nguyenjobvn

3 Câu hỏi lớn

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Kính chào các đạo hữu thân mến,

Lâu ngày em mới quay về nhà cũ là Diễn Đàn ta, sau một thời gian điều trị bệnh, em đảo một vòng dạo quanh phố phường dạo qua thị trường, vớ ngay được cục đá chà bá lửa, bác Doccoden đang ôm khệ nệ chọi về phía bác Ba Tuần, cũng nghe nói là bệnh tình nghiêm trọng giống em trước đây, thành ra cục đá đồ chơi của bác Doccoden nó bị quăng vào hư không vô định, nhằm đúng lúc em đi ngang qua đây, nó đè phải em, nên em bê về đặt tạm chỗ này, để có ai thấy nó hợp lý thiết thực và hữu ích thì bỏ sức ra đẽo gọt nó lại thành vật gì đó có giá trị cho nhân gian, trên cục đá ấy có ghi như vầy:
- Vũ trụ có là do cái gì có ? Hay vũ trụ có sẵn ?

- Giác biết tự hữu hay do cái gì sinh ra?

- Câu'tất cả do tâm tạo' hay'tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức' có nghĩa là gì?
Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Kính chào các đạo hữu thân mến,

Nay nhân vấp phải cục đá của bác Doccoden, tình cờ đọc trên cục đá có dòng chữ: "Tam giới duy Tâm, vạn pháp duy Thức." Em mò mẫm tìm về một cuốn sách tên là Luận Thành Duy Thức, tác giả Huyền Trang, dịch giả Tuệ sỹ, tại tr.15 bản PDF tìm trên Google, có ghi như sau:

"Ngoại cảnh tùy theo sự tưởng tượng mà được khái niệm, do đó không tồn tại.

Nội thức y nhân duyên mà sinh khởi, do đó tồn tại."


Ớ ớ, thế hoá ra lâu nay, thân của em, nhà của em v..v tóm lại những thứ em cho là em là của em, đều không tồn tại à ? Và em chỉ cần ngồi nhà tưởng tượng ra thì em thành người giàu có nhất thế gian sao ?

Bác nào rành môn này thông não giúp em cái nhỉ.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,282
Điểm tương tác
910
Điểm
113
Kính chào các đạo hữu thân mến,

Nay nhân vấp phải cục đá của bác Doccoden, tình cờ đọc trên cục đá có dòng chữ: "Tam giới duy Tâm, vạn pháp duy Thức." Em mò mẫm tìm về một cuốn sách tên là Luận Thành Duy Thức, tác giả Huyền Trang, dịch giả Tuệ sỹ, tại tr.15 bản PDF tìm trên Google, có ghi như sau:

"Ngoại cảnh tùy theo sự tưởng tượng mà được khái niệm, do đó không tồn tại.

Nội thức y nhân duyên mà sinh khởi, do đó tồn tại."


Ớ ớ, thế hoá ra lâu nay, thân của em, nhà của em v..v tóm lại những thứ em cho là em là của em, đều không tồn tại à ? Và em chỉ cần ngồi nhà tưởng tượng ra thì em thành người giàu có nhất thế gian sao ?

Bác nào rành môn này thông não giúp em cái nhỉ.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.

Hề hề,

Làm gì mà có chuyện thân tâm (ngã), nhà của,,,(ngã sở) thuần là khái niệm vì nó có sự tương quan nhân quả giữa bản thân, con người và vật chất tức Y nhân duyên
Nội thức y nhân duyên tức Y tha duyên sinh là pháp Tương tự chân thực hữu gọi là Phi hữu tự hữu nên xem như nó hiện hữu (là pháp minh sát tuệ với đối tượng là hữu vi pháp duyên sinh bị vô thường, khổ và vô ngã)

Trừng Hải
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Hề hề,

Làm gì mà có chuyện thân tâm (ngã), nhà của,,,(ngã sở) thuần là khái niệm vì nó có sự tương quan nhân quả giữa bản thân, con người và vật chất tức Y nhân duyên
Nội thức y nhân duyên tức Y tha duyên sinh là pháp Tương tự chân thực hữu gọi là Phi hữu tự hữu nên xem như nó hiện hữu (là pháp minh sát tuệ với đối tượng là hữu vi pháp duyên sinh bị vô thường, khổ và vô ngã)

Trừng Hải
Kính chào bác,

Vậy là nhà cửa, thân em cùng với cái gọi là "nội thức" kia cũng dựa trên nhân duyên mà thành hình, như thế thì em mới thấy có lý chút.

VD: em cần khổ học hành làm nhân, mà em có công việc lương bổng khá khẩm là quả, lại do em lương bổng khá khẩm làm nhân mà em ăn tiêu không hết nên có dư tiền mua nhà, mua xe là quả v..v

Tương tự, với thân em cũng thế, cha mẹ giao hợp làm nhân nên mẹ em mang em trong bụng là quả, sau 9 tháng 10 ngày mẹ em mang nặng làm nhân, cộng thêm cô y sỹ xinh đẹp đỡ đẻ làm duyên, thì mới có quả em tòi ra đời nhìn mặt trời và mới có cái ngày em đụng nhằm cục đá của bác Doccoden liệng vô hư không được chứ.

Từ giờ em Nghi cái ông Huyền Trang này đi thỉnh Kinh đem lộn Kinh giả về báo hại con cháu rồi, hờ hờ.

Đa tạ bác, có gì hại não nữa em thắc mắc sau nhé.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,282
Điểm tương tác
910
Điểm
113
Hề hề,

Thành duy thức luận không phải là bản luận đem về từ Thiên trúc mà do ngài Huyền trang bằng kiến văn bác học thâm sâu từ Thành duy thức của ngài Thế thân cọng với 10 luận giải của 10 vị Đại luận sư thời đó mà viết lại thành bộ Thành duy thức luận. Vì vậy đây là bộ luận thâm sâu vì đúc kết hết mọi tinh yếu của Duy thức nhưng lời văn lại cô đọng vì chỉ bao gồm 10 quyển từ cả ngàn quyển luận duy thức lại rất khỏ hiểu vì dụng Hán văn cổ đại thời thịnh Đường. Hề hề, do vậy với người "ngoài cửa Duy thức" đừng nói đọc một hai lần mà dù đọc cả ngàn lần cũng không am tường rõ ràng "như nó là" bản luận này.

Ai là người yêu mến, tin tưởng Duy thức thì hãy từng bước tìm hiểu, nghiền ngẩm, trao đổi và tự thực chứng Duy thức căn bản (Bách pháp minh môn luận, Tam thập tụng...) cho đến lúc thành thục nền tảng căn bản Duy thức rồi mới nên đọc và nghiên cứu Thành duy thức luận của Tam tạng Pháp sư Huyền trang.


Trừng Hải
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Hề hề,

Thành duy thức luận không phải là bản luận đem về từ Thiên trúc mà do ngài Huyền trang bằng kiến văn bác học thâm sâu từ Thành duy thức của ngài Thế thân cọng với 10 luận giải của 10 vị Đại luận sư thời đó mà viết lại thành bộ Thành duy thức luận. Vì vậy đây là bộ luận thâm sâu vì đúc kết hết mọi tinh yếu của Duy thức nhưng lời văn lại cô đọng vì chỉ bao gồm 10 quyển từ cả ngàn quyển luận duy thức lại rất khỏ hiểu vì dụng Hán văn cổ đại thời thịnh Đường. Hề hề, do vậy với người "ngoài cửa Duy thức" đừng nói đọc một hai lần mà dù đọc cả ngàn lần cũng không am tường rõ ràng "như nó là" bản luận này.

Ai là người yêu mến, tin tưởng Duy thức thì hãy từng bước tìm hiểu, nghiền ngẩm, trao đổi và tự thực chứng Duy thức căn bản (Bách pháp minh môn luận, Tam thập tụng...) cho đến lúc thành thục nền tảng căn bản Duy thức rồi mới nên đọc và nghiên cứu Thành duy thức luận của Tam tạng Pháp sư Huyền trang.


Trừng Hải
Kính chào bác,

Nghe mấy lời này của bác là đủ biết bác đã thâu tóm được những tinh yếu của Duy Thức Tông, là kết quả của nhiều năm thắp đèn dầu dò chữ dưới ánh Trăng sao rồi. Thật là may cho em, vì mới vấp phải cục đá chà bá của bác Doccoden quăng đi, cứ ngỡ té sấp mặt mày, mà ai ngờ cú nhào bất chợt đến ấy lại giúp mình ôm trầm lấy được một Cao Nhân, quả là hoạ phúc ẩn tàng, trong hoạ có phúc, trong phúc có hoạ, thật là vi diệu thay.

Thủa xưa, lúc lan man trong rừng Kinh biển Luận, em đã nghe giang hồ đồn đại cái món "võ công" thượng thừa Duy Thức này rồi, nhưng ngặt vì thời gian lâu xa truyền lại, cộng thêm Võ học cao thâm, nếu chẳng phải căn cơ mẫn tiệp, hâm mộ Đạo thâm, thì e là khó bề thẩm thấu. Đến các vị lão Tăng thành danh trên giang hồ như Ngài Thiện Hoa, Thiện Hoà v..v còn tặc lưỡi than rằng: ta nay vì thế nhân, khai mở cửa Trí duy Thức, tuy có chút phần thông hiểu, xong chưa ôm được toàn Thư, chỉ đặt tạm nền nhỏ ở đây, cầu cho mai sau có bậc anh tài nào tình cờ ngó thấy, thì khảo cứu chỉnh đốn lại cho hoàn bị, ấy coi như là Chánh nhân đã gieo Chánh quả ắt đến, được vậy cũng là may mắn cho việc ta làm ngày nay lắm lắm.

Đọc những ý ấy, rúng động tâm can, em dù ở xa trăm kiếp, vẫn còn cảm được cái khí khái anh hùng của bậc Anh Tài, từng ngồi dạy học tuy máu chảy ướt quần, mà dòng chữ kẻ thẳng trên bảng dạy học trò, cùng hàng lông mày oai nghi chẳng chút nét cong vẹo. Tán thán thay !

Đa tạ bác nhiều, khi có chỗ nghi em sẽ nêu lên đây, mong bác hồi đáp.

Chúc bác vạn phước an khang, hải trí cuồn cuộn.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Kính chào các bạn đạo thân mến,

Phàm Phật thuyết pháp chẳng vô duyên cớ, thuyết Duy Thức cũng vậy.

Nhằm lìa hai chướng "phiền não" và "sở tri", chứng đắc hai quả "giải thoát" và "Bồ Đề", Duy Thức dẹp trừ hai chấp "Ngã" và "Pháp".

Cái gì là sở tri ? Đây là con cá, con cá nó bơi dưới nước, nó khác con bò, con bò thì đi bộ và gặm cỏ.

Cái gì là phiền não ? Con cá nó quẫy đuôi, nó quẫy đuôi không nói một lời mà bỏ đi, con cá nó khinh thường tôi. Còn con bò hễ tôi đi qua nó chỉ Bò...bò, kêu lên như vậy, rồi gặm cỏ tiếp, nó cười nhạo tôi.

Em mới biết tới đó, mong các bác chỉ giáo thêm.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Kính chào các bạn đạo thân mến,

Sắp tới giờ Ngọ trai, em xin phép đưa thêm một vài ý tưởng, gọi là Trailer (Trích đoạn) quảng cáo cho "bộ phim bom tấn" Duy Thức, gọi như thế thì khá hợp lý, vì nó đan xen nhiều tình tiết chưa rõ ràng, nhưng thú vị và hấp dẫn, mục đích thôi thúc khán thính giả "tò mò" vác thân bỏ sức lên "rạp" mua vé coi bằng được, hờ hờ. Trailer (Trích đoạn) của em nó thế này:

Hành vi lặp đi lặp lại (tức Nghiệp hay Thói quen) của thân làm, miệng nói, ý nghĩ là nguồn gốc khiến nảy sinh và giúp phát triển ở "nội Thức" (ý chỉ Tâm còn phân biệt chấp trước, tức còn bị chướng bởi phiền não và sở tri) mỗi người, những hạt giống của thương yêu hay hận thù, tích cực hay tiêu cực, tham lam hay thí xả, sầu não hay an vui v..v. Những hạt giống đó sẽ chuyển mình thành những hoàn cảnh phía trước, hoàn cảnh tương lai, khiến ta thêm hận thù hay yêu thương, tích cực hay tiêu cực v...v Đây là vòng luân hồi bất tận của cảnh, thân và tâm.

Khi tôi thực hiện một hành vi nhất định, nó sẽ xuất hiện trong "nội Thức" tôi những hạt giống, hạt giống đó sẽ tự động thu hút những điều kiện cần và chuyển hoá thành một hoàn cảnh tương xứng với chủng loại hạt giống ấy, khi hạt giống thành hoàn cảnh, thì hình ảnh hạt giống biến mất, hình ảnh hoàn cảnh xuất hiện, như hạt lúa ẩn mất thay thế bằng hình ảnh cây lúa vậy.

"Nội Thức" cũng như không gian, chứa đựng tất cả mà không tư hữu gì cả, cũng không kiến lập tạo tác gì cả, chỉ để các nhân duyên tương tác sinh hoá chuyển biến qua lại không ngừng nơi nó mà thôi. Ví như không chẳng biết có tự bao giờ, "nội Thức" cũng vậy, cho nên gọi là vô thủy - chẳng rõ bắt đầu, đặc điểm đồng nhau giữa chúng là bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.


Rất mong sự góp vui của các bác, anh chị em, để em khỏi bị rơi vào phường "tự kỷ", thành ra tội nghiệp.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Kính chào các bạn đạo thân mến,

Sắp tới giờ Ngọ trai, em xin phép đưa thêm một vài ý tưởng, gọi là Trailer (Trích đoạn) quảng cáo cho "bộ phim bom tấn" Duy Thức, gọi như thế thì khá hợp lý, vì nó đan xen nhiều tình tiết chưa rõ ràng, nhưng thú vị và hấp dẫn, mục đích thôi thúc khán thính giả "tò mò" vác thân bỏ sức lên "rạp" mua vé coi bằng được, hờ hờ. Trailer (Trích đoạn) của em nó thế này:

Hành vi lặp đi lặp lại (tức Nghiệp hay Thói quen) của thân làm, miệng nói, ý nghĩ là nguồn gốc khiến nảy sinh và giúp phát triển ở "nội Thức" (ý chỉ Tâm còn phân biệt chấp trước, tức còn bị chướng bởi phiền não và sở tri) mỗi người, những hạt giống của thương yêu hay hận thù, tích cực hay tiêu cực, tham lam hay thí xả, sầu não hay an vui v..v. Những hạt giống đó sẽ chuyển mình thành những hoàn cảnh phía trước, hoàn cảnh tương lai, khiến ta thêm hận thù hay yêu thương, tích cực hay tiêu cực v...v Đây là vòng luân hồi bất tận của cảnh, thân và tâm.

Khi tôi thực hiện một hành vi nhất định, nó sẽ xuất hiện trong "nội Thức" tôi những hạt giống, hạt giống đó sẽ tự động thu hút những điều kiện cần và chuyển hoá thành một hoàn cảnh tương xứng với chủng loại hạt giống ấy, khi hạt giống thành hoàn cảnh, thì hình ảnh hạt giống biến mất, hình ảnh hoàn cảnh xuất hiện, như hạt lúa ẩn mất thay thế bằng hình ảnh cây lúa vậy.

"Nội Thức" cũng như không gian, chứa đựng tất cả mà không tư hữu gì cả, cũng không kiến lập tạo tác gì cả, chỉ để các nhân duyên tương tác sinh hoá chuyển biến qua lại không ngừng nơi nó mà thôi. Ví như không chẳng biết có tự bao giờ, "nội Thức" cũng vậy, cho nên gọi là vô thủy - chẳng rõ bắt đầu, đặc điểm đồng nhau giữa chúng là bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.


Rất mong sự góp vui của các bác, anh chị em, để em khỏi bị rơi vào phường "tự kỷ", thành ra tội nghiệp.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
Chính vì có sự tồn tại của "nội Thức" mà nhân quả thiện ác báo, tội và phước chúng ta tạo ra không mất đi. Nó chuyển hoá thành sự an vui khoẻ mạnh giàu sang, hay sự khổ não bệnh tật và nghèo khó.

Nó ứng với câu ông cha ta căn dặn nghìn đời: thiện giả thiện báo, ác giả ác báo; ăn ở có đức mặc sức mà ăn; đời cha ăn mặn đời con khát nước; v..v

(Cái vụ edit limited này có vẻ khá bất tiện, với người lắm ý nhiều tưởng như em, vì em sẽ hay bổ sung thêm sau khi viết và đọc lại một lúc, hờ hờ)

Đành reply bổ sung vậy, mong các bạn đạo thông cảm.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Kính chào các bạn đạo thân mến,

Như trước đây, rất nhiều các bác cùng anh chị em Diễn Đàn ta đều đồng thuận nhận định, thuyết Duy Thức chẳng phải do kim khẩu Phật Thích Ca đích thân mình nói ra trong khoảng thời gian thân ngũ uẩn của Phật Chuyển Pháp Luân tại Địa cầu này, lý do thì như lời Phật trong Kinh Lăng Nghiêm, do sợ tâm chấp của chúng sanh, hay thường kẹt nơi văn tự ngữ ngôn, ví như: hễ thuyết nhân duyên thì kẹt nơi nhân duyên, hễ thuyết vô thường thì kẹt nơi vô thường, cho tới thuyết vô ngã, Niết Bàn thì lại bị kẹt vào vô ngã, kẹt vào Niết Bàn v..v chính bởi vì thế Phật nói: "nên Ta chẳng khai diễn".

Phật đã chẳng khai diễn thì ai biết mà khai diễn cho nổi ? Ắt là phải một vị Phật khác rồi, bởi duy Phật với Phật là đồng tâm đồng trí, Phật này biết mà không nói do căn cơ thời điểm chưa phù hợp, thì Phật khác sẽ thuyết khi căn cơ và thời điểm thích hợp. Vậy rốt cục là Phật nào thuyết Duy Thức ? xin thưa, đó là Di Lặc Tôn Phật. Ngài thuyết ở đâu ? Ở Đâu suất Thiên Cung. Ngài thuyết cho ai ? Cho chư vị Bồ Tát đắc thần thông tự tại, và trong số các Bồ Tát ấy có một vì tại Địa Cầu, ấy là Thế Thân Bồ Tát. Ngài nghe Phật Di Lặc giảng Duy Thức, sau đó về tóm tắt ý nghĩa lại, rồi giảng cho chúng ta, lời Ngài giảng cho chúng ta về Duy Thức tóm gọn trong 30 Bài tụng, tức Duy Thức Tam Thập Tụng.

Chúng ta chưa đủ khả năng nghe trực tiếp từ Phật Di Lặc, vậy cứ liệu đáng tin cậy nhất, làm cơ sở cho toàn bộ thuyết Duy Thức tại Địa cầu, ấy là 30 Bài Tụng này, vậy kính mời đại chúng cùng em thưởng lãm lâu đài Duy Thức nguy nga, trên con lộ Duy Thức Tam Thập Tụng.

Em cũng chỉ là kẻ ham vui, mà dạn bước vào chốn xa lạ này, kính mong các Thầy, các bác và các anh chị em, đã đi và đã thấy trước em, cứ chia sẻ thêm để cho câu chuyện đẹp này, thêm phần sinh động và ý nghĩa.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Kính chào các bạn đạo thân mến,

Để làm sáng tỏ ý nghĩa Kệ tung Duy Thức của Bồ Tát Thế Thân, thay vì làm theo truyền thống chuyển dịch đồng đẳng, như thi thành thi, kệ thành kệ v..v em chuyển dịch theo thể văn xuôi, mục đích làm giảm bớt sự giới hạn ngữ nghĩa của ngôn ngữ chuyển dịch là tiếng Việt, đồng thời làm sáng tỏ hơn ý nghĩa của Kệ tung, khiến người đọc ngay đó hội ý, ngay đó liễu nghĩa, đỡ phải nhăn nhó suy tư, hì hì.

TỤNG RẰNG:

1. Do giả thuyết ngã pháp,
Hữu chủng chủng tướng chuyển,
Bỉ y thức sở biến,
Thức năng biến duy tam.

2. Vị: Dị thục, Tư lương
Cập liễu biệt cảnh thức,
Sơ A Lại Da thức,
Dị thục, nhất thiết chủng.

3. Bất khả tri, Chấp thọ,
Xứ, liễu, thường dữ Xúc,
Tác ý, thọ, tưởng, tư
Tương ưng duy Xả thọ.

4. Thị vô phú vô ký,
Xúc đẳng diệc như thị,
Hằng chuyển như bộc lưu,
A La Hán vị xả.


VĂN NGHĨA:

1. Nay thấy các tưởng lưu chuyển không ngừng,
Là bởi vì còn cho rằng thật có Ngã và Pháp.
Ngã, Pháp bản chất là giả thôi,
Các tướng ấy nương vào các Thức mà biến hiện ra như thế,
Thức mà có khả năng biến hiện các tướng thì có ba.

2. Tên của chúng là: Dị thục, Tư lương và Liễu biệt cảnh.
Cái Thức đầu gọi là A Lại Da,
Cũng gọi là Dị thục hay Nhất thiết chủng.

3. Thức này chẳng tự mình biết được chính mình,
Chỉ dựa trên tác dụng của nó như:
Chấp thọ, xứ, liễu, xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư
Mà nhận ra sự tồn tại của Thức này.
(Ví như nhờ vật chuyển biến mà biết có hư không vậy)
Trạng thái tồn tại của nó gần giống với trạng thái Xả thọ (trong thiền định).

4. Thức này chẳng bị các chướng như phiền não và sở tri ngăn che nên gọi là vô phú.
Lại chẳng tạo tác thiện ác chi cả nên gọi là vô ký.
Các tác dụng của nó như Xúc, v..v cũng như vậy.
Các tác dụng ấy chuyển biến nhanh chóng như nước chảy thác dốc.
Tới quả vị A La Hán, thì Thức này chuyển thành Như Lai Tạng, cũng gọi là Đại Viên Cảnh Trí, cũng gọi là Chánh Biến Tri, nghĩa là biết khắp thế gian, chẳng gì không rõ nhân duyên sinh hoá của nó. Như Phật từng nói trong Kinh: Một hạt nước rơi trong đại thiên thế giới, Ta còn biết rõ nhân duyên vì sao. Ấy là chỉ cho cảnh giới "Xả" này của bậc gọi là A La Hán.


Tạm dịch tới đây, sau đó em sẽ cùng đại chúng, nếm từng miếng từng vị của loạt Danh tự đã nêu trong Kệ tụng, để liễu tri thật nghĩa của Danh tự ấy, nơi hiện thực, nó rốt cục là cái gì ?

Các bác đi trước đã thông tỏ, cứ chia sẻ thêm về ngữ nghĩa để góp phần cùng em làm sáng tỏ Chân lý Duy Thức, ngõ hầu mang lại lợi lạc cho chính mình, cho đại chúng và cho tất cả chúng sanh.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Bạn nguyenjobvn đừng nghe theo Trừng Hải. Mặc dù Trừng Hải là người am hiểu ngôn ngữ Hán Việt, đọc rất nhiều kinh sách, nhưng hiểu sai Phật pháp. Trừng Hải từng nói với doccoden rằng Phật đã dùng Thập nhị nhân duyên để diễn giải sự hình thành thế giới và con người, ấy vậy mà vẫn không hiểu tí gì về duy tâm và duy thức. Thương thay!

Duy Thức tông cũng chỉ nói lại những gì Đức Phật từng nói, chẳng qua là thêm mắm dặm muối thôi. Mà những gì Đức Phật nói cũng chỉ là cách diễn giải về triết lý duy tâm, từ xưa nay Đông Tây kim cổ đều như nhau.

......


Ớ ớ, thế hoá ra lâu nay, thân của em, nhà của em v..v tóm lại những thứ em cho là em là của em, đều không tồn tại à ? Và em chỉ cần ngồi nhà tưởng tượng ra thì em thành người giàu có nhất thế gian sao ?

Bạn hiểu gần đúng rồi đó, cứ gúc gồ tìm hiểu thêm đi, đang đi đúng hướng lại nghe lời lão Trừng Hải rẽ sang hướng khác. Hãy nhớ câu'Hồi đầu thị ngạn'.

Đừng nghĩ là muốn gì được nấy. Thằng cha mắc dịch doccoden này có thật hay không? Lúc ngủ bạn tạo ra giấc mơ đúng không? Trong mơ bạn thấy con cọp, nó nhìn bạn rồi rượt bạn chạy trối chết, dù bạn đâu có muốn như vậy. Mà dù bạn có hiểu đúng cũng nên nhớ đây là 'phương tiện thiện xảo', bởi vậy trong kinh Kim Cang mới có câu'Suốt 49 năm ta chưa nói một lời nào'.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Bạn nguyenjobvn đừng nghe theo Trừng Hải. Mặc dù Trừng Hải là người am hiểu ngôn ngữ Hán Việt, đọc rất nhiều kinh sách, nhưng hiểu sai Phật pháp. Trừng Hải từng nói với doccoden rằng Phật đã dùng Thập nhị nhân duyên để diễn giải sự hình thành thế giới và con người, ấy vậy mà vẫn không hiểu tí gì về duy tâm và duy thức. Thương thay!

Duy Thức tông cũng chỉ nói lại những gì Đức Phật từng nói, chẳng qua là thêm mắm dặm muối thôi. Mà những gì Đức Phật nói cũng chỉ là cách diễn giải về triết lý duy tâm, từ xưa nay Đông Tây kim cổ đều như nhau.

......


Ớ ớ, thế hoá ra lâu nay, thân của em, nhà của em v..v tóm lại những thứ em cho là em là của em, đều không tồn tại à ? Và em chỉ cần ngồi nhà tưởng tượng ra thì em thành người giàu có nhất thế gian sao ?

Bạn hiểu gần đúng rồi đó, cứ gúc gồ tìm hiểu thêm đi, đang đi đúng hướng lại nghe lời lão Trừng Hải rẽ sang hướng khác. Hãy nhớ câu'Hồi đầu thị ngạn'.

Đừng nghĩ là muốn gì được nấy. Thằng cha mắc dịch doccoden này có thật hay không? Lúc ngủ bạn tạo ra giấc mơ đúng không? Trong mơ bạn thấy con cọp, nó nhìn bạn rồi rượt bạn chạy trối chết, dù bạn đâu có muốn như vậy. Mà dù bạn có hiểu đúng cũng nên nhớ đây là 'phương tiện thiện xảo', bởi vậy trong kinh Kim Cang mới có câu'Suốt 49 năm ta chưa nói một lời nào'.
Há há,

Bác quăng cục đá làm khổ em đây rồi, sau khi vấp phải cục đá của bác, em mới ôm trầm được Cao Nhân là bác Trừng Hải, nay bác đi dạo chơi ở đâu, rảnh ghé về đây lại "phán" bác Trừng Hải vẫn còn là "thấp nhân" nên "chớ nghe theo", theo là đâm vào bụi rậm. Hí hí

Chỉ có Cao nhân mới nhận diện được Cao Nhân, và chỉ có bậc Thượng Nhân mới thấy được chỗ chưa được của Cao Nhân, như Thạc sỹ mới hướng dẫn được Cử Nhân, Tiến sỹ mới hướng dẫn được Thạc sỹ vậy.

May cho em quá, nhờ bị " đá đè" mà nay vừa ôm được Cao Nhân, vừa gặp được Thượng Nhân, quả là song hỉ lâm môn, đại cát đại lợi, hí hí.

Vậy bác Doccoden ngồi chơi, có gì trong lúc em đi thăm quan lâu đài Duy Thức, mà bị lạc ở đâu bác la lên giúp em là trên cả tuyệt vời rồi. Nhân tiện bác rành rẽ món này thì dành chút thời gian quý báu chia sẻ cho em tham khảo để đạt được Chánh Tri Kiến của Phật với nhé. Đa tạ bác trước, cảm tạ bác nhiều.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Bạn đừng tin ai cả, kể cả Phật, hãy đọc kinh Kalama trước tiên. Bạn muốn tìm hiểu Duy thức thì cứ việc, nhưng hãy nhìn lão Trừng Hải mà làm gương, kẻo tốn công vô ích. Thứ nhất là hiểu sai Duy thức/ Duy tâm thành ra duy tâm khách quan (thay vì chủ quan) và duy vật. Thứ hai là tin rằng có Thức, có Tâm. Bởi vậy khi doccoden trích vài câu trong Thành Duy thức luận là Trừng Hải giãy nãy lên mà rằng: kinh luận nào, cho xem nguồn, ai dịch. Thương thay.

“Song các Tâm, Tâm sở là pháp y tha khởi, cũng như việc huyễn, không phải thật có, chỉ vì để khiến trừ cái bịnh vọng chấp thật có cảnh ở ngoài Tâm, Tâm sở, nên nói "Duy có thức". Nếu lại chấp "Duy thức" là thật có, thì cũng như chấp ngoại cảnh, đều là pháp chấp. … Nói y thức biến còn có tác dụng đặc biệt là đối trị cái bịnh vọng ngoại tha hóa, để xoay nhìn lại mình, thấy lại mình vốn là chủ nhân ông của mọi hiện hữu, như thấy lại bản lai diên mục. Từ đó chuyển bỏ dần lối thấy biết sai lầm gây đau khổ, thành cái Trí tuệ Bát nhã, trí Ðại viên cảnh, xây dựng cảnh giới an vui tự tại.”

(Thành duy thức luận)
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Bạn đừng tin ai cả, kể cả Phật, hãy đọc kinh Kalama trước tiên. Bạn muốn tìm hiểu Duy thức thì cứ việc, nhưng hãy nhìn lão Trừng Hải mà làm gương, kẻo tốn công vô ích. Thứ nhất là hiểu sai Duy thức/ Duy tâm thành ra duy tâm khách quan (thay vì chủ quan) và duy vật. Thứ hai là tin rằng có Thức, có Tâm. Bởi vậy khi doccoden trích vài câu trong Thành Duy thức luận là Trừng Hải giãy nãy lên mà rằng: kinh luận nào, cho xem nguồn, ai dịch. Thương thay.

“Song các Tâm, Tâm sở là pháp y tha khởi, cũng như việc huyễn, không phải thật có, chỉ vì để khiến trừ cái bịnh vọng chấp thật có cảnh ở ngoài Tâm, Tâm sở, nên nói "Duy có thức". Nếu lại chấp "Duy thức" là thật có, thì cũng như chấp ngoại cảnh, đều là pháp chấp. … Nói y thức biến còn có tác dụng đặc biệt là đối trị cái bịnh vọng ngoại tha hóa, để xoay nhìn lại mình, thấy lại mình vốn là chủ nhân ông của mọi hiện hữu, như thấy lại bản lai diên mục. Từ đó chuyển bỏ dần lối thấy biết sai lầm gây đau khổ, thành cái Trí tuệ Bát nhã, trí Ðại viên cảnh, xây dựng cảnh giới an vui tự tại.”

(Thành duy thức luận)
Há há,

Ấy chết bác sao lại nói thế, vì lời Phật dạy nó đúng với thực tế và mang lại lợi ích thiết thực khi đem vào ứng dụng trong cuộc sống, nên em mới tin Phật và tìm hiểu sâu hơn Phật Pháp, nay em thấy bác nói Tâm nói Thức thì ắt cùng am tường Phật giáo, lại còn khuyên em nên đọc Kinh này, còn trích cho em xem Luận kia, vậy mà mới mở bài bác đã khuyên em: Đừng tin ai, cũng đừng tin Phật. Hí hí.

Em học Phật là muốn thành Phật, mà bác lại chỉ cho em hành hạnh "nghi ngờ thiên hạ" của Tào Tháo vậy, mà bác hẳn cũng biết đấy: hành hạnh con lợn thì thành con lợn, hành hạnh con bò thì thành con bò v..v thế thì hành hạnh của Tào Tháo thì thành Tào Phớ, ấy Tào Tháo à bác.

Kinh Kalama bác nói, thì Phật cũng dạy là: chớ vội tin, chứ có nói là đừng tin đâu. Sai một chữ là đi một ngàn dặm đường rồi. Chớ vội nghĩa là ai nói thì nghe, tiếp thu thấy hợp lý thì làm thử, làm thử thấy đúng thì mới tin. Còn đừng tin, nghĩa là nó phi logic, sai thực tế, nếu làm theo nó thì chẳng những phát hiện ra nó sai lè lè, mà còn bị "đá đè" hay "đâm bụi" vì nó đưa người ta vào vòng mê muội vậy. Ý nghĩa khác nhau như thế, dù lệch có một từ, chắc tại bác làm Thượng Nhân lâu quá, nên mấy cái tiểu tiết này không để ý lắm, cứ nghĩ ai cũng có trí tuệ như mình, nên chắc là sẽ hiểu đúng, em cũng tạm phân tích để tự hiểu và cảm thông được.

Thứ nữa, bác nói tin có Thức có Tâm là sai, ấy thế thì là thế lèo vì như em sống hằng ngày đây, sài chúng nó liên tục tẹo từ lúc thức dạy đã Tâm biết, Thức phân biệt nào đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, đến biết nắng biết mưa vân vân và mây mây, mà giờ bác lại dội ngay cho em gáo nước lạnh nói chúng nó không Có, làm em tỉnh táo và ngơ ngác luôn ra, bác thông não giúp em cái vụ này với ạ. Đa tạ bác nhiều.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Há há,

Ấy chết bác sao lại nói thế, vì lời Phật dạy nó đúng với thực tế và mang lại lợi ích thiết thực khi đem vào ứng dụng trong cuộc sống, nên em mới tin Phật và tìm hiểu sâu hơn Phật Pháp, nay em thấy bác nói Tâm nói Thức thì ắt cùng am tường Phật giáo, lại còn khuyên em nên đọc Kinh này, còn trích cho em xem Luận kia, vậy mà mới mở bài bác đã khuyên em: Đừng tin ai, cũng đừng tin Phật. Hí hí.

Em học Phật là muốn thành Phật, mà bác lại chỉ cho em hành hạnh "nghi ngờ thiên hạ" của Tào Tháo vậy, mà bác hẳn cũng biết đấy: hành hạnh con lợn thì thành con lợn, hành hạnh con bò thì thành con bò v..v thế thì hành hạnh của Tào Tháo thì thành Tào Phớ, ấy Tào Tháo à bác.

Kinh Kalama bác nói, thì Phật cũng dạy là: chớ vội tin, chứ có nói là đừng tin đâu. Sai một chữ là đi một ngàn dặm đường rồi. Chớ vội nghĩa là ai nói thì nghe, tiếp thu thấy hợp lý thì làm thử, làm thử thấy đúng thì mới tin. Còn đừng tin, nghĩa là nó phi logic, sai thực tế, nếu làm theo nó thì chẳng những phát hiện ra nó sai lè lè, mà còn bị "đá đè" hay "đâm bụi" vì nó đưa người ta vào vòng mê muội vậy. Ý nghĩa khác nhau như thế, dù lệch có một từ, chắc tại bác làm Thượng Nhân lâu quá, nên mấy cái tiểu tiết này không để ý lắm, cứ nghĩ ai cũng có trí tuệ như mình, nên chắc là sẽ hiểu đúng, em cũng tạm phân tích để tự hiểu và cảm thông được.

Thứ nữa, bác nói tin có Thức có Tâm là sai, ấy thế thì là thế lèo vì như em sống hằng ngày đây, sài chúng nó liên tục tẹo từ lúc thức dạy đã Tâm biết, Thức phân biệt nào đánh răng, rửa mặt, ăn cơm, đến biết nắng biết mưa vân vân và mây mây, mà giờ bác lại dội ngay cho em gáo nước lạnh nói chúng nó không Có, làm em tỉnh táo và ngơ ngác luôn ra, bác thông não giúp em cái vụ này với ạ. Đa tạ bác nhiều.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.

Khi nói'tin' tức là không biết đúng hay sai nhưng cứ cho là đúng. Còn khi bạn nói rằng'tiếp thu thấy hợp lý thì làm thử, làm thử thấy đúng thì mới tin' thì không nên dùng từ 'tin' nữa, vì đã biết rõ là đúng rồi. Ví dụ có cái hộp đựng trái táo, nếu không giở ra xem mà đoán thì bạn có thể nói'tôi tin trong hộp có trái táo'. Nhưng khi bạn mở hộp ra thấy trái táo rồi thì phải nói'tôi biết trong hộp có trái táo' mới đúng ý. Tức là khi đã biết đúng rồi thì nên dùng từ 'biết' chứ không dùng từ 'tin'.

Tôi nói'không có Tâm/Thức' là ý nói chúng không thật có, chứ mọi thứ đều sờ sờ ra đó ai lại nói là không có. Kinh Kim Cang có câu'Tất cả pháp hữu vi. Như mộng huyễn bào ảnh. Nên quán chiếu như thế'. Nên nhớ từ 'như' nhé, vì hầu hết mọi người thường hiểu theo nghĩa'là' thì lại thành quan điểm của Ấn Độ giáo.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Khi nói'tin' tức là không biết đúng hay sai nhưng cứ cho là đúng. Còn khi bạn nói rằng'tiếp thu thấy hợp lý thì làm thử, làm thử thấy đúng thì mới tin' thì không nên dùng từ 'tin' nữa, vì đã biết rõ là đúng rồi. Ví dụ có cái hộp đựng trái táo, nếu không giở ra xem mà đoán thì bạn có thể nói'tôi tin trong hộp có trái táo'. Nhưng khi bạn mở hộp ra thấy trái táo rồi thì phải nói'tôi biết trong hộp có trái táo' mới đúng ý. Tức là khi đã biết đúng rồi thì nên dùng từ 'biết' chứ không dùng từ 'tin'.

Tôi nói'không có Tâm/Thức' là ý nói chúng không thật có, chứ mọi thứ đều sờ sờ ra đó ai lại nói là không có. Kinh Kim Cang có câu'Tất cả pháp hữu vi. Như mộng huyễn bào ảnh. Nên quán chiếu như thế'. Nên nhớ từ 'như' nhé, vì hầu hết mọi người thường hiểu theo nghĩa'là' thì lại thành quan điểm của Ấn Độ giáo.
Hí hí,

Mới đầu em cứ tưởng bác khuyên em bỏ làm Phật, đi làm đại tướng quân như Tào Tháo, ai dè giờ bác lại khuyên em đi làm "bánh tráng trộn", cho nó vừa có ăn lại vừa có tiền, một đồng vốn bốn đồng lời. Hờ hờ.

Em cũng không thích nhắc lại chuyện quá khứ, nhưng hiện tại là sản phẩm của quá khứ nên em lại phải làm trái sở thích tí vậy. Bác từng nói có 2 cái sai khi nhìn nhận về Đạo Phật:

Thứ nhất là hiểu sai Duy thức/ Duy tâm thành ra duy tâm khách quan (thay vì chủ quan) và duy vật.

Thứ hai là tin rằng có Thức, có Tâm.


1. Thế thì Tin là duy tâm ? Biết là duy vật ? Vì mắt chửa thấy mà cho là có, vật chửa sờ mà cho là thật, ấy là lìa vật sinh ra quan điểm đúng sai nên gọi duy tâm. Còn mắt đã thấy, tay đã sờ, từ đó cho rằng có hay không, nên gọi là duy vật.

Nôm na là có vật nên mới có tâm là duy vật, có tâm nên mới có vật là duy tâm. Cái gì là mẹ thì duy cái đó. Hí hí.

Bây giờ bác lại bảo em, chú mày nên xài từ " biết" thay vì từ "tin" vì mở hộp thấy táo rồi, chân lý nó lồ lộ rồi, thì tin hay không tin gì nữa ? Chú qua Biết luôn cho anh. Hí hí, là ý bác khuyên em bỏ Tâm, tìm về với Vật à ? Sao bác nói như thế là sai cơ mà ? Như vầy có phải là mặt này đã vàng, thì lật mặt kia cho nó chín, khác gì bá bán bánh tráng đâu ? Rốt cục là bác muốn em khi nhìn về đạo Phật, thì phải theo Tào Tháo hay theo bà bánh tráng trộn vậy ? Em cũng bạo gan nhắc lại cho bác điều mà hiển nhiên ai cũng biết, chẳng có tin hay nghi gì cả là: Hành hạnh của ai thì thành luôn cái người như vậy đó, như đi ăn trộm thì thành thành kẻ trộm, mà lìa si tham sân thì thành ông Phật ngồi toà sen à.

2. Tôi nói'không có Tâm/Thức' là ý nói chúng không thật có, chứ mọi thứ đều sờ sờ ra đó ai lại nói là không có.

Giờ là đích thị bác duy Vật rồi vì "mọi thứ sờ sờ ra đó" thì "ai lại nói là không có", bác căn cứ trên cái " sờ sờ" để hình thành quan điểm có không thì bác duy Vật rồi còn nói duy Vật là sai gì nữa nhỉ ? Hí hí.

Nhưng không, vì bác "tin Phật", nên bác lại cho em đọc Kinh Kim Cương: như mộng huyễn bọt bóng, như sương như điện chớp nhé các con.

Rồi Tâm và Thức như " bọt bóng", "như điện chớp rồi", thế thì toàn bộ những gì bác nói là " như" hay "là" sản phẩm của bọt bóng và điện chớp đây ? Là có hay là không đây ? Là thật hay là giả đây ?

Ớ ớ, bác cho em uống thuốc lú luôn à, em bắt đền bác đấy, bác đưa thuốc giải cho em đi !

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hí hí,

Mới đầu em cứ tưởng bác khuyên em bỏ làm Phật, đi làm đại tướng quân như Tào Tháo, ai dè giờ bác lại khuyên em đi làm "bánh tráng trộn", cho nó vừa có ăn lại vừa có tiền, một đồng vốn bốn đồng lời. Hờ hờ.

Em cũng không thích nhắc lại chuyện quá khứ, nhưng hiện tại là sản phẩm của quá khứ nên em lại phải làm trái sở thích tí vậy. Bác từng nói có 2 cái sai khi nhìn nhận về Đạo Phật:

Thứ nhất là hiểu sai Duy thức/ Duy tâm thành ra duy tâm khách quan (thay vì chủ quan) và duy vật.

Thứ hai là tin rằng có Thức, có Tâm.


1. Thế thì Tin là duy tâm ? Biết là duy vật ? Vì mắt chửa thấy mà cho là có, vật chửa sờ mà cho là thật, ấy là lìa vật sinh ra quan điểm đúng sai nên gọi duy tâm. Còn mắt đã thấy, tay đã sờ, từ đó cho rằng có hay không, nên gọi là duy vật.

Nôm na là có vật nên mới có tâm là duy vật, có tâm nên mới có vật là duy tâm. Cái gì là mẹ thì duy cái đó. Hí hí.

Bây giờ bác lại bảo em, chú mày nên xài từ " biết" thay vì từ "tin" vì mở hộp thấy táo rồi, chân lý nó lồ lộ rồi, thì tin hay không tin gì nữa ? Chú qua Biết luôn cho anh. Hí hí, là ý bác khuyên em bỏ Tâm, tìm về với Vật à ? Sao bác nói như thế là sai cơ mà ? Như vầy có phải là mặt này đã vàng, thì lật mặt kia cho nó chín, khác gì bá bán bánh tráng đâu ? Rốt cục là bác muốn em khi nhìn về đạo Phật, thì phải theo Tào Tháo hay theo bà bánh tráng trộn vậy ? Em cũng bạo gan nhắc lại cho bác điều mà hiển nhiên ai cũng biết, chẳng có tin hay nghi gì cả là: Hành hạnh của ai thì thành luôn cái người như vậy đó, như đi ăn trộm thì thành thành kẻ trộm, mà lìa si tham sân thì thành ông Phật ngồi toà sen à.

2. Tôi nói'không có Tâm/Thức' là ý nói chúng không thật có, chứ mọi thứ đều sờ sờ ra đó ai lại nói là không có.

Giờ là đích thị bác duy Vật rồi vì "mọi thứ sờ sờ ra đó" thì "ai lại nói là không có", bác căn cứ trên cái " sờ sờ" để hình thành quan điểm có không thì bác duy Vật rồi còn nói duy Vật là sai gì nữa nhỉ ? Hí hí.

Nhưng không, vì bác "tin Phật", nên bác lại cho em đọc Kinh Kim Cương: như mộng huyễn bọt bóng, như sương như điện chớp nhé các con.

Rồi Tâm và Thức như " bọt bóng", "như điện chớp rồi", thế thì toàn bộ những gì bác nói là " như" hay "là" sản phẩm của bọt bóng và điện chớp đây ? Là có hay là không đây ? Là thật hay là giả đây ?

Ớ ớ, bác cho em uống thuốc lú luôn à, em bắt đền bác đấy, bác đưa thuốc giải cho em đi !

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.

Chờ Ba Tuần trả lời xong thì tôi sẽ đúc kết lại sau. Nhưng vì bạn đang hiểu sai ý tôi nên phải nói thêm tí. Về duy vật và duy tâm thì tôi đã khuyên bạn cứ tìm hiểu trên internet là biết ngay, gúc gồ không tính phí.

Thứ nhất là hiểu sai Duy thức/ Duy tâm thành ra duy tâm khách quan (thay vì chủ quan) và duy vật.
Thứ hai là tin rằng có Thức, có Tâm.


Bạn có vấn đề về đọc hiểu hay sao vậy. Ý tôi muốn nói rằng bạn đừng giống như Trừng Hải mà hiểu sai hai điều trên. Câu đầu tiên là tôi nói Trừng Hải đã hiểu sai về Duy thức/tâm. Duy tâm của Phật giáo là duy tâm chủ quan, nhưng Trừng Hải lại hiểu sai theo kiểu duy tâm khách quan và duy vật. Còn câu thứ hai thì ý tôi nói rằng Trừng Hải cho rằng tâm thức là thật có, trong khi nó chỉ là giả có.

Tôi nói'không có Tâm/Thức' là ý nói chúng không thật có, chứ mọi thứ đều sờ sờ ra đó ai lại nói là không có.

Bạn bắt bẻ từ ngữ ghê quá. Tôi nói'sờ sờ' không phải kiểu như chạm tay vào vật nào đó, mà ý nói rằng ai cũng biết nó tồn tại rõ ràng, thế thôi. Tức là tôi muốn nói ai cũng biết là tâm thức có hiện hữu, tồn tại chứ không phải là không có. Tôi không nói gì về vật chất cả, chỉ nói rằng tâm thức tuy là có nhưng không thật có.


Nôm na là có vật nên mới có tâm là duy vật, có tâm nên mới có vật là duy tâm.

Bạn nói vậy là hiểu đúng rồi đó. Nếu hiểu sâu hơn rằng vật và tâm đối đãi nhau cùng tương quan hiện hữu tức là bạn đã giác ngộ thành Phật. Khi xưa Phật đã phát hiện ra điều đó chứ không có gì cao siêu cả.
 
Last edited:

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Chờ Ba Tuần trả lời xong thì tôi sẽ đúc kết lại sau. Nhưng vì bạn đang hiểu sai ý tôi nên phải nói thêm tí. Về duy vật và duy tâm thì tôi đã khuyên bạn cứ tìm hiểu trên internet là biết ngay, gúc gồ không tính phí.

Thứ nhất là hiểu sai Duy thức/ Duy tâm thành ra duy tâm khách quan (thay vì chủ quan) và duy vật.
Thứ hai là tin rằng có Thức, có Tâm.


Bạn có vấn đề về đọc hiểu hay sao vậy. Ý tôi muốn nói rằng bạn đừng giống như Trừng Hải mà hiểu sai hai điều trên. Câu đầu tiên là tôi nói Trừng Hải đã hiểu sai về Duy thức/tâm. Duy tâm của Phật giáo là duy tâm chủ quan, nhưng Trừng Hải lại hiểu sai theo kiểu duy tâm khách quan và duy vật. Còn câu thứ hai thì ý tôi nói rằng Trừng Hải cho rằng tâm thức là thật có, trong khi nó chỉ là giả có.

Tôi nói'không có Tâm/Thức' là ý nói chúng không thật có, chứ mọi thứ đều sờ sờ ra đó ai lại nói là không có.

Bạn bắt bẻ từ ngữ ghê quá. Tôi nói'sờ sờ' không phải kiểu như chạm tay vào vật nào đó, mà ý nói rằng ai cũng biết nó tồn tại rõ ràng, thế thôi. Tức là tôi muốn nói ai cũng biết là tâm thức có hiện hữu, tồn tại chứ không phải là không có. Tôi không nói gì về vật chất cả, chỉ nói rằng tâm thức tuy là có nhưng không thật có.


Nôm na là có vật nên mới có tâm là duy vật, có tâm nên mới có vật là duy tâm.

Bạn nói vậy là hiểu đúng rồi đó. Nếu hiểu sâu hơn rằng vật và tâm đối đãi nhau cùng tương quan hiện hữu tức là bạn đã giác ngộ thành Phật. Khi xưa Phật đã phát hiện ra điều đó chứ không có gì cao siêu cả.
Hí hí,

1. Bạn có vấn đề về đọc hiểu hay sao vậy. Ý tôi muốn nói rằng bạn đừng giống như Trừng Hải mà hiểu sai hai điều trên.

À thì ra là bác đang đóng vai Thượng nhân để "dìu dắt" Cao nhân là bác Trừng Hải tới bờ an vui hạnh phúc, ấy vậy mà bác không nói rõ, bác thông cảm vì hai ta đang trao đổi với nhau thì em cứ mặc định là bác nói với em, mà bác là Thượng nhân, em là hạ nhân, tức còn cách xa cả Thấp nhân với Cao nhân nhiều lắm, mà em thì từ bé đến lớn học thói nghe lời, cứ người nhớn hay người đi trước dạy gì là em: Dạ, con xin "y giáo phụng hành", và tôn làm Thầy ngay, do bố em dạy là: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ bẻ đôi được người dạy bảo, cũng xứng đáng tôn họ làm Thầy); thế thì một chữ bác nói ra em đâu dám sửa chữa, giờ bác trách em là " bắt bẻ" câu chữ, thì oan cho em quá, nên em giải trình sơ lược vậy á cho bác thông sờ cảm cho i em nhé.

2.
Nôm na là có vật nên mới có tâm là duy vật, có tâm nên mới có vật là duy tâm.

Bạn nói vậy là hiểu đúng rồi đó. Nếu hiểu sâu hơn rằng vật và tâm đối đãi nhau cùng tương quan hiện hữu tức là bạn đã giác ngộ thành Phật. Khi xưa Phật đã phát hiện ra điều đó chứ không có gì cao siêu cả.

Đây rồi, cuối cùng để thử thách tâm Đạo của em, bác cho em uống "thuốc lú", nhưng vì em có cái miệng rõ to, mà la lên thì như tiếng " sư tử rống" vậy, bác đành phải chiều lòng em đưa thuốc giải và chỉ cho em đạo lộ thành Phật, đúng y ước nguyện của em. Hí hí, đa tạ bác nhiều.

Bác khen em hiểu đúng rồi, tuy nhiên còn chưa được, phải hiểu "sâu" hơn tí tẹo tèo teo nữa thì mới làm Phật ngồi toà sen được, bác dạy em rằng, em xin phép được tô son viết hoa mấy chữ vàng trân quý hi hữu khó gặp của bác:

VẬT VÀ TÂM ĐỐI ĐÃI NHAU, CÙNG TƯƠNG QUAN HIỆN HỮU.

Vì em muốn làm Phật ngay đời này, chứ chả kiên nhẫn đợi tới kiếp sau được, nên bác đừng trách em ngu lâu dốt bền khó đào tạo hay hỏi gì hỏi lắm thế, bác chỉ bảo cho em là:

1. Cái gì là vật ? Cái gì là tâm ?

2. Tại sao vật và tâm lại đối đãi nhau ?

3. Tại sao đối đãi nhau thế lại khiến vật và tâm cùng hiện hữu ? Hiện hữu này là giả hay chân ? Là từ đời ông cố bà cố, từ đời Lạc Long Quân và Âu Cơ nó thế hay là từ khi bác và em tòi ra đời thấy ánh sáng mặt trời nó mới như thế, trước đó thì nó khác ?

Em chả dám hỏi lan man, tập trung vào điều em cần, mong bác không câu nệ em dốt, bác chỉ dạy làm rõ đúng cái em hỏi, để em làm Phật luôn nhé. Hì hì, nói không sợ chê, vì em xem Tây Du Ký, Phật thiên hoá vạn biến, em mà thành Phật rồi, em sẽ thiên biến vạn hoá ra thế giới riêng cho chính em để bà con dòng tộc nội ngoại hai bên, cùng tất cả vạn loài chúng sanh, đều cùng về đó ở với em hưởng phúc, như cõi Cực Lạc của A Di Đà Phật ấy ạ.

Em đủ kiên nhẫn, bác cứ thong thả trả nhời, 500 năm em còn đợi được, thì 1 kiếp người em có xá chi đâu, miễn sao trước khi tắt thở em nghe được câu trả lời là OK. Nhưng bác nhớ viết sao cho em dễ hiểu, khỏi thói quen em lại "bắt bẻ" linh tinh thì em lại mang hoạ vào thân ạ. Đa tạ bác nhiều.

Mô Phật,
Thiện tai, thiện tai.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14/7/16
Bài viết
249
Điểm tương tác
93
Điểm
28
Trong lúc chờ đợi, em xin chia sẻ một nhân vật, cùng lời ca về nhân vật ấy, một người rất "kiên nhẫn", kiên nhẫn tới độ có thể 500 năm chờ đợi, chỉ để có cơ hội thoát ra được khỏi " nhà tù Ngũ Hành" sơn vậy. Kính mời đại chúng lắng nghe, chiêm nghiệm:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên