Buông bỏ

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Khi còn nhỏ biết đến 2 chữ đạo Phật là hình như nó rất mơ hồ và trừu tượng, sau đó lớn lên thì biết Tam quy, Ngũ giới là một bước tiến trong quá trình bước vào đạo. Nhưng chừng ấy vẫn chưa đủ khi biết thêm Tham Sân Si là gì ? Làm sao triệt tiêu được tam độc đó là một con quá trình phấn đấu dữ dội của một hành giả và cũng là chướng duyên của hành giả.

Từ khi biết đạo pháp đến nay, tuy chưa phải là người đọcnhiều Kinh sách, chưa phải là người am tường giáo lý, cũng không phải là triết gia, nhưng cũng không đến nỗi tệ khi nhìn nhận một vấn đề liên quan đến giáo Pháp.

Tham gia các diễn đàn Phật giáo gặp thuận duyên thì cũng có, chướng duyên thì cũng không ít, nhưng có một điều là đã làm cho cái bản ngã, sân hận của mình phần nào được kiềm chế, nó được vận hành gần đúng như những gì mình học được.

Vì sao mình phải giận dữ khi một người cố tình chọc tức mình, cố tình dèm pha mình.

Vì sao mình phải khổ tâm khi phải tranh luận những điều vô ích .

Vì sao mình phải rơi vào bản ngã khi gặp những câu hỏi đơn giản, tầm thường .

Và còn nhiều chướng duyên trong cuộc sống thường ngày…………………Có nhiều người khi gặp những chướng duyên thì sanh lòng sân hận hay những câu hỏi tầm thường thì lại sinh lòng ngã mạn ….…..hãy cùng nhau thảo luận, hãy cùng nhau chia sẻ, chia sẻ không chỉ cho người hỏi mà còn cho rất nhiều thành viên tham gia, cho khách viếng thăm. Đâu phải ai cũng hiểu giáo lý một cách cặn kẻ, đâu phải ai cũng dám trả lời những câu hỏi tầm thường, đâu phải ai cũng mạnh dạn khi đặt câu hỏi tưởng như rất tầm thường, trừ những người ngoại đạo vào để phá hoại… chính vì những suy nghĩ đó làm cho biết bao người không thể tiếp cận và học hỏi về Phật Pháp.

Trích trong Kinh Ma Kiệt Phạm Chí Kinh (Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch) dạy rằng:

“Buông bỏ cái đã qua, không tưởng nhớ đến cái sắp tới. Bước đi trong hiện tại, vượt qua bốn dòng lũ lụt: dục hải, hữu hải, kiến hải và vô minh hải. Vị sa môn cứ một đường thẳng mà đi tới, không bị kẹt vào ý niệm khổ. Bởi vì biết rằng còn có sở niệm thì tâm mình còn bị ràng buộc !

...Giải thoát là cái tự do mình đạt được khi mình có khả năng buông bỏ. Nó không phải là cái mình tiếp nhận từ bên ngoài hay từ một vị đạo sư. Cái thấy cái hiểu của mình về giáo lý, cả những giới cấm và nghi lễ mình đang hành trì cũng không phải là giải thoát. Và vì vậy các ý niệm tội phúc, nhiễm tịnh, ân oán mình cũng buông bỏ được. Đây đã là sự hình thành của giáo lý Bát Nhã: không dơ không sạch, không thêm không bớt, không khổ không lạc, không tội không phước.”

Hãy buông bỏ những bản ngã, sân si...........................................

Tùy bút, Nguyên Chiếu.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên