LỤC CĂN
I. NGUYÊN NHƠN SANH KHỞI LỤC CĂN
LỤC CĂN là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Quả địa cầu là một làn hơi đặc, nổi tròn, hết nổi đến xẹp. Quả địa cầu là đất, nước, lửa, gió; khi mới nổi không có cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật. Trước hết cái ấm của tứ đại sanh ra cỏ, cây, thú. Ấm là sự dung hòa giữa nóng và lạnh. Đất ấm sanh ra nhựa chỉ, mồ hôi, lâu biến thành rể cây, cỏ, thú. Nước ấm sanh bèo, rong, đặc lền, lâu cũng biến sanh thú, cỏ cây. Đó tức là trần sanh căn vậy. Có căn rồi, căn sanh thân, thân sanh quả, quả sanh nhơn, nhơn gieo trong trần mà sanh căn thân quả khác. Căn là rễ, trần là bụi, quả là trái, nhơn là hột giống (bộ phận của cây).
Trần là chất sống, của cải (đất, nước, lửa, gió).
Căn là hình thể của sự sống.
Cái sống hay cái biết kêu là thức, thức ở giữa trần và căn, nên gọi là: Trần sanh thức, thức sanh căn.
Trần hay tứ đại (đất, nước, lửa, gió) kêu là vô minh hay địa ngục. Vô minh sanh ra hành, hành mới sanh ra thức. Hành là cái ấm của tứ đại, tức là sự lăn xoay dời đổi, rung động, nóng lạnh, sáng tối, tương đối, lâu ngày sanh ra thức, biết sự sống lần lần.
Cái thức, biết, sống của cây cỏ, kêu là thọ cảm. Cái thức, biết, sống của thú kêu là tư tưởng. Cũng như một đứa trẻ mới sanh, do hột giống người mới tạo, bỏ nó ở một chỗ vô động kín đáo, thì cái thức, biết, sống, của nó không có nảy nở, và sẽ lần hồi chết mất luôn trở lại. Hay như một người ngủ, nếu không có mọi sự cử động bên ngoài thì không có cái thức, biết, sống. Cái thức, biết, sống của ta, do nơi sự động, cái có, thay đổi vô thường là hành, hay là ấm của trần; có thức rồi thức mới sanh căn. Căn là hình thể tưởng tượng, món đồ sanh ra bởi thức. Cho nên gọi thức là chủ, căn là đồ vật của chủ. Chỗ ở ăn mặc dùng chứa nuôi căn là trần. Căn sanh nơi trần, trở lại ăn trần, con sống nơi mẹ, còn cái thức là hột giống của ông cha.
Tại sao mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của người, gọi là căn rễ, giống như rễ cây?
Bởi trần là của cải chất nuôi sống; nơi cây căn rễ là cửa thâu rút ăn trần nước đất, để nuôi cây tượng trái sanh hột. Cũng giống như người ta mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sáu cửa, rút thâu vạn vật các pháp để nuôi tâm sanh trí, tạo thành tánh vậy. Sáu cửa ví như rễ cây, tâm như mình cây, trí như bông cây, tánh như trái cây (trí như hoa, tánh như quả) tứ đại vật chất đất, nước, lửa, gió là chất sống tạo ra thức căn, và thức căn trở lại ăn chất sống tứ đại.
Trong võ trụ không gian và thời gian chỉ có ba pháp là: Trần thức căn. TRẦN là tứ đại, của cải, các pháp, chất nuôi sống; THỨC là sự sống biết, là chúng sanh; và CĂN là thể tướng hình dạng của mỗi chúng sanh. Cho nên nói rằng: Trong võ trụ có một cái cây, trần vật chất là đất, nước, lửa, gió phía dưới, căn là rễ ăn trong trần để nuôi thức, thức là thân cây, tưởng là nhánh cây, pháp là lá cây, trí như hoa, giác như vỏ trái, tánh như hột, chơn lý như thịt cơm. Cây ấy tức là đạo của chúng sanh vậy. Đạo ấy vốn từ nơi trần mà ra, quả ấy là quả giác kêu là Phật.
II. GIỚI HẠN CỦA TRẦN THỨC CĂN
Các căn của cỏ, cây, thú, người không giống nhau là bởi thức xúc đối với nhơn duyên hoàn cảnh của trần, mỗi lúc mỗi khác, mà sanh sự tưởng tượng cái sắc thân huyễn ngã theo duyên cảnh. Sự tưởng tượng ấy là tư tưởng, tư tưởng là thức mạnh của thọ cảm. Thọ cảm là thức non nớt của trần. Tư tưởng là thức mạnh mẽ của trần. Có tư tưởng mới có hành vi, hành vi là thức cử động của trần. Cây có thọ cảm, thú có tư tưởng, người có hành vi.
Sự tấn hóa của chúng sanh già biết hơn trẻ, ngày mai hơn bữa nay, chiều hơn sáng. Chúng sanh từ trong tối ra ngoài sáng, từ ác đến thiện, từ địa ngục đến thiên đường. Ấm tứ đại sanh cỏ; cỏ lâu ngày có thọ cảm thành cây; cây già có tư tưởng sanh thú; thú lớn khôn có hành vi thành người; người lớn hiểu trắng có thức trí làm Trời; Trời già biết sáng có giác chơn là Phật. Kẻ nầy tấn hóa, kẻ kia bắt chước noi theo, kẻ nọ bị hiếp đáp ráng vượt lên. Càng khổ càng đua chen, càng sanh sản, chế biến tượng hình không nhứt định.
Trong cõi trần tứ đại nầy, cỏ là căn (rễ), cây là thân (mình), thú là quả (trái), người là nhơn (hột), Trời là đại nhơn (hột lớn), Phật là lão nhơn (hột già).
Sự sống của tất cả kêu là thức, có tám thức:
1.- Nước có cái thức, kêu là thấy.
2.- Đất có cái thức, kêu là nghe.
3.- Cỏ có cái thức, kêu là hửi.
4.- Cây có cái thức, kêu là nếm.
5.- Thú có cái thức, kêu là rờ.
6.- Người có cái thức, kêu là tưởng.
7.- Trời có cái thức, kêu là hiểu.
8.- Phật có cái thức, kêu là biết.
Tứ đại là trần, tất cả có sáu trần:
1.- Nước có sắc trần, kêu là hình dạng.
2.- Đất có thinh trần, kêu là tiếng tăm.
3.- Cỏ có hương trần, kêu là mùi.
4.- Cây có vị trần, kêu là vị.
5.- Thú có xúc trần, kêu là sự đụng chạm.
6.- Người có pháp trần, kêu là sự biến tác.
Riêng Trời và Phật không dùng trần tứ đại.
7.- Trời có huệ trần, kêu là sự dứt bỏ phiền não.
8.- Phật có chơn trần, kêu là như như chẳng động.
Trần sanh thức, thức sanh căn, tất cả có tám căn:
1.- Nước có nhãn căn, kêu là con mắt.
2.- Đất có nhĩ căn, kêu là lỗ tai.
3.- Cỏ có tỷ căn, kêu là lỗ mũi.
4.- Cây có thiệt căn, kêu là cái lưỡi.
5.- Thú có thân căn, kêu là mình.
6.- Người có ý căn, kêu là sự muốn.
7.- Trời có trí căn, kêu là phân biệt.
8.- Phật có tánh căn, kêu là tự nhiên.
Gồm tất cả là tám trần, tám thức, tám căn, cộng lại hai mươi bốn giới, từ địa ngục đến Niết bàn, trần nào sanh thức nấy, thức nào sanh căn nấy, căn nào sanh trần nấy. Căn ví như nhà, trần ví như của cải, thức là chủ nhơn ông. Người thanh cảnh cũng thanh, người trược cảnh cũng trược.
Từ thú sắp xuống có 5 căn + 5 trần + 5 thức thuộc về loại có hữu vi hình thể.
Từ người sắp lên Trời Phật có 3 căn + 3 trần + 3 thức thuộc về loại không không vô vi, không tướng.
Thế cho nên từ thú sắp xuống là ác, từ người sắp lên là thiện. Người thì còn có thân sắc ít lâu cho nên còn có ác chút đỉnh, chớ khi đến Trời rồi, chỉ còn hình bóng không không mới trọn thiện.
Trong một căn có ngầm chứa ảnh hưởng bảy căn khác.
Trong một trần có ngầm chứa ảnh hưởng bảy trần khác.
Trong một thức có ngầm chứa ảnh hưởng bảy thức khác.
Cũng như tám nấc thang, tám khoảng đường ai cũng có thể đi tới lui tự mình.
Trong tám trần chia ra làm bốn loại:
1) Nước đất một loại.
2) Cỏ cây một loại.
3) Thú người một loại.
4) Trời Phật một loại.
Nước, đất, cỏ, cây, thú có ác trần
Người, Trời, Phật có thiện trần.
Người sau khi chết còn trở lại xác thân tứ đại, cho nên gọi tứ đại có sáu trần. Trời cũng còn trở lại, nên gọi chúng sanh. Chỉ trừ ra Phật là đứng vững.
Người là lòng nhơn chớ không phải xác thân. Xác thân tứ đại giống thú vậy, cho nên căn của người, Trời, Phật là ý, trí, tánh không có hình dạng. Trần của người, Trời, Phật là pháp, huệ, chơn, không có hình dạng. Thức của người, Trời, Phật là tưởng, hiểu, biết, cũng là không không.
Trong tám căn cũng chia ra làm bốn loại:
1) Nước đất một loại.
2) Cỏ cây một loại.
3) Thú người một loại.
4) Trời Phật một loại.
Nước, đất, cỏ, cây, thú có ác căn
Người, Trời, Phật có thiện căn.
Người sau khi chết còn trở lại xác thân tứ đại, cho nên gọi tứ đại có sáu căn. Như vậy là trong địa cầu nầy, kể từ người sắp xuống là có: sáu căn, sáu trần, sáu thức, tất cả là 18 giới đứng chung; còn hai căn, hai trần, hai thức của Trời Phật là sáu giới đứng riêng phía trên. Trời và Phật mặc dầu lúc còn đang mang xác thân tứ đại, hình tướng, thú người, mà tâm, thức, căn, trần riêng cảnh giới, bởi không cố chấp, ô nhiễm, chỉ sống cho chúng sanh chớ không có sống cho mình, nên không gọi là kẻ ở trong trần được.
Vả lại bậc Phật mới có cái ta chắc chắn mà cái ta ấy gồm tất cả của hai mươi bốn giới, thành ra cái chơn như tự nhiên, không có hình tướng, không có tự cao, không trong trần cảnh. Còn chúng sanh cố chấp mê lầm ngã mạn xưng ta, cái ta tham, sân, si, trong trần, tự cho căn là ta, hay thức là ta, là hiểu lầm theo duyên cảnh, chớ nếu phân tách ra kỹ lưỡng, những thức, căn, trần, thì không có cái ta, chủ, chỗ nào hết, chỉ là các pháp không có bổn ngã, cái ta. Cũng như nầy là đất nước, nầy là rễ và thân cây, nầy là lá, nhánh, trái, hỏi vậy chớ chủ của cây, là cái gì? Tức là không có chủ, vì là cái nào rồi cũng hoại hết.
Sau rốt, người ta chỉ một trái chín, khô, có hột, mộng cứng để đời. À thì đó mới là cái ta vậy. Thế thì tất cả đều gom về cái hột, hột ấy mới là ta. Chư Phật mới có ta, chúng sanh chưa có ta, hay chỉ có cái ta giả dối, tội lỗi, non nớt.
(còn tiếp)
I. NGUYÊN NHƠN SANH KHỞI LỤC CĂN
LỤC CĂN là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Quả địa cầu là một làn hơi đặc, nổi tròn, hết nổi đến xẹp. Quả địa cầu là đất, nước, lửa, gió; khi mới nổi không có cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật. Trước hết cái ấm của tứ đại sanh ra cỏ, cây, thú. Ấm là sự dung hòa giữa nóng và lạnh. Đất ấm sanh ra nhựa chỉ, mồ hôi, lâu biến thành rể cây, cỏ, thú. Nước ấm sanh bèo, rong, đặc lền, lâu cũng biến sanh thú, cỏ cây. Đó tức là trần sanh căn vậy. Có căn rồi, căn sanh thân, thân sanh quả, quả sanh nhơn, nhơn gieo trong trần mà sanh căn thân quả khác. Căn là rễ, trần là bụi, quả là trái, nhơn là hột giống (bộ phận của cây).
Trần là chất sống, của cải (đất, nước, lửa, gió).
Căn là hình thể của sự sống.
Cái sống hay cái biết kêu là thức, thức ở giữa trần và căn, nên gọi là: Trần sanh thức, thức sanh căn.
Trần hay tứ đại (đất, nước, lửa, gió) kêu là vô minh hay địa ngục. Vô minh sanh ra hành, hành mới sanh ra thức. Hành là cái ấm của tứ đại, tức là sự lăn xoay dời đổi, rung động, nóng lạnh, sáng tối, tương đối, lâu ngày sanh ra thức, biết sự sống lần lần.
Cái thức, biết, sống của cây cỏ, kêu là thọ cảm. Cái thức, biết, sống của thú kêu là tư tưởng. Cũng như một đứa trẻ mới sanh, do hột giống người mới tạo, bỏ nó ở một chỗ vô động kín đáo, thì cái thức, biết, sống, của nó không có nảy nở, và sẽ lần hồi chết mất luôn trở lại. Hay như một người ngủ, nếu không có mọi sự cử động bên ngoài thì không có cái thức, biết, sống. Cái thức, biết, sống của ta, do nơi sự động, cái có, thay đổi vô thường là hành, hay là ấm của trần; có thức rồi thức mới sanh căn. Căn là hình thể tưởng tượng, món đồ sanh ra bởi thức. Cho nên gọi thức là chủ, căn là đồ vật của chủ. Chỗ ở ăn mặc dùng chứa nuôi căn là trần. Căn sanh nơi trần, trở lại ăn trần, con sống nơi mẹ, còn cái thức là hột giống của ông cha.
Tại sao mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của người, gọi là căn rễ, giống như rễ cây?
Bởi trần là của cải chất nuôi sống; nơi cây căn rễ là cửa thâu rút ăn trần nước đất, để nuôi cây tượng trái sanh hột. Cũng giống như người ta mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sáu cửa, rút thâu vạn vật các pháp để nuôi tâm sanh trí, tạo thành tánh vậy. Sáu cửa ví như rễ cây, tâm như mình cây, trí như bông cây, tánh như trái cây (trí như hoa, tánh như quả) tứ đại vật chất đất, nước, lửa, gió là chất sống tạo ra thức căn, và thức căn trở lại ăn chất sống tứ đại.
Trong võ trụ không gian và thời gian chỉ có ba pháp là: Trần thức căn. TRẦN là tứ đại, của cải, các pháp, chất nuôi sống; THỨC là sự sống biết, là chúng sanh; và CĂN là thể tướng hình dạng của mỗi chúng sanh. Cho nên nói rằng: Trong võ trụ có một cái cây, trần vật chất là đất, nước, lửa, gió phía dưới, căn là rễ ăn trong trần để nuôi thức, thức là thân cây, tưởng là nhánh cây, pháp là lá cây, trí như hoa, giác như vỏ trái, tánh như hột, chơn lý như thịt cơm. Cây ấy tức là đạo của chúng sanh vậy. Đạo ấy vốn từ nơi trần mà ra, quả ấy là quả giác kêu là Phật.
II. GIỚI HẠN CỦA TRẦN THỨC CĂN
Các căn của cỏ, cây, thú, người không giống nhau là bởi thức xúc đối với nhơn duyên hoàn cảnh của trần, mỗi lúc mỗi khác, mà sanh sự tưởng tượng cái sắc thân huyễn ngã theo duyên cảnh. Sự tưởng tượng ấy là tư tưởng, tư tưởng là thức mạnh của thọ cảm. Thọ cảm là thức non nớt của trần. Tư tưởng là thức mạnh mẽ của trần. Có tư tưởng mới có hành vi, hành vi là thức cử động của trần. Cây có thọ cảm, thú có tư tưởng, người có hành vi.
Sự tấn hóa của chúng sanh già biết hơn trẻ, ngày mai hơn bữa nay, chiều hơn sáng. Chúng sanh từ trong tối ra ngoài sáng, từ ác đến thiện, từ địa ngục đến thiên đường. Ấm tứ đại sanh cỏ; cỏ lâu ngày có thọ cảm thành cây; cây già có tư tưởng sanh thú; thú lớn khôn có hành vi thành người; người lớn hiểu trắng có thức trí làm Trời; Trời già biết sáng có giác chơn là Phật. Kẻ nầy tấn hóa, kẻ kia bắt chước noi theo, kẻ nọ bị hiếp đáp ráng vượt lên. Càng khổ càng đua chen, càng sanh sản, chế biến tượng hình không nhứt định.
Trong cõi trần tứ đại nầy, cỏ là căn (rễ), cây là thân (mình), thú là quả (trái), người là nhơn (hột), Trời là đại nhơn (hột lớn), Phật là lão nhơn (hột già).
Sự sống của tất cả kêu là thức, có tám thức:
1.- Nước có cái thức, kêu là thấy.
2.- Đất có cái thức, kêu là nghe.
3.- Cỏ có cái thức, kêu là hửi.
4.- Cây có cái thức, kêu là nếm.
5.- Thú có cái thức, kêu là rờ.
6.- Người có cái thức, kêu là tưởng.
7.- Trời có cái thức, kêu là hiểu.
8.- Phật có cái thức, kêu là biết.
Tứ đại là trần, tất cả có sáu trần:
1.- Nước có sắc trần, kêu là hình dạng.
2.- Đất có thinh trần, kêu là tiếng tăm.
3.- Cỏ có hương trần, kêu là mùi.
4.- Cây có vị trần, kêu là vị.
5.- Thú có xúc trần, kêu là sự đụng chạm.
6.- Người có pháp trần, kêu là sự biến tác.
Riêng Trời và Phật không dùng trần tứ đại.
7.- Trời có huệ trần, kêu là sự dứt bỏ phiền não.
8.- Phật có chơn trần, kêu là như như chẳng động.
Trần sanh thức, thức sanh căn, tất cả có tám căn:
1.- Nước có nhãn căn, kêu là con mắt.
2.- Đất có nhĩ căn, kêu là lỗ tai.
3.- Cỏ có tỷ căn, kêu là lỗ mũi.
4.- Cây có thiệt căn, kêu là cái lưỡi.
5.- Thú có thân căn, kêu là mình.
6.- Người có ý căn, kêu là sự muốn.
7.- Trời có trí căn, kêu là phân biệt.
8.- Phật có tánh căn, kêu là tự nhiên.
Gồm tất cả là tám trần, tám thức, tám căn, cộng lại hai mươi bốn giới, từ địa ngục đến Niết bàn, trần nào sanh thức nấy, thức nào sanh căn nấy, căn nào sanh trần nấy. Căn ví như nhà, trần ví như của cải, thức là chủ nhơn ông. Người thanh cảnh cũng thanh, người trược cảnh cũng trược.
Từ thú sắp xuống có 5 căn + 5 trần + 5 thức thuộc về loại có hữu vi hình thể.
Từ người sắp lên Trời Phật có 3 căn + 3 trần + 3 thức thuộc về loại không không vô vi, không tướng.
Thế cho nên từ thú sắp xuống là ác, từ người sắp lên là thiện. Người thì còn có thân sắc ít lâu cho nên còn có ác chút đỉnh, chớ khi đến Trời rồi, chỉ còn hình bóng không không mới trọn thiện.
Trong một căn có ngầm chứa ảnh hưởng bảy căn khác.
Trong một trần có ngầm chứa ảnh hưởng bảy trần khác.
Trong một thức có ngầm chứa ảnh hưởng bảy thức khác.
Cũng như tám nấc thang, tám khoảng đường ai cũng có thể đi tới lui tự mình.
Trong tám trần chia ra làm bốn loại:
1) Nước đất một loại.
2) Cỏ cây một loại.
3) Thú người một loại.
4) Trời Phật một loại.
Nước, đất, cỏ, cây, thú có ác trần
Người, Trời, Phật có thiện trần.
Người sau khi chết còn trở lại xác thân tứ đại, cho nên gọi tứ đại có sáu trần. Trời cũng còn trở lại, nên gọi chúng sanh. Chỉ trừ ra Phật là đứng vững.
Người là lòng nhơn chớ không phải xác thân. Xác thân tứ đại giống thú vậy, cho nên căn của người, Trời, Phật là ý, trí, tánh không có hình dạng. Trần của người, Trời, Phật là pháp, huệ, chơn, không có hình dạng. Thức của người, Trời, Phật là tưởng, hiểu, biết, cũng là không không.
Trong tám căn cũng chia ra làm bốn loại:
1) Nước đất một loại.
2) Cỏ cây một loại.
3) Thú người một loại.
4) Trời Phật một loại.
Nước, đất, cỏ, cây, thú có ác căn
Người, Trời, Phật có thiện căn.
Người sau khi chết còn trở lại xác thân tứ đại, cho nên gọi tứ đại có sáu căn. Như vậy là trong địa cầu nầy, kể từ người sắp xuống là có: sáu căn, sáu trần, sáu thức, tất cả là 18 giới đứng chung; còn hai căn, hai trần, hai thức của Trời Phật là sáu giới đứng riêng phía trên. Trời và Phật mặc dầu lúc còn đang mang xác thân tứ đại, hình tướng, thú người, mà tâm, thức, căn, trần riêng cảnh giới, bởi không cố chấp, ô nhiễm, chỉ sống cho chúng sanh chớ không có sống cho mình, nên không gọi là kẻ ở trong trần được.
Vả lại bậc Phật mới có cái ta chắc chắn mà cái ta ấy gồm tất cả của hai mươi bốn giới, thành ra cái chơn như tự nhiên, không có hình tướng, không có tự cao, không trong trần cảnh. Còn chúng sanh cố chấp mê lầm ngã mạn xưng ta, cái ta tham, sân, si, trong trần, tự cho căn là ta, hay thức là ta, là hiểu lầm theo duyên cảnh, chớ nếu phân tách ra kỹ lưỡng, những thức, căn, trần, thì không có cái ta, chủ, chỗ nào hết, chỉ là các pháp không có bổn ngã, cái ta. Cũng như nầy là đất nước, nầy là rễ và thân cây, nầy là lá, nhánh, trái, hỏi vậy chớ chủ của cây, là cái gì? Tức là không có chủ, vì là cái nào rồi cũng hoại hết.
Sau rốt, người ta chỉ một trái chín, khô, có hột, mộng cứng để đời. À thì đó mới là cái ta vậy. Thế thì tất cả đều gom về cái hột, hột ấy mới là ta. Chư Phật mới có ta, chúng sanh chưa có ta, hay chỉ có cái ta giả dối, tội lỗi, non nớt.
(còn tiếp)