Cá nhân và thế giới

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
1. Lời mở đầu

Mỗi người khi sanh ra ở cuộc đời trôi nổi với nhịp sống không ngừng , đến một lúc nào đó sẽ đặt ra câu hỏi : Mình là gì ? Từ đâu đến? Thế giới này từ đâu mà có ? Rồi tất cả sẽ đi về đâu ? Và rất rất nhiều câu hỏi khác. Nhưng tựu chung lại là thắc mắc về chính mình và thế giới mà mình đang sống trong đó.

2. Thế nào là cá nhân?
Cá nhân là gì ? Mỗi người chúng ta được xem là một cá nhân. Nghĩa là mỗi con người là một thí dụ về cá nhân chứ không phải định nghĩa về cá nhân. Như vậy để hiểu chính xác nghĩa của từ cá nhân, chúng ta tìm hiểu về mỗi con người.

Mỗi con người sẽ bao gồm những gì trong đó? Trước tiên có hai thứ có thể nhận biết : thể xác và tâm hồn (tâm lý). Đó là hai thứ mà tâm trí mình có thể nhận biết, mỗi chúng ta dễ dàng nhận biết rằng chúng là những thứ không bền chắc, thân xác thì sanh, lão, bệnh, tử; tinh thần thì lúc này lúc khác tùy theo hoàn cảnh và tư tưởng của người đó. Thể xác và tâm hồn là hai thứ tự nó không có sẵn mà phải có những điều kiện gặp nhau thì mới phát sanh ra, không có thực thể cố định. Phật giáo gọi đó pháp nhân duyên hay ở đây chúng ta gọi nó là Phi Tự Tánh.

Tuy nhiên có một thứ mà chúng ta cảm nhận được nhưng không thể thấy biết nó như thấy biết một vật thể được! Thứ đặc biệt không thể thấy biết như thấy biết một vật đó là gì? Mỗi người từ nhỏ đến lớn thì trãi qua nhiều thay đổi từ hình dáng cho đến tư tưởng nhưng họ luôn luôn cảm nhận được rằng đó vẫn là mình, chứ không phải ai khác. Hoặc là sau một đêm ngủ dậy thì ta vẫn cảm nhận mình vẫn là mình, chứ không phải ai khác. Có những người trước kia là người ác độc, sau nay hoàn lương thì vẫn là họ vậy! Dù thế nào mình vẫn cảm nhận đó là mình, dường như có gì đó nơi mình không hề thay đổi mà hễ diễn tả ra thì đều trật hết, vì cái gì được miêu tả bởi tâm trí thì sẽ bị thay đổi khi có điều kiện tương ứng! Và vì vậy cái dường như không đổi đó không thuộc thể xác và cũng chẳng thuộc tâm hồn!

Rồi khi một người tại sao vừa có thể nghe từ lỗ tai, vừa có thể thấy từ con mắt, vừa biết cái nóng lạnh của thời tiết, hoặc làm một việc gì đó đồng thời,.... Cái gì đã giúp họ làm đồng thời nhiếu thứ trong cùng một lúc! Mà cái thứ này lúc nào cũng vậy, nó chưa từng thay đổi! Nó không đứng bên vật chất và cũng chẳng đứng về phía tinh thần!

Cái thứ đặc biệt đó, Phật giáo gọi là Tự Tánh, Phật Tánh, Tánh Giác,...

Như vậy, mỗi con người bây giờ không phải được chia thành hai mặt thể xác và tinh thần nữa mà là gồm hai mặt: Tự Tánh và Phi Tự Tánh.

Đến đây, CÁ NHÂN được định nghĩa như sau: Cá nhân là một chỉnh thể gồm hai mặt: Tự Tánh và Phi Tự Tánh . Nghĩa là, mỗi cá nhân không mặc định là cái gì cả mà tùy theo nhân duyên (sự tương tác với môi trường sống) sẽ hiện hóa ra tướng pháp cụ thể và dù trãi qua bao nhiêu nhân duyên đi nữa thì cá nhân đó vẫn không thêm bớt một điều gì, không lẩn lộn với bất kì một cá nhân nào khác. Thí dụ như nước, nước không có hình hài mặc định nào, tùy theo vật chứa đựng mà ra hình hài cụ thể và dù là hình hài gì thì chất nước đó vẫn không thay đổi! Và dù hình dạng là gì thì chất nước ấy vẫn không đổi. Hình dạng là thí dụ cho Phi Tự Tánh, còn chất nước thì là Tự Tánh.

2. Nói về Tự Tánh và Phi Tự Tánh.

a. Nói về tự tánh: lưu ý tự tánh không thể định nghĩa được là cái gì, mọi sự xác định điều mang tính nhân duyên. Sau đây, nói một vài ý phụ trợ:


- Tự tánh không do nhân duyên sanh, không có hình tướng: Tự Tánh của mỗi cá nhân báo rằng: cá nhân không mặc định cái gì là mở đầu, cái gì là kết thúc, không vô minh mà cũng không hết vô minh, không đau khổ, không niết bàn,.... Không do đâu sanh ra và cũng không sanh ra cái gì, không tất cả sự chứng đắc,.... Không mặc định điều gì dù là sanh diệt hay không sanh diệt. Không sanh tử, cũng không Niết Bàn,... Không phải tất cả. Không do nhân duyên sanh, cũng không tự nhiên mà có,..... Tự tánh là như vậy, chúng ta không thể áp đặt lên nó phải là gì, vì mọi sự biện giải, xác định bằng trí não đều là nhân duyên. Nó giống như chất nước, không mặc định một dạng gì cả. Tùy theo vật chứa mà làm ra các hình dạng. Tự tánh là chất riêng của cá nhân đó, không bao giờ bị biến đổi, không nằm trong bất kì chuỗi nhân duyên nào.

- Tự tánh không tự tồn tại một mình: Giả sử chỉ có một cá nhân duy nhất tồn tại khép kín một mình. Tự tánh tự nó không sanh ra bất kì nhân duyên gì mà mỗi nhân duyên lại không thể tự phát sanh; do đó không có bất kì hiện tượng gì cả. Tức là cá nhân một mình như vậy, không là rỗng tếch, không tồn tại.

- Tự tánh luôn luôn liên hệ tương tác với tự tánh khác và số lượng tự tánh không thể phân biệt tính đếm (không có ranh giới thực sự giữa các tự tánh) : Như trên đã nói tự tánh không tồn tại một mình. Vậy phải có hai cá nhân, hay nhiều cá nhân, hay là bao nhiêu? Giả sử tổng số cá nhân là một con số hữu hạn. Như vậy, mỗi cá nhân được xác định bởi trí não, đây là một, đây là hai, đây là ba,..... tức là xác định cá nhân bằng pháp tướng hữu vi, xác định bởi hữu hạn ranh giới. Nhưng mặt tự tánh của cá nhân báo rằng không thể mặc định cá nhân có đặc điểm là gì, không thể xác định bởi trí não. Do đó, không thể có hữu hạn các cá nhân mà là vô số cá nhân và giữa các cá nhân không có ranh giới để xác định. Như vậy: giữa các tự tánh luôn luôn hấp dẫn nhau!

Tóm lại: giữa các tự tánh thì chúng không hòa lẩn vào nhau nhưng cũng không phải là hai cái riêng biệt, tùy nhân duyên mà ứng hiện.

b.
Nói về Phi Tự Tánh.

Như đã nói mỗi tự tánh phải tương tác với tất cả tự tánh còn lại tạo ra các mối quan hệ tương tác, các quan hệ tương tác được gọi chung là Phi Tự Tánh cúa cá nhân đó.

Các quan hệ tương tác ấy không có thực thể vì quan hệ tương tác do sự phối hợp của công đồng tự tánh nên nói không thuộc riêng về một cá nhân nào cả nhưng cũng không nằm ngoài các cá nhân nào. Vì lẽ đó nên lấy cái tên rất đặc trưng cho các quan hệ tương tác là Phi Tự Tánh.

Mỗi tự tánh không hòa tan vào nhau thành một nhưng phải tương tác với các tự tánh còn lại nên xuất hiện các ranh giới tạm thời phân chia thành các mặt đối lập. Nhưng vì các mặt đối lặp ấy lại cùng một chất là tự tánh nên phải hợp nhất thành một thể thống nhất. Nhưng tiến trình đó luôn đặt trong sự tương tác không ngừng nghỉ nên xảy ra sự xoay chuyển không ngừng. Mỗi cá nhân đều xoay chuyển và cuối cùng của quá trình xoay chuyển là sự phân chia của nội tại bị biến mất thành một thể thống nhất, cá nhân như vật được gọi là Phật hay Đấng Giác Ngộ toàn triệt.

3. Thế giới.

Là nơi chứa đựng tất cả các mối quan hệ của tất cả tự tánh tương tác nhau. Thế giới là nơi chung sống tương tác của cộng đồng tất cả tự tánh tạo ra và không thuộc về ai, cũng không nằm ngoài một cá nhân nào.

Như vậy thế giới là nơi chứa đựng tất cả các Phi Tự Tánh. Do đó mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không có tự tánh nhưng không nằm ngoài tự tánh. Các sự vật hiện tượng tồn tại theo cách thức nương tựa vào nhau (nhân duyên).

4. Các hình thức tồn tại trong thế giới và hình trình của một cá nhân.

* Các loại hình thức tồn tại trong thế giới: Thế giới có đồng thời đầy đủ tất cả các loại hình tồn tại của các cá nhân vì chính là do cộng đồng cá nhân tạo nên.

- Vô tình chúng sanh: đây là trạng thái bị động ngu ngơ vô tri vô giác , làm đối tượng quan sát cho các loài vô tình chúng sanh.

- Hữu tình chúng sanh: có sự nhận biết trong tương tác (có thức).

- Thánh ra khỏi sự trói buộc luân hồi: không chịu sự trói buộc của các đối tượng được nhận biết.

- Phật: rõ biết nhân duyên tất cả các sự vật hiện tượng, không đứng riêng về bên nào giữa các mặt đối lập, cái thấy đồng nhất với chính mình, hòa cùng thế giới không còn thọ nhận tướng riêng trong thế giới.

Như vậy hình thức bên dưới sẽ siêu vượt đối với hình thức bên trên, cuối cùng là hình thức Phật thì là cao nhất.

* Hành trình của một cá nhân

Mỗi cá nhân tự tánh lần lượt trãi qua hình thức tồn tại từ vô tình đến Phật. Một cá nhân ở trạng thái thấp muốn tiến lên trạng thái cao hơn phải thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân ở trạng thái đó, tiếp thu để thay đổi nội nhân bên trong, khi duyên đầy đủ và nhân chín mùi thì tự nhiên bộc phát mà tiến hóa lên. Tóm gọn là hành trình cá nhân luôn đi từ không biết cái gì hết (vô ký không) đến cái gì cũng biết hết.

Mỗi chúng ta muốn hoàn thành đích đến của hành trình ấy thì cứ y như chỗ hiểu biết về Tự Tánh mà quán sát và thực hành.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên