Bổn Phận HỌC TRÒ ĐỐI VỚI THẦY

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
BỔN PHẬN HỌC TRÒ ĐỐI VỚI THẦY
Thích Nhựt Long

Muốn cho có một cán cân quân bình trật tự cho xã hội phải có sự tương đối, tương xứng: Thầy đã làm tròn bổn phận đối với trò, lẽ tất nhiên trò phải đối với thầy.
Cha Mẹ sanh ta xác thân, nuôi nấng ta hình vóc. Thầy dạy ta về mặt văn chương đạo lý, nuôi dưỡng ta to lớn về mặt tinh thần. Ân Cha Mẹ nặng nề bao nhiêu thì ơn thầy cao cả bấy nhiêu. Chỉ có nuôi lớn xác thân mà thiếu tinh thần đạo đức thì không ra con người .
Vậy học trò đối với Thầy, phải biết công ơn dạy dỗ, làm thế nào để đền bù lại, bằng hai cách:
Tùy khả năng giúp đỡ về vật chất, và quyết định theo con đường đạo đức cho nên danh hiền cũng là nên danh thầy.
Lại nữa sự học bất cứ ai hay hơn là mình học không câu nệ tuổi tác:
“ Bất sĩ hạ vấn “.
Huỳnh Đế học với Quảng Thành, Thiện Tài đồng tử học năm mươi ba nơi, Tổ Huệ Khả chặt tay cầu pháp, Khổng Tử học với Hạng Thát.

KHỔNG TỬ HỌC HẠNG THÁT
Khổng Tử tên là Khưu, tên chữ Trọng Ni, dạy học ở phía Tây nước Lỗ. Một hôm ngồi xe cùng đồ chúng đi du ngoạn, giữa đường gặp một số trẻ chơi giỡn, có một đứa không đùa giỡn.
Khổng Tử dừng xe lại hỏi:
- Riêng ngươi không giỡn là sao?
Tiểu Nhi đáp:
- Chơi giỡn không ích, áo rách khó vá, trên làm nhục cha mẹ dưới đến người trong nhà, ắt có tranh đấu, nhọc mà không công, vốn không ích nên tôi không giỡn.
Tiểu Nhi đáp rồi bèn cúi đầu lượm gạch làm thành.
Khổng Tử rất quý hỏi:
- Sao không tránh xe?
- Từ xưa đến nay xe tránh thành, chớ thành tránh xe bao giờ?
Khổng Tử liền xuống xe luận nói, xuống xe rồi hỏi rằng:
- Ngươi tuổi còn nhỏ sao lại xảo trá vậy?
Tiểu Nhi đáp:
- Người sanh ba tuổi phân biệt Cha Mẹ, thỏ sanh ba ngày chạy cùng mẫu ruộng, cá sanh ba ngày lội cùng sông hồ, trời sanh tự nhiên có gì xảo trá?
Khổng Tử hỏi:
- Ngươi ở làng nào, xóm nào, họ gì, tên gì, tự là gì?
Tiểu Nhi đáp:
- Tôi ở làng Thường ấp Tệ, họ Hạng tên Thát, chưa có tên chữ.
Khổng Tử nói:
- Ta muốn cùng ngươi du ngoạn, ý ngươi thế nào?
Tiểu Nhi đáp:
- Nhà có cha nghiêm phải nghe theo, nhà có mẹ hiền phải lo nuôi dưỡng, nhà có anh hiền cần phải thuận theo, nhà có em dại cần phải dạy bảo, nhà có thầy sáng cần phải lo học, đâu có nhàn rỗi mà du ngoạn.
Khổng Tử nói:
- Trong xe ta có ba mươi hai con cờ, ta cùng ngươi đánh bạc, ý ngươi thế nào?
Tiểu Nhi đáp:
- Vua mê cờ bạc, không xem bốn biển, chư hầu mê cờ bạc hư hại chánh kỷ, nho sĩ mê cờ bạc phế bỏ học vấn, tiểu nhơn mê cờ bạc hư việc nhà, đày tớ mê cờ bạc ắt bị roi vọt, người nông mê cờ bạc ruộng mùa thất thời, cho nên không cờ bạc.
Khổng Tử nói :
- Ta muốn cùng ngươi bình thiên hạ, ý ngươi thế nào?
Tiểu Nhi đáp:
- Thiên hạ không thế bình: hoặc có núi rừng, hoặc có sông hồ, hoặc có vương hầu, hoặc có tôi tớ. Ban bằng núi rừng chim thú ở đâu? Lấp bằng sông hồ cá trạnh về đâu? Trừ bỏ vương hầu dân nhiều thị phi; bỏ hết tôi tớ quân tử nhờ ai? Thiên hạ minh man đâu thế bình được?
Khổng Tử hỏi:
- Ngươi biết trong thiên hạ, lửa gì không khói? Nước gì không cá? Núi gì không đá? Người nào không vợ? Gái nào không chồng? Trâu gì không nghé? Ngựa gì không con? Thế nào quân tử? Thế nào tiểu nhơn? Thế nào không đủ? Khi nào có thừa? Thành nào không chợ? Người nào không tên chữ?
Tiểu Nhi đáp:
- Lửa đóm không khói, nước giếng không cá, núi đất không đá, người tiên không vợ, ngọc nữ không chồng, trâu đất không nghé, ngựa cây không con, hiền là quân tử, ngu là tiểu nhơn. Ngày xuân không đủ, ngày hạ có thừa, hoành thành không chợ, tiểu nhơn không tên chữ.
Khổng Tử hỏi:
- Ngươi biết Cha Mẹ thân hay chồng vợ thân?
Tiểu Nhi đáp :
- Cha Mẹ thân, chồng vợ không thân.
Khổng Tử nói :
- Chồng vợ sống đồng chăn, chết đồng huyệt sao gọi là không thân?
Tiểu Nhi đáp:
- Người sanh không vợ như xe không bánh, không bánh thì tạo bánh xe mới, vợ chết bèn cưới vợ mới, con gái nhà hiền ắt có chồng qúy. Mười gian nhà rộng gác một đòn dông, ba cửa song, sáu cửa sổ không bằng ánh sáng cửa cái, các sao tuy sáng không bằng trăng sáng. Ân cha mẹ không quên vậy.
Khổng Tử khen rằng:
- Hiền thay! Hiền thay!
Tiểu Nhi hỏi Khổng Tử rằng:
- Nãy giờ ngài hỏi Thát, Thát mỗi mỗi đều đáp, nay Thát cầu người dạy một lời, cho Thát biết thêm xin ngài chớ bỏ:
- Vịt, ngỗng sao nổi? Hồng nhạn sao kêu lớn? Tùng lá sao mùa đông vẫn xanh?
Khổng Tử đáp:
- Vịt, ngỗng hay nổi nhờ có nhiều lông. Hồng nhạn kêu lớn nhờ có cổ dài. Tùng lá mùa đông vẫn xanh nhờ đặc ruột.
Tiểu Nhi nói:
- Không phải vậy! Cá trạnh hay nổi nào có nhiều lông. Ếch, ễnh ương kêu vang nào có cổ dài. Tre-trúc mùa đông vẫn xanh nào có đặc ruột.
Tiểu Nhi lại hỏi:
- Trên trời bao la có bao nhiêu sao?
Khổng Tử nói:
- Nãy giờ bàn việc dưới đất đâu nói việc trời?
Tiểu Nhi hỏi:
- Dưới đất minh mang có bao nhiêu nhà?
Khổng Tử nói:
- Nên luận việc trước mặt, đâu nên nói trời luận đất?
Tiểu Nhi hỏi:
- Như luận việc trước mặt thì có bao nhiêu lông mày ?
Khổng Tử cười mà không đáp, day lại kêu các đệ tử nói rằng:
- Hậu sanh khả uý! Nào dè sự cầu học đâu hơn bữa nay.
Rồi lên xe đi.

Luận
Qua giai thoại trên ta thấy đức Khổng Tử còn kính một em bé thông minh, huống gì chúng ta là học trò mà không kính nể thầy.
Sự kính nể này quan trọng lan ra cả một trường đời, nếu học trò quý sự học, biết nể thầy thì xã hội chỗ nào cũng là chỗ ta học, thời nào ta cũng cung kính dè dặt học hỏi, người nào ta cũng cung kính nghe học, học thêm với nhau thì xã hội này có gì đẹp bằng, đó là then chốt thêm cho cán cân quân bình nên bậc hiền nhân vậy.

THẦY TĂNG TỬ HỌC VỚI ĐỨC KHỔNG TỬ
Tăng Tử nói với đức Khổng Tử:
- Tôi biết thầy có ba điều, tôi học mãi mà chưa làm được:
1) Thấy người ta có một điều phải mà quên cả trăm điều quấy của người ấy là thầy dể tánh.
2) Thấy người ta có điều gì phải thì vui vẻ như mình có, thế là thầy không ganh tỵ.
3) Điều gì phải nhất quyết làm rồi mới nói thế là Thầy chịu khó.
Nhà Thầy là người dễ tính, không ganh tỵ hay chịu khó, ba điều đó tôi học mãi mà chưa có thể làm được.

Luận
Thầy Tăng Tử vừa biết học vừa biết trọng cái đáng trọng thầy:
Biết học là biết học về đức độ trước để sau này nên danh phận một bậc hiền nhân quân tử, được một sự nghiệp có giá trị; không vì chuộng hư danh chỉ khư khư học lấy mớ văn chương để mong đỗ đạt giành được địa vị quyền thế vô đạo đức.
Biết trọng đức của Thầy hơn trọng tài ba, biết rằng tài đức phải đi dôi nhưng nếu ông Thầy chỉ khư khư có một việc tài mà không có đức thì thà ta lánh đi xa còn hơn.
Đã học với bực thầy có tài có đức rồi thì ta phải biết ơn Thầy để bù lại Thầy đã vì ta mà dạy dỗ cho ta nên bậc hiền nhân vậy.

ĐỨC KHỔNG TỬ HỌC VỚI LÃO ĐAM
Đức Khổng Tử từ nước Lỗ vào kinh đô nhà Chu, hỏi lễ với Lão Đam, hỏi nhạc với Trành Hoằng. Xem xét cả giao xã, minh đường cùng triều đình tôn miếu.
Khi ra về, Lão Đam theo tiễn chân và nói rằng:
- Ta nghe người giàu sang tiễn người thì dụng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói, ta không giàu sang nhưng mang tiếng là nhân hậu, vậy xin tiễn người bằng lời nói vậy:
- Này! Phàm kẻ sĩ đời nay, những người thông minh sâu sắc, xét nét mà có khi thiệt mạng đều là kẻ hay chê bai nghị luận tâm sự người ta cả; những người biện bác rộng rãi xa xôi, mà có khi khổ thân đều là kẻ hay bói móc phơi bày tội lỗi người ta cả.
Đức Khổng Tử nói:
- Vâng, xin kính theo lời dạy.

Luận
Học trò kính Thầy cốt là kính trọng lời nói phải. Khi Lão Đam nói dứt lời đức Khổng Tử đã tỏ lòng kính trọng chân thật tự nơi cõi lòng mà thốt ra lời nói :
“Vâng xin kính theo lời dạy“.
Ta là học trò nên học theo đức Khổng Tử. Vậy học trò đối với thầy phải biết công ơn dạy dỗ làm thế nào để bù lại:
* Phải tôn trọng thầy như cha mẹ, phải noi gương mẫu thầy (nếu là ông thầy gương mẫu).
* Phải thăm nom giúp đỡ thầy khi nghèo túng đau ốm.
* Phải nghĩ đến sự nghiệp quốc dân để làm nên nghiệp cho vui lòng Thầy.
Người hiền nhân quân tử rất trọng học và kính thầy sẽ nên bậc hiền nhân vậy.
“Thầy như lạch nước dòng sông
Nếu không lòng lạch nước thông bao giờ
Trong mắt người có ngươi mới tỏ
Sách không thầy mới ngỏ làm sao?
Xưa nay giáo pháp truyền trao
Không thầy há dễ mặt nào nên thân “.
( Kệ của Hòa thượng Thiên Thai )
http://www.chuyenphapluan.com/tgtpham/14hiennhan.htm#2.




 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên