Cội nguồn của Mật Tông

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Thiền sư Duy Lực (Trong Duy Lực Ngữ Lục) nói :
Hỏi: Tại sao đã có Thiền tông rồi lại còn có Mật tông ?

Đáp
(T/s Duy Lực): Mật tông lúc ban đầu kỳ thật là của ngoại đạo, sau khi Phật nhập Niết bàn mấy trăm năm, do ngài Long Thọ, Tổ thứ 14 của Thiền tông chỉnh sửa lại, khiến những ngoại đạo đương thời trở về chánh pháp, nên ngài làm Tổ cho sáu môn phái.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?22647-Học-Tham-Thiền-amp-đọc-tham-thiền/page6
Đạo hữu hoatihon phát hiện ra câu này Sai, nhưng vì không muốn làm loãng chủ đề "Học Tham Thiền & đọc tham thiền" nên không nói cạn lời, nay H/p lập Thread này, xin mời quý vị Thiện tri thức góp ý cho rõ trắng đen.

1.
"Mật tông lúc ban đầu kỳ thật là của ngoại đạo" là đúng hay sai ?

2. Sai điểm nào ? Vì sao ?

Xin kính mời góp ý !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong "Phật Học Quần Nghi" của Hòa Thượng Thánh Nghiêm có nói về:
44. MẬT GIÁO LÀ GÌ? <=== Bấm vào để xem!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính cám ơn bác Tuấn Tú !

Xin chào tất cả các vị Thiện Hữu Tri Thức !

Phó Tổng Quản đã đưa bài này vào đây, Mod hoatihon thì đang bận với 2 chủ đề Kinh Kim Cang và Kinh Ngọc, Trí cảm thấy mình có trách nhiệm lên tiếng dùm. Sau đây cũng chỉ là những ý kiến vụn vặt mà Trí học lóm được của một thành viên kỳ cựu trong diễn đàn này, nếu Trí có nói gì sai mong quý vị cải chính cho :

1.--- Lúc bấy giờ, Phật bảo các Bồ-tát và tất cả đại-chúng: "Các thiện-nam-tử! Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai. Lại bảo đại-chúng: "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai".
Lại bảo các đại-chúng: "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai".
Lúc đó đại-chúng Bồ-tát, ngài Di-Lặc làm đầu, chắp tay bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Cúi mong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật". Ba phen bạch như thế rồi lại nói: "Cúi mong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật".

2. --- Bãy giờ, đức Thế-Tôn biết các vị Bồ-tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng: "Các ông lóng nghe! Sức bí-mật thần-thông của Như-Lai, tất cả trong đời, trời, người và A-tu-la đều cho rằng nay đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già-da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo-tràng được Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác.

"Nhưng, thiện-nam-tử! Thực ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô-lượng vô-biên trăm nghìn muôn ức na-do-tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi tam-thiên, đại-thiên, giả-sử có người nghiền làm vi-trần qua phương Đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía Đông như thế cho đến hết vi-trần đó.
Các thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Các thế-giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?"
Di-Lặc Bồ-tát, thảy đều bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Các thế-giới đó vô-lượng vô-biên, chẳng phải tính được, đếm được, cũng chẳng phải tâm-lực biết đến được. Tất cả Thanh-văn, Duyên-giác dùng trí vô-lậu, chẳng có thể suy-nghĩ biết được hạn số đó, chúng con trụ bậc bất-thối, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt.
Thế Tôn! Các thế-giới như thế, nhiều vô-lượng vô-biên".
3. --- Bấy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử ! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.


http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa5.htm#18





Kính quý vị ! theo Trí, Học Phật pháp thì chúng ta có thể "sờ mó", còn muốn biết Phật pháp thì phải vượt lên trên "sờ mó". Câu tuyên bố của vị T/s trên vì dùng phương pháp "sờ mó" cho nên đã phát biểu sai về Mật Tông.

Theo quý vị, đức Phật Thích Ca sống đến 80 tuổi rồi chết là đúng hay thật sự đức Phật Thích Ca chưa hề sanh ra và cũng thường trụ với thời gian như đoạn Kinh trên ?

Vị nào tin rằng đức Phật Thích Ca sống đến 80 tuổi rồi chết, thì xin mời bước ra ngoài Phật Học Phổ thông mà học, vì đọc bài ở đây chỉ phí phạm thời gian mà thôi, không được ích lợi gì hết.

-------------------

Mật Tông không phải chỉ mới có sau khi Ngài Long Thọ khai sáng, mà Mật tông HẰNG HỮU TRONG PHÁP GIỚI, Ngài Long Thọ chỉ là một trong nhiều vị "Khai Mật Tạng Vương".

Một vũ trụ hình thành, một vũ trụ hoại diệt, vô lượng vũ trụ hình thành, vô lượng vũ trụ hoại diệt; Mật Tông vẫn vậy VẪN ÂM THẦM CỨU ĐỘ CHÚNG SINH, như câu đức Phật đã tuyên bố trên :

Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.........

Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Thiền sư Duy Lực (Trong Duy Lực Ngữ Lục) nói :

Đạo hữu hoatihon phát hiện ra câu này Sai, nhưng vì không muốn làm loãng chủ đề "Học Tham Thiền & đọc tham thiền" nên không nói cạn lời, nay H/p lập Thread này, xin mời quý vị Thiện tri thức góp ý cho rõ trắng đen.

1. "Mật tông lúc ban đầu kỳ thật là của ngoại đạo" là đúng hay sai ?

2. Sai điểm nào ? Vì sao ?

Xin kính mời góp ý !

Kính đh Hắc Phong , bác Tuấn Tú , các đạo hữu Hoa Ti Hon, Hoàng Trí
Xin kính góp ý cùng đh
Xin thưa là theo mình biết , không phải riêng gì bài viết của HT TDL , hầu như mọi tài liệu đều viết , Mật tông bắt nguồn từ Mật giáo Ấn độ.
Mật tông là một tông phái của Phật giáo , được hình thành từ thời điểm nào trên thế giới của hành tinh này , không cần biết , thì cũng có thể nói là mục đích của Mật tông Phật giáo là tu thành Phật .Còn Mật tông của ngoại đạo thì không có mục đích giống , vì đã gọi là ngoại đạo, sao tu thành Phật ? Cho nên nói :"Mật tông lúc ban đầu kỳ thật là của ngoại đạo " cũng không phải là sai nhưngcũng không đúng .Không sai là vì chúng ta biết ngoại đạo cũng có môn tu trì chú (chân ngôn )gọi là Mật Giáo Ấn Độ, nên Mật giáo là của Ấn độ giáo .Còn không đúng là vì , tông phái tu của Phật giáo gọi là Mật tông Phật Giáo chẳng lẽ do ngoại đạo mà có ?Nói một cách thực tế thì :
- Mật tông Phật giáo dựa trên trì chú , kết ấn ... mà

1-thần chú ( Đà la ni , Chân ngôn )thì đã được sử dụng từ khi đức Phật còn tại thế :"Trong kinh Trường A Hàm , quyển 12 , kinh Đại Hội , Phật hàng phục chư Thiên nên kết một số chú .Trong kinh Tạp A Hàm quyển 5 , kinh 252, Ưu ba tiên na , Phật có đọc chú hộ thân tránh độc xà cho Xá lợi Phất ." (Một tác giả nghiên cứu Mật tông Phật giáo đã viết ).Cũng cùng tác giả ấy đã viết

2-Mật chú là chân ngôn , có từ năm nguồn gốc là :Lời nói của Như Lai , lời nói của Bồ tát , lời nói của Nhị Thừa , lời nói của chư Thiên , lời nói của Địa cư thiên ( quỷ thần ).Mật tông lấy sự quán tụng chân ngôn làm pháp môn chủ yếu .

... Mật chú có nguồn gốc từ Bà la môn giáo tối sơ bị Phật cấm tuyệt , sau dó do ngoại đạo xuất gia theo Phật giáo ngày càng nhiều , Phật giáo dần dần hấp thụ Mật chú ..."

Hầu hết các tài liệu thường nói như vậy , nhưng không nói rõ ,Mật chú của Mật giáo Ấn Độ mà Phật giáo hấp thụ là những "Mật chú " nào .

Còn nếu xét về phương diện chân ngôn là lời nói của Như Lai , Bồ Tát , Nhị Thừa , thì theo thiển ý ,không thể xuất phát từ Mật giáo Ấn độ


3- Trong kinh Đại thừa Bi Hoa , phẩm Đà La Ni , đã thừa nhận việc lời nói của Phật kết thành Chân Ngôn, khi nói về pháp môn Đà La Ni giải liễu nhất thiết .
Bấy giờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo các vị Bồ tát :"Thiện nam tử , nếu Bồ tát nào tu pháp môn Đà la ni Giải Liễu nhất thiết này , vị ấy liền thành tựu được tám mươi bốn ngàn pháp môn Đà la ni, bảy mươi hai ngàn pháp môn tam muội , sáu mươi ngàn các pháp môn khác.Vị ấy liền thành tựu đại bi, hiểu rõ 37 pháp trợ đạo, đạt nhất thiết trí , không có chướng ngại "

Kinh nói 84.000 pháp môn của Phật mỗi một pháp môn có một câu chân ngôn đi kèm giúp cho người tu được giác ngộ pháp môn ấy , như pháp môn 37 phẩm trợ đạo , pháp môn bốn niệm xứ .. vv ..
Trong kinh Pháp Hoa cũng có phẩm Đà La Ni nói về việc sử dụng Chân Ngôn.
Và khi một câu đã có phần là sai (không đúng ) trong đó , thì coi như là sai .
Theo mình hiểu như vậy xin chia sẻ
Kính
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính đh Hắc Phong , bác Tuấn Tú , các đạo hữu
Xin kính góp ý cùng đh
Xin thưa là theo mình biết , không phải riêng gì bài viết của HT TDL , hầu như mọi tài liệu đều viết , Mật tông bắt nguồn từ Mật giáo Ấn độ.

Kính

Chào cô Phi Thụy Du !

Xin phép, cho h/t nói thẳng những gì mình nghĩ.

Có lẻ học Phật pháp chúng ta không nên chỉ tin vào những gì "sờ mó" được, những gì "nghe nói lại", bởi vì lục căn mê lầm của những kẻ phàm phu như chúng ta tự bản chất đã rất nhiều sai trái rồi.

---------------

Phật giáo là gì ? Là một lớp học lớn, trong đó học trò là những chúng sinh mê lầm, Thầy, Cô là những vị Giác Ngộ từng bậc, hoặc là những vị Đại Giác Ngộ.

Ngoại đạo là gì ? Là những chúng sinh còn Mê lầm mở lớp dạy đạo cho những chúng sinh mê mờ khác.

Sở dĩ Phật giáo xuất hiện trên thế gian là nhằm giới thiệu lại cho chúng ta CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, điều mà Hàng Nhị Thừa chưa biết đến, Ngoại Đạo lại càng không biết gì.

Dù là những chúng sinh nặng nề nghiệp chướng dưới Địa ngục, dù là Ngoại Đạo, dù là hàng Nhị Thừa; Phật giáo có bỏ mặc không cứu độ hay sao ?

Không đâu ! Từ nơi Thể Chân Như Bất Nhị một thể "Nhiếp Hóa Chúng sinh" đã và đang hành động, đó là Đà La Ni Tạng.

Đà La Ni Tạng là GỐC của tất cả thần thông, huyền bí. Hành giả tu theo đạo Phật, ngoài chuyện được sự soi sáng của Tuệ Đại Bát Nhã còn được sự hộ trì giúp đở của Thể Chân Như mà đại diện là Thể Báo Thân Phật, Báo thân Đại Bồ tát : ĐÀ LA NI TẠNG !

Như đã nói ĐÀ LA NI TẠNG 'TẬN ĐỘ" CHÚNG SINH cho nên tất cả chúng sinh không luận "bò, bay, mái, cựa" gì cũng được "liếm láp chút đỉnh", đó là những thần thông hiễn linh, bùa chú của Ngoại Đạo.

Ví dụ như một cần cẩu ở bến cảng sức nâng cả trăm tấn, mà có kẻ chỉ dùng để nâng một bao xi măng, thì không thể gọi là biết sử dụng trục cần cẩu.

Cũng thế Ngoại đạo tuy có thể biết bùa chú ấn nhưng chỉ có thể ứng dụng trong phạm vi nhỏ hẹp, những chuyện giữa người và người, giữa người và ma quỷ, giữa người và thần linh.

Còn những bậc Đại Giác Ngộ trong Phật giáo là bậc đã "cầm nắm" Đà La Ni Tạng thì có thể làm được những chuyện mà chỉ nghe thôi chúng ta đã hết hồn rồi :

Duy Ma Cật nói:

-Xá Lợi Phất! Chư Phật Bồ Tát có pháp môn giải thoát gọi là Bất Khả Tư Nghì. Nếu Bồ Tát trụ pháp giải thoát đó, đem núi Tu Di cao rộng để trong hạt cải mà chẳng thêm bớt, tướng chúa núi Tu Di vẫn như cũ. Tứ Thiên Vương và Ðao Lợi chư Thiên cũng chẳng hay biết mình đã vào đó, chỉ có người đáng độ mới thấy núi Tu Di vào trong hạt cải thôi, ấy gọi là pháp môn Giải Thoát Bất Khả Tư Nghì.

Lại nữa, Bồ Tát đem nước của bốn biển lớn để vào một lỗ chân lông, mà các loài thủy tộc như: cá, rùa, tôm, cua, v.v... chẳng bị khuấy động, tánh biển vẫn y như cũ. Các loài rồng, quỷ thần, A Tu La, v.v... cũng chẳng hay biết mình đã vào đó, đối với những chúng sanh ấy cũng chẳng bị khuấy động.

Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ nơi giải thoát Bất Khả Tư Nghì, rút lấy đại thiên thế giới, như lấy đồ gốm để trong bàn tay phải, quăng ra ngoài hằng sa thế giới, rồi đem trở lại chỗ cũ, mà chúng sanh ở trong đó chẳng hay biết mình bị di chuyển qua lại từ xa, tướng thế giới này cũng vẫn y như cũ.

Xá Lợi Phất! Hoặc có chúng sanh đáng độ, mà ham trụ lâu nơi thế gian, thì Bồ Tát biến hiện bảy ngày dài như một kiếp, khiến chúng sanh kia tưởng là một kiếp. Hoặc có chúng sanh đáng độ mà chẳng ham trụ lâu thì Bồ Tát rút một kiếp lại thành bảy ngày, khiến chúng sanh ấy tưởng là bảy ngày.

Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ nơi Giải Thoát Bất Khả Tư Nghì, đem sự nghiệp trang nghiêm của tất cả cõi Phật gom trong một quốc độ để thị hiện cho chúng sanh biết. Lại nữa, Bồ Tát ấy đem chúng sanh trong tất cả cõi Phật, để trên bàn tay phải bay khắp mười phương thế giới, bày ra cho ai cũng thấy mà chỗ ở vẫn như cũ, chẳng bị lay động.

Xá Lợi Phất! Những đồ cúng dường chư Phật của mười phương chúng sanh, Bồ Tát khiến đều hiện nơi một lỗ chân lông cho ai cũng được nhìn thấy, khiến tất cả nhật nguyệt tinh tú trong cõi mười phương cùng hiện nơi một lỗ chân lông cho tất cả đều thấy.

Xá Lợi Phất! Tất cả khắp mười phương thế giới, Bồ Tát hút vào trong miệng mà thân hình chẳng thêm bớt, cây cối cũng chẳng gãy ngã. Khi kiếp hỏa cháy tan cõi mười phương, Bồ Tát đem kiếp hỏa ấy để trong bụng, hỏa đang cháy mà bụng chẳng bị thương tổn. Bồ Tát từ hằng sa thế giới nơi phương dưới, đem một cõi Phật đưa lên phương trên, đi qua hằng sa thế giới như cầm mũi kim ghim một lá táo, mà tất cả chúng sanh trong đó chẳng thấy khuấy động.

Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ nơi Giải Thoát Bất Khả Tư Nghì, dùng thần thông hiện làm thân Phật, hoặc hiện thân Duyên Giác, hoặc hiện thân Thanh Văn, hoặc hiện thân Ðế Thích, hoặc hiện thân Phạm Vương, hoặc hiện thân vua chúa thế gian, hoặc hiện thân Chuyển Luân Pháp Vương. Lại khiến tất cả âm thanh lớn nhỏ trong mười phương thế giới đều biến thành âm thanh của Phật, diễn ra các tiếng vô thường, khổ, không và vô ngã, v.v... cho đến mỗi mỗi pháp của mười phương chư Phật sở thuyết đều ở trong đó, ai cũng được nghe.

Xá Lợi Phất! Nay ta lược thuyết năng lực của Bồ Tát giải thoát bất khả tư nghì như thế, nếu nói rộng ra thì cùng kiếp cũng chẳng hết.

http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhduymacat/duymacat/kinhduymacat6.htm

Chuyện này xảy ra cùng thời với đức Phật Thích Ca, Ngài Duy Ma Cật "nói được làm được", thử hỏi thời đó Mật giáo Ấn độ có làm được 1/1.000.000.000 những điều trên hay không mà cho là Mật Tông Phật giáo bắt nguồn từ Mật Giáo Ấn độ.
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Không đâu ! Từ nơi Thể Chân Như Bất Nhị một thể "Nhiếp Hóa Chúng sinh" đã và đang hành động, đó là Đà La Ni Tạng.

Đà La Ni Tạng là GỐC của tất cả thần thông, huyền bí. Hành giả tu theo đạo Phật, ngoài chuyện được sự soi sáng của Tuệ Đại Bát Nhã còn được sự hộ trì giúp đở của Thể Chân Như mà đại diện là Thể Báo Thân Phật, Báo thân Đại Bồ tát : ĐÀ LA NI TẠNG !

Như đã nói ĐÀ LA NI TẠNG 'TẬN ĐỘ" CHÚNG SINH cho nên tất cả chúng sinh không luận "bò, bay, mái, cựa" gì cũng được "liếm láp chút đỉnh", đó là những thần thông hiễn linh, bùa chú của Ngoại Đạo.
Kính anh hoangtri !
Chỗ này xin anh nói chậm lại dùm, em nghe không kịp, không hiểu gì hết ráo áh !
Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Thiền sư Duy Lực (Trong Duy Lực Ngữ Lục) nói :

Đạo hữu hoatihon phát hiện ra câu này Sai, nhưng vì không muốn làm loãng chủ đề "Học Tham Thiền & đọc tham thiền" nên không nói cạn lời, nay H/p lập Thread này, xin mời quý vị Thiện tri thức góp ý cho rõ trắng đen.

1. "Mật tông lúc ban đầu kỳ thật là của ngoại đạo" là đúng hay sai ?

2. Sai điểm nào ? Vì sao ?

Xin kính mời góp ý !

Thưa các bạn
Ngoài phép tu hành trì chân ngôn , mật tông Phật giáo có những phép tu khác , trong đó một phần quan trọng là Du Già (Yoga ) và Vô Thượng Du Già (Vô thượng Yoga ).
Mời các bạn xem qua lời này và tự thẩm định ý nghĩa có phải Mật tông lúc ban đầu kỳ thật là của ngoại đạo hay không .

Sự quan hệ giữa Mật tông với Du Già
Mật giáo còn được gọi là Du Già giáo .Từ Yoga được thấy sớm nhất trong Lê Câu Phệ Đà (Rig Veda , còn được dịch là Tân Tụng Minh Luận ), sau được sử dụng đến thời đại Upanishad .Du Già là phương pháp dựa vào sự điều tức , quán lý "PHạm , ngã nhất như " để hợp nhất với Phạm (Brahman ).Phật giáo hấp thụ phương pháp này , dùng Xa ma tha ( Sa matha , chỉ ) và Tì Bát Xá Na (Vipasyana , Quán )chính là để đạt đến trạng thái tương ưng hợp nhất với chính lý .Phật giáo áp dụng Du Già từ Phật Thích Ca , nhưng Phật Thích Ca không xem Du Già là phương pháp tối cao để đạt tới giải thoát , cần phải kết hợp với Giới và Tuệ , thì Định ( Chỉ Quán ) mới được Phật khuyến khích .Phật Thích Ca đặc biệt xem trọng Bát Chánh Đạo , đứng đầu và điều kiện tiên quyết trong Bát Chính đạo là Chính kiến .Phạm vi của Bát Chính Đạo là Tam Học Giới , Định , Tuệ .Do đó Phật Thích Ca không phải là hành giả Du Già của chủ nghĩa tu ĐỊNH .Du Già được Phật Giáo vận dụng nhưng không xem là phương pháp triệt để .Tuy nhiên , trong Du Già pháp của Mật Tông trung kỳ , vì ảnh hưởng của bộ Du Già kinh của Pantanjali (thế kỷ 5, phái Số Luận )) nên cho rằng Du Già có thể đạt thành tất cả mọi mục đích thế gian và xuất thế gian , dựa vào nội chứng tu nghiệm thì có thể thành Phật
(Trích MẬT TÔNG PHẬT GIÁO , Nguyễn Tuệ Chân )

Du Già (Yoga ) là gì ?
Thuật ngữ Yoga có nghĩa là đặt mình dười một cái ách , điều ngự , cột thắt lại , chuẩn bị , chuyên chú .Trong các hệ thống học phái Yoga thì thuật ngữ này chỉ đến hai nhánh , tu học luyện thân và luyện tâm, giúp hành giả nâng cao năng lực Thân , Tâm cũng như những hoạt động của chúng trong chính mình , điều hòa chúng để rồi có thể tiến đến cấp bậc toàn hảo tâm linh

Thuật ngữ Yoga rất cổ .Trong những bộ Áo Nghĩa Thư , quan trọng nhất người ta tìm thấy các miêu tả phương pháp tập trung vào thiền định .Áo Nghĩa Thư ghi rõ nguyên tắc thực hành yoga : tư thế thân điều chế các giác quan và tâm thức và cách điều vận hơi thở .Áo Nghĩa Thư Maitri Upanishad 6- 18 nới về yoga với sáu thành phần
1- Điều tức (pranayama):điều chế hơi thở
2- Chế cảm(pratyahara) : thâu tóm giác quan
3-Tĩnh lự (dhyana ): thiền
4-Chấp Trì (Dhyana ): Dán tâm vào một nơi
5-Tầm tư (Tarka) :tư duy tìm hiểu )
6- Tam ma địa (Sammadhya ) :tâm đạt định .

Cũng trong Áo Nghĩa Thư này người ta tìm thấy định nghĩa YOGA là kết hợp
"Vì qua đó mà người ta có thể kết hợp hơi thở , âm tiết OM và toàn thế giới với tất cả những hiện dạng của nó nên được gọi là yoga
Không chỉ những truyền thống Ấn Độ giáo chính thống , mà ngay những truyền thống được xem là bên ngoài cũng thực hiện Yoga .Ví dụ như các thánh nhân trong Kỳ Na Giáo được xem là những vị am tường phép Yoga .Ngay Phật Thích Ca cũng thực hành Yoga và kinh điển Phật giáo thường nhắc đến các phương pháp tập trung lắng đọng tâm thức cũng như miêu tả các trạng thái thiền định .Một trong hai trường phái lớn của Phật giáo Đại Thừa là Duy Thức Tông cũng có tên khác là Du Già hành phái , chính vì các đại biểu trường phái này đặc biệt chú tâm đến thực hành Yoga
(WIKIPEDIA - Trang Yoga )
Trong mật tông Phật giáo , có xử dụng sáu pháp Yoga , có bộ Vô thượng Du Già ,phép tu "Lạc Không Song Vận".
Nhưng như tác giả Nguyễn Tuệ Chân đã nói rất rõ , Phật Thích Ca cũng như Mật Tông Phật giáo không thực hành Yoga theo chủ nghĩa Định của pháp tu như là Yoga cổ điển , có nghĩa là Định của mật tông Phật giáo thì khác với Định của "chủ nghĩa tu Định ".

Kiến giải non kém , chỉ xin góp ý làm cho rõ phần nào câu hỏi của ĐH Hắc Phong .

Thưa các bạn
Xin có đôi lời trước khi chào các bạn .
Đức Phật