Cái vòng danh lợi cong cong

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>CÁI VÒNG DANH LỢI CONG CONG
Đạt Lai Lạt Ma 14</B>
<I>(Trích: Sống Hạnh Phúc, Chết Bình An, (The Joy of Living anhd Dying in Peace)
Đạt Lai Lạt Ma 14, Chân Huyền dịch, trang 147-150)</I></CENTER>
[IMGL]http://img713.imageshack.us/img713/9513/dllm14.jpg[/IMGL]<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có một ngạn ngữ nói rằng, nếu bạn nằm trên núi vàng thì vàng sẽ làm xây xát thân bạn. Nếu nằm trên núi bùn thì thân bạn sẽ lấm bùn. Liên kết với những kẻ thiếu chín chắn, bạn cũng sẽ hành động không chín chắn và thiếu lành mạnh như họ. Khi tự khen mình, khi hạ giá trị người khác và khi vướng vào những câu chuyện làm vui lòng chúng sanh trong cõi luân hồi, bạn sẽ bị lôi kéo vào những kiếp sau kém cỏi hơn. Giống như loài ong hút mật mà không bị vướng vào màu sắc của bông hoa, bạn chỉ nên nhận nhưng thứ gì cần cho sự tu tập tâm linh mà không bị vướng mắc vào những chuyện trần tục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Những chúng sanh có tâm mê muội hoặc tham đắm vật dục và danh vọng, có nỗi khổ lớn gấp ngàn lần cái khổ khi bị vướng mắc. Chúng ta nên khôn ngoan, đừng để bị ràng buộc vào danh lợi vì nó sẽ làm cho ta khởi tâm sợ hãi. Và sớm muộn gì ta cũng sẽ phải từ bỏ những thứ mà ta tham đắm đó thôi. Ngạn ngữ cũng nói: "Cái gì hợp rồi cũng tan, cái gì cao rồi cũng bị rớt xuống thấp". Dù cho bạn thu thập được nhiều của cải, nhiều tiếng tốt, bạn nổi danh khắp nơi, thì bạn cũng không thể mang nó theo khi chết. Khi còn có người phê bình, chê bai bạn, thì cớ sao bạn lại lấy làm tự mãn lúc được khen ngợi? Nếu còn có người khen tặng bạn thì cớ sao bạn lại giận dữ nhiều như vậy lúc bị kẻ khác chê trách? Chúng sanh vì nghiệp dĩ và tùy tình trạng tâm thức, họ bất nhất, thất thường đến nỗi Phật cũng không thể làm hài lòng họ được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật Thích Ca với bao nhiêu tướng tốt và đức tính tuyệt hảo, đã hấp dẫn vô số người đến với Phật, mà cũng vẫn có những người nói xấu ngài. Như vậy, khi họ nói xấu về những người bình thường nhiều vọng tưởng phiền não như chúng ta, thì có gì lạ đâu? Vậy nên chúng ta không cần phải làm hài lòng chúng sanh thế tục. Khi một người nào không có bạn, thiên hạ sẽ chê cười, cho là vì người đó không tốt. Nếu có nhiều bạn bè, thiên hạ cũng vẫn cười chê, nói đó là kẻ ưa nịnh. Người ta nói thế nào cũng được. Bạn hành sử cách nào thì cũng khó mà sống thoải mái với những kẻ thiếu trưởng thành.
<p style="padding-left: 56px;"><I>Cái vòng danh lợi cong cong
Kẻ hòng ra khỏi, người mong bước vào.
