Bí ẩn thời gian: Câu chuyện cõi trời Đao Lợi

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Câu chuyện Đức Phật lên cõi trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ là một trong những điển tích nổi tiếng và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu sắc trong kho tàng Phật giáo.
Trích:
"Đức Thế Tôn ở lại cõi trời Đao Lợi trong 3 tháng, thuyết pháp cho chư Thiên và mẹ nghe về nhiều pháp môn khác nhau.
Chư Thiên và mẹ của Đức Thế Tôn nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp, rất hoan hỷ, tin tưởng, và thọ trì lời Phật dạy.
Sau 3 tháng, Đức Thế Tôn từ cõi trời Đao Lợi trở lại cõi người."


Tuy nhiên, bên cạnh giá trị tâm linh to lớn, câu chuyện cũng thu hút nhiều ý kiến trái chiều về tính hợp lý, đặc biệt xoay quanh vấn đề thời gian giữa cõi người và cõi trời.

Theo kinh điển Phật giáo, 100 năm ở cõi người tương đương với một ngày một đêm trên cõi trời Đao Lợi. Nghịch lý xuất hiện khi Đức Phật thuyết pháp trong 3 tháng trên cõi trời Đao Lợi, tương đương với 9.000 năm ở cõi người. Mâu thuẫn về thời gian này đặt ra những câu hỏi hóc búa:

Khoảng thời gian rất dài:
9.000 năm là một khoảng thời gian vô cùng dài so với 3 tháng. Trong khi Đức Phật thuyết pháp trên cõi trời Đao Lợi, mọi thứ ở cõi người đã thay đổi rất nhiều, bao thế hệ đã trôi qua.

Sự trở lại kỳ diệu:
Sau 3 tháng thuyết pháp trên cõi trời Đao Lợi, Đức Phật lại xuất hiện ở cõi người như chưa từng có sự vắng mặt nào.

Mâu thuẫn về thời gian:
Liệu đây chỉ là phép ẩn dụ hay phản ánh một thực tế khác về thời gian và sự tồn tại?

Mâu thuẫn về thời gian trong câu chuyện Đức Phật lên cõi trời Đao Lợi là một vấn đề đáng suy ngẫm. Việc xem xét mâu thuẫn này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về câu chuyện mà còn mở ra những góc nhìn mới về bản chất của thời gian, sự sống và cái chết.

Dưới đây là một số hướng tiếp cận để giải quyết mâu thuẫn này:
1. Tính biểu tượng:

Có thể hiểu câu chuyện như một phép ẩn dụ về sự vĩnh cửu của giáo lý Đức Phật. 3 tháng trên cõi trời tượng trưng cho sự trường tồn của giáo pháp, vượt qua ranh giới thời gian thông thường.

2. Khác biệt về nhận thức:
Thời gian có thể được nhận thức khác nhau ở các cõi khác nhau. Cõi người và cõi trời có thể có những quy luật thời gian riêng biệt, dẫn đến sự khác biệt về trải nghiệm thời gian.

3. Bí ẩn tâm linh:
Câu chuyện có thể chứa đựng những bí ẩn tâm linh vượt ra khỏi khả năng hiểu biết thông thường của con người. Việc chấp nhận hay bác bỏ những bí ẩn này là tùy thuộc vào niềm tin và góc nhìn của mỗi người.

Lưu ý:
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và khuyến khích người đọc tự tìm hiểu thêm về các khía cạnh khác của câu chuyện để có cái nhìn toàn diện hơn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Câu chuyện Đức Phật lên cõi trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ là một trong những điển tích nổi tiếng và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu sắc trong kho tàng Phật giáo.
Trích:
"Đức Thế Tôn ở lại cõi trời Đao Lợi trong 3 tháng, thuyết pháp cho chư Thiên và mẹ nghe về nhiều pháp môn khác nhau.
Chư Thiên và mẹ của Đức Thế Tôn nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp, rất hoan hỷ, tin tưởng, và thọ trì lời Phật dạy.
Sau 3 tháng, Đức Thế Tôn từ cõi trời Đao Lợi trở lại cõi người."


Tuy nhiên, bên cạnh giá trị tâm linh to lớn, câu chuyện cũng thu hút nhiều ý kiến trái chiều về tính hợp lý, đặc biệt xoay quanh vấn đề thời gian giữa cõi người và cõi trời.

Theo kinh điển Phật giáo, 100 năm ở cõi người tương đương với một ngày một đêm trên cõi trời Đao Lợi. Nghịch lý xuất hiện khi Đức Phật thuyết pháp trong 3 tháng trên cõi trời Đao Lợi, tương đương với 9.000 năm ở cõi người. Mâu thuẫn về thời gian này đặt ra những câu hỏi hóc búa:

Khoảng thời gian rất dài:
9.000 năm là một khoảng thời gian vô cùng dài so với 3 tháng. Trong khi Đức Phật thuyết pháp trên cõi trời Đao Lợi, mọi thứ ở cõi người đã thay đổi rất nhiều, bao thế hệ đã trôi qua.

Sự trở lại kỳ diệu:
Sau 3 tháng thuyết pháp trên cõi trời Đao Lợi, Đức Phật lại xuất hiện ở cõi người như chưa từng có sự vắng mặt nào.

Mâu thuẫn về thời gian:
Liệu đây chỉ là phép ẩn dụ hay phản ánh một thực tế khác về thời gian và sự tồn tại?

Mâu thuẫn về thời gian trong câu chuyện Đức Phật lên cõi trời Đao Lợi là một vấn đề đáng suy ngẫm. Việc xem xét mâu thuẫn này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về câu chuyện mà còn mở ra những góc nhìn mới về bản chất của thời gian, sự sống và cái chết.

Dưới đây là một số hướng tiếp cận để giải quyết mâu thuẫn này:
1. Tính biểu tượng:

Có thể hiểu câu chuyện như một phép ẩn dụ về sự vĩnh cửu của giáo lý Đức Phật. 3 tháng trên cõi trời tượng trưng cho sự trường tồn của giáo pháp, vượt qua ranh giới thời gian thông thường.

2. Khác biệt về nhận thức:
Thời gian có thể được nhận thức khác nhau ở các cõi khác nhau. Cõi người và cõi trời có thể có những quy luật thời gian riêng biệt, dẫn đến sự khác biệt về trải nghiệm thời gian.

3. Bí ẩn tâm linh:
Câu chuyện có thể chứa đựng những bí ẩn tâm linh vượt ra khỏi khả năng hiểu biết thông thường của con người. Việc chấp nhận hay bác bỏ những bí ẩn này là tùy thuộc vào niềm tin và góc nhìn của mỗi người.

Lưu ý:
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo và khuyến khích người đọc tự tìm hiểu thêm về các khía cạnh khác của câu chuyện để có cái nhìn toàn diện hơn.
Kính chào Hoàng hữu thân mến,

Phật thuyết pháp trên Đao Lợi Thiên là thời gian mà các đệ tử của Ngài tính đếm chứ Thế Tôn chẳng tính đếm làm gì, các Ngài tính theo đơn vị nào thì chúng ta cũng không biết, nhưng 3 tháng là vừa đúng mùa An cư kiết hạ thì có thể đoán đó là thời gian Địa Cầu.

Xác phàm thì chẳng thể lên Thiên giới nên biết đó là Hoá thân Phật thuyết, như khi Anan gặp nạn Ma Đăng Già, đảnh đầu Phật phóng hào quang có Hoá thân Phật ngồi kiết già thuyết thần chú cho Văn Thù Bồ tát, rồi Bồ tát đem chú đi giải cứu Anan, Hoá thân này chính là Hoá thân trên Đao Lợi thuyết pháp.

100 năm Địa Cầu bằng 1 ngày tại Đao lợi Thiên thì không rõ người nào nói ra ? Vì như Ba Tuần khảo cứu trong Cực Lạc Du Lãm ký, Khoan Tịnh pháp sư lên cõi Tịnh Độ Di Đà nhắm chừng dạo chơi trên đó khoảng 1 ngày thì xác phàm tĩnh toạ trong động Di Lặc dưới Địa Cầu mới mất có 7 năm à.

Thân mến,
Ba Tuần.
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Kính chào Hoàng hữu thân mến,
....
100 năm Địa Cầu bằng 1 ngày tại Đao lợi Thiên thì không rõ người nào nói ra ? Vì như Ba Tuần khảo cứu trong Cực Lạc Du Lãm ký, Khoan Tịnh pháp sư lên cõi Tịnh Độ Di Đà nhắm chừng dạo chơi trên đó khoảng 1 ngày thì xác phàm tĩnh toạ trong động Di Lặc dưới Địa Cầu mới mất có 7 năm à.

Thân mến,
Ba Tuần.
Kính đạo hữu,
Cảm ơn đã dành thời gian đọc và trả lời
Về thông tin 100 năm cõi người bằng 1 ngày Đao Lợi, mình tra trong từ điển Phật Giáo
Đao Lợi có nghĩa là:
(s: Trāyastriṃśa, p: Tāvatiṃsa, 忉利): tức Đao Lợi Thiên (忉利天, Trời Đao Lợi), âm dịch là Đa La Dạ Đăng Lăng Xá (多羅夜登陵舍), còn gọi là Tam Thập Tam Thiên (三十三天, Trời Ba Mươi Ba). Theo vũ trụ quan Phật Giáo, cõi trời này nằm ở tầng thứ 2 của 6 cõi trời Dục Giới, là thiên giới do Trời Đế Thích (帝釋天) cư ngụ, ở trên đỉnh núi Tu Di (s: Sumeru, 須彌山). Bốn phương trên đỉnh Tu Di có 8 thành trời, cọng thêm ở giữa có Thiện Kiến Thành (善見城, hay Hỷ Kiến Thành [喜見城]) của Trời Đế Thích), tổng cọng là 33 trú xứ, nên có tên gọi như vậy. Theo Chánh Pháp Niệm Xứ Kinh (正法念處經) quyển 25, 33 cõi trời có các tên gọi khác nhau, gồm: Trú Thiện Pháp Đường Thiên (住善法堂天), Trú Phong Thiên (住峯天), Trú Sơn Đảnh Thiên (住山頂天), Thiện Kiến Thành Thiên (善見城天), Bát Tư Địa Thiên (鉢私地天), Trú Câu Tra Thiên (住倶吒天), Tạp Điện Thiên (雜殿天), Trú Hoan Hỷ Viên Thiên (住歡喜園天), Quang Minh Thiên (光明天), Ba Lợi Da Đa Thọ Viên Thiên (波利耶多樹園天), Hiểm Ngạn Thiên (險岸天), Trú Tạp Hiểm Ngạn Thiên (住雜險岸天), Trú Ma Ni Tạng Thiên (住摩尼藏天), Toàn Hành Địa Thiên (旋行地天), Kim Điện Thiên (金殿天), Man Ảnh Xứ Thiên (鬘影處天), Trú Nhu Nhuyễn Địa Thiên (住柔軟天), Tạp Trang Nghiêm Thiên (雜莊嚴天), Như Ý Địa Thiên (如意地天), Vi Tế Hành Thiên (微細行天), Ca Âm Hỷ Lạc Thiên (歌音喜樂天), Uy Đức Luân Thiên (威德輪天), Nguyệt Hành Thiên (月行天), Diêm Ma Bà La Thiên (閻魔婆羅天), Tốc Hành Thiên (速行天), Ảnh Chiếu Thiên (影照天), Trí Tuệ Hành Thiên (智慧行天), Chúng Phân Thiên (眾分天), Trú Luân Thiên (住輪天), Thượng Hành Thiên (上行天), Uy Đức Nhan Thiên (威德顔天), Uy Đức Diệm Luân Thiên (威德燄輪天), và Thanh Tịnh Thiên (清淨天). Chúng hữu tình trên cõi trời Đao Lợi có thân dài một do tuần, thọ mạng 1.000 tuổi (100 năm trên cõi thế bằng 1 ngày 1 đêm trên cõi trời này), ăn các thức ăn trong sạch. Khi mới sanh ra, con người ở đây giống như hình dạng đứa bé 6 tuổi của cõi người, sắc diện tròn đầy, áo quần tự có. Hơn nữa, cõi trời này có đầy đủ các loại châu báu, những lầu đài, trang viên, hồ tắm tráng lệ, v.v. Từ xưa, tín ngưỡng cho rằng Đao Lợi Thiên là trú xứ của Trời Đế Thích, đã thịnh hành tại Ấn Độ. Tương truyền sau khi qua đời, Hoàng Hậu Ma Da thác sanh lên cõi trời này; cho nên, sau khi thành đạo, đức Phật đã lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẫu thân trong vòng 3 tháng. Sự việc này được ghi lại rất rõ trong Phật Thăng Đao Lợi Thiên Vị Mẫu Thuyết Pháp Kinh (佛昇忉利天爲母說法經, Taishō No. 815), hay trong Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh (地藏菩薩本願經, Taishō No. 412), Đao Lợi Thiên Cung Thần Thông Phẩm (忉利天宮神通品). Bên cạnh đó, trong Phật Quốc Ký (佛國記) của Pháp Hiển (法顯, 340?-?) nhà Tấn có câu: “Phật thướng Đao Lợi Thiên tam nguyệt, vị mẫu thuyết pháp (佛上忉利天三月、爲母說法, đức Phật lên cung Trời Đao Lợi ba tháng, vì mẹ thuyết pháp).” Hay như trong Trường Sanh Điện (長生殿), phần Bổ Hận (補恨) của Hồng Thăng (洪昇, 1645-1704) nhà Thanh lại có đoạn: “Ngã đương thượng tấu Thiên Đình, sử nhĩ lưỡng nhân thế cư Đao Lợi Thiên trung, vĩnh viễn thành song, dĩ bổ tùng tiền ly biệt chi hận (我當上奏天庭、使你兩人世居忉利天中、永遠成雙、以補從前離別之恨, ta sẽ tâu lên Thiên Đình, giúp hai ngươi đang sống trong cõi Trời Đao Lợi, vĩnh viễn được thành đôi lứa, để bù vào nỗi hận cách biệt trước kia).” Ngoài ra, trong bài Tần Châu Thiên Thủy Quận Mạch Tích Nhai Phật Kham Minh (秦州天水郡麥積崖佛龕銘) của Dữu Tín (庾信, 513-581) thời Bắc Chu lại có câu: “Ảnh hiện Tu Di, hương văn Đao Lợi (影現須彌、香聞忉利, ảnh hiện Tu Di, hương nghe Đao Lợi).”

Kính;)
 

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Phật thuyết pháp trên Đao Lợi Thiên là thời gian mà các đệ tử của Ngài tính đếm chứ Thế Tôn chẳng tính đếm làm gì, các Ngài tính theo đơn vị nào thì chúng ta cũng không biết, nhưng 3 tháng là vừa đúng mùa An cư kiết hạ thì có thể đoán đó là thời gian Địa Cầu.
Nếu tính theo thời gian địa cầu là 3 tháng
quy đổi ra thời gian của Đao Lợi là:
3,5 phút > làm tròn 4 phút
Đó là khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Nếu tính theo thời gian địa cầu là 3 tháng
quy đổi ra thời gian của Đao Lợi là:
3,5 phút > làm tròn 4 phút
Đó là khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi.
Kính Hoàng hữu thân mến,

Như Ngài Khoan Tịnh pháp sư được Bồ tát Quán Âm tiếp dẫn lên dạo chơi Cực Lạc thì cũng không mang theo đồng hồ, chỉ mang theo cái cảm giác về thời gian ở Địa Cầu (tức đồng hồ sinh học, như tới giờ ăn thì đói, tới giờ ngủ thì buồn ngủ v..v) nên ước chừng thời gian dạo chơi là 1 ngày Địa Cầu tại Cực Lạc.

Vậy chúng ta hiểu là, các đệ tử của Phật có thần thông mới theo Phật lên Đao Lợi nghe pháp được, thì theo "đồng hồ sinh học" của các Ngài thì ước chừng ở Đao Lợi khoảng 3 tháng Địa Cầu vậy.

Còn đơn vị quy đổi giữa cảm giác thời gian 3 tháng tại cõi giới Đao Lợi và thời gian thực tế xác phàm trải qua tại Địa Cầu là bao nhiêu thì ngay cả các học giả soạn thảo Từ điển mà đạo hữu trích dẫn cũng không nói rõ: 100 năm bằng 1 ngày nguồn gốc từ đâu ra ? (chỉ nói rằng có 2 bản Kinh ghi lại việc Thế Tôn lên Đao Lợi thuyết pháp trong 3 tháng làm dẫn chứng cho việc đó là có thật) và sự quy đổi đó có hợp lý với thực tại lịch sử 79 tuổi và 49 năm thuyết pháp của nhục thân Thế Tôn tại Địa Cầu hay không nữa ?

Cái gì vô lý, thì chớ vội tin !

Đạt Ma xoay vách chín năm trời,
Ngỡ rằng Xuân Hạ lắm mùa trôi.
Ngờ đâu chỉ tách trà buổi sớm,
Huệ Khả đã đánh thức mất rồi.

Hề hề,

Thân mến,
Ba Tuần.
 
Last edited:

Hoàng

Registered
Phật tử
Tham gia
23 Thg 12 2023
Bài viết
133
Điểm tương tác
109
Điểm
43
Kính Hoàng hữu thân mến,
...
Từ điển mà đạo hữu trích dẫn cũng không nói rõ: 100 năm bằng 1 ngày nguồn gốc từ đâu ra ? (chỉ nói rằng có 2 bản Kinh ghi lại việc Thế Tôn lên Đao Lợi thuyết pháp trong 3 tháng làm dẫn chứng cho việc đó là có thật) và sự quy đổi đó có hợp lý với thực tại lịch sử 79 tuổi và 49 năm thuyết pháp của nhục thân Thế Tôn tại Địa Cầu hay không nữa ?

Cái gì vô lý, thì chớ vội tin !

Đạt Ma xoay vách chín năm trời,
Ngỡ rằng Xuân Hạ lắm mùa trôi.
Ngờ đâu chỉ tách trà buổi sớm,
Huệ Khả đã đánh thức mất rồi.

Hề hề,

Thân mến,
Ba Tuần.
Mình tra từ điển Phật học từ Thư Viện Hoa sen;)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha[smile]

Cõi Trời Đao Lợi .. là 1 trong 6 cõi trời DỤC GIỚI [smile].... trên cõi TỨ THIÊN VƯƠNG 1 bậc ... còn cách tính năm ngày khác nhau .. thì cõi SẮC GIỚI [smile] ... cứ x 2 ... cho mỗi cõi trên .. vô sắc giới cũng vậy [smile]

Cõi Tứ Thiên Vương: 1 ngày = 50 năm cõi dục giới .. trần gian [smile] ... cõi tứ Thiên Vương tuổi thọ là 500 "thiên niên" ... cho nên cứ nhân (500*1000 )/(28 * 360 )

* 28 năm = ngày xưa khoảng 400-500BC .. tuổi thọ trung bình của con người là 22-30 tuổi .. trong bài toán này ..~ 28 tuổi ... là tuổi chính xác [smile]

* 360 = 12 tháng .. mỗi tháng 30 ngày .. theo Câu Xá Luận

** cách tính tuổi thọ này cũng không có gì lạ .. vì mỗi một kiếp tâm [smile] .. có cỡ 17 sát na thôi [smile] = tính nó tương ưng với 1 kiếp người thọ mạng [smile] .. cho nên .. dù là 1 thiên niên .. 1 đại kiếp .. tính ra cũng hỏng là dài lắm thời gian [smile]


Câu Xá Luận ... quyển 11 có 1 bài kệ như vầy [smile]

Bắc châu định thiên niên
Tây Đông bán bán giảm
Thử châu thọ bất định
Hậu thập sơ phả lượng
Nhân gian ngũ thập niên
Hạ thiên nhất trú dạ
Thừa tư thọ ngũ bách
Thượng ngũ bội bội tăng
Sắc vô trú dạ thù
Kiếp số đẳng thân lượng
Vô sắc sơ nhị vạn
Hậu hậu nhị nhị tăng
Thiểu quang thượng hạ thiên
Đại toàn bán vi kiếp.

Dịch nghĩa:
Châu Bắc một ngàn tuổi
Tây- Đông giảm nửa nửa
Châu này không nhất định
Cuối mười đầu khó biết
Cõi người
năm mươi năm,
Trời dưới một ngày đêm.
Cõi này thọ năm trăm.
Năm cõi trên gấp đôi

Cõi Sắc không ngày đêm.
Kiếp số bằng thân lượng.
Vô sắc đầu hai vạn,
Sau tăng hai, tăng hai.
Trên, dưới trời Thiểu Quang
Một kiếp: nửa đại kiếp.




còn muốn hiểu thêm .. tại sao ông chúng sinh ở cõi SẮC GIỚI .. có tuổi thọ cao hơn .. cao hơn [smile] .. thì có lẽ phải tìm thêm trong kinh nguyên thủy .. về tuổi thọ của các TỊNH SẮC [smile]

ông Phật nói ..các vật .. cỏ cây sinh vật .. đều có thọ giả tướng ... tức tuổi thọ .. có cái gọi là "THÂN" bản nhiên thanh tịnh [smile]

riêng loài người là giống hữu tình .. tuy cũng có THỌ GIẢ TƯỚNG, còn có thêm Nhân Tướng, Chúng Sinh Tướng và Ngã Tướng [smile]

cho nên .. các loài vô tình .. lấy búa đập ..đẽo đá đục .. thì dùng biến tướng chúng đâu có nửa lời thở than gì ? [smile]

nhưng loài người . muốn được bản nhiên thanh tịnh .. thì phải coi chừng nhân quả [smile] .. tư tưởng phải minh bạch rõ ràng các giới hạn của SĂC CHẤT .. SẮC PHÁP

cho nên .. ông phật nói nếu có ai đáng điều phục .. thì điều đầu tiên ổng dạy là giới hạnh [smile]

tuy nhiên.. trong các bộ kinh nguyên thủy, ổng lại giới thiệu về THỰC TẠI CHÂN ĐẾ = TÂM, TÂM SỞ, SẮC, NIẾT BÀN

và lẽ đương nhiên .. con đường giải thoát 8 chặng ... bước đầu tiên là thâm nhập 1/4 thực tại chân đế đó là SẮC

. Này Ananda, có tám giải thoát. Thế nào là tám?

Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là sự giải thoát thứ nhất [smile] - Kinh Trường Bộ


*** do đó .. TỰ MÌNH THẤY MÌNH CÓ CÁC SẮC .. thâm nhập CÕI SẮC GIỚI .. cũng là SIÊU VIỆT như là LÊN CÁC CÕI TRỜI RÙI [smile] ... cũng tịnh nhiều rùi đó [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]


1706419118136.png
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 5)
Bên trên