- Tham gia
- 28/4/14
- Bài viết
- 643
- Điểm tương tác
- 303
- Điểm
- 63
Kính thưa tất cả,
- Hôm nay Trí Từ xin chia sẽ cách nhìn nhận về một con người ra sao theo sự học hiểu thông qua giáo lý nhà Phật.
- Chúng ta giao tiếp tương tác nhau thông qua lục căn: mắt dùng đề nhìn, quan sát, tai nghe âm thanh , mũi ngữi mùi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý suy tư.
- Vậy trước nhất sự giao tiếp với nhau qua con mắt nhìn sắc thân bên ngoài của một con người thì khó mà phân biệt được ai tốt ai xấu ra sao. Tuy nhiên Phật có dạy rằng: tướng do tâm sanh, thân tướng người đó đẹp, tốt lành thì tâm ý người đó ắt hẳn có tồn tại sự thiện lành trong đó.
- Cũng có người tuy diện mạo tươi đẹp nhưng bụng dạ hẹp hòi, không tốt thì ta sẽ xem xét người này ở góc độ khác kết hợp nữa.
- Bây giờ cụ thể rằng khi mà ta gặp 1 người mà được nhiều người quý mến thì ta sẽ xem xét như sau:
1. Người được quý mến đó thông qua tứ oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi và cách cư xử của họ với người khác thông qua ánh mắt, lời nói, thái độ của họ.
- Nếu ánh mắt hiền hoà, không liếc ngang dọc, không trợn trắng, không tỏ ra khó chịu, hung dử... thì người này đáng gần gủi.
- Nếu lời nói người này ngọt ngào, êm ái, hiền hoà, dể chịu, không gây khó chịu cho người nghe, nói lời hoà bình, không tạo sóng gió, không nói thị phi, không nói chuyện người thứ ba... thì người này cũng đáng gần gủi.
2. Những người hâm mộ kia ta cũng phải xem họ như thế nào thông qua việc họ có cách sống ra sao thông qua cử chỉ, thái độ hằng ngày là cũng có thể thấy được phần nào như:
- Họ chào đón người đáng quý kia ra sao, có quá ồn ào, phô trương hay không, nói quá sự thật là xem như không ổn...
- Họ hâm mộ người kia là do gì, do sự hiền hoà, giỏi, dể chịu, ôn hoà thì đáng trân trọng vì họ là người biết gần bậc thiện tri thức...
Chọn bạn mà chơi
- Nếu ta thấy người nào đó bị mọi người xa lánh thì ta cũng xét các điều trên để tự ta nhận biết một cách rõ ràng nhất và cũng tránh được việc chạy theo số đông.
- (Cần lưu ý) Nếu ta thấy người nào đó lúc nào cũng lên tiếng chê bai người khác, chỉ trích người khác thì hạng này cũng nên tránh vì tâm tư họ rất ồn ào, rất nhiều phiền não, họ đem cái tâm tư của họ gán đặt cho người, khác ý họ thì đồng nghĩa người khác cũng xấu thì hạng này gần họ sẽ rất mệt mõi vì đến một lúc nào đó bạn không giống ý họ hoặc khác ý họ thì bạn cũng sẽ biến thành đối tượng bị họ chê bai, chỉ trích. Hạng này khó gần gủi vô cùng hoặc gần gủi họ phiền não vô cùng.
- Có 2 câu nói: Khẩu Phật Tâm Xà hay Khẩu Xà Tâm Phật thì 2 câu này hoàn toàn sai lầm khi nhận định một con người, vì rằng:
a. Khẩu Phật Tâm Xà:
- Điều này hoàn toàn không thể có vì Tâm dẫn đầu các pháp, tâm tạo tác thì tâm tư như thế nào mà lại đi nói lời cay đắng gây đau khổ cho người nghe. Tâm thiện lành chẳng thể buông tiếng mắng người, tâm xấu ác thì chửi người không tiết lời là điều chắc chắn.
b. Khẩu Xà Tâm Phật:
- Điều này hoàn toàn không có được là do Tâm tư hiền lành sao có thể buông tiếng ác, vì họ đã phải hiểu như thế nào để họ giữ được tâm tánh hiền lành mà lại đi nói lời thô ác cho được.
- Chúng ta cần lưu ý rằng khi câu nói này được gán cho một ai đó thì đó chỉ là sự bênh vực, sự hạ nhiệt khi tranh cải xảy ra mà thôi vì ta thường hay nghe rằng: "nó nói vậy thôi chứ không có ý gì đâu". Nếu đã không có ý xấu ác, sao phải buông tiếng mắng người, làm điều tổn thương người khác !!!
+ 2 câu này lại được gán ghép Phật vào thì càng sai lầm, vô tình phỉ báng Phật mà lại không hay. Các vị nên đắng đo suy xét nhé.
Vài thông tin để nhận diện người đáng thân cận ! Có gì cần bổn xung xin các vị tiếp cho trọn vẹn hơn. Cám ơn !
- Hôm nay Trí Từ xin chia sẽ cách nhìn nhận về một con người ra sao theo sự học hiểu thông qua giáo lý nhà Phật.
- Chúng ta giao tiếp tương tác nhau thông qua lục căn: mắt dùng đề nhìn, quan sát, tai nghe âm thanh , mũi ngữi mùi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý suy tư.
- Vậy trước nhất sự giao tiếp với nhau qua con mắt nhìn sắc thân bên ngoài của một con người thì khó mà phân biệt được ai tốt ai xấu ra sao. Tuy nhiên Phật có dạy rằng: tướng do tâm sanh, thân tướng người đó đẹp, tốt lành thì tâm ý người đó ắt hẳn có tồn tại sự thiện lành trong đó.
- Cũng có người tuy diện mạo tươi đẹp nhưng bụng dạ hẹp hòi, không tốt thì ta sẽ xem xét người này ở góc độ khác kết hợp nữa.
- Bây giờ cụ thể rằng khi mà ta gặp 1 người mà được nhiều người quý mến thì ta sẽ xem xét như sau:
1. Người được quý mến đó thông qua tứ oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi và cách cư xử của họ với người khác thông qua ánh mắt, lời nói, thái độ của họ.
- Nếu ánh mắt hiền hoà, không liếc ngang dọc, không trợn trắng, không tỏ ra khó chịu, hung dử... thì người này đáng gần gủi.
- Nếu lời nói người này ngọt ngào, êm ái, hiền hoà, dể chịu, không gây khó chịu cho người nghe, nói lời hoà bình, không tạo sóng gió, không nói thị phi, không nói chuyện người thứ ba... thì người này cũng đáng gần gủi.
2. Những người hâm mộ kia ta cũng phải xem họ như thế nào thông qua việc họ có cách sống ra sao thông qua cử chỉ, thái độ hằng ngày là cũng có thể thấy được phần nào như:
- Họ chào đón người đáng quý kia ra sao, có quá ồn ào, phô trương hay không, nói quá sự thật là xem như không ổn...
- Họ hâm mộ người kia là do gì, do sự hiền hoà, giỏi, dể chịu, ôn hoà thì đáng trân trọng vì họ là người biết gần bậc thiện tri thức...
Chọn bạn mà chơi
- Nếu ta thấy người nào đó bị mọi người xa lánh thì ta cũng xét các điều trên để tự ta nhận biết một cách rõ ràng nhất và cũng tránh được việc chạy theo số đông.
- (Cần lưu ý) Nếu ta thấy người nào đó lúc nào cũng lên tiếng chê bai người khác, chỉ trích người khác thì hạng này cũng nên tránh vì tâm tư họ rất ồn ào, rất nhiều phiền não, họ đem cái tâm tư của họ gán đặt cho người, khác ý họ thì đồng nghĩa người khác cũng xấu thì hạng này gần họ sẽ rất mệt mõi vì đến một lúc nào đó bạn không giống ý họ hoặc khác ý họ thì bạn cũng sẽ biến thành đối tượng bị họ chê bai, chỉ trích. Hạng này khó gần gủi vô cùng hoặc gần gủi họ phiền não vô cùng.
- Có 2 câu nói: Khẩu Phật Tâm Xà hay Khẩu Xà Tâm Phật thì 2 câu này hoàn toàn sai lầm khi nhận định một con người, vì rằng:
a. Khẩu Phật Tâm Xà:
- Điều này hoàn toàn không thể có vì Tâm dẫn đầu các pháp, tâm tạo tác thì tâm tư như thế nào mà lại đi nói lời cay đắng gây đau khổ cho người nghe. Tâm thiện lành chẳng thể buông tiếng mắng người, tâm xấu ác thì chửi người không tiết lời là điều chắc chắn.
b. Khẩu Xà Tâm Phật:
- Điều này hoàn toàn không có được là do Tâm tư hiền lành sao có thể buông tiếng ác, vì họ đã phải hiểu như thế nào để họ giữ được tâm tánh hiền lành mà lại đi nói lời thô ác cho được.
- Chúng ta cần lưu ý rằng khi câu nói này được gán cho một ai đó thì đó chỉ là sự bênh vực, sự hạ nhiệt khi tranh cải xảy ra mà thôi vì ta thường hay nghe rằng: "nó nói vậy thôi chứ không có ý gì đâu". Nếu đã không có ý xấu ác, sao phải buông tiếng mắng người, làm điều tổn thương người khác !!!
+ 2 câu này lại được gán ghép Phật vào thì càng sai lầm, vô tình phỉ báng Phật mà lại không hay. Các vị nên đắng đo suy xét nhé.
Vài thông tin để nhận diện người đáng thân cận ! Có gì cần bổn xung xin các vị tiếp cho trọn vẹn hơn. Cám ơn !