Cần lắm một tấm lòng

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
<table class="ctcPictureTable" align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr><td>
</td></tr></tbody></table> Điều ấn tượng nhất của buổi sáng là câu chuyện được nghe về người phụ nữ có tên là Trần Ngọc Trân cả đời đi bán thuốc lá. Khi về già bà lôi toàn bộ số tiền chắt chiu được là 70 cây vàng (bảy mươi) mang góp cho Hội. Góp xong bà xin vào chùa Khánh Vân Nam Việt ở Chợ Lớn để làm công quả. Một câu chuyện cứ làm tôi suy nghĩ mãi...


Tôi có mặt tại Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo và trẻ em khuyết tật TP HCM và một buổi sáng mát trời và bình yên. Tiếp tôi tại văn phòng Hội là hai Phó chủ tịch: Nguyễn Thị Mẫn và nghệ sỹ Kim Cương. Tôi đến với mục đích xem mình và các đồng nghiệp có thể đóng góp được những gì để gánh vác việc xã hội cùng các chị.

Điều ấn tượng nhất của buổi sáng là câu chuyện được nghe về người phụ nữ có tên là Trần Ngọc Trân cả đời đi bán thuốc lá. Khi về già bà lôi toàn bộ số tiền chắt chiu được là 70 cây vàng (bảy mươi) mang góp cho Hội. Góp xong bà xin vào chùa Khánh Vân Nam Việt ở Chợ Lớn để làm công quả. Một câu chuyện cứ làm tôi suy nghĩ mãi. Tôi nghĩ về ý nghĩa cuộc đời và những tấm lòng. Suy nghĩ về sự cống hiến và tinh thần phụng sự.

Đi với tôi là trò Liên, đồng nghiệp tại văn phòng Thái Hà Books TP Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ Kim Cương nói với Liên rằng từ nay ra đường cần để ý đến những người tàn tật xem họ có cần đào tạo nghề không để cho họ được đào tạo nghề miễn phí. Từ nay đi đâu thấy người nghèo mà mắt hỏng thì nên giới thiệu về đây để mổ mắt cho họ. Miễn phí. Chị nói rằng chị và Hội đang cần tìm ra những em khuyết tật, những mảnh đời khó khăn, những hoàn cảnh cần giúp đỡ để được giang tay góp sức.

Rồi hai chị Mười Mẫn và Kim Cương tự hào nói với chúng tôi về trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật dưới Hóc Môn. Tôi nghe và cảm nhận được cả quá trình biến 2 mẫu đất trũng thành trung tâm đào tạo nghề cho gần 200 em khuyết tật. Chị Mẫn cũng cho biết thêm, lúc nào ở đó cũng có quãng 100-150 em thường trú. Các em ăn ở, sinh hoạt, học hành tại đây luôn.

Nghệ sỹ Kim Cương thì khoe “Có mấy đôi yêu nhau và lấy nhau rồi đấy em. Chúng nó hạnh phúc lắm”. Tôi cười hoan hỷ với những cặp uyên ương đặc biệt này. Tôi vui hơn khi nghe các chị kể rằng, nhiều em đã tốt nghiệp đi làm và mang những tháng lương đầu tiên đến để góp cho các bạn đang tiếp còn học tập tại Trung tâm.

Tôi rất nhớ ý của 2 chị nói với tôi rằng thành công lớn nhất của Trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật không phải là việc làm mà là tinh thần. Vào đây các em có môi trường tốt. Từ đây các em có tự tin, có tình cảm, được bình đẳng hơn và thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Khi tôi hỏi, hết bao nhiêu tiền cho hoạt động của Trung tâm dạy nghề và nguồn từ đâu ra, các chị cho biết mỗi tháng chi phí hết quãng 300 triệu và tiền từ các nhà hảo tâm. Người góp ít, người cho nhiều. Quan trọng là những tấm lòng.

Tôi được nghệ sỹ Kim Cương dẫn đi thăm phòng khám bệnh miễn phí tại ngay trụ sở của Hội tại 33B, Phùng Khắc Khoan, quận 1. Phòng rất sạch đẹp và do Javdo tài trợ. Thứ 3,5,7 thì tổ chức khám bệnh miễn phí. Khám chữa răng thì theo lịch sắp xếp. Các bác sỹ là những người làm thiện nguyện. Ngay trong lúc chúng tôi có mặt tại đó thì còn nhóm mấy bác sỹ là Việt kiều từ Mỹ đến thăm và cũng có tâm nguyện muốn khám và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo và trẻ khuyết tật. Thật là vui!

Chị Mười Mẫn cho tôi biết thêm rằng mới đây có 1 một bác nằng nặc xin được đến Trung dạy nghề cho người khuyết tật của Hội dưới Hóc Môn để dạy cho các cháu ghép tranh gỗ và làm đồ mỹ nghệ. Các chị vừa mừng vừa lo. Mừng vì có những tấm lòng tốt như vậy. Còn lo vì sao chuẩn bị được cơ sở vật chất để lớp học sớm được bắt đầu.

Được biết hiện dưới Trung tâm đang đào tạo khá nhiều nghành nghề, từ may, vi tính rồi kim hoàn,… Các chị cũng cho biết thêm, hiện Trung tâm đang hoàn tất thủ tục xin thành phố cấp thêm cho 2 ha đất nữa để làm xưởng sản xuất. Điều đó có nghĩa là các cháu khi tốt nghiệp có thể sang bên xưởng để làm việc, để sản xuất ra các mặt hàng cung cấp cho thị trường. Như vậy có những cháu sẽ xin việc ở bên ngoài nhưng những cháu khác sẽ có việc làm tại nơi đây. Tôi mừng quá. Bởi trước đó tôi vẫn canh cánh lo: Vấn đề việc làm của các cháu sau khi học xong ra sao. Người lành còn khó xin việc huống hồ là khuyết tật!

Khi tôi có mặt, các chị cũng đang tất bật lo trung thu cho các cháu. Được biết một năm Trung tâm có đến 5 dịp “lễ hội lớn” là tết âm lịch, ngày 18-4 – ngày bảo vệ và chăm sóc người khuyết tật, 1-6, rằm tháng 8 và 3-12 ngày của người khuyết tật thế giới. Các chị cho biết rằng ngày cuối năm này là lễ hội lớn nhất cho các con: các chị đưa 6.000 con đi Suối Tiên vui chơi cả ngày. Khu du lịch Suối Tiên thường xuyên bao toàn bộ ngày hội. Các chị chỉ phải lo ăn sáng và xe đưa đón.

Nghệ sỹ Kim Cương kể với tôi rằng, có lần chị gặp lãnh đạo của một doanh nghiệp bánh lớn để xuất ăn sáng cho các con. Vị giám đốc kia bảo chuyện gì chứ xin ăn sáng thì chuyện nhỏ. Tuy nhiên khi chị nói số lượng con là 6.000 (sáu ngàn) thì anh ta lác mắt. Tiền đâu mà tài trợ được 6 ngàn suất. Chị nói với anh rằng anh có thể tài trợ 1 phần mà thôi. Chị bảo vui nhất (và cũng khá lo) là lo cho các con 6 ngàn cái áo và nón đồng phục vào lễ hội đặc biệt này!

Trước khi về nghệ sỹ Kim Cương hỏi tôi có biết chị Mười Mẫn là ai không? Tôi lắc đầu và nói chỉ biết chị là Phó chủ tịch thường trực của Hội. Hóa ra chị là cháu ruột của anh hùng Nguyễn Thị Định (mà chị Kim Cương gọi thân mật là Ba Định). Chị Mẫn là người bao năm theo và phục vụ cô mình – Anh hùng Nguyễn Thị Định. Sau giải phóng chị làm nghề mới: nuôi con liệt sỹ. Từ năm 1981 chị bắt đầu chuyển sang nuôi trẻ mồ côi. Suốt 13 năm nay từ ngày về hưu chị cống hiến đời mình cho trẻ tàn tật và người nghèo mà không nhận một đồng lương. Hiện chị đang ở tại 128 Pasteur để lo hương khói cho cô Ba Định. Trời đất, hóa ra ba của chị Mười Mẫn là thứ 5, còn Anh hùng Nguyễn Thị Định là con út của gia đình 11 người con. Chị Mười Mẫn hy sinh cả đời mình cho đất nước và xã hội.

Tôi ra về mà lòng lâng lâng. Tôi nghĩ, mình đóng góp cho xã hội ít quá. Có lẽ phải gấp rút làm thêm nhiều việc thiện. Làm thêm thật nhiều nữa. Và làm ngay bây giờ. Đời là vô thường. Phải làm nhanh kẻo không kịp.
Nguyễn Mạnh Hùng (Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Thái Hà Books)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên