Ví Dụ Về Chiếc Xe Khách Không Người Lái
Thiền Sư Ajahn Bram
Nếu cuộc đời của chúng ta được ví như một chuyến xe, với chiếc xe như là thân và tâm của chúng ta, người lái là ý chí của ta, và tầm nhìn qua cửa xe là những trải nghiệm của chúng ta về những vui sướng và khổ đau; thì hầu hết chúng ta sẽ đồng ý rằng chúng ta đang ở trên chuyến xe khách với một tài xế...tồi. Bởi vì, những lúc xe đi qua những phong cảnh đẹp mắt tươi mát, thì tay tài xế vô vọng chẳng hề dừng lại hay chạy chậm lại mà còn tăng tốc đi nhanh qua. (Cũng giống như những giờ phút vui sướng trong đời thường trôi qua rất nhanh trong nuối tiếc, không kéo dài hơn như chúng ta mong muốn). Rồi những lúc xe đi vào những nơi khủng khiếp, khỉ ho cò gáy, thì tay tài xế bất trị lại không những không chạy cho nhanh qua, mà còn chạy chậm lại, thậm chí ngừng kẹt ở đó luôn. (Cũng giống như những giờ phút khổ đau trong đời thường kéo dài hơn trong bất hạnh, dài hơn thời gian chúng ta có thể chấp nhận được). Đã đến lúc chúng ta phải tìm đến tay tài xế ngu xuẩn đó—[đó là cái ý chí, ý hành của ta]— để huấn luyện anh ta chỉ lái xe đến những vùng đất hạnh phúc, chạy chậm hoặc nán lại ở đó càng lâu càng tốt cho cuộc đời sướng hơn, và phải tránh né hoặc lái xe thoát nhanh khỏi những nơi kinh khủng, độc hại, sình lầy đầy đau khổ của cuộc đời. Nhưng phải mất một thời gian tu tập tâm linh một cách nghiêm túc thì người tu mới có thể tìm thấy ghế-ngồi của tài xế, đó là nơi và ý chí vận hành chiếc xe cuộc đời của chúng ta. Người tu có thể tìm thấy chỗ ghế người lái đó nhờ những trạng thái tầng thiền định jhāna. Tuy nhiên, khi người tu đến được chỗ người lái, người tu phải sửng sốt về cuộc đời của mình. Chỗ ngồi là trống rỗng, chẳng có tài xế nào cả, chẳng có ai lái cả. Này các đạo hữu, cuộc đời chúng ta là một chuyến xe không người lái!
Sau khi nhận ra chuyến xe cuộc đời ta cứ chạy mà không người lái, ta bàng hoàng, và bừng tỉnh quay về lại chỗ của mình, ngồi xuống và im lặng, và không còn phàn nàn gì về tài xế hay về mọi sự nào nữa. Không có ai để ta phàn nàn nữa. Những điều đẹp đẽ cứ đến và đi, những khổ đau cứ đến và đi. Những niềm vui và những nỗi buồn trong đời ta cứ đến và đi; và người tu chỉ cần ngồi đó với một sự bình tâm, buông-xả. Sự phàn nàn so đo mà ta hay gọi là sự bất hài lòng—đó chính là dục vọng tham muốn được hạnh phúc — đã chấm dứt ở đây. Không còn sự phàn nàn nữa. Không còn ham muốn gì nữa. (Buông bỏ, buông xả).
Dục-vọng giống như cánh tay có hai đầu. Một đầu dùng để nắm chặt những cái mình tham thích hoặc từ đẩy những thứ mình không ưa thích. Thường thì các thiền sinh chỉ hay quan sát những đối tượng của dục vọng—những người mình yêu quý, những thứ mình ưa thích, những món ăn mình khoái khẩu, vân vân... Họ chỉ quan sát một cái đầu này của cánh tay dục vọng, và cách đó là sai lầm!. Họ nên quán sát cái đầu kia, cái đầu tay thực hiện [tạo tác] sự tham muốn, dục vọng. Tiến trình thực hiện dục vọng chính là sự ngu si chấp lầm về một cái “Ta”. Khi nào chúng ta còn chấp ngã, thì chúng ta luôn luôn còn dục vọng. Dục vọng là sự thể hiện của sự lầm si về cái “Ta”. (Vì lầm tưởng có cái “Ta” nên ta có dục vọng tham muốn làm cho nó thêm sung sướng và làm cho nó bớt khổ đau. Từ đó sinh ra tự ngã và ích kỷ và chấp thủ, và khó buông bỏ, và khó buông xả để giải thoát). Khi người tu nhận thấy chỗ ngồi người lái là trống không, thì cái ý niệm về cái “người làm” [cái “Ta”] cũng không còn, rồi sự si mê sẽ bị nổ tung, và dục vọng tham muốn dừng lại. Bởi vì sao, bởi vì chẳng còn ai để mà thực thi cái dục vọng tham muốn nữa.
Một số thiền sinh thông minh hỏi tôi rằng, nếu chỗ ngồi người lái trên chuyến xe cuộc đời của chúng ta là trống không và cuộc đời của chúng ta là một chuyến xe không người lái, vậy chúng ta cần gì phải tu hành cho mệt công uổng sức đến như vậy?. Lý do gì chúng ta phải nỗ lực tu hành đến như vậy?. Câu trả lời là: bởi vì không có người lái trên chuyến xe cuộc đời của chúng ta, nên ta chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc tu hành!. Nỗ lực là một phần của chuyến đi. Nhưng bạn nên nhớ rằng sự nỗ lực tinh tấn được tạo ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó không phải từ cái “Ta” hay bản ngã nào của bạn.
Thiền Sư Ajahn Bram
Nếu cuộc đời của chúng ta được ví như một chuyến xe, với chiếc xe như là thân và tâm của chúng ta, người lái là ý chí của ta, và tầm nhìn qua cửa xe là những trải nghiệm của chúng ta về những vui sướng và khổ đau; thì hầu hết chúng ta sẽ đồng ý rằng chúng ta đang ở trên chuyến xe khách với một tài xế...tồi. Bởi vì, những lúc xe đi qua những phong cảnh đẹp mắt tươi mát, thì tay tài xế vô vọng chẳng hề dừng lại hay chạy chậm lại mà còn tăng tốc đi nhanh qua. (Cũng giống như những giờ phút vui sướng trong đời thường trôi qua rất nhanh trong nuối tiếc, không kéo dài hơn như chúng ta mong muốn). Rồi những lúc xe đi vào những nơi khủng khiếp, khỉ ho cò gáy, thì tay tài xế bất trị lại không những không chạy cho nhanh qua, mà còn chạy chậm lại, thậm chí ngừng kẹt ở đó luôn. (Cũng giống như những giờ phút khổ đau trong đời thường kéo dài hơn trong bất hạnh, dài hơn thời gian chúng ta có thể chấp nhận được). Đã đến lúc chúng ta phải tìm đến tay tài xế ngu xuẩn đó—[đó là cái ý chí, ý hành của ta]— để huấn luyện anh ta chỉ lái xe đến những vùng đất hạnh phúc, chạy chậm hoặc nán lại ở đó càng lâu càng tốt cho cuộc đời sướng hơn, và phải tránh né hoặc lái xe thoát nhanh khỏi những nơi kinh khủng, độc hại, sình lầy đầy đau khổ của cuộc đời. Nhưng phải mất một thời gian tu tập tâm linh một cách nghiêm túc thì người tu mới có thể tìm thấy ghế-ngồi của tài xế, đó là nơi và ý chí vận hành chiếc xe cuộc đời của chúng ta. Người tu có thể tìm thấy chỗ ghế người lái đó nhờ những trạng thái tầng thiền định jhāna. Tuy nhiên, khi người tu đến được chỗ người lái, người tu phải sửng sốt về cuộc đời của mình. Chỗ ngồi là trống rỗng, chẳng có tài xế nào cả, chẳng có ai lái cả. Này các đạo hữu, cuộc đời chúng ta là một chuyến xe không người lái!
Sau khi nhận ra chuyến xe cuộc đời ta cứ chạy mà không người lái, ta bàng hoàng, và bừng tỉnh quay về lại chỗ của mình, ngồi xuống và im lặng, và không còn phàn nàn gì về tài xế hay về mọi sự nào nữa. Không có ai để ta phàn nàn nữa. Những điều đẹp đẽ cứ đến và đi, những khổ đau cứ đến và đi. Những niềm vui và những nỗi buồn trong đời ta cứ đến và đi; và người tu chỉ cần ngồi đó với một sự bình tâm, buông-xả. Sự phàn nàn so đo mà ta hay gọi là sự bất hài lòng—đó chính là dục vọng tham muốn được hạnh phúc — đã chấm dứt ở đây. Không còn sự phàn nàn nữa. Không còn ham muốn gì nữa. (Buông bỏ, buông xả).
Dục-vọng giống như cánh tay có hai đầu. Một đầu dùng để nắm chặt những cái mình tham thích hoặc từ đẩy những thứ mình không ưa thích. Thường thì các thiền sinh chỉ hay quan sát những đối tượng của dục vọng—những người mình yêu quý, những thứ mình ưa thích, những món ăn mình khoái khẩu, vân vân... Họ chỉ quan sát một cái đầu này của cánh tay dục vọng, và cách đó là sai lầm!. Họ nên quán sát cái đầu kia, cái đầu tay thực hiện [tạo tác] sự tham muốn, dục vọng. Tiến trình thực hiện dục vọng chính là sự ngu si chấp lầm về một cái “Ta”. Khi nào chúng ta còn chấp ngã, thì chúng ta luôn luôn còn dục vọng. Dục vọng là sự thể hiện của sự lầm si về cái “Ta”. (Vì lầm tưởng có cái “Ta” nên ta có dục vọng tham muốn làm cho nó thêm sung sướng và làm cho nó bớt khổ đau. Từ đó sinh ra tự ngã và ích kỷ và chấp thủ, và khó buông bỏ, và khó buông xả để giải thoát). Khi người tu nhận thấy chỗ ngồi người lái là trống không, thì cái ý niệm về cái “người làm” [cái “Ta”] cũng không còn, rồi sự si mê sẽ bị nổ tung, và dục vọng tham muốn dừng lại. Bởi vì sao, bởi vì chẳng còn ai để mà thực thi cái dục vọng tham muốn nữa.
Một số thiền sinh thông minh hỏi tôi rằng, nếu chỗ ngồi người lái trên chuyến xe cuộc đời của chúng ta là trống không và cuộc đời của chúng ta là một chuyến xe không người lái, vậy chúng ta cần gì phải tu hành cho mệt công uổng sức đến như vậy?. Lý do gì chúng ta phải nỗ lực tu hành đến như vậy?. Câu trả lời là: bởi vì không có người lái trên chuyến xe cuộc đời của chúng ta, nên ta chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc tu hành!. Nỗ lực là một phần của chuyến đi. Nhưng bạn nên nhớ rằng sự nỗ lực tinh tấn được tạo ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó không phải từ cái “Ta” hay bản ngã nào của bạn.