(Tục ngữ Việt Nam)</I></P>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Thừa Nhàn

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>TA DẠI TA TÌM NƠI VẮNG VẺ</B>
Đạt Lai Lạt Ma 14</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trừ khi họ đạt được điều họ muốn, những con người thế tục ấu trĩ thường luôn luôn khổ sở. Ngay Phật cũng nói khó mà tin tưởng hay làm bạn với họ. Vì chúng ta sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong cuộc sống thế tục, nên Phật khuyên ta nên chọn một chỗ vắng vẻ. Xa những thành thị ồn ào tất bật, cư trú nơi xa xôi hẻo lánh sẽ có nhiều điều lợi lạc. Trong rừng sâu hay trên núi cao, chỉ có thú hoang và hoa cỏ tươi đẹp. Không giống loài người, thú vật không có tâm nghi ngờ, mong cầu chi cả. Bạn không lo bị hoàn cảnh chung quanh xâm phạm, bạn dễ dàng làm bạn với chúng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sống trong hang động hay trong một ngôi chùa trống trải hoặc dưới góc cây thật là vui. Nếu bạn có thể sống như thế, không trở lại đời sống cũ, nếu bạn có thể ở trong hang, không gặp người khác, thì bạn sẽ không còn những cảm thọ tiêu cực như tâm tham đắm chẳng hạn. Chỗ bạn ở không có chủ nhân, chỉ là thiên nhiên rộng mở, thì bạn sẽ rất vui vẻ. Nếu bạn biết hưởng được cảnh đó thì hay biết mấy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong những nơi như vậy, bạn không cần có gì nhiều. Những vị Tăng đang trì giới thường chỉ có một bình bát và mấy tấm vải rách để làm y áo. Không có của cải nên bạn chẳng cần phải dấu diếm đồ đạc. Những người giàu có thường phải cẩn trọng vì họ sợ người khác nhìn thấy tiền bạc của họ. Họ sợ đồ đạc của họ bốc mùi, bị hư hỏng vào mùa mưa hay bị chuột bọ cắn nát. Họ luôn luôn phải lo bảo trì và cất kỹ chúng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi người Tây Tạng chúng tôi mới bị lưu đày, mỗi người chỉ có vài cái bao nhỏ đựng đồ cá nhân, thật là tiện lợi. Khi tôi còn ở Lhasa (thủ đô nước Tây Tạng), tôi có nhiều đồ vật được truyền lại từ các Đạt Lai Lạt Ma đời trước. Phải làm nhiều chuyện để giữ gìn chúng, chẳng hạn như phải phơi phong quần áo v.v... Các thầy trong Giới đường của Tu viện thường yêu cầu Tăng sĩ không nên có nhiều đồ tùy thân để họ có thể sống đơn giản. Nghĩa là bạn sống làm sao mà của cải chỉ là cái gì dưới bàn chân khi bạn đứng lên: bạn không có gì để mang - không cần giữ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Những vị thầy đời Kadampa hay nói rằng dù các tu sĩ đã xuất gia, họ thường vẫn tự giam mình vào căn nhà thứ hai. Nghĩa là sau khi thọ giới Tăng hay Ni, nếu bạn lại thu nhập đồ tùy thân thì bạn vẫn bị vướng vào chuyện phải bảo trì chúng. Những ai không làm chủ những thứ gì trong hang trống thì không có gì cần phải dấu diếm, không có gì để sợ hãi. Truyện kể những người trong làng kia nghe nói cướp sắp đến. Họ chạy đi, mang theo những gì họ có thể mang và dấu đi những thứ có thể dấu. Có một người không làm gì cả, đứng nhìn mọi người chạy tới chạy lui. Khi người khác hỏi sao ông không lo, ông ta trả lời: "Tôi không có gì nên không cần âu lo".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Để vượt thoát được những tham đắm, bạn nên quán tưởng khi chết, bạn sẽ phải rời xa bạn bè, thân nhân, của cải và cả thân thể của chính mình. Khi sanh chúng ta cũng ra đời một mình. Khi chết, ta cũng chết một mình. Sanh và tử là hai thời điểm quan trọng nhất đời ta, không ai có thể giúp hay chia sẻ nỗi khổ đó của ta được. Du khách tới ngủ một đêm nơi quán trọ rồi đi. Cũng thế, ta là du khách ghé chơi cuộc sống luân hồi. Khi sanh ra, thời gian đầu tiên là lúc ta ghé quán trọ để ngủ đêm. Đời ta giống như thời gian ta ngừng lại trong quán trọ, vì ta không sống hoài được. Sớm muộn gì ta cũng sẽ chết và thân ta sẽ được phu nhà đòn mang đi trong khi gia đình và bè bạn than khóc. Nếu lúc đó bạn mới ân hận đã làm nhiều chuyện bất thiện, không làm được nhiều chuyện tốt - thì đã quá trễ mất rồi. Vậy nên trước thời điểm đó, bạn nên vô rừng mà tu đi. Nhiều câu chuyện cho biết những người đạt đạo thường luôn luôn phải ẩn cư nơi vắng vẻ, thanh tịnh. Ít có người ở nơi thành thị mà đạt được giải thoát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thiền định tại nơi cô lập như thế có những lợi ích gì? Bạn sẽ không có những người gọi là bạn ở gần bên. Khi bạn có nhiều người thân quen ở bên cạnh, dù bạn muốn được yên tịnh tu tập, họ cũng không để bạn yên. Sống gần nhiều người, trong đó thế nào cũng có những người bạn không ưa, chỉ nhìn thấy họ là bạn khó chịu. Nếu sống cô lập, bạn sẽ không có vấn đề với bạn hay kẻ thù. Khi bạn sống biệt lập nơi xa xôi, coi như mình đã chết thì lúc lìa đời, chẳng ai phải than khóc chi. Chim chóc và thú vật quanh bạn sẽ chẳng than khóc, cũng không làm hại bạn. Trong hoàn cảnh ấy bạn có thể thực tập những tính thiện như quán tưởng các đức tánh của Phật, quán về tánh Không hay niệm chú. Không có ai làm cho bạn bị xao lãng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi tham đắm hay sân hận khởi lên trong tâm ta, nếu ta thực hiện được những gì mình ham muốn thì sẽ được hài lòng, vui sướng hoặc vơi bớt khổ đau trong chốc lát. Nhưng nếu ta bỏ được tham đắm và sân hận thì ta được hạnh phúc lâu dài. Người cư trú trong chốn rừng cây êm ả đó không còn bị rắc rối, cũng chẳng cần tranh luận gì. Môi sinh chốn ấy đem lại an tịnh; mùi gỗ thơm hay ánh sáng mặt trăng đều làm cho tâm ta bình yên vậy. Trong góc rừng an ổn đó bạn có thể thiền quan thanh tịnh trong một chỗ ở xinh xắn làm bằng đá. Bạn có thể hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh. Khi nào chán chỗ đó, bạn có thể không ngần ngại, di chuyển ngay sang một khu rừng khác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Được ở một nơi như vậy thật là hay. Bạn không cần nương tựa vào ai, bạn tự do hoàn toàn và được độc lập, không bị ràng buộc với cái chi hết. Bạn sẽ không có cơ hội để phân biệt đây là bạn, đây là thầy, kia là thù địch. Bạn sẽ hài lòng với cuộc sống, có cái gì là vui với cái đó. Ông Trời cũng không sống được như vậy. Để có một cuộc sống có giá trị nơi vắng vẻ, bạn cần xả bỏ hết những ý niệm tiêu cực và luôn luôn thiền quán, hành trì chánh niệm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tóm lại, bạn nên sống một mình trong một chỗ cô lập nơi rừng sâu thì bạn sẽ ít bị khó khăn, bạn sẽ được an lạc và ít bị phiền nhiễu. Bạn phải xả bỏ những ý định giúp đỡ bạn bè hoặc làm hại kẻ thù. Bạn chỉ nghĩ tới chuyện đạt được Phật tánh để độ hết thảy chúng sanh. Bạn phải chú tâm vào mục tiêu duy nhất đó để có thể nhập đại định và chuyển hóa tâm thức bằng cách nuôi lớn sự hiểu biết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>(Trích đăng sách Sống Hạnh Phúc Chết Bình An, tác giả: Đạt Lai Lạt ma thứ 14, Dịch: Chân Huyền, trang 150 - 154, xuất bản Làng Cây Phong)</I>.
<p style="padding-left: 56px;">Một mai, một cuốc, một cần câu
Thong thả dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, Đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, Hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây, ta khẽ nhắp,
Nhìn xem phú quí tợ chiêm bao.
<I>(Thừa Nhàn, Nguyễn Khuyến)</I></p>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên