8 điều chớ vội tin

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
HIỂU VỀ "8 ĐIỀU CHỚ VỘI TIN"

1-chớ vội tin vì nghe truyền thuyết
2- chớ vội tin vì theo truyền thống
3-chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng
4-chớ vội tin vì lý luận siêu hình
5-chớ vội tin vì đúng theo một lập trường
6-chớ vội tin vì phù hợp với định kiến
7-chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền
8-chớ vội tin vì vị sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình

( trong Kinh Kalama )

8 điều này do Phật dạy

Với hai điều "chớ vội tin " :
3- vì được kinh điển truyền tụng
8-vì vị sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình
Nên hiểu như thế nào ?

"chớ vội tin" khác với "đừng nghe "
"chớ vội tin" tức là có nghe và có tiếp thu
"chớ vội tin " là nghe mà không nghe
Và vì nghe mà không tin nên sẽ không khởi vọng tưởng ( phân biệt đúng sai vào lúc ấy )
Và khi nghe mà không tin thì cũng sẽ không CHẤP
Nhưng vì khi nghe chúng ta vẫn tiếp thu, và như vậy chúng ta sẽ có cái biết sáng suốt ,và vì có BIẾT nên sẽ có sự suy lường phân biệt. Nhưng sự suy lường phân biệt này trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật nói :


Nếu ông quyết chấp cái tính hay biết suy xét phân biệt là TÂM của ông thì cái Tâm ấy phải rời sự nghiệp các trần : sắc thanh hương vị xúc , riêng có toàn tính , chứ như hiện nay ông nghe pháp âm của tôi , đó là nhân cái tiếng mà có phân biệt thì dầu cho diệt hết tất cả cái thấy ,nghe , hay ,biết , bên trong nắm giữ cái u nhàn không biết không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân biệt bóng dáng pháp trần mà thôi
Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy Không Phải là Tâm , nhưng ông phải chính nơi tâm ông ,suy xét chín chắn . Nếu rời tiền trần có tính phân biệt thì đó mới Thật Là Tâm của ông

Nếu tính phân biệt rời tiền trần mà không còn tự thể , thì nó chỉ là sự phân biệt bóng dáng tiền trần . Tiền trần không phải thường trụ, khi thay đổi diệt mất rồi , thì cái tâm nương vào tiền trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ và , pháp thân của ông cũng thành như đoạn diệt , còn gì mà tu chứng vô sinh pháp nhẫn


Vì vậy sự suy lường phân biệt khi nghe những pháp được nói ra là sự thực hành chánh niệm , và là điều cần thiết .Và nếu ta ứng dụng 2 điều "chớ vội tin" này ,chúng ta sẽ dùng đến chánh niệm để quán xét và cũng như chúng ta hành thiền vậy .


Nói khác đi đức Phật muốn chúng ta Hiểu rồi mới tin, và hơn thế nữa , không có hiểu sai, và phải cảm nhận được nghĩa lý sâu xa của lời kinh Phật dạy hay lời giảng của Đạo Sư .Trên nữa là chúng ta phải thực Ngộ hay trực nhận được sự lợi ích của trí tuệ và công đức hiển hiện khi tiếp thu ý nghĩa của lời Kinh cũng như lời giảng của Đạo sư



Về sáu điều "chớ vội tin" còn lại :

1- vì nghe truyền thuyết
2-vì theo truyền thống
4-vì lý luận siêu hình

5- vì đúng theo một lập trường

6-vì phù hợp với một định kiến
7- vì xuất phát từ nơi có uy quyền
"Chớ vôi tin " là do thế gian vốn dĩ là mê lầm cho nên trước khi tu học Phật đạo thì chỗ hiểu của người thế gian về nguồn gốc ,sinh mệnh ... đa phần là hiểu sai vì vậy Phật dạy thêm 6 điều "chớ vội tin" này
Thật vậy ,truyền thuyết của thế gian có xác thực không ? chắc là không xác thực lắm.Truyền thống của lễ nghi phong tục thì thay đổi theo thời đại .Lý luận siêu hình của thế gian ,lập trường của biện luận , định kiến của tư duy , Lời phán của người có uy quyền ... đều là những pháp sinh tử và chưa chắc đã hợp với Phật pháp . Vì vậy chúng ta "chớ vôi tin" trước khi xét lại .:Để tâm chúng ta không bị rối lên với các niềm tin không chân thực




(ptd xin cám ơn ĐH đã chỉ dạy )
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Vì vậy sự suy lường phân biệt khi nghe những pháp được nói ra là sự thực hành chánh niệm , và là điều cần thiết .Và nếu ta ứng dụng 2 điều "chớ vội tin" này ,chúng ta sẽ dùng đến chánh niệm để quán xét và cũng như chúng ta hành thiền vậy .



Nói khác đi đức Phật muốn chúng ta Hiểu rồi mới tin, và hơn thế nữa , không có hiểu sai, và phải cảm nhận được nghĩa lý sâu xa của lời kinh Phật dạy hay lời giảng của Đạo Sư .Trên nữa là chúng ta phải thực Ngộ hay trực nhận được sự lợi ích của trí tuệ và công đức hiển hiện khi tiếp thu ý nghĩa của lời Kinh cũng như lời giảng của Đạo sư
Cảm ơn quí đạo hữu đã khai thác bài kinh này,

Cầu Pháp xin bổ túc thêm cho những ai muốn cầu đạo Bồ đề, trong giai đoạn đầu còn bở ngở. Ví dụ Tông phái Phật giáo, hay kinh nào cần phải học trước.v.v.

Thì cp xin trả lời, bất luận sự vận hành ở thế gian điều phải có cội nguồn. Một bài kinh hay một câu kệ điều có nguồn gốc.

Nếu ta không hiểu đến cội nguồn, chỉ dùng trí tuệ tự sanh, trí tuệ học vấn ngoài đời thì không thể nào hiểu hết ý nghĩa của kinh kệ.


Hoặc có người đọc qua một sách thiền nào đó, cho rằng nhờ trí thông minh mà liễu nghĩa, rồi bác bỏ cái tầm thường như kinh hành, tọa thiền, niệm Phật không phải là cứu cánh.v.v.


Hoặc có người nhờ có chút học vấn giáo lý, có công phu huân tập dài năm, hoặc vì ưa chuộng tông phái mình thích. Chỉ chú trọng cái vì cao nhất, vĩ đại nhất của Phật giáo để học thôi. Rồi đâm ra khinh thị những người mới vô học, hay học những Pháp mà mình cho là Tiểu, là hạ nhơn.v.v.


Do đó, bài kinh này Phật dạy tám điều chớ vội tin... Nếu hành giả không nắm giữ được cội nguồn kinh điển xuất phát thì làm sao có cái tuệ học, để phân biệt chánh tà, phải trái. đúng sai.v.v.


Ví dụ người ở địa vị giàu sang, phú quí, mà chưa từng nếm qua hương vị nghèo nàn, đói khổ thì làm sao biết được người khổ tới mức nào.


Đức Phật dạy " Tin ta mà không hiểu ta, tức là phỉ báng ta".

Học Phật mà không có trí tuệ giáo lý, tức là tự mình làm hại Phật giáo.
====
====

1. Người mới, muốn tìm hiểu Phật giáo:

Trước tiên cần tìm những kinh sách dể học, ví như "Bước đầu học Phật" của HT. Thích Thanh Từ. Hay "Phật học Phổ Thông" viết trong thập niên 50 của cố HT. Thích Thiện Hoa.


2. Muốn trở thành Phật tử thuần hành:

Cần và nên hiểu Tam qui, ngũ giới. Học giáo lý căn bản thực hành trong đời sống hàng ngày. Ví dụ như Kinh Pháp Cu, kinh Nhân quả. Kinh Thiện Nhân...


3. Trình độ học Phật của hành giả đã có:


Không phải là hiểu các kinh Đại Chúng Bộ duy nhất thôi, mà còn phải hiểu qua các kinh Thượng Tọa Bộ. Chẳng những hiểu mà cần phải thực hành qua, thì hành giả mới hiểu lời sâu xa Phật dạy, tại sao "chớ vội tin".
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên