<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">39. <B>BẤT ĐỘNG ĐỊA TIỀN TÀI XẢ TÀNG</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">DỊCH: <I>Bắt đầu đến địa vị Bất Động của Thập Địa Bồ Tát mới xả bỏ được cái tên Tàng Thức.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">GIẢI: Tàng Thức thứ tám có nhiều tên. Tàng Thức thứ tám có tên là Thức Alaya, có tên là Thức Dị Thục và có tên là Thức Nhứt Thiết Chủng. Tàng Thức thứ tám có tên là Thức Alaya là do bởi Thức Mạt Na thứ bảy luyến ái chấp làm ngã để xưng hô. Tàng Thức thứ tám có tên Thức Dị Thục là do căn cứ nơi sự nảy mầm của các hạt giống trong Thức Thể Alaya để xưng hô. Tàng Thức thứ tám có tên là Thức Nhứt Thiết Chủng là căn cứ nơi những hạt giống nguyên thể chưa nẩy mầm trong Thức Thể Alaya để xưng hô. Khi đạt đến địa vị Bất Động thứ tám của Thập Địa Bồ Tát, Tàng Thức thứ tám liền trở thành trạng thái vô tướng và đã được an trụ vào nơi trạng thái vô công dụng (trạng thái không còn dụng công). Ngay lúc đó Tàng Thức thứ tám không còn bị Thức Mạt Na thứ bảy ái chấp dùng làm nội ngã nữa. Từ đấy Tàng Thức thứ tám bỏ được tên Alaya và chỉ còn lại tên Thức Dị Thục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">40. <B>KIM CANG ĐẠO HẬU DỊ THỤC KHÔNG</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">DỊCH: <I>Sau khi vào được Kim Cang Đạo thì tên Dị Thục cũng không còn.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">GIẢI: Từ địa vị Bất Động trở lên trong Thập Địa Bồ Tát, Tàng Thức thứ tám chỉ còn lại nghiệp cảm của thế gian nên gọi là Thức Dị Thục. Nguyên vì Thức này chưa được thanh tịnh vô lậu (Vô Lậu nghĩa là không còn bị sa rớt trong vòng sinh tử luân hồi nơi ba cõi nữa). Khi đạt đến Kim Cang Đạo, Tàng Thức thứ tám mới thực thụ xả bỏ được các hạt giống tội ác cũng như các hạt giống vô ký của thế gian và tẩy sạch được các hạt giống hạ liệt (thấp hèn) của hữu lậu. Chẳng những thế Tàng Thức thứ tám còn đoạn trừ được hạt giống Thùy Miên (hạt giống đần độn) của Phiền Não Chướng và Sở Tri Chướng. Nhờ đó Tàng Thức thứ tám mới có thể bỏ hẳn tên Thức Dị Thục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">41. <B>ĐẠI VIÊN VÔ CẤU ĐỒNG THỜI PHÁT, PHỔ CHIẾU THẬP PHƯƠNG TRẦN SÁT TRUNG</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">DỊCH: <I>Trí Đại Viên Cảnh trong sạch của Thức Bạch Tịnh đồng thời phát sanh và chiếu khắp các cõi Phật nhiều như số vi trần trong mười phương.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">GIẢI: Đã xả được tên Thức Dị Thục, Tàng Thức thứ tám liền trở thành thanh tịnh vô lâu một cách hoàn toàn, nên gọi là Thức Vô Cấu Nhiễm. Thức Vô Cấu Nhiễm nghĩa là Tàng Thức thứ tám không còn bị ô nhiễm bởi chất phiền não dơ bẩn nữa. Thức Vô Cấu Nhiễm này thường kết hợp với Trí Đại Viên Cảnh để giữ gìn những hạt giống của các pháp thuộc vô lậu. Thức Vô cấu Nhiễm và Trí Đại Viên Cảnh bảo trì tất cả hạt giống của các pháp vô lậu với mục đích để biến hiện ra Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp Thân Tự Thọ Dụng nghĩa là chỉ cho Báo Thân của mỗi vị Phật tự hiện ra để tự sử dụng sinh hoạt hưởng thụ lấy. Pháp Thân đây chính là Báo Thân được xây dựng nên bởi Trí Tuệ thanh tịnh vô lậu nên cũng gọi là Phật Thân. Pháp Thân đây thuộc về chánh báo của các đức Phật trong mười phương tự thọ dụng để sinh hoạt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quốc Độ Tự Thọ Dụng nghĩa là cõi nước riêng của mỗi vị Phật tự hiện ra để vị Phật đó tự thọ dụng an trụ. Mỗi vị Phật đều có Quốc Độ riêng để an trụ sinh hoạt. Quốc Độ tự thọ dụng chính là Y Báo của mỗi đức Phật tự hiện ra để tự thọ dụng hưởng thụ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng đều được gọi là Quả Chuyển Y. Quả Chuyển Y nghĩa là Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng đều nương tựa nơi Trí Đại Viên Cảnh để làm chỗ sanh khởi (Sở y). Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng không phải nương tựa nơi Thức Dị Thục để sanh khởi giống như các chúng sanh thuộc phàm phu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí Đại Viên Cảnh hiện ra sắc tướng tương tợ như ánh sáng của gương và chiếu soi thấu suốt mười phương thế giới. Tất cả Tâm Tánh của các loài hữu tình đều hiện rõ trong Trí Đại Viên Cảnh cũng như mọi vật đều hiện rõ trong tám gương sáng. Các đức Như Lai nương theo Trí Đại Viên Cảnh để thị hiện Thân Ứng Hóa nhằm mục đích cứu độ tất cả chúng sanh đến cùng tột đời vị lai. Công đức hóa độ của các đức Như Lai thật là vô lượng vô biên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đạt đến địa vị Quả Chuyển Y, Tàng Thức thứ tám không còn tánh vô phú vô ký nữa, và Tâm Thức này chỉ có tánh vô lậu thanh tịnh thuần chất an lành. Tàng Thức thứ tám của Quả Chuyển Y thường kết hợp với 5 Tâm Sở Biến Hành, 5 Tâm Sở Biệt Cảnh và 11 Tâm Sở Thiện để tạo ra Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng. Đây thật là cảnh giới không thể nghĩ bàn đúng như trong Duy Thức Tam Thập Tụng nói: “Thử túc vô lậu giới” (Đây tức là thế giới thanh tịnh vô lậu).</P>
</span></span>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">39. <B>BẤT ĐỘNG ĐỊA TIỀN TÀI XẢ TÀNG</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">DỊCH: <I>Bắt đầu đến địa vị Bất Động của Thập Địa Bồ Tát mới xả bỏ được cái tên Tàng Thức.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">GIẢI: Tàng Thức thứ tám có nhiều tên. Tàng Thức thứ tám có tên là Thức Alaya, có tên là Thức Dị Thục và có tên là Thức Nhứt Thiết Chủng. Tàng Thức thứ tám có tên là Thức Alaya là do bởi Thức Mạt Na thứ bảy luyến ái chấp làm ngã để xưng hô. Tàng Thức thứ tám có tên Thức Dị Thục là do căn cứ nơi sự nảy mầm của các hạt giống trong Thức Thể Alaya để xưng hô. Tàng Thức thứ tám có tên là Thức Nhứt Thiết Chủng là căn cứ nơi những hạt giống nguyên thể chưa nẩy mầm trong Thức Thể Alaya để xưng hô. Khi đạt đến địa vị Bất Động thứ tám của Thập Địa Bồ Tát, Tàng Thức thứ tám liền trở thành trạng thái vô tướng và đã được an trụ vào nơi trạng thái vô công dụng (trạng thái không còn dụng công). Ngay lúc đó Tàng Thức thứ tám không còn bị Thức Mạt Na thứ bảy ái chấp dùng làm nội ngã nữa. Từ đấy Tàng Thức thứ tám bỏ được tên Alaya và chỉ còn lại tên Thức Dị Thục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">40. <B>KIM CANG ĐẠO HẬU DỊ THỤC KHÔNG</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">DỊCH: <I>Sau khi vào được Kim Cang Đạo thì tên Dị Thục cũng không còn.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">GIẢI: Từ địa vị Bất Động trở lên trong Thập Địa Bồ Tát, Tàng Thức thứ tám chỉ còn lại nghiệp cảm của thế gian nên gọi là Thức Dị Thục. Nguyên vì Thức này chưa được thanh tịnh vô lậu (Vô Lậu nghĩa là không còn bị sa rớt trong vòng sinh tử luân hồi nơi ba cõi nữa). Khi đạt đến Kim Cang Đạo, Tàng Thức thứ tám mới thực thụ xả bỏ được các hạt giống tội ác cũng như các hạt giống vô ký của thế gian và tẩy sạch được các hạt giống hạ liệt (thấp hèn) của hữu lậu. Chẳng những thế Tàng Thức thứ tám còn đoạn trừ được hạt giống Thùy Miên (hạt giống đần độn) của Phiền Não Chướng và Sở Tri Chướng. Nhờ đó Tàng Thức thứ tám mới có thể bỏ hẳn tên Thức Dị Thục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">41. <B>ĐẠI VIÊN VÔ CẤU ĐỒNG THỜI PHÁT, PHỔ CHIẾU THẬP PHƯƠNG TRẦN SÁT TRUNG</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">DỊCH: <I>Trí Đại Viên Cảnh trong sạch của Thức Bạch Tịnh đồng thời phát sanh và chiếu khắp các cõi Phật nhiều như số vi trần trong mười phương.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">GIẢI: Đã xả được tên Thức Dị Thục, Tàng Thức thứ tám liền trở thành thanh tịnh vô lâu một cách hoàn toàn, nên gọi là Thức Vô Cấu Nhiễm. Thức Vô Cấu Nhiễm nghĩa là Tàng Thức thứ tám không còn bị ô nhiễm bởi chất phiền não dơ bẩn nữa. Thức Vô Cấu Nhiễm này thường kết hợp với Trí Đại Viên Cảnh để giữ gìn những hạt giống của các pháp thuộc vô lậu. Thức Vô cấu Nhiễm và Trí Đại Viên Cảnh bảo trì tất cả hạt giống của các pháp vô lậu với mục đích để biến hiện ra Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp Thân Tự Thọ Dụng nghĩa là chỉ cho Báo Thân của mỗi vị Phật tự hiện ra để tự sử dụng sinh hoạt hưởng thụ lấy. Pháp Thân đây chính là Báo Thân được xây dựng nên bởi Trí Tuệ thanh tịnh vô lậu nên cũng gọi là Phật Thân. Pháp Thân đây thuộc về chánh báo của các đức Phật trong mười phương tự thọ dụng để sinh hoạt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Quốc Độ Tự Thọ Dụng nghĩa là cõi nước riêng của mỗi vị Phật tự hiện ra để vị Phật đó tự thọ dụng an trụ. Mỗi vị Phật đều có Quốc Độ riêng để an trụ sinh hoạt. Quốc Độ tự thọ dụng chính là Y Báo của mỗi đức Phật tự hiện ra để tự thọ dụng hưởng thụ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Pháp thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng đều được gọi là Quả Chuyển Y. Quả Chuyển Y nghĩa là Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng đều nương tựa nơi Trí Đại Viên Cảnh để làm chỗ sanh khởi (Sở y). Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng không phải nương tựa nơi Thức Dị Thục để sanh khởi giống như các chúng sanh thuộc phàm phu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí Đại Viên Cảnh hiện ra sắc tướng tương tợ như ánh sáng của gương và chiếu soi thấu suốt mười phương thế giới. Tất cả Tâm Tánh của các loài hữu tình đều hiện rõ trong Trí Đại Viên Cảnh cũng như mọi vật đều hiện rõ trong tám gương sáng. Các đức Như Lai nương theo Trí Đại Viên Cảnh để thị hiện Thân Ứng Hóa nhằm mục đích cứu độ tất cả chúng sanh đến cùng tột đời vị lai. Công đức hóa độ của các đức Như Lai thật là vô lượng vô biên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đạt đến địa vị Quả Chuyển Y, Tàng Thức thứ tám không còn tánh vô phú vô ký nữa, và Tâm Thức này chỉ có tánh vô lậu thanh tịnh thuần chất an lành. Tàng Thức thứ tám của Quả Chuyển Y thường kết hợp với 5 Tâm Sở Biến Hành, 5 Tâm Sở Biệt Cảnh và 11 Tâm Sở Thiện để tạo ra Pháp Thân Tự Thọ Dụng và Quốc Độ Tự Thọ Dụng. Đây thật là cảnh giới không thể nghĩ bàn đúng như trong Duy Thức Tam Thập Tụng nói: “Thử túc vô lậu giới” (Đây tức là thế giới thanh tịnh vô lậu).</P>
</span></span>