- Tham gia
- 24/1/15
- Bài viết
- 317
- Điểm tương tác
- 274
- Điểm
- 43
Kính Bác Học. Có phải ý Bác nói: Phải rời "ý thức, phân biệt v.v..." mới đến được Vô ngã. Tại vì.- "đang đứng ở trên một cành cây cao, bổng dưng cành cây bị gảy" thì lúc đó đâu có thời gian để ý thức khởi lên nữa !!! Hi. hi... Vì Vô ngã là đối pháp để trừ Ngã chấp, mà Ngã chấp là do ý thức vọng tưởng sanh, nếu không có Ngã, thì cũng không có Vô ngã. Lúc đoạn trừ ý thức (lúc cành cây gãy đổ...) thì đâu kịp có ý thức nên ngã không thành lập, ngã không thành lập, thì vô ngã do đâu mà có được.
Kính.
Kính chào bạn Linhthoai!
Ý kiến và suy luận của bạn mình không bàn đúng sai.
Nhưng bác nguyenvanhoc không hỏi người đó nghĩ gì hay cảm thấy gì, chỉ hỏi người đó bay lên hay "đáp" xuống đất.
Theo tôi là "đáp" xuống đất.
Vì vật ở trên cao không có chổ bám đính thì phải rớt xuống đất, đó là lẽ tự nhiên.
"Tư nhiên" chính là "vô ngã", khi ta nhìn nhận mọi vật mọi việc đúng theo tự thân nó, đúng bản chất nó, đúng như lẽ nó phải vậy, không pha tạp thêm gì, không khoác lên nó một quan điểm nào, không tư kiến...thì là vô ngã.
Nếu ta cầm bông hoa trên tay, muốn biết nó màu gì thì ta nhìn nó để biết, không vì nó là bông hồng mà nó có màu hồng, không vì nó là bông hồng trắng mà nó có màu trắng, bởi khi héo khô thì chẳng còn màu trắng...
Hãy nhìn nhận mọi việc đúng với nó như là, đúng với bản chất của nó, thật tự nhiên không pha tạp....ấy là vô ngã.
Khi đức Phật nói "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành", đó là vô ngã, bởi Ngài thấy rõ nguyên lai sự việc, và xóa đi cái khoảng các giữa "Phật" và "chúng sinh".
Có vị thiền sư hỏi đệ tử rằng "Tại sao hai người giận nhau thì phải nói rất to?"
Và câu trả lời là: Khi họ giận nhau, cái ngã của "ta" và cái ngã của "tha nhân" cách rất xa nhau, bởi vậy họ phải nói rất to mới nghe được. Khi họ hết giận, cái khoảng cách ngắn lại, nói nhỏ nhẹ cũng đủ nghe thấy, khi xóa được cái ngã thì như Bá Nha Tử Kì, chẳng cần nói nữa.
Vậy Vô Ngã nếu nói theo đạo nghĩa là tự nhiên.
Vô ngã nếu nói theo tư tưởng nghĩa là cởi bỏ chấp kiến, cởi bỏ tư kiến.
Vô ngã nếu nói theo nhân sinh nghĩa là đem "cái ngã của ta" đến gần với "cái ngã của tha nhân".
Nhìn chung vô ngã để đi đến chổ hòa hợp, vạn vật nhất thể, đi đến Như Lai vậy!
Khi hòa hợp thì ngọn lửa Tham-Sân-Si không có chổ cháy, con người dể đạt đến chổ thanh tịnh mà cởi bỏ đau khổ.
Cởi bỏ đau khổ là cốt yếu của đạo Phật, vì vậy Vô Ngã là phần quan trọng trong giáo lí Phật giáo.
Cái suy nghĩ của vodanhladanh là như thế!
Kính chào bạn Linhthoai!