Có những điều đốt mãi chẳng thành tro!

T

tuongphat3d

Guest
- 1. Có những điều đốt mãi chẳng thành tro, đó là vàng, thứ vàng thật không sợ lửa! Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.


ap_20110602070035655_jpg.jpg


Cuộc sống vốn có nhiều lửa. Nào là những cơn sân ngút trời của con người. Nào là những nghi kỵ, ganh ghét, đua chen, đặt điều, tham lam, dối trá… Những thứ lửa ấy thiêu đốt con người, nếu lòng người không vững chãi, tâm người lay động thì sẽ dễ đốt thành tro ngay. Thứ lửa sân, lửa của những nghi kỵ ấy có thể tưới tẩm cho những ngọn lửa sân giận, nghi kỵ… tưởng chừng đã ngủ yên trong tâm một ai đó, nếu người ấy không vững chãi. Và người đó sẽ bị “đồng hóa” kiểu như ai đó nổi sân tát mình một tai và mình cũng nổi sân rồi tát họ một tai mạnh hơn cái mình nhận.


2. Bụt dạy về chữ nhẫn (), với chữ đao ở trên chữ tâm (theo Hán tự) để miêu tả cho sự chịu đựng ngay cả đó là điều đau đớn nhất như là đao kiếm đâm vào tâm can. Chữ nhẫn của đạo Bụt không có nghĩa là “quân tử trả thù mười năm chưa muộn” mà là chịu và đựng (trong đó có chấp nhận và tha thứ). Chấp nhận vì có thể mình đã từng tạo tác những nỗi khổ niềm đau cho ai đó (nhân) thì nay nhận lại (quả), đó là cái lý-lẽ đương nhiên! Tha thứ vì mình có tình thương (họ đang gieo nhân không lành nên chắc sẽ có lúc gặt quả bất thiện) và vì mình hiểu biết (nếu mình không thứ tha, nuôi lớn cơn giận, hận, thù… thì mình sẽ khổ, sẽ tiếp tục rượt đuổi nhau trong sinh tử luân hồi).
ap_20110601064604568_jpg.jpg
Đao chém vào tâm mà chịu & đựng được = nhẫn!
Chữ nhẫn của đạo Bụt dạy con người ta sức chịu đựng bởi đó là điều kiện để giúp người ta ngộ ra tự tánh và là sức mạnh đủ để thu phục lòng người. Sức mạnh ấy đôi khi được biểu hiện dưới dạng “im lặng hùng tráng” và có khi là bằng tiếng niệm Bụt trong tư thế chắp tay hình búp sen, ngồi tĩnh tọa trên mặt đất hoặc trên bồ đoàn. Tất cả đều chỉ có một niệm là thương yêu và tha thứ, mong cho người bớt khổ, thấy được nẻo vô sinh… Những giá trị ấy cơ bản và tuyệt nhiên trở thành thứ kim cương trong tâm của những ai có sự thực tập đi vào bản thể.
Mà phải thực tập mới có thể nhận diện sự có mặt của nó, như là phải đốt đèn lên thì mới thấy được sự hiện hữu của nhiều thứ mà nếu chỉ nhìn bằng mắt thường ta chỉ thấy mỗi một màu đen.
Cái thấy của mỗi người là một sự đơn nhất. Xê dịch một chút trong góc nhìn, điểm nhìn, thời điểm… là mình đã thấy khác người, thậm chí khác với chính mình trước đó. Vì sao vậy, vì những cái thấy về hình tướng thì luôn vô thường, bởi bản thân “sở hữu tướng” đã vô thường (giai thị hư vọng) thì làm sao mình thấy không vô thường được? Mình của năm phút trước người ta nhìn khác mình của năm phút sau. Năm phút trước mình có thể cười rất dễ thương nhưng năm phút sau có thể mình đã trở thành người nhăn nhó, khó ưa. Do đó, đánh giá về sự dễ thương hay chưa dễ thương của con người cần phải bình tĩnh, nhìn sâu, nhìn đa chiều.
Ở đây tôi muốn nói đến sự vô thường là một điều hiển nhiên trong vạn vật có tướng, và còn bị chi phối bởi trần cảnh. Sự vô thường cũng là một trong những điều… đốt mãi chẳng thành tro!
3. Còn rất nhiều điều khác nữa, như là với cái thân này, với tên họ này thì mình chính là con của ba mẹ mình. Điều đó là không thể đổi thay và bạn không thể chối từ. Ấy vậy mà có những người cố chối bỏ, “đốt” những điều hiển nhiên đó để rồi trở thành người bất hiếu.
ap_20110609034859650_jpg.jpg
Hơi thở, chất liệu của sự sống và bằng an
… Như là đã sinh ra là người (mà không chỉ là người, còn có cả những chúng sinh khác nằm trong lục đạo - sáu nẻo luân hồi) thì phải có sanh-trụ-dị-diệt. Hễ chấp nhận sanh diệt để mà sống tốt, tốt nhứt có thể thì mình sẽ đứng về chiến tuyến thiện lành và ngược lại. Có những người cứ đi tìm kiếm bất tử ở đâu đâu nên mãi hoang phí và mãi khổ đau.


Thở một hơi thở có chất liệu của hiện tại, mỉm cười thật an lạc, đó là phương pháp chế tác năng lượng an lạc, hạnh phúc mà đôi khi ta dửng dưng, thậm chí xem thường nó. Và chúng ta đã rong chơi, đã để cho mình loay hoay mãi với những điều xa xôi đâu đó!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Trong Liên Tông Bảo Giám có nói rằng: “Niệm Phật là pháp cốt yếu trong các pháp; hiếu dưỡng là hạnh đứng đầu trong trăm hạnh. Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu khác chi hạnh Phật? Muốn được đạo lớn như chư Phật, trước phải lo hiếu dưỡng song thân.”

Cho nên Trạch Thiền sư nói rằng: “Một chữ hiếu là cửa mọi đạo mầu.” Lời Phật lấy hiếu làm tông, kinh Phật lấy hiếu làm giới. Trong lời nói chẳng có điều ám muội, ngoài cửa miệng giữ gìn cho sáng suốt, thẳng suốt rõ ràng, mau khai tâm địa.

Phàm trong đạo hiếu, có cái hiếu của người tại gia, có cái hiếu của bậc xuất gia. Hiếu của người tại gia là: cha mẹ có yêu, mình mừng mà chẳng quên; cha mẹ có ghét, mình nhọc mà chẳng oán. Đem hết sức mà phụng dưỡng, lưu tâm thuận theo vẻ mặt của mẹ cha. Hiếu của bậc xuất gia là: cắt đứt tình ái, lìa bỏ người thân, tiết chế việc ăn uống mà quay về hợp với bản tính, hiểu sâu lý vô vi, trên đáp đền ơn đức cao dày, nương theo đường giải thoát, báo hiếu mẹ cha theo cách mạnh mẽ và nhanh chóng, chẳng những được lợi ích trong tương lai, mà ngay đời hiện tại cũng được phần công quả.

Cho nên, đức Như Lai vượt thành lúc nửa đêm, thành đạo trên núi Tuyết; tổ Lư Năng để tiền cho mẹ, nối pháp tại Hoàng Mai. Nhưng dù đã tu hành dứt lòng ái luyến, cũng phải lo việc báo đáp ân đức mẹ cha. Bởi vậy nên Phật lên cung Đao-lỵ thăm mẹ, về đền Ca-duy viếng cha. Dầu cho nghèo khó không chỗ nương nhờ, cũng nên đích thân phụng dưỡng hầu hạ. Cho nên, vì ông Tất-lăng-già tận hiếu mà Phật chế giới, Nhẫn Đại sư làm nhà nuôi mẹ, Trần Mục châu may dép nuôi mẹ, Lãng Pháp sư gánh cha mẹ đi tham học.

Vậy nên, bậc xuất gia lấy pháp vị làm mùi ngon ngọt, cũng không quên báo đáp công ơn nuôi dưỡng tự ấu thời; dù lấy Phật sự làm việc cần lao, cũng chẳng bỏ lễ nghi đúng đắn của thế tục.

Chẳng những cha mẹ một đời, mà cha mẹ nhiều đời cũng đều phải lo báo đáp; chẳng những cha mẹ của một thân này, mà cha mẹ ở khắp pháp giới cũng đều độ thoát, cùng đến bờ giác ngộ.

Há chỉ có Châu công thuận với đạo trời, cảnh tỉnh kẻ lầm mê còn có Khảo Thúc được tôn thuần hiếu.

Đạo hiếu của hàng xuất gia, lợi ích phổ cập lớn thay! Còn như nhân duyên chưa hòa, cha mẹ chẳng thuận, thì nên gắng hết sức giữ tròn đạo hiếu tại gia, khuyến khích cha mẹ tu trì để tạo mối nhân duyên xuất thế. Nếu có thể biết tục là chân, cũng là con đường thẳng lên cõi Phật.

Những mong noi theo nết cũ, trở lại làm trẻ thơ, đừng rời xa giường gối mẹ cha. Đáp đền ơn nuôi dưỡng sanh thành, cũng là đến Nhất thừa trọn vẹn. Nếu người tại gia thật sự giữ tròn được hạnh Bồ Tát, thì những bậc xuất gia cao quý cũng nên noi theo gương ấy. Chẳng nên chăm chăm giữ việc tu hành theo Phật mà chẳng hết lòng hiếu dưỡng mẹ cha. Như ai có hiểu và cảm nhận được lẽ này, nên xét kỹ lại mình cho tròn đạo hiếu.

Than ôi! Ngày tháng trôi qua thấm thoát, công ơn cha mẹ há dễ quên sao? Còn được thấy cha mẹ hiện tiền, khác nào như Phật tại thế. Lấy sự báo hiếu mẹ cha làm đức, đó chính là niệm Phật thành công.

Nên biết, cha mẹ vui lòng thì chư Phật hoan hỷ, tâm này trong sạch thì cõi Phật thanh tịnh. Có thể nói là:

Đồng nội trải xa không đồi núi.
Nắng soi nước chiếu chẳng phân hai!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên