K

Chúa và Phật như nhau

  • Thread starter Kim Liên Cư Sĩ
  • Ngày bắt đầu
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
K

Kim Liên Cư Sĩ

Guest
Điều cầu nguyện của người tu



Người xuất gia có một ý niệm khác về cầu nguyện. Ngay trong bài Đệ tử kính lạy, bài cầu nguyện phổ thông nhất của giới Phật tử Việt-nam, có nói rất rõ về mục đích của sự cầu nguyện.

Đã đành chúng ta cầu thân không tật bệnh, tâm không phiền não. Nhưng chúng ta không cầu nhận hai điều đó như là hai cứu cánh, tại vì chúng ta muốn đi xa hơn nữa. Nên nhớ rằng bài này không phải chỉ dành cho giới xuất gia mà chung cho tất cả mọi người tại gia, và những em rất trẻ ở trong Gia đình Phật tử Việt-nam nữa.

Ngửa trông ơn Phật từ bi gia hộ, thân không tật bệnh, tâm không phiền não để làm gì? Để hàng ngày an vui tu tập phép Phật nhiệm mầu, để mau ra khỏi luân hồi, minh tâm kiến tánh. Đó là câu tụng của người xuất gia. Ra khỏi luân hồi, vượt thoát sanh tử, là lời cầu nguyện của những người xuất gia.

Người xuất gia có thể cầu nguyện sức khỏe, có thể cầu nguyện thành công, có thể cầu nguyện hài hòa trong tăng thân không? Có! Nhưng chừng đó chưa đủ. Người xuất gia phải đi đến một mức độ sâu sắc hơn, đó là giải thoát sanh tử để có thể thỏa mãn được những nhu yếu rất sâu mà người tại gia chưa thấy được. Đó là biết rõ tôi từ đâu tới, tại sao tôi có mặt đây, tôi sẽ đi về đâu, sau khi chết tôi còn hay không, tôi với Bụt có liên hệ gì không, cái bản lai diện mục của tôi là gì? Đó là những điều cầu nguyện sâu sắc nhất của người tu.

Nếu là người tu mà chỉ cầu nguyện ba điều thông thường là sức khỏe, thành công và hài hòa, thì chưa phải là người tu đích thực. Người tu đích thực phải cầu nguyện tới mức độ sâu sắc hơn. Mình phải làm thế nào để trong đời sống hàng ngày, mình có thể có cái nhìn chọc thủng được bình diện tích môn, để đi tới bản môn, mà thấy được cái bản chất tương tức của vạn sự, vạn vật. Mình phải thấy được cái Như Lai tạng, cái chân như, cái bản thể, cái niết bàn thì lúc đó mình mới đạt tới sự thỏa mãn lớn lao của người tu.

Sự thỏa mãn đó có rồi thì dầu có sức khỏe nhiều hay sức khỏe ít, mình vẫn có hạnh phúc như thường. Dù thành công hay không thành công trong công việc, trong sự tạo dựng chùa chiền, hoặc trong tổ chức tăng thân, thì mình vẫn không đau khổ gì cả. Cố nhiên khi mình có hạnh phúc rồi thì mình sẽ không tranh chấp, không gây chiến tranh, không tạo khổ đau. Sự hài hòa do đó tự nhiên nó có.

Như vậy thì chúng ta khác nhau ở chỗ nào? Khác nhau ở trình độ cầu nguyện của chúng ta. Khi chúng ta đã tiếp xúc được với bản môn rồi, nghĩa là tiếp xúc được với niết bàn, với chân như, với Như Lai tạng, khi chúng ta đã bước vào được thế giới của Hoa Nghiêm, đã tiếp xúc được với nước Chúa, với Thượng đế rồi, thì cái gì xảy ra trong tích môn ta cũng chấp nhận được cả, chúng ta đã đi vào trong cõi an lạc, không còn đau khổ nữa. Sống thêm mười năm nữa cũng được, mà sống thêm nửa năm nữa cũng không sao.

Lúc đó, chúng ta đã thay đổi hẳn cách nhìn của chúng ta. Trước kia nếu không có cái này, ta sẽ đau khổ vô cùng, nhưng khi tiếp xúc được với chân như rồi thì không có cái này cũng không sao. Trước kia không có sự thành công này, ta xem như cả cuộc đời thất bại, nhưng khi đã tiếp xúc được với bản môn rồi thì dù chùa của mình có bị cháy, dù người ta bôi xấu mình, người ta gán cho mình những điều oan ức, thì mình vẫn mỉm cười, an lạc được như thường. Cái mà ta cho là sự thành công, căn bản hạnh phúc của đời ta, ta không cần nữa, tại vì hạnh phúc của ta ở trong bản môn đã có, và rất lớn, nó vượt thoát khỏi cái thành cái bại.

Ngoài ra, khi mình thấy được mình và tất cả chúng sanh là cùng một bản thể, thì làm gì có sự chia cách mà không có sự hài hòa? Ta và bụt đã là một, thì làm gì có sự chia cách nữa? Vì vậy cho nên người tu phải biết cách cầu nguyện, và cái ước muốn sâu sắc nhất của người tu là tiếp xúc được với bản môn. Tiếp xúc được với bản môn rồi thì tự nhiên sức khỏe của chúng ta tăng tiến, chúng ta sẽ thành công trong sự tu học và hóa độ, chúng ta sẽ tạo được tăng thân rất an lạc, rất hạnh phúc, rất hài hòa. Nhưng dù cho sự thành công không tới mức mà ta mong ước, chúng ta vẫn không thấy khổ. Cho nên chúng ta thấy rằng sự cầu nguyện của người tu là rất sâu sắc, nó không chỉ nằm trên bình diện tích môn.

Chúng ta đừng nghĩ rằng sức khỏe của chúng ta là quan trọng nhất, sự thành công của chúng ta là quan trọng nhất, hay cái liên hệ của chúng ta với người thương, với gia đình, với xã hội là quan trọng nhất. Cái quan trọng nhất của người tu là chúng ta chọc thủng được bức màn tích môn để đi vào thế giới của bản môn, để thấy được sự liên hệ, thấy được cái tương tức giữa ta và Bụt, giữa ta và tất cả những hiện tượng khác của sự sống quanh ta.

Vì vậy khi cầu nguyện, chúng ta phải có trí tụê. Đa số chúng ta khi cầu nguyện thường muốn đức Bồ tát làm cho chúng ta điều này điều kia, muốn Thượng đế ban cho chúng ta cái này cái nọ. Chúng ta tưởng rằng nếu Bụt, nếu Bồ tát, nếu Thượng đế làm cho ta cái đó, ta sẽ có hạnh phúc. Nhưng cái trí tuệ của chúng ta đâu có đủ để chúng ta đặt ra một chương trình cho Bụt, cho Bồ tát, hoặc cho Thượng đế làm theo?

Ví dụ về sinh môi. Chúng ta muốn cầu nguyện như thế nào? Chúng ta cầu nguyện cho cây đừng bị đốn, cho các loài chúng sanh đừng bị sát hại, không bị diệt chủng. Nhưng cái thấy của chúng ta có đủ để chúng ta đưa ra một chương trình và nhờ Thượng đế thực hiện giùm không? Tại vì trong chương trình của Thượng đế, có sự sinh nở, có sự tiêu diệt. Những con châu chấu đó nếu không chết, mỗi khi hàng trăm triệu con đáp xuống, thì chỉ trong vài giây đồng hồ là chúng có thể làm cho mùa màng của cả một vùng bị tiêu tan. Có những con vi khuẩn có thể ăn những con vi khuẩn khác. Chúng ta có đủ trí tuệ để thiết kế một sinh môi hay không? Trong sự sinh nó phải có sự diệt. Phải có những loài này tấn công những loài khác và tạo thành một thế thăng bằng để sự sống có thể có mặt được. Chúng ta có đủ trí tuệ để thiết lập ra sự thăng bằng đó hay không? Nếu chúng ta không có khả năng đó mà vẫn muốn sự việc xảy ra theo ý mình, thì sự cầu nguyện của chúng ta chỉ biểu lộ sự ngu si, sự tham lam của chúng ta mà thôi.

