- Tham gia
- 15/4/15
- Bài viết
- 1,256
- Điểm tương tác
- 410
- Điểm
- 83
Khi xưa Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn vì muốn trao truyền y bát mà khai thị:
- Sanh tử là việc lớn các ngươi suốt ngày chỉ cầu phước chẳng cầu lìa khỏi biển khổ sanh tử, tự tánh nếu mê phước làm sao cứu được? Các ngươi mỗi người hãy làm một bài kệ trình cho ta xem nếu ngộ được đại ý thì ta sẽ truyền y bát cho làm Tổ thứ sáu. Hãy mau lên chẳng được chậm trễ, hễ lọt vào suy lường thì chẳng dùng được. Người kiến tánh vừa nghe phải liền thấy.
Luận:
Lời Ngũ Tổ khai thị rất rõ ràng mục đích sách tấn môn đồ chớ học Phật mà vọng cầu phước báo vì tự tánh nếu còn mê phước chẳng thể cứu được. Nhằm mục đích động viên môn đồ tinh tấn Ngũ Tổ đã lấy y bát và Tổ vị khuyến khích chúng môn đồ nỗ lực, cơ hội trở thành Tổ là chia đều cho tất cả. Ngũ Tổ đã bi mẫn cảnh tỉnh người kiến tánh khi nghe liền phải thấy, hễ còn suy lường thì cửa đạo hãy còn xa.
Tiếc rằng chúng môn đồ của Ngũ Tổ chẳng nhận được bổn tâm chỉ quen nương dựa lời kinh, tiếng kệ và việc bàn huyền, nói diệu nên đã không thâm nhập được đại ý Phật pháp. Giáo thọ Thần Tú chẳng thể thoái thác việc trình kệ lòng bấn loạn chẳng an, trằn trọc suy lường mãi mới viết được một bài kệ:
Thân là cây bồ đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn siêng lau chùi
Chớ cho dính bụi trần.
Làm kệ xong Giáo thọ Thần Tú không dám trình kệ lên Tổ mà chỉ lén viết trên tường. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn nhìn thấy kệ biết rằng chưa thấy Tánh liền gọi Thần Tú lên khai thị và cho Thần Tú cơ hội thứ 2, Ngũ Tổ nói:
- Kệ này chưa thấy Tánh, chỉ đến ngoài cửa. Kiến giải như thế tìm Vô thượng bồ đề chẳng thể được. Vô thượng bồ đề phải khi vừa nghe liền nhận tự bổn tâm, thấy tự bản tánh chẳng sanh chẳng diệt, bất cứ giờ nào niệm niệm tự thấy, vạn cảnh tự như như. Cái tâm như như tức là chân thật. Nếu được thấy như thế là tự tánh. Hãy làm bài kệ khác trình lên nếu vào được thì ta sẽ truyền y bát.
Dẫu rằng bài kệ của Giáo thọ Thần Tú chưa thấy Tánh nhưng nếu y kệ thọ trì thì học nhân cũng được lợi ích lớn do vậy Ngũ Tổ cho phép môn đồ đọc tụng thọ trì.
Ít hôm sau đương khi giả gạo Huệ Năng nghe kệ biết rằng chưa thấy Tánh khi hỏi nguyên ủy bài kệ liền xin được lên tham bái đồng thời nhờ người viết kệ trình lên, kệ viết:
Bồ đề vốn chẳng cây
Gương sáng cũng chẳng đài
Xưa nay không một vật
Nơi nào dính bụi trần.
Đại chúng xem kệ lấy làm kinh hãi, việc đến tai Ngũ Tổ biết rằng bài kệ gây ra sự động chúng nên đã gượng nói kệ không thấy Tánh và đích thân dùng giày xóa đi.
Luận:
- Vì sao khi nghe bài kệ của Giáo thọ Thần Tú, người đeo đá giã gạo Huệ Năng biết kệ chưa thấy Tánh?
- Vì sao biết rằng bài kệ của Huệ Năng thấy Tánh Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn gượng nói vẫn chưa thấy Tánh?
- Vì sao khi trình kệ thấy Tánh Huệ Năng được truyền y bát trở thành Lục Tổ còn giáo thọ Thần Tú dù kinh điển làu thông, chỉ do kệ không thấy Tánh mà không nhận được Tổ vị chân truyền.
Luận:
Về sau môn đồ Bắc Tông lập Thần Tú làm tổ thứ sáu. Ở đây nếu khách quan, trung thực ta sẽ nhận ra có Tổ kiến tánh, Tổ không kiến tánh. Cũng lại như vậy kệ cũng có kệ thấy Tánh, kệ không thấy Tánh. Không nói là đúng là sai chỉ nói là giải thoát hay không giải thoát.
Tổ cũng có nhiều hạng Tổ. Mai này sư ông Thích Trí Tịnh, Thích Thông Lạc, Tịnh Không, Thanh Từ,... trở thành Tổ thì đâu có chi lạ. Chư Tổ nói chung vì thế mà nhiều.
Kính!
- Sanh tử là việc lớn các ngươi suốt ngày chỉ cầu phước chẳng cầu lìa khỏi biển khổ sanh tử, tự tánh nếu mê phước làm sao cứu được? Các ngươi mỗi người hãy làm một bài kệ trình cho ta xem nếu ngộ được đại ý thì ta sẽ truyền y bát cho làm Tổ thứ sáu. Hãy mau lên chẳng được chậm trễ, hễ lọt vào suy lường thì chẳng dùng được. Người kiến tánh vừa nghe phải liền thấy.
Luận:
Lời Ngũ Tổ khai thị rất rõ ràng mục đích sách tấn môn đồ chớ học Phật mà vọng cầu phước báo vì tự tánh nếu còn mê phước chẳng thể cứu được. Nhằm mục đích động viên môn đồ tinh tấn Ngũ Tổ đã lấy y bát và Tổ vị khuyến khích chúng môn đồ nỗ lực, cơ hội trở thành Tổ là chia đều cho tất cả. Ngũ Tổ đã bi mẫn cảnh tỉnh người kiến tánh khi nghe liền phải thấy, hễ còn suy lường thì cửa đạo hãy còn xa.
Tiếc rằng chúng môn đồ của Ngũ Tổ chẳng nhận được bổn tâm chỉ quen nương dựa lời kinh, tiếng kệ và việc bàn huyền, nói diệu nên đã không thâm nhập được đại ý Phật pháp. Giáo thọ Thần Tú chẳng thể thoái thác việc trình kệ lòng bấn loạn chẳng an, trằn trọc suy lường mãi mới viết được một bài kệ:
Thân là cây bồ đề
Tâm như đài gương sáng
Luôn luôn siêng lau chùi
Chớ cho dính bụi trần.
Làm kệ xong Giáo thọ Thần Tú không dám trình kệ lên Tổ mà chỉ lén viết trên tường. Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn nhìn thấy kệ biết rằng chưa thấy Tánh liền gọi Thần Tú lên khai thị và cho Thần Tú cơ hội thứ 2, Ngũ Tổ nói:
- Kệ này chưa thấy Tánh, chỉ đến ngoài cửa. Kiến giải như thế tìm Vô thượng bồ đề chẳng thể được. Vô thượng bồ đề phải khi vừa nghe liền nhận tự bổn tâm, thấy tự bản tánh chẳng sanh chẳng diệt, bất cứ giờ nào niệm niệm tự thấy, vạn cảnh tự như như. Cái tâm như như tức là chân thật. Nếu được thấy như thế là tự tánh. Hãy làm bài kệ khác trình lên nếu vào được thì ta sẽ truyền y bát.
Dẫu rằng bài kệ của Giáo thọ Thần Tú chưa thấy Tánh nhưng nếu y kệ thọ trì thì học nhân cũng được lợi ích lớn do vậy Ngũ Tổ cho phép môn đồ đọc tụng thọ trì.
Ít hôm sau đương khi giả gạo Huệ Năng nghe kệ biết rằng chưa thấy Tánh khi hỏi nguyên ủy bài kệ liền xin được lên tham bái đồng thời nhờ người viết kệ trình lên, kệ viết:
Bồ đề vốn chẳng cây
Gương sáng cũng chẳng đài
Xưa nay không một vật
Nơi nào dính bụi trần.
Đại chúng xem kệ lấy làm kinh hãi, việc đến tai Ngũ Tổ biết rằng bài kệ gây ra sự động chúng nên đã gượng nói kệ không thấy Tánh và đích thân dùng giày xóa đi.
Luận:
- Vì sao khi nghe bài kệ của Giáo thọ Thần Tú, người đeo đá giã gạo Huệ Năng biết kệ chưa thấy Tánh?
- Vì sao biết rằng bài kệ của Huệ Năng thấy Tánh Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn gượng nói vẫn chưa thấy Tánh?
- Vì sao khi trình kệ thấy Tánh Huệ Năng được truyền y bát trở thành Lục Tổ còn giáo thọ Thần Tú dù kinh điển làu thông, chỉ do kệ không thấy Tánh mà không nhận được Tổ vị chân truyền.
Luận:
Về sau môn đồ Bắc Tông lập Thần Tú làm tổ thứ sáu. Ở đây nếu khách quan, trung thực ta sẽ nhận ra có Tổ kiến tánh, Tổ không kiến tánh. Cũng lại như vậy kệ cũng có kệ thấy Tánh, kệ không thấy Tánh. Không nói là đúng là sai chỉ nói là giải thoát hay không giải thoát.
Tổ cũng có nhiều hạng Tổ. Mai này sư ông Thích Trí Tịnh, Thích Thông Lạc, Tịnh Không, Thanh Từ,... trở thành Tổ thì đâu có chi lạ. Chư Tổ nói chung vì thế mà nhiều.
Kính!