Cày ruộng

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
CÀY RUỘNG

Một thời kia Đức Phật ngự tại Ekanala trong Dakkhinagiri, một làng theo Bà La Môn Giáo của xứ Magadha.Lúc ấy lối năm trăm tay cày làm việc cho ông Bà la môn Kasibharadvaja sắp sửa ra đồng.

Đức Phật đắp y mang bát đến nơi người ta đang phân phối vật thực và đứng sang một bên.
Vị Bà la môn Kasibharadvaja thấy vậy nói:

"Này Tôn Giả, tôi cày và gieo.
Sau khi cày và gieo, tôi ăn.
Ông cũng vậy, này Tôn giả, ông cũng phải cày và gieo, sau khi đã cày và gieo, ông sẽ ăn."

- Này Ông Bà La Môn, Như Lai cũng cày và gieo vậy. Đã cày và gieo xong, Như Lai ăn.

- Nhưng nào tôi có thấy đâu cái cày, cái ách hay cái lưỡi cày, cũng không thấy bò hay cây roi bò của Tôn Giả Gotama (Cồ Đàm), mặc dầu Tôn Giả nói: "Như Lai cũng cày và gieo. Đã cày và gieo xong, Như Lai ăn".

Tôn Giả tự xưng là nông dân, nhưng chúng tôi có thấy đâu lằn cày của Tôn Giả. Vậy xin Tôn Giả cho chúng tôi biết ông cày ở đâu?

Đức Phật trả lời:
"Đức tin (saddha) là hột giống, giới luật (tapo) là mưa, trí tuệ (panna) là ách cày và cây cày, hạnh khiêm tốn (hiri) là cán cày, tâm (mano) là dây cương, và niệm (sati) là lưỡi cày và roi bò.

"Như Lai sống với lục căn thu thúc, nói năng và ẩm thực tiết độ. Như Lai đã dùng hạnh chân thật để cắt đứt những cọng cỏ dại. Thành đạt Đạo Quả Tối Thượng (A La Hán) là mở dây thả bò.

"Tinh tấn (viriya) là loài thú chở nặng đã đưa Như Lai đến trạng thái không bị trói buộc (Niết Bàn).
"Trực chỉ thẳng tiến, bất thối chuyển và đã đi, không còn sầu muộn.
"Đó, lằn cày của Như Lai được thực hiện như thế đó. Hậu quả của nó là trạng thái Bất Tử.
"Đã kéo xong lằn cày thì không còn phiền muộn âu sầu nữa."

Nghe xong, vị Bà La Môn Kasibharadvaja bới đầy một chén cơm trộn sữa, dâng đến Đức Phật và nói: "Vậy xin Tôn Giả, Gotama (Cồ Đàm) độ chén cơm trộn sữa này! Tôn Giả quả thật là một nông dân vì Ngài đã trồng một loại cây trổ trái 'Bất Tử'."

Tuy nhiên, Đức Phật từ chối không nhận chén cơm. Ngài dạy:

"Vật thực nhận lãnh do sự thuyết giảng giáo lý là không thích nghi để Như Lai dùng. Này Ông Bà La Môn, đó là thông lệ của Bậc Đại Giác. Đấng Chánh Biến Tri không thể dùng vật thực ấy. Khi nào truyền thống này còn được giữ gìn thì đó là chánh mạng.

"Chỉ dùng những vật thực và ẩm thực hoàn toàn trong sạch bởi vì bậc thánh nhân tĩnh lặng là thửa ruộng phì nhiêu để cho những ai muốn, có thể gieo trồng hột giống tốt."


Qúy vị thân mến, người xuất gia chính là KHẤT SĨ:

- Tấm thân xin của mẹ cha
- Cơm, áo, thuốc, nơi trú ngụ... xin của đàn na
- Tinh thần tu học... xin của chư Phật, chư Tổ.

Đoàn thể xuất gia được gọi là Tăng già (Sangha) nghĩa là đoàn thể của những người thanh tinh, sống hòa hợp theo Pháp Lục Hòa.

Khất thực là để gieo duyên, khất thực là để dẹp trừ ngã chấp, pháp chấp, để nhận chân được vô ngã.

Thọ nhận của cúng dường phải thật thanh tịnh cả Người cho lẫn Người Nhận thì việc cúng dường mới Thành tựu; Nếu chỉ thanh tịnh ở "một phía" thì chưa thể gọi là thành tựu.

Khi khỏi tâm cúng, trong khi khởi tâm cúng, và sau khi khởi tâm cúng, cả 3 thời đó nếu tâm hoan hỷ thực sự thì sẽ có PHƯỚC VÔ LƯỢNG. Nếu khiếm khuyết thì chỉ có phước một phần. . .

Hàng xuất gia, tu sĩ cần vâng giữ Lời Vàng của Phật mà tu tập, hành trì cho trọn vẹn. Người con Phật tại gia cần biết để thành tựu pháp cúng dường, để có được trọn phần công đức...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên