy ý bỏ lời.


3- Còn nếu nói “sanh tử tuy chóng qua nhưng nó tương tục không ngừng nên là thường”.

Thì theo lời đức Phật Thích Ca thường giảng - do mê lầm chúng ta mới bị sanh tử luân hồi. Và pháp của Phật là dạy chúng ta dứt diệt mê lầm để thoát vòng sanh tử. Như vậy, thì sanh tử tuy là tương tục - nhưng sở dĩ có là do duyên mê lầm của chúng sanh. Nên nếu nói sanh tử là thường thì thường đó - là thường của vô minh. Không phải nghĩa thường của Phật đạo.

Nhưng vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói :

Đạo có ba : thượng, trung và hạ.
Đạo bực hạ là Phạm Thiên - vô thường nhận lầm là thường. Đạo bực thượng là sanh tử vô thường nhận lầm là thường… Cớ gì gọi là bực thượng ? Vì có thể đặng Vô thượng Bồ đề

http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-58_4-79_5-50_6-1_17-195_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark
Cho nên, sự nhầm lẫn sanh tử vô thường là thường - không quan trọng bằng sự nhầm lẫn vô thường là thường - nên đức Phật chỉ giảng thoáng qua. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên nhầm lẫn.


4./ Còn về ý nghĩa của hai câu thơ :

Nhân tòng kiều thượng quả -Người bước đi qua cầu
Kiều lưu thủy bất lưu- Cầu trôi ,nước không trôi

Là nói lên chỗ hiểu của tác giả - nên d/đ muốn góp thêm lời :

Cầu trôi hay nước trôi.
Người vẫn phải qua cầu.
Vô thường cùng vô ngã.
Vướng bận phiền não thêm…

Đôi lời góp ý
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;"><I>Thuyền trôi hay nước trôi
Người vẫn ngồi trên thuyền
Lên bờ, thuyền đậu bến
Nước vẫn lặng lờ trôi.
</span></span>
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->

Qua cầu hay ngồi thuyền

Đến bờ thì đi tiếp

Nước trôi hay chẳng trôi

Vướng chi cho nặng lòng
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,283
Điểm tương tác
911
Điểm
113
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->

Qua cầu hay ngồi thuyền

Đến bờ thì đi tiếp

Nước trôi hay chẳng trôi

Vướng chi cho nặng lòng
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[/QUO
KÍnh chào các đại hữu, à quên đạo hữu, nếu mỗ tôi không nhầm thì đây là chủ đề Từ Bi là gì? nên mỗ tôi cũng bất ngờ khi từ bi lại cuốn hút không biết bao nhiêu hào nhân tráng sĩ nghĩa khí ngút trời, gươm đao sáng loáng ám khí đầy mình đến chốn võ lâm dương danh lập phái với những là lập ngôn lập cước ngút ngàn...tỷ khổng. Hây dà, mỗ tôi cũng vốn dòng hiệp nghĩa tuy tuổi xế tà nhưng khi nghe lời ngã văn hào khí của quý đạo hữu nên cũng mặc sự tình, sự đời lẫn mọi thứ chi chi mà dốc nốt chút vốn liếng một đồng còn lại mua cây đoản chủy mà ngày xưa kinh kha dùng làm lợi khí (đồ giả cổ à nha!) tức tốc vào lại...diễn đàn để sánh vai cùng các đạo hữu lưu lạc theo...thiện tài đồng tử đi thỉnh giáo bốn phương cho đỡ buồn chút ngày tàn còn lại. Kính cáo
P/S Hôm qua Trừng Hải tôi vốn có trả lời đạo hữu Suongphale nhưng lại bị banned. Cả ngày trằn trọc băn khoăn khắc khỏi những sợ đạo hữu chê người không phải phép...lịch sự vì không trả lời. Trừng mỗ tôi những muốn trao đổi với đạo hữu về điên đảo tưởng, nhưng bây giờ tiền nong đã hết vì...lỡ dại chạy theo tiếng lòng( hây dà, già mà gân!!!) nên xin hẹn với đạo hữu Suongphale (hay là suongluuly cho vừa lòng mỗ: bụng bảo dạ thôi à nghen) hồi sau sẽ rõ. Thân
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14/12/11
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Chào đh Trừng Hải
Đh đừng nghĩ Đh PHẢI trả lời spl.
Đh Trừng Hải trả lời hay đh Diệu Đức , đh Minh Định, bác Tuấn Tú ..... trả lời cũng được vì thảo luận là thảo luận chung tất cả .
Điều này cũng không có nghĩa là bắt buộc phải có một ai đó đưa câu trả lời .Theo quan niệm tu học thì hỏi là hỏi thôi còn không cần thiết bắt buộc phải nhận câu trả lời .Nếu nghĩ được như vậy thì sẽ nhẹ nhàng .(Vì câu trả lời người tu học tự tìm ra là hay nhất )
Còn phép lịch sự thế gian thì khác
ĐH mưu sinh bằng nghề gì trong xã hội ?Có vẻ còn lo cơm áo không lên diễn đàn được , xin cứ tùy nghi lo kinh tế gia đình , rồi rảnh rỗi hãy lên diễn đàn đàm đạo.

Cho nên thiết nghĩ ,như lời ĐH nói bị banned gì đó , có lẽ là Duyên để đưa Đh trở về với thực tại còn nhiều âu lo của cuộc sống.Chúc đạo hữu được mọi sự như ý .Thân kính

 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14/12/11
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Chào bạn suongphale,

1- Theo d/đ thì chuyện kể trong Bổn Sinh Kinh - thì vì đây là câu chuyện của thế gian. Nên chúng ta hiểu theo người đời. Thái tử nhầm lẫn hạt sương trên các tán cây là hạt lưu ly “thật có nơi đời”. Mặc dầu hạt lưu ly nơi đời cũng chỉ là hoa đốm. Cho nên đây là điển tích - dùng cái hư để diễn nói cái thật.

Còn hạt sương mà Thái tử lầm tưởng lưu ly thì d/đ cũng nghĩ như Bạn về tên suongphale Bạn chọn vậy…


2- Còn nếu nói “bổn tánh vô thường” thì đối với thuyết của đạo Phật - cũng như lông rùa sừng thỏ vậy. Vì như lời đức Phật Thích Ca thường giảng - thì do nhờ có tánh nên mới không có lúc _ bị mất. Cho nên, nếu là vô thường thì không gọi là tánh - huống chi bổn tánh. Còn nếu gọi là tánh vô thường - thì đó là nói nguồn gốc của sự vô thường. Vì do từ cái thường mới vọng hiện cái vô thường.

Và trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Thánh Hạnh - đức Phật cũng có nói : “những pháp từ nhơn duyên mà sanh chẳng gọi là thường”.

Trong khi sanh tử cũng do sự mê lầm của chúng sanh _ làm duyên mới có ra. Vì vậy, đây là một trong những trường hợp chúng ta nên lấy ý bỏ lời.


3- Còn nếu nói “sanh tử tuy chóng qua nhưng nó tương tục không ngừng nên là thường”.

Thì theo lời đức Phật Thích Ca thường giảng - do mê lầm chúng ta mới bị sanh tử luân hồi. Và pháp của Phật là dạy chúng ta dứt diệt mê lầm để thoát vòng sanh tử. Như vậy, thì sanh tử tuy là tương tục - nhưng sở dĩ có là do duyên mê lầm của chúng sanh. Nên nếu nói sanh tử là thường thì thường đó - là thường của vô minh. Không phải nghĩa thường của Phật đạo.

Nhưng vì trong kinh Đại Bát Niết Bàn - phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát - đức Phật nói :

Cho nên, sự nhầm lẫn sanh tử vô thường là thường - không quan trọng bằng sự nhầm lẫn vô thường là thường - nên đức Phật chỉ giảng thoáng qua. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên nhầm lẫn.


4./ Còn về ý nghĩa của hai câu thơ :

Nhân tòng kiều thượng quả -Người bước đi qua cầu
Kiều lưu thủy bất lưu- Cầu trôi ,nước không trôi

Là nói lên chỗ hiểu của tác giả - nên d/đ muốn góp thêm lời :

Cầu trôi hay nước trôi.
Người vẫn phải qua cầu.
Vô thường cùng vô ngã.
Vướng bận phiền não thêm…

Đôi lời góp ý
Thân

ĐH Diệu Đức kính mến
Xin chân thành cảm ơn ĐH D/Đ đã trả lời.

Hạt lưu ly cũng chỉ là hoa đốm
cho nên đây là điển tích , dùng cái hư để diễn nói cái thật

Điển tích thái tử lầm tưởng sương là lưu ly , là dùng sương để nói đến lưu ly, dùng cái hư để nói đến cái thật.
Nhưng thế nào là cái hư , và thế nào là cái thật
Cái hư là vọng tâm . cái thật là chân tâm chăng
ĐH D/Đ có nói trong bài trước
"Vọng tâm là cái bóng của chân tâm "
Như vậy, sanh tử vô thường là cái bóng của chân tâm
Chân tâm có tự tánh , sanh tử vô thường không có tự tánh , mặc dù là thường
Và cái hình thì có tự tánh , nhưng cái bóng đi theo hình thì không có tự tánh

Nhưng đã là hình thì có thể không có bóng được chăng .

Về phương diện tích môn thì sanh tử là vô thường
Về phương diện bản môn thì sanh tử là thường
Nhưng nói sanh tử là thường cũng là nhầm lẫn, nhầm lẫn về bản môn

Thường ấy thường thôi chẳng phải chân
Chân thường mới thật là chân tâm

Kính góp lời
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn suongphale,

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Bạn hỏi : “đã là hình thì có thể không có bóng được chăng”. Thì việc dụ tâm vọng là cái bóng của tâm chơn - là để diễn tả cái có thật, cái không có thật. Cho nên, hình và bóng tuy luôn đi đôi với nhau. Đức Phật có giảng điều này.

Nhưng với tâm thì vì tâm vọng là do tâm chơn khởi. Cho nên, để khởi hay không - là hai cái - chúng ta có thể chọn.

d/đ hiểu như vậy. Xin chia sẻ
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18/1/13
Bài viết
1,018
Điểm tương tác
290
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;"><I>Tâm không bóng, sớm trưa dễ biến
Vọng lắm điều khó hiển được tâm
Xưa nay trong chốn thiền lâm
Tu nhiều thành ít bởi tâm vọng nhiều.</I>
</span></span>



 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chốn thiền lâm tu nhiều thành ít
Chỉ vì quên bỏ tánh chơn như
Vọng như hoa đốm cầm nắm giữ
Chơn kia tự tính đã đứng dừng

Trí kia tự tính là soi sáng
Nào đâu là ngọc phải đánh chùi
Tự tính chơn tâm là thanh tịnh
Đâu cần lắng cặn để đặng trong
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,283
Điểm tương tác
911
Điểm
113
Chào bạn suongphale,

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Bạn hỏi : “đã là hình thì có thể không có bóng được chăng”. Thì việc dụ tâm vọng là cái bóng của tâm chơn - là để diễn tả cái có thật, cái không có thật. Cho nên, hình và bóng tuy luôn đi đôi với nhau. Đức Phật có giảng điều này.

Nhưng với tâm thì vì tâm vọng là do tâm chơn khởi. Cho nên, để khởi hay không - là hai cái - chúng ta có thể chọn.

d/đ hiểu như vậy. Xin chia sẻ
Thân
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Nói giỡn hay nói thiệt vậy cà!!!!!!!!!!????????!!!!!!!????????
TB: Gởi lời đa tạ đạo hữu Suongphale đã tỏ dạ quan hoài gia cảnh mỗ tôi (tuy làm mỗ tôi dỡ khóc dỡ cười), và ngỏ lời thỉnh cầu đạo hữu viễn ly rừng chữ...hàn lâm hít một hơi Cửu Dương thần công xóa sạch Huyền Minh...thần chưởng cho lòng dạ sạch bong rồi cùng mỗ tôi lưu lạc theo...Thiện Tài Đồng Tử du hí bốn phương. Ý nhỏ mà lòng thành, xin kính
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/3/10
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa

Chào bạn Trừng Hải

Bạn nghĩ d/đ nói giỡn à !? d/đ nói thiệt đó
Chỉ có là nói vui với bạn suongphale một chút cho thư giản

Vì đã có khởi tức là có lúc chưa khởi - lúc khởi lúc không - tức là vô thường - Đã là vô thường - có duyên mới khởi - không duyên hết khởi.

Thân
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên