- Tham gia
- 2/12/06
- Bài viết
- 5,891
- Điểm tương tác
- 1,535
- Điểm
- 113
Kính bác Văn học ! Chúng con cám ơn bác đã giải thích, nhưng ở bài này con thấy có 2 từ mới HẬU ĐẮC TRÍ và CĂN BẢN TRÍ, con không hiểu, con nhờ Google thì được thấy có một vị Pháp sư giải thích như sau :
"Phương pháp tu học Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí hoàn toàn chẳng giống nhau. Căn Bản Trí là “thâm nhập một môn, huân tu dài lâu”, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ ai, chẳng thể tiếp xúc tùy tiện với bất cứ pháp nào, tâm phải định. Dùng Thiền Định rất sâu để buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, khôi phục chân tâm bản tánh. Đó là kiến tánh. "
Xin phép con không nêu tên tuổi của vị Pháp sư ấy và link trích dẫn. Con kính xin bác giải thích cho rõ hơn về chỗ này.
Kính !
Chào Thanh Trúc !
Xét thấy chủ đề này (Xin bác Văn học giải nghi) Vô Học đã lang thang, vọng bàn 16 trang rồi, vậy các bạn cho phép Vô Học mở chủ đề mới "Căn Bản Trí và Hậu Đắc Trí" các bạn nhé !
(Kính chư vị Giác Ngộ ! kính các bậc Đại Giác ! Con Nguyên Vô Học (vốn dĩ không qua một trường lớp Phật Học nào, cũng chưa từng được học Duy Thức) xin phép lạm bàn, con xin bày tỏ "ruột gan" để các vị thấy con đang đau bệnh chỗ nào mà chỉ dùm, con rất đội ơn. Con xin sám hối nếu có gì sai quấy phạm thượng !)
Chúng ta _ những kẻ vô minh _ đôi khi phân vân : "Ta là ai ? _ Do đâu mà có Ta ? _ Ta từ đâu đến đây ? _ Khi chết rồi thì còn hay hết, nếu còn thì sẽ đi đâu về đâu ?"
Đã có vài Tôn giáo trả lời về vấn đề này rồi, có thể họ không nói dối (họ nói rất thật với sự hiểu biết nửa vời của mình), nhưng Phật giáo không cùng quan điểm với họ, mà không tranh cải. Với Phật giáo, đức Phật bày ra Giới Định Tuệ, và nhiều thứ công phu khác như Lục độ, Vạn Hạnh, Tứ Nhiếp, ..v...v.... Tín đồ Phật giáo cứ làm theo những lời Phật dạy, rồi cuối cùng người Phật tử tự tìm ra lời giải cho tất cả những thắc mắc trên mà không giống như sự giải thích của Ông Thượng Đế _ Ông Chúa Trời _ nào.
Tự tìm ra lời giải là CHỨNG ĐẠO đó, nhưng đức Phật không nói họ đã CHỨNG ĐẠO, mà nói họ chỉ mới vừa nhập vào dòng Thánh (NHẬP LƯU _ TU ĐÀ HOÀN) mà thôi, nhằm để tránh tình trạng tự đắc, tự mãn, tự đủ, kiêu hảnh để rồi lộn đầu trở lại vô minh.
Cũng có nhiều vị ngay lần đầu NGỘ ĐẠO lại có cái BIẾT sâu hơn, rõ ràng hơn vị đã NHẬP LƯU, ấy là những quả vị NHẤT VÃNG LAI, BẤT LAI, VÔ SANH hoặc thậm chí Bồ tát (như Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Vĩnh Gia Huyền Giác, .....), thì danh từ chung nào để chỉ cho tất cả những trường hợp sai biệt ấy ?
_ Đạo Phật có nhiều cách gọi, đó là KIẾN TÁNH (Thiền Tông), NGỘ VÔ SANH (Tịnh Tông), ĐƯỢC TRÍ TUỆ CĂN BẢN (Duy Thức Tông).
Thưa các bạn cái căn bản của Phật pháp là Giáo lý KHÔNG TA (NHÂN VÔ NGÃ) và KHÔNG PHÁP (PHÁP VÔ NGÃ). Hai điều này là nền tảng CĂN BẢN của Phật pháp. Vị nào nhận ra chỉ một điều thôi _ Nhân Vô Ngã chẳng hạn _ thì cũng được gọi là CÓ TRÍ TUỆ CĂN BẢN, hoặc là ĐÃ ĐƯỢC CĂN BẢN TRÍ, cũng có chỗ gọi là CĂN BẢN TÍN TRÍ (Chữ TÍN là đặt niềm tin ban đầu cho hành giả, cứ thế mà tiến lên).
Đó, CĂN BẢN TRÍ là như thế đó, là sự hiểu biết đúng đắn nhất về điều cơ bản nhất của Phật giáo đã được hành giả tự tìm ra _ thân chứng _ không còn tưởng tượng mơ hồ viễn vông nữa, không còn "gặm" ngôn từ, "nhai" lý thuyết để mà tự đủ nữa ! Kể từ thời điểm đó hành giả không còn là "con rùa mù" nữa, hành giả không lớn hơn ai, nhưng không hề có nhỏ hơn bất cứ ông Thượng đế nào, ông Thần ông Thánh nào, vì hành giả đã thực thấy biết "Mình không có cái Ta" để mà lớn nhỏ với ai, mình không có cái Ta để mà run sợ trước Diêm Vương Quỷ sứ nào nữa. Hành giả đã thực sự THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI, màng mê đã được vén lên, hành giả không thấy có mình thì lấy ai mà Sinh Tử Luân Hồi, cái phải chịu Sinh Tử Luân Hồi là một cái gì giả tưởng, không thực, nó không phải là mình, thì nó tạm ở trong tuồng mê một thời gian ngắn nữa, rồi nó sẽ "hô biến" mà thôi, đó là chuyện của cõi mộng mơ này thì có gì là quan trọng chứ !