Trí tuệ của chúng ta về sự sống như thế nào, từ bi của chúng ta có bao nhiêu mà chúng ta muốn làm một danh sách công việc để bắt Thượng đế phải làm theo? Cho nên trong khi cầu nguyện ta phải có trí tuệ, chúng ta đừng đòi hỏi quá đáng như đòi hỏi một sức khỏe toàn hảo, một perfect health, một đòi hỏi rất là vô lý!

Chúng ta cầu nguyện cho bản thân ta, cầu nguyện cho những người thương của ta, và chúng ta đòi hỏi những điều mà nếu Thượng đế làm, nếu đức Bồ tát làm thì sẽ tạo ra một sự xáo trộn rất lớn trong thế giới này, và sẽ gây ra rất nhiều đau khổ.

Cho nên phải có trí tuệ trong khi cầu nguyện. Làm sao để có trí tuệ? Muốn có trí tuệ thì ta phải quán chiếu, phải đi về bản môn. Một điều mà chúng ta có thể biết được là khi năng lượng của từ bi, của trí tuệ, của chánh niệm khởi dậy rồi, thì chúng ta có thể thay đổi được tình trạng, thay đổi được hoàn cảnh. Thay đổi không phải bằng cá nhân của ta mà thôi, mà bằng cả tâm thức cộng đồng. Tâm thức cộng đồng đó là cái chìa khóa của tất cả sự thay đổi.

Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ, nói rằng: Thượng đế là một vệ tinh viễn thông. Tất cả những ước muốn của mình phải được phóng lên trên đó, rồi Thượng đế sẽ gởi phán quyết của ngài lại cho người mình muốn cầu nguyện.

Ví dụ mình là A, mình muốn cầu nguyện cho B, hai bên ở xa nhau. Mình phải hướng lời cầu nguyện tới Thượng đế và Thượng đế sẽ phản chiếu lại giùm mình. Mình cầu cho B được làmh bệnh thì B sẽ được lành bệnh. Vì vậy mà Thượng đế được ví như là một vệ tinh viễn thông.

Cái vệ tinh viễn thông mà Larry Dossey gọi là Thượng đế đó, đạo Bụt gọi là Tâm thức cộng đồng, tức là A-lại-gia thức, trong đó Bụt và chúng ta là một. Nếu có một sự chuyển biến ở trong tâm thức cá nhân thì có sự chuyển biến ở trong tâm thức cộng đồng. Mà khi có chuyển biến trong tâm thức cộng đồng thì có sự chuyển biến tình trạng của đối tượng cầu nguyện của chúng ta. Vì vậy cho nên ta nói rằng tất cả là đều do tâm. Tâm của chúng ta là một sáng tạo phẩm của tâm thức cộng đồng. Nếu chúng ta muốn có sự thay đổi, thì chúng ta phải trở về với tâm.

Tâm của chúng ta là một trung tâm chế biến năng lượng. Từ trung tâm điện lực đó, ta mới có thể thay đổi được thế giới, vũ trụ. Thay đổi bằng những năng lượng có thật, và do chính ta chế tác ra.

Đó là cách cầu nguyện hữu hiệu nhất.

Nguồn : http://www.thuvien-thichnhathanh.or...9-hiu-lc-cu-nguyn/527-phn-mt?showall=&start=5



[1] Năm'95-'96 tại Làng Mai, Pháp
[2] Xem Thương Yêu theo Phương Pháp Bụt dạy, Nhất Hạnh, Lá Bối, Walnut Creek, USA, 1995, tr. 192.

[3] Một đơn vị thời gian rất ngắn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

cunconmocoi

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/5/09
Bài viết
467
Điểm tương tác
106
Điểm
43
Địa chỉ
vn
Điều cầu nguyện của người tu



Người xuất gia có một ý niệm khác về cầu nguyện. Ngay trong bài Đệ tử kính lạy, bài cầu nguyện phổ thông nhất của giới Phật tử Việt-nam, có nói rất rõ về mục đích của sự cầu nguyện.

Đã đành chúng ta cầu thân không tật bệnh, tâm không phiền não. Nhưng chúng ta không cầu nhận hai điều đó như là hai cứu cánh, tại vì chúng ta muốn đi xa hơn nữa. Nên nhớ rằng bài này không phải chỉ dành cho giới xuất gia mà chung cho tất cả mọi người tại gia, và những em rất trẻ ở trong Gia đình Phật tử Việt-nam nữa.

Ngửa trông ơn Phật từ bi gia hộ, thân không tật bệnh, tâm không phiền não để làm gì? Để hàng ngày an vui tu tập phép Phật nhiệm mầu, để mau ra khỏi luân hồi, minh tâm kiến tánh. Đó là câu tụng của người xuất gia. Ra khỏi luân hồi, vượt thoát sanh tử, là lời cầu nguyện của những người xuất gia.

Người xuất gia có thể cầu nguyện sức khỏe, có thể cầu nguyện thành công, có thể cầu nguyện hài hòa trong tăng thân không? Có! Nhưng chừng đó chưa đủ. Người xuất gia phải đi đến một mức độ sâu sắc hơn, đó là giải thoát sanh tử để có thể thỏa mãn được những nhu yếu rất sâu mà người tại gia chưa thấy được. Đó là biết rõ tôi từ đâu tới, tại sao tôi có mặt đây, tôi sẽ đi về đâu, sau khi chết tôi còn hay không, tôi với Bụt có liên hệ gì không, cái bản lai diện mục của tôi là gì? Đó là những điều cầu nguyện sâu sắc nhất của người tu.

Nếu là người tu mà chỉ cầu nguyện ba điều thông thường là sức khỏe, thành công và hài hòa, thì chưa phải là người tu đích thực. Người tu đích thực phải cầu nguyện tới mức độ sâu sắc hơn. Mình phải làm thế nào để trong đời sống hàng ngày, mình có thể có cái nhìn chọc thủng được bình diện tích môn, để đi tới bản môn, mà thấy được cái bản chất tương tức của vạn sự, vạn vật. Mình phải thấy được cái Như Lai tạng, cái chân như, cái bản thể, cái niết bàn thì lúc đó mình mới đạt tới sự thỏa mãn lớn lao của người tu.

Sự thỏa mãn đó có rồi thì dầu có sức khỏe nhiều hay sức khỏe ít, mình vẫn có hạnh phúc như thường. Dù thành công hay không thành công trong công việc, trong sự tạo dựng chùa chiền, hoặc trong tổ chức tăng thân, thì mình vẫn không đau khổ gì cả. Cố nhiên khi mình có hạnh phúc rồi thì mình sẽ không tranh chấp, không gây chiến tranh, không tạo khổ đau. Sự hài hòa do đó tự nhiên nó có.

Như vậy thì chúng ta khác nhau ở chỗ nào? Khác nhau ở trình độ cầu nguyện của chúng ta. Khi chúng ta đã tiếp xúc được với bản môn rồi, nghĩa là tiếp xúc được với niết bàn, với chân như, với Như Lai tạng, khi chúng ta đã bước vào được thế giới của Hoa Nghiêm, đã tiếp xúc được với nước Chúa, với Thượng đế rồi, thì cái gì xảy ra trong tích môn ta cũng chấp nhận được cả, chúng ta đã đi vào trong cõi an lạc, không còn đau khổ nữa. Sống thêm mười năm nữa cũng được, mà sống thêm nửa năm nữa cũng không sao.

Lúc đó, chúng ta đã thay đổi hẳn cách nhìn của chúng ta. Trước kia nếu không có cái này, ta sẽ đau khổ vô cùng, nhưng khi tiếp xúc được với chân như rồi thì không có cái này cũng không sao. Trước kia không có sự thành công này, ta xem như cả cuộc đời thất bại, nhưng khi đã tiếp xúc được với bản môn rồi thì dù chùa của mình có bị cháy, dù người ta bôi xấu mình, người ta gán cho mình những điều oan ức, thì mình vẫn mỉm cười, an lạc được như thường. Cái mà ta cho là sự thành công, căn bản hạnh phúc của đời ta, ta không cần nữa, tại vì hạnh phúc của ta ở trong bản môn đã có, và rất lớn, nó vượt thoát khỏi cái thành cái bại.

Ngoài ra, khi mình thấy được mình và tất cả chúng sanh là cùng một bản thể, thì làm gì có sự chia cách mà không có sự hài hòa? Ta và bụt đã là một, thì làm gì có sự chia cách nữa? Vì vậy cho nên người tu phải biết cách cầu nguyện, và cái ước muốn sâu sắc nhất của người tu là tiếp xúc được với bản môn. Tiếp xúc được với bản môn rồi thì tự nhiên sức khỏe của chúng ta tăng tiến, chúng ta sẽ thành công trong sự tu học và hóa độ, chúng ta sẽ tạo được tăng thân rất an lạc, rất hạnh phúc, rất hài hòa. Nhưng dù cho sự thành công không tới mức mà ta mong ước, chúng ta vẫn không thấy khổ. Cho nên chúng ta thấy rằng sự cầu nguyện của người tu là rất sâu sắc, nó không chỉ nằm trên bình diện tích môn.

Chúng ta đừng nghĩ rằng sức khỏe của chúng ta là quan trọng nhất, sự thành công của chúng ta là quan trọng nhất, hay cái liên hệ của chúng ta với người thương, với gia đình, với xã hội là quan trọng nhất. Cái quan trọng nhất của người tu là chúng ta chọc thủng được bức màn tích môn để đi vào thế giới của bản môn, để thấy được sự liên hệ, thấy được cái tương tức giữa ta và Bụt, giữa ta và tất cả những hiện tượng khác của sự sống quanh ta.

Vì vậy khi cầu nguyện, chúng ta phải có trí tụê. Đa số chúng ta khi cầu nguyện thường muốn đức Bồ tát làm cho chúng ta điều này điều kia, muốn Thượng đế ban cho chúng ta cái này cái nọ. Chúng ta tưởng rằng nếu Bụt, nếu Bồ tát, nếu Thượng đế làm cho ta cái đó, ta sẽ có hạnh phúc. Nhưng cái trí tuệ của chúng ta đâu có đủ để chúng ta đặt ra một chương trình cho Bụt, cho Bồ tát, hoặc cho Thượng đế làm theo?

Ví dụ về sinh môi. Chúng ta muốn cầu nguyện như thế nào? Chúng ta cầu nguyện cho cây đừng bị đốn, cho các loài chúng sanh đừng bị sát hại, không bị diệt chủng. Nhưng cái thấy của chúng ta có đủ để chúng ta đưa ra một chương trình và nhờ Thượng đế thực hiện giùm không? Tại vì trong chương trình của Thượng đế, có sự sinh nở, có sự tiêu diệt. Những con châu chấu đó nếu không chết, mỗi khi hàng trăm triệu con đáp xuống, thì chỉ trong vài giây đồng hồ là chúng có thể làm cho mùa màng của cả một vùng bị tiêu tan. Có những con vi khuẩn có thể ăn những con vi khuẩn khác. Chúng ta có đủ trí tuệ để thiết kế một sinh môi hay không? Trong sự sinh nó phải có sự diệt. Phải có những loài này tấn công những loài khác và tạo thành một thế thăng bằng để sự sống có thể có mặt được. Chúng ta có đủ trí tuệ để thiết lập ra sự thăng bằng đó hay không? Nếu chúng ta không có khả năng đó mà vẫn muốn sự việc xảy ra theo ý mình, thì sự cầu nguyện của chúng ta chỉ biểu lộ sự ngu si, sự tham lam của chúng ta mà thôi.

Trí tuệ của chúng ta về sự sống như thế nào, từ bi của chúng ta có bao nhiêu mà chúng ta muốn làm một danh sách công việc để bắt Thượng đế phải làm theo? Cho nên trong khi cầu nguyện ta phải có trí tuệ, chúng ta đừng đòi hỏi quá đáng như đòi hỏi một sức khỏe toàn hảo, một perfect health, một đòi hỏi rất là vô lý!

Chúng ta cầu nguyện cho bản thân ta, cầu nguyện cho những người thương của ta, và chúng ta đòi hỏi những điều mà nếu Thượng đế làm, nếu đức Bồ tát làm thì sẽ tạo ra một sự xáo trộn rất lớn trong thế giới này, và sẽ gây ra rất nhiều đau khổ.

Cho nên phải có trí tuệ trong khi cầu nguyện. Làm sao để có trí tuệ? Muốn có trí tuệ thì ta phải quán chiếu, phải đi về bản môn. Một điều mà chúng ta có thể biết được là khi năng lượng của từ bi, của trí tuệ, của chánh niệm khởi dậy rồi, thì chúng ta có thể thay đổi được tình trạng, thay đổi được hoàn cảnh. Thay đổi không phải bằng cá nhân của ta mà thôi, mà bằng cả tâm thức cộng đồng. Tâm thức cộng đồng đó là cái chìa khóa của tất cả sự thay đổi.

Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ, nói rằng: Thượng đế là một vệ tinh viễn thông. Tất cả những ước muốn của mình phải được phóng lên trên đó, rồi Thượng đế sẽ gởi phán quyết của ngài lại cho người mình muốn cầu nguyện.

Ví dụ mình là A, mình muốn cầu nguyện cho B, hai bên ở xa nhau. Mình phải hướng lời cầu nguyện tới Thượng đế và Thượng đế sẽ phản chiếu lại giùm mình. Mình cầu cho B được làmh bệnh thì B sẽ được lành bệnh. Vì vậy mà Thượng đế được ví như là một vệ tinh viễn thông.

Cái vệ tinh viễn thông mà Larry Dossey gọi là Thượng đế đó, đạo Bụt gọi là Tâm thức cộng đồng, tức là A-lại-gia thức, trong đó Bụt và chúng ta là một. Nếu có một sự chuyển biến ở trong tâm thức cá nhân thì có sự chuyển biến ở trong tâm thức cộng đồng. Mà khi có chuyển biến trong tâm thức cộng đồng thì có sự chuyển biến tình trạng của đối tượng cầu nguyện của chúng ta. Vì vậy cho nên ta nói rằng tất cả là đều do tâm. Tâm của chúng ta là một sáng tạo phẩm của tâm thức cộng đồng. Nếu chúng ta muốn có sự thay đổi, thì chúng ta phải trở về với tâm.

Tâm của chúng ta là một trung tâm chế biến năng lượng. Từ trung tâm điện lực đó, ta mới có thể thay đổi được thế giới, vũ trụ. Thay đổi bằng những năng lượng có thật, và do chính ta chế tác ra.

Đó là cách cầu nguyện hữu hiệu nhất.

Nguồn : http://www.thuvien-thichnhathanh.or...9-hiu-lc-cu-nguyn/527-phn-mt?showall=&start=5



[1] Năm'95-'96 tại Làng Mai, Pháp
[2] Xem Thương Yêu theo Phương Pháp Bụt dạy, Nhất Hạnh, Lá Bối, Walnut Creek, USA, 1995, tr. 192.

[3] Một đơn vị thời gian rất ngắn.
Như vậy thì chúng ta khác nhau ở chỗ nào? Khác nhau ở trình độ cầu nguyện của chúng ta. Khi chúng ta đã tiếp xúc được với bản môn rồi, nghĩa là tiếp xúc được với niết bàn, với chân như, với Như Lai tạng, khi chúng ta đã bước vào được thế giới của Hoa Nghiêm, đã tiếp xúc được với nước Chúa, với Thượng đế rồi, thì cái gì xảy ra trong tích môn ta cũng chấp nhận được cả, chúng ta đã đi vào trong cõi an lạc, không còn đau khổ nữa.
Kính Ban Tổng Quản !

Cunconmocoi phát hiện bài này, hình như Thầy Nhất Hạnh đang đồng hóa đạo Phật và đạo Chúa.

Kính xin Ban Tổng Quản duyệt lại.

(Tiêu đề "Chúa và Phật như nhau" do cunconmocoi đặt khi di chuyển vì cần phải có tiêu đề)
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Thích Nhất Hạnh đã viết:
Khi chúng ta đã tiếp xúc được với bản môn rồi, nghĩa là tiếp xúc được với niết bàn, với chân như, với Như Lai tạng, khi chúng ta đã bước vào được thế giới của Hoa Nghiêm, đã tiếp xúc được với nước Chúa, với Thượng đế rồi, thì cái gì xảy ra trong tích môn ta cũng chấp nhận được cả, chúng ta đã đi vào trong cõi an lạc, không còn đau khổ nữa. Sống thêm mười năm nữa cũng được, mà sống thêm nửa năm nữa cũng không sao.

Kính Sư Ông Làng Mai !

Vẫn biết rằng đạo Phật không bỏ người sơ cơ, vẫn biết rằng đạo Phật còn có Nhân Thiên Thừa (dạy những điều giống như Ngoại Đạo), nhưng Sư Ông xuất thân từ "cái nôi" Thiền Học Việt Nam, Sư Ông hưởng "lộc Phật" không biết bao nhiêu mà kể, sao Sư Ông không cố gắng tịnh tu để "vượt lên chính mình" ? để thật sự nếm được mùi vị "Cơm Hương Tích", mà lại dừng đứng ở một mớ lý thuyết suông _ đầy sai lầm về Phật pháp. Rồi Sư Ông đem rao giảng cái chỗ hiểu sai của mình cho nó thuận hợp với cái Thế giới Vô Minh ?

* Thế nào là "nước Chúa" ? _ Nước Chúa là Thiên Đàng _ các tầng Trời thấp.

* Thế nào là Thượng Đế ? _ Là một vị Thiên Chủ (cai quản một tầng Trời).

* Vì sao Thượng Đế lại nghĩ rằng "Mình là Chúa Tể Vũ Trụ, mình tạo tác nên vũ trụ" ? _ Vì ở tầng Trời đó, Thượng Đế có tuổi thọ nhiều nhất, uy lực nhất; cho nên cái mê lầm của vị ấy đã hoang tưởng ra như thế. Đây là "đại Vô Minh" !

Trong bài trên, cả chục lần Sư Ông nhắc đến Thượng Đế như là Chân Lý _ Như Lai Tạng _ của đạo Phật.

Bản thân của Sư Ông đã nhầm lẫn rằng "đạo Phật chỉ là một triết lý trừu tượng suông" mà nay lại đem rao giảng cái hiểu sai nghiêm trọng của mình về Phật pháp như thế này thì con nói thật : Sư Ông chính là "mối mọt đã làm mục ruỗng đạo Phật", Sư Ông chính là một trong "những con trùng trong bụng Sư Tử đang trực tiếp giết chết Sư Tử" (Sư Tử trùng thực Sư Tử nhục).

Cái tham vọng làm Tổ, làm "vua một cõi" của Sư Ông quá lớn, khiến cho Sư Ông sẵn sàng vẻ vời đủ thứ chuyện để dẫn dắt những Phật tử thuần thành dần đi lạc vào Ngoại Đạo lúc nào cũng không hay.

Cái "LẬM" của Sư Ông đã hơn nửa thế kỷ rồi, con không hy vọng Sư Ông thức tỉnh, dừng lại được, nhưng con nói ra là để giữ cho những Phật tử chưa quy y với Sư Ông _ nhất là thành viên của Diễn Đàn này _ không bị "nhập nhằng" mơ hồ về Phật đạo và Ngoại Đạo.

Có rất nhiều những vị Như Lai Sứ Giả đi làm "mọi không công" cho Thiên Ma Ngoại Đạo, đây là một sự thật đáng buồn cho Phật pháp thời hiện đại.

Ai tai !
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Nhắc nhở thành viên Kim Liên Cư Sĩ !

Xin đạo hữu hãy thận trọng khi đăng bài, bài của Thầy Nhất Hạnh đã vi phạm Nội Quy của D/Đ này.

Nhắc nhở t/v hoatihon !

Đạo hữu không nên có thêm ý kiến gì về bài này nữa (Như thế này đã quá đủ).

Hoàng Trí khóa chủ đề này.

Kính !

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

TOP 5 Tài Thí

Bên trên