Chánh Tượng Mạt Hòa Tán của ngài Thân Loan (thuộc nhóm sách quốc bảo của Nhật Bản)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
MỘNG CÁO TÁN



Năm Khang Nguyên thứ hai (Đinh Tỵ), đêm ngày 9 tháng 2 năm 1257.

Thân Loan Thánh nhân 85 tuổi.



(1)

Nên tin bản nguyện của Di Đà

Hễ ai tin bản nguyện Di Đà

Do lợi ích ‘nhiếp thủ bất xả’

Thảy đều được ngộ Vô thượng giác





CHÁNH TƯỢNG MẠT TỊNH ĐỘ HÒA TÁN

Ngu Ngốc Thiện Tín biên tập.



TAM THỜI TÁN (58 bài)



(2)

Thích Ca Như Lai sau Niết-bàn

Đến nay đã hơn hai ngàn năm

Chánh Tượng hai thời đều đã qua

Đệ tử Như Lai nên thương khóc.



(3)

Hữu tình đời Mạt pháp ngũ trược


Thời cơ này không thể hành chứng

Giáo pháp để lại của Như Lai

Đều được tàng nhập nơi Long cung.




(4)

Chánh, Tượng, Mạt là ba thời kỳ

Bản nguyện Di Đà đều hoằng truyền

Đời này là Tượng quý[1], Mạt pháp

Các thiện đều vào trong Long cung.



(5)

Trong kinh Đại Tập từng có dạy


Đời này năm trăm năm thứ năm

Vì là thời tranh đấu kiên cố

Bạch pháp ẩn mất không thể hành.[2]



(6)

Hữu tình thọ mạng số muôn năm

Quả báo theo dần càng suy thoái

Đến thời kỳ hai mươi ngàn tuổi[3]


Bèn có tên ‘Ngũ trược ác thế’.



(7)

Thời kiếp trược, ánh sáng chuyển đổi


Thân hữu tình theo dần biến nhỏ

Vì ngũ trược ác tà cường thịnh

Lòng người ác độc như rồng rắn.




(8)

Vô minh phiền não thịnh

Như số bụi đầy khắp

Sự yêu ghét, nghịch thuận

Tợ muôn trùng núi cao.



(9)

Hữu tình tà kiến rất phồn thịnh

Giống như rừng rậm nhiều gai góc

Nghi báng những người tin niệm Phật

Động sinh sân độc, hành phá hoại.



(10)

Mạng trược chết yểu trong chốc lát

Y báo, chánh báo đồng thời diệt

Bỏ chánh theo tà ngày hưng thịnh

Không nói đạo lý, khởi chấp tâm.[4]



(11)

Mạt pháp: năm trăm năm thứ năm

Tất cả chúng hữu tình đời này

Nếu chẳng tin bi nguyện Như Lai

Sẽ không có thời kỳ xuất ly.



(12)

Chín mươi lăm thứ [ngoại đạo] đều dơ đời

Riêng Phật một đạo luôn thanh tịnh

Chỉ có khi thắng đến Bồ-đề

Lợi ích nhà lửa mới tự nhiên.



(13)

Ngũ trược thời cơ đã trải qua

Đạo tục tất nhiên cùng tranh nhau

Người tu hành thấy tin niệm Phật

Gặp họa nghi báng, phá diệt nhiều.



(14)

Những người chẳng đạt được Bồ-đề

Coi chuyên tu niệm Phật như thù địch

Hủy diệt Đốn giáo làm bằng chứng

Biển cả sinh tử không bờ mé.



(15)

Tuy là thời cơ của chánh pháp

Nhưng đem thân phàm ngu thấp kém

Vì không tâm chân thật thanh tịnh

Làm sao phát được Bồ-đề tâm?



(16)

Tư lực Thánh đạo [thuyết] Bồ-đề tâm

Tâm và lời nói không ứng hợp

Chúng phàm ngu trôi nổi lưu chuyển

Làm sao khuyên họ phát tâm ấy.





(17)

Ba hằng hà sa số chư Phật

Lúc ban sơ trước khi xuất thế

Tuy phát khởi đại Bồ-đề tâm

Tự lực không giúp khiến lưu chuyển.



(18)

Tượng, Mạt trong ngũ trược ác thế

Thích Ca di giáo đều ẩn tàng

Di Đà bi nguyện riêng hoằng khai

Niệm Phật vãng sinh nhiều hưng thịnh.



(19)

Siêu thế, vô thượng, nguyện nhiếp thủ

Tuyển trạch bằng năm kiếp tư duy[5]

Quang minh, thọ mạng và thệ nguyện

Thiết lập trên nền tảng đại bi.



(20)

Đại bồ-đề tâm của Tịnh độ

Là khuyến phát tâm nguyện làm Phật

Rồi lấy tâm nguyện làm Phật này

Gọi đó là tâm độ chúng sinh.



(21)

Tâm độ chúng sinh ấy chính là

Sự hồi hướng trí nguyện Di Đà

Người tín lạc nhận được hồi hướng

Đều tỏ ngộ Đại bát-niết-bàn.



(22)

Trở về vào Như Lai hồi hướng

Người có được tâm nguyện làm Phật

Đều từ bỏ tự lực hồi hướng

Lợi ích hữu tình vô hạn lượng.



(23)

Dòng tín lạc tha lực chảy vào

Trong biển cả trí nguyện Di Đà

Nương thể tánh chân thật Báo độ

Phiền não – Bồ-đề thành một vị.



(24)

Hai thứ hồi hướng của Như Lai[6]

Người có thâm tín vào hồi hướng

Đều đến địa vị Đẳng chánh giác

Tâm ức niệm thường không gián đoạn.



(25)

Di Đà trí nguyện hồi hướng đó

Người tín lạc chân thật nhận được

Lợi ích của ‘nhiếp thủ bất xả’

‘Tất định’ đến quả Đẳng chánh giác.



(26)

Năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn

Bồ-tát Di Lặc mới xuất thế[7]

Người hoạch đắc chân thật tín tâm

Sau đây Tất định được chứng ngộ.



(27)

Y theo nguyện niệm Phật vãng sinh

Mà đạt đến quả Đẳng chánh giác

Liền đồng đẳng vị với Di Lặc

Sẽ chứng ngộ Đại bát-niết-bàn.



(28)

Vì hoạch đắc chân thật tín tâm

Tức thời nhập vị Chánh định tụ

Như đồng bổ xứ của Di Lặc

Ắt sẽ chứng ngộ Vô thượng giác.



(29)

Thời kỳ Mạt pháp những người trí

Cũng gác bỏ tự lực chư giáo

Giáo pháp mà thời cơ tương ứng

Đều tiến vào pháp môn niệm Phật.



(30)

Người xưng niệm tôn hiệu Di Đà

Phải chân thật hoạch đắc tín tâm

Tâm ức niệm thường không gián đoạn

Hằng thường nghĩ muốn đền ơn Phật.



(31)

Ngũ trược ác thế chư hữu tình

Người tin vào tuyển trạch bản nguyện

Không thể diễn tả, không nghĩ bàn

Công đức sung mãn thân hành giả.



(32)

Hết mười phương Vô Ngại Quang Phật

Làm lợi ích hữu tình vị lai

Từng trao Bồ-tát Đại Thế Chí

Khiến được trí tuệ mà niệm Phật.



(33)

Thương xót chúng hữu tình trược thế

Thế Chí riêng khuyên chuyên niệm Phật

Nhiếp thủ những người có tín tâm

Khiến họ cùng về vào Tịnh độ.



(34)

Từ bi của Thích Ca, Di Đà

Khiến có được tâm nguyện làm Phật

Trí tuệ là do có tín tâm

Mới thành thân đền đáp ơn Phật.



(35)

Người niệm Phật có được trí tuệ

Đều là do nguyện lực Pháp Tạng

Trí tuệ mà không có tín tâm

Làm sao chứng Đại niết-bàn kia.



(36)

Là đèn đuốc đêm dài vô minh

Sao dùng bi thương mắt trí mờ

Là thuyền bè đại dương sinh tử

Không hẳn buồn than tội chướng thêm.



(37)

Nguyện lực thì vô cùng, vô tận

Tội chướng sâu nặng cũng không nặng

Phật trí thì vô biên, vô cực

Tán loạn, phóng dật cũng không bỏ.



(38)

Tìm bản ý Như Lai tác nguyện

Không bỏ chư hữu tình khổ não

Thường lấy hồi hướng là trọng yếu

Vì được thành tựu đại bi tâm.



(39)

Xưng danh là chân thật tín tâm

Là pháp hồi hướng của Di Đà

Nên gọi đó là Bất hồi hướng[8]

Tự lực xưng danh bị chê hiềm.



(40)

Trong biển rộng Di Đà trí nguyện

Là nước tâm phàm phu thiện ác

Khi quy nhập thì liền có được

Chuyển biến làm thành đại bi tâm.



(41)

Đệ tử ta ưa thích tạo ác

Thịnh hành tà kiến và phóng dật

Nên ở vị lai phá pháp ta

Kinh Liên Hoa Diện[9] thuyết như vậy.



(42)

Kinh Quán Phật Tam Muội[10] có nói

Phỉ báng chúng hữu tình niệm Phật

Rơi vào trong địa ngục A-tỳ

Trong tám vạn kiếp thọ đại khổ.



(43)

Chánh nhân của Báo độ chân thật

Do hai Phật ‘khiển hoán’[11] ban cho

Hiện tại trú ở Chánh định tụ

Đương lai ắt chứng Đại niết-bàn.



(44)

Y mười phương vô lượng chư Phật

Lời dạy chứng thành và hộ niệm

Đại bồ-đề tâm của tự lực

Nên biết đó là bất tương ưng.



(45)

Người có được chân thật tín tâm

Mạt pháp trược thế rất hiếm có

Hằng sa chư Phật lời chứng thành

Bảo rằng đó là rất khó được.



(46)

Hồi hướng có vãng tướng, hoàn tướng

Người nào không gặp được duyên ấy

Lưu chuyển luân hồi vô cùng tận

Trầm luân biển khổ muốn như nào?



(47)

Tin biết Phật trí bất tư nghị

Đều sẽ trú ở Chánh định tụ

Người hóa sinh thì trí tuệ thắng

Ắt sẽ chứng ngộ Vô thượng giác.



(48)

Tin nhận Phật trí bất tư nghị

Làm thành nhân tố của Báo độ

Có được chánh nhân là tín tâm

Khó trong khó không gì qua đây.



(49)

Lìa bỏ vô thủy lưu chuyển khổ

Mong được vui Niết-bàn vô thượng

Là hai thứ hồi hướng Như Lai

Ân đức thật là khó đền đáp.



(50)

Không nhiều tín giả sinh Báo độ

Số nhiều hành giả về Hóa độ[12]

Tự lực Bồ-đề bất tương ưng

Nên lưu chuyển từ kiếp lâu xa.



(51)

Hồi hướng của Phật A Di Đà

Ân đức quảng đại, bất tư nghị

Trong lợi ích Vãng tướng hồi hướng

Cũng hồi nhập Hoàn tướng hồi hướng.

(52)

Do Vãng tướng hồi hướng đại bi

Được Hoàn tướng hồi hướng đại bi

Nếu không có Như Lai hồi hướng

Tịnh độ, Bồ-đề sẽ như nào?



(53)

Di Đà, Quán Âm, Đại Thế Chí

Cùng ngồi thuyền từ ‘Đại nguyện’

Qua lại trong biển sinh tử khổ

Kêu gọi hữu tình bước lên thuyền.



(54)

Đại bi thệ nguyện của Di Đà

Chúng sinh nào có được thâm tín

Bất kể thức ngủ đều không khác

Niệm Nam mô A Đ Đà Phật.



(55)

Hễ là người của Thánh đạo môn

Đều lấy tự lực tâm làm gốc

Nếu nhập tha lực bất tư nghị

Tin biết lấy vô nghĩa làm nghĩa[13].



(56)

Dù có giáo pháp Đức Thích Ca

Nhưng hữu tình không thể tu hành

Nên từng nói, trong thời Mạt pháp

Chưa thấy một người được quả chứng.



(57)

Những Đại sư ba triều Tịnh độ[14]

Bi mẫn nhiếp thọ chư chúng sinh

Khuyên dạy bảo tín tâm chân thật

Khiến họ tiến vào Chánh định tụ.



(58)

Người có được tha lực tín tâm

Thấy, kính còn được vui mừng lớn

Tức là người bạn lành của ta

Giáo chủ Thế Tôn khen như thế.[15]



(59)

Ân đức đại bi của Như Lai

Thân làm bột phấn cũng đáp đền

Ân đức tri thức của Thầy Tổ

Xương bị nghiền nát cũng cảm tạ.



Trên đây là Chánh Tượng Mạt Pháp Hòa Tán (58 bài)



[1] Tượng quý : Cuối thời kỳ Tượng pháp. Theo lời bạt của Tây Phương Ye61y Quyết (Dại 47, 110 thượng): “Sinh vào đời Tượng quý, cách Thánh càng xa.” Nhưng lại có thuyết cho rằng, Tượng quý là chỉ cho thời Mạt pháp.
[2] Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh, No. 397, Đàm Vô Sấm dịch, quyển 55, tr. 363a29: “Sau khi Ta diệt độ năm trăm năm, các chúng Tỳ-kheo, trong chánh pháp của Ta, vẫn còn giải thoát kiên cố. Năm trăm năm tiếp theo, trong chánh pháp của Ta, các pháp thiền định Tam-muội được trú kiên cố. Năm trăm năm tiếp theo, việc đọc tụng đa văn được trú kiên cố. Năm trăm năm tiếp theo, trong chánh pháp của Ta, nhiều sự xây dựng chùa tháp được trú kiên cố. Năm trăm năm tiếp theo, trong chánh pháp của Ta, đấu tranh ngôn tụng, bạch pháp bị ẩn mất, kiên cố bị tổn giảm.”
[3] Một trụ kiếp gồm có 20 tiểu kiếp, như vậy hiện nay, địa cầu đang ở thời kỳ giảm kiếp của tiểu kiếp thứ 9. Bắt đầu giảm kiếp thứ 9, tuổi thọ con người là 84 ngàn tuổi. Cứ qua 100 năm thì giả 1 tuổi. Khi giảm đến 60 ngàn tuổi thì có Đức Phật Câu Lưu Tôn xuất thế. Khi 60 ngàn tuổi giảm đến 20 ngàn tuổi, thì Đức Phật Ca Diếp ra đời. Và thời kỳ này gọi là Nhập kiếp trược.
[4] Từ bài (6) đến bài (10) là nói: Kiếp trược, Chúng sinh trược, Phiền não trược, Kiến trược và Mạng trược.
[5] Kinh Vô Lượng Thọ: "Rồi đức Thế Tự Tại Vương Phật nói rộng hai trăm mười ức quốc độ chư Phật, những là sự thiện ác của hàng thiên nhơn, những sự xấu tốt của cõi nước, và ứng theo tâm nguyện của Tỳ kheo Pháp Tạng mà hiện rõ ra cho thấy cả. Nghe và thấy các quốc độ nghiêm tịnh, Tỳ kheo Pháp Tạng phát khởi thệ nguyện thù thắng vô thượng, tâm Ngài tịch tịnh, trí Ngài rỗng rang, tất cả thế gian không có ai bằng. Trọn đủ năm kiếp, Ngài tư duy nhiếp lấy công hạnh trang nghiêm thanh tịnh nước Phật.”
[6] Nhị hồi hướng tứ nguyện (二回向四願): Hai thứ hồi hướng và bốn thứ nguyện. Cứ theo Giáo Hành Tín Chứng của Thân Loan Thánh nhân, Tịnh độ Chân tông của Nhật Bản nêu ra 2 thứ hồi hướng: một là, Vãng tướng hồi hướng, hai là Hoàn tướng hồi hướng. Đây chính là nhân quả (4 pháp: Giáo, Hành, Tín, Chứng) vãng sinh Cực Lạc của chúng sinh (Vãng tướng) và năng lực trở lại thế giới Ta-bà (Hoàn tướng) sau khi vãng sinh để cứu độ chúng sinh khác. Tất cả điều đó đều nhờ nguyện lực của Đức Phật A Di Đà mà có, gọi là Nhị hồi hướng. Trong đó, Vãng tướng hồi hướng là căn cứ vào các lời nguyện thứ 17 (chân thật hành nghiệp), 18 (chân thật tín tâm) và 11 (chân thật chứng quả) của Đức Phật A Di Đà mà được thành lập. Còn Hoàn tướng hồi hướng thì căn cứ vào lời nguyện thứ 22 mà được lập ra, vì thế gọi là Nhị hồi hướng tứ nguyện.
[7] Ngũ thập lục ức thất thiên vạn tuế (五十六億七千萬歲): Năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm, tức chỉ cho số năm từ khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt đến khi Bồ-tát Di Lặc ra đời. Hiện nay Bồ-tát Di Lặc đang trú ở Nội viện trên cung trời Đâu Suất, khi hết tuổi thọ 4.000 năm ở cõi trời mới hạ sinh xuống nhân gian thành Phật. Nếu tính theo số năm ở nhân gian thì là 56 ức 7 nghìn vạn năm. Bồ Tát Xử Thai Kinh (菩薩處胎經), No. 384, quyển 2, phẩm Tam Thế Đẳng, tr. 1025c15: “Bồ-tát Di Lặc nên biết, Ta thọ ký cho ông năm mươi sáu ức bảy ngàn vạn năm sau sẽ thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác bên dước gốc cây Thọ vương.”
[8] Bất hồi hướng (不回向): Tiếng dùng của Phật giáo Nhật bản. Môn Tịnh độ lập ra hai thứ hồi hướng: (1) Vãng tướng hồi hướng (nguyện đem công đức đã tu hồi hướng đạo Bồ đề để được sinh về Tịnh độ); (2) Hoàn tướng hồi hướng (nguyện sau khi thành Phật trở lại đường sinh tử, giáo hóa hết thảy chúng sinh). Nhưng, Tịnh độ Chân tông thì chủ trương, chỉ cần một niềm tin chí thành, tha thiết là hai thứ hồi hướng trên đều do Đức Phật A Di Đà hồi hướng cho người tu hành, chứ người tu hành thì không cần phải hồi hướng, nên gọi là Bất hồi hướng. Bất hồi hướng là pháp tha lực, hiển bày chỗ cùng tột của tha lực. Thế nên, niệm Phật tha lực (tuyệt đối tin tưởng vào sự cứu vớt của Phật A Di Đà) gọi là hạnh Bất hồi hướng.
[9] Liên Hoa Diện Kinh (蓮華面經), No. 386, 2 quyển, Đời Tùy, Tam tạng Pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch.
[10] Phật Thuyết Quán Phật Tam Muội Hải Kinh (佛説觀佛三昧海經), No. 643, 10 quyển, Đông Tấn, Tam tạng Phật Đà Bạt Đà La dịch.
[11] Khiển hoán (遣喚): gọi đủ là Phát khiển chiêu hoán (發遣招喚). Chỉ bảo và mời gọi. Đức Thế Tôn chỉ dạy (phát khiển) chúng sinh nương theo thuyền đại nguyện của Phật A Di Đà mà sinh về Tịnh độ Cực Lạc; còn đức Phật A Di Đà cũng từ Tịnh độ Cực Lạc đến đây mời gọi và tiếp đón chúng sinh.
[12] Chỉ cho hành giả tự lực trong tha lực, nương nguyện thứ 19 và 20 mà được sinh về Tịnh độ Cực Lạc.
[13] Thán Dị Sao, chương 10: “Niệm Phật lấy vô nghĩa làm nghĩa, vì chẳng thể diễn tả, chẳng thể nói, chẳng thể nghĩ bàn.”
[14] Thân Loan Thánh nhân hết lòng tri ân và ghi nhận những kinh luận cũng như diễn giải của 7 vị Tổ sư tiền bối: (1) Hai vị Tổ sư Ấn Độ: Long Thọ (thế kỷ I, II) và Thiên Thân (thế kỷ IV); (2) Ba vị Tổ sư Trung Hoa: Đàm Loan (476 - 542), Đạo Xước (562 - 645) và Thiện Đạo (613 - 681); (3) Hai vị Tổ sư Nhật Bản: Nguyên Tín (942 - 1017) và Pháp Nhiên (1133 - 1212).

[15] Kinh Vô Lượng Thọ: “Nghe pháp được chẳng quên, Thấy kính rất mừng vui, Là bạn lành của ta, Vì vậy phải phát tâm."
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
夢告讃(1首)

康元二歳[丁巳]二月九日夜

1257年。親鸞聖人八十五歳。

(1)

應信彌陀之本願,凡信彌陀本願者

由攝取不捨利益,悉皆得悟無上覺


正像末浄土和讃

愚禿善信集







三時讃(58首)

(2)

釋迦如來涅槃後,迄今二千有餘年

正像二時皆已過,如來遺弟應悲泣



(3)

末法五濁之有情,不能行證之時機

釋迦所有之遺法,皆被藏入龍宮中



(4)

正像末之三時期,彌陀本願皆弘傳

像季末法之此世,諸善悉入龍宮中



(5)

大集經中曾有言,此世第五五百年

因為鬥諍堅固故,白法隱滯不能行



(6)


有情壽命數萬歲,果報逐漸趨衰退

至於二萬歲之時,遂有五濁惡世名






(7)

劫濁時光遷移時,有情逐漸身變小

五濁惡邪強盛故,其心如毒蛇惡龍



(8)

無明煩惱盛,如塵數遍滿

愛憎違順者,似高峰嶽山



(9)

有情邪見甚熾盛,猶如叢林荊棘刺

疑謗念佛之信者,動生瞋毒行破壞

(10)

命濁中夭刹那間,依正二報同時滅

背正歸邪興盛故,橫加障礙起仇心



(11)

末法第五五百年,此世一切眾有情

若不信如來悲願,將無有出離之期



(12)

九十五種皆汙世,唯佛一道獨清淨

只有出到菩提時,利益火宅方自然

(13)

五濁時機已經到,道俗必然共相諍

見信念佛之行者,橫遭疑謗破滅盛



(14)

不得菩提者悉皆,視專修念佛為仇

頓教毀滅之證是,生死大海無邊際



(15)

雖是正法之時機,然以底下凡愚身

因無清淨真實心,如何能發菩提心

(16)

自力聖道菩提心,心與語言皆不及

常沒流轉眾凡愚,云何能令其發起



(17)

三恒河沙之諸佛,其在最初出世時

雖發起大菩提心,自力無濟而流轉



(18)

像末五濁惡世中,釋迦遺教皆隱藏

彌陀悲願獨弘開,念佛往生特興盛

(19)

攝取其超世無上,五劫思惟之選擇

以光明壽命誓願,作為大悲之根本



(20)

淨土之大菩提心,是勸令願作佛心

即以此願作佛心,名之為度眾生心



(21)

度眾生心者即是,彌陀智願之回向

獲得回向信樂人,皆能悟大般涅槃

(22)

歸入如來之回向,獲願作佛心之人

皆能捨自力回向,利益有情無限量



(23)

他力信水若流入,彌陀智願海水中

依真實報土之性,煩惱菩提成一味



(24)

如來二種之回向,其有深信之人者

皆至等正覺位故,憶念之心常不斷

(25)

彌陀智願回向之,信樂真實獲得人

攝取不捨利益故,必定至於等正覺



(26)

五十六億七千萬,彌勒菩薩方出世

獲得真實信心人,此次必定得證悟



(27)

依念佛往生之願,而到達等正覺者

即與彌勒同等位,將證悟大般涅槃

(28)

獲得真實信心故,即時入正定聚位

如同補處之彌勒,必可證悟無上覺



(29)

像法期間眾智人,亦擱置自力諸教

時機相應之法故,皆進入念佛之門



(
30)

稱念彌陀之尊號,真實獲得信樂者

憶念之心常不斷,恒常思欲報佛恩

(
31)

五濁惡世諸有情,若信選擇本願者

不可稱說不思議,功德充滿行者身



(32)

盡十方無礙光佛,為利益未來有情

曾授大勢至菩薩,令得智慧之念佛



(33)

憐湣濁世眾有情,勢至偏勸專念佛

攝取有信心之人,使其同歸入淨土

(34)

由釋迦彌陀慈悲,使獲得願作佛心

因獲信心之智慧,方成報佛恩之身



(35)

得智慧之念佛者,皆是法藏願力為

若無信心之智慧,云何證彼大涅槃



(36)

是無明長夜燈炬,何用悲傷智眼暗

是生死大海船筏,不必煩歎罪障重

(37)

願力無窮無盡故,罪業深重亦不重

佛智無邊無極故,散亂放逸亦不捨



(38)

尋如來作願本意,不捨苦惱諸有情

常以回向為首要,得成就大悲心故



(39)

真實信心之稱名,是彌陀回向之法

故名之為不回向,自力稱名被嫌貶

(40)

彌陀智願廣海中,凡夫善惡之心水

歸入之時即可得,轉變成為大悲心



(41)

好樂造惡吾弟子,盛行邪見及放逸

故於末世破我法,蓮華面經如是說



(42)

觀佛三昧經中言,誹謗念佛眾有情

墮在阿鼻地獄中,八萬劫中受大苦

(43)

真實報土之正因,由二尊遣喚所賜

現生住於正定聚,當來必證大涅槃



(44)

依十方無量諸佛,證誠護念之教言

自力之大菩提心,當知其為不相應



(45)

獲得真實信心者,末法濁世甚稀有

恒沙諸佛證誠中,已示其為甚難得

(46)

往相還相之回向,其若不能值遇者

流轉輪回無窮際,沉淪苦海欲如何



(47)

明信佛智不思議,皆當住於正定聚

化生之人智慧勝,必可證悟無上覺



(48)

信受不思議佛智,可成為報土之因

獲得信心之正因,難中之難無過斯

(49)

捨離無始流轉苦,期獲無上涅槃樂

是如來二種回向,恩德實是難報謝



(50)

報土之信者不多,化土之行者數眾

自力菩提不相應,故從久遠劫流轉



(51)

阿彌陀佛之回向,恩德廣大不思議

往相回向利益中,亦回入還相回向

(52)

由往相回向大慈,得還相回向大悲

若無如來之回向,淨土菩提將如何



(53)

彌陀觀音大勢至,同乘大願之慈航

浮游生死苦海中,呼喚有情令上船



(54)

彌陀大悲之誓願,若能深信之眾生

不論寤寐皆無別,念南無阿彌陀佛

(55)

凡是聖道門之人,皆以自力心為本

若入他力不思議,信知以無義為義



(56)

雖有釋迦之教法,而無能修之有情

故曾說在末法中,未見一人得果證



(57)

三朝淨土大師等,哀湣攝受諸眾生

勸導真實之信心,使其進入定聚位

(58)

獲得他力信心者,見敬且得大慶喜

即是我之善親友,教主世尊如此讚



(59)

如來大悲之恩德,身為粉末亦應報

師主知識之恩德,骨為破碎亦應謝

以上正像末法和讃(五十八首)


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 4)
Bên trên