Tịnh Tiến

Các bài học nên lưu ý trên đường tu theo Phật

Tịnh Tiến

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
22/7/16
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
8
Kính bác Tịnh Tiến!

Bác còn chổ chưa đồng ý với cháu thì bác cháu ta nên bàn luận tiếp chổ này để ai cũng được lợi ích chứ? vì nếu không bàn tiếp thì cháu theo ý cháu, bác theo ý bác vậy có gì chung để mọi người cùng được lợi ích?

Cháu có ví dụ thế này : Ngày xưa Phật trồng một cái cây cho đời, lúc đó thì mới trồng cho nên chỉ có 1 thân và vài ba lá, sau này dần dần cây phát triển tức nó thành cây đại thụ có nhiều cành nhánh, bây giờ bảo chỉ cái cây ngày xưa mới là quý còn cây bây giờ nó tuy to nhưng nhiều cành lại lắm sâu già sắp chết thì không quý bằng ngày trước? đây chỉ là 1 ý tưởng phân biệt giữa cái thấy cây còn nhỏ và cây lúc lớn mà nói, giống như việc so sánh hiện tại và quá khứ mà phát sinh cái gọi là sướng hơn, hay khổ hơn, chứ ngay lúc đang khổ, hay đang sướng cũng chẵng thể biết khổ hơn, hay sướng hơn hì hì...

Điều này có nghĩa tiểu, đại là 1, tùy theo chổ thích của mỗi người mà cho rằng cái này hay hơn cái kia.

Theo cháu nghĩ vốn dĩ là cây tức nó có từng giai đoạn phát triển, sinh, lão, bệnh, tử ắt không tránh được, lý này đương nhiên nhưng không mấy ai muốn tin sự thật hì hì...

Cây già chết, để lại hạt, hạt lại thành cây, nếu xét theo đường đi của quá trình thì gọi là 1, thì nhân quả tức 1, có nhân có quả cũng là 1 đường mà thôi. mà tất cả những chổ để quán đều phải nương nơi thực tại tối hậu, tức là cái thời điểm gọi là hiện tại, mà hiện tại thì có nghĩa là nương vào quá khứ, tương lai mà lập nghĩa, có nghĩa rằng sau này con cái nó đặt mình lên thì mình được lên, nó bỏ xuống thì mình được xuống hì hì...

Chổ kiến giải của cháu như thế, xin bác cho ý kiến !

Ở đây không rõ Tapchoi82 nói Tiến không đồng ý với Tapchoi82 điều gì !!! Vì sau một hồi giải thích thấy không ăn nhập vào vấn đề. Như tôi chỉ không đồng ý cho rằng cái gọi là Tiểu nhỏ hơn cái gọi là Đại thừa trong việc tu tập. Vì tôi nghe rằng và từng luận đàm rằng Đại Thừa khẳng định Tiểu thừa chỉ là sơ cơ, căn bản, không tu giải thoát được nên tôi mới không đồng tình, chỉ như vậy thôi.

Sao Tapchoi82 giải thích hàng loạt ví dụ mà tôi đọc và không thấy liên quan gì vấn đề ấy nhỉ ? Chúng ta có đang hiểu nhầm ý nhau chăng ???

À, nhờ Tapchoi82 sau khi viết bài thêm 1 bước giùm là phóng to lên cở 4 nha. Tôi phải nheo mắt mới đọc được nếu viết bình thường. Nếu không tiện thì cũng không sao, tôi tự copy ra rồi phóng lên cũng được.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tịnh Tiến

Registered
Phật tử
Reputation: 7%
Tham gia
22/7/16
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
8
-THƯA CHÚ theo cháu hiểu về chấp trước thì chấp trước gồm có ngã chấp và pháp chấp.ngã chấp thì chính là chấp vào cái thấy biểt mà ta cho là sáng suốt của ta và pháp chấp là chấp cảnh có tướng xấu,đẹp,yêu gét vv... tức năng sở sanh đối đãi,trên cảnh sanh tâm nhiễm trước.si mê chạy 2 đầu
-cháu thảo luận với chú mục đích là chao đổi nhằm có thể hiểu rõ hơn lời dạy của Phật để y pháp tu hành.pháp môn mà cháu đang theo Sư tổ có dạy thấy nghe tụng niệm là tiểu thừa,ngộ lý hiểu nghĩa là trung thừa,y pháp tu hành là đại thừa ( thừa tức là hành) cho nên cháu muốn trước khi hành mình phải hiểu nghĩa lý trước thì mới có thể y pháp tu hành (tâm hành )
-cháu mời bác gé qua đại thừa cùng là vì cháu tu theo đại thừa,định dùng cái sự hiểu biết nơi cháu trình bày ra để cùng chú chao đổi thêm mong tìm được chút ích lợi cho cả hai bên trên bước được tu hành.nhưng chú từ chối thì thôi vậy hì.

- Chấp ngã theo tôi thì là thế này: nghĩa là một sự chấp chặt không thoát ra được của một vấn đề nào đó. Không thoát ra được ở đây nghĩa là tự cho vấn đề đó như vậy là được rồi, không gì hơn nữa, vậy là đúng nhất rồi, ai nói gì cũng không đúng đâu, là sai rồi đấy. Tôi gọi đây là chấp trước, chấp chặt.

- Còn như định nghĩa trên của Giác thì tôi thây thế này: "chấp vào cái thấy biểt mà ta cho là sáng suốt của ta" cái này nói vậy có lẻ chưa đủ, vì rằng bản thân mình cho rằng đó là điều sáng suốt thì không thể gọi là chấp, mà chỉ là khi cái ta cho rằng sáng suốt đó được người khác phản đối và họ đưa ra thông tin nào dó đánh bại cái ta cho là sáng suốt, rồi ta dùng cái hiểu biết của ta đối đáp như đồng đạo cùng tu, rồi sau đó bị áp đảo quá ta bắt đầu sinh ra khó chịu, ta phản ứng dử dội cũng như không chấp nhận quan điểm người đó và ta bỏ mặt thì theo tôi cái này mới thực là chấp trước, chấp chặt.

- Về phần sau: chấp có xấu có đẹp... thì có lẻ Giác đang nói vấn đề sanh tâm khen chê. Cái này chắc không phải bàn, người tu tập sẽ không thể sanh tâm này.

- Về việc kêu tôi qua Đại Thừa để Giác đi tìm câu trả lời... Có lẻ sau này Giác nên dùng từ ngữ rõ ràng hơn. Vì Giác đã nói như sau:
về vấn đề dùng cái gì khác ngoài sự suy nghĩ mà có thể thấy biết rõ ràng minh bạch.cháu mong chú sẽ cũng cháu đi một chuyến đến đại thừa xem có tìm được lời giải không ạ.

Đọc câu này tôi thấy Giác muốn ĐI TÌM câu trả lời bên ĐẠI THỪA cùng tôi, là tìm ai đó bên Đại Thừa chỉ ra giúp. Chứ không phải Giác lấy Đại Thừa cùng trao đổi với tôi.
- Và bây giờ Giác mới nói tôi biết Giác theo Đại Thừa và muốn cùng tôi trao đổi vấn đề đã nêu thi tôi mới biết đó chứ. Cho nên kết luận tôi không chịu thì có vẻ không đúng lắm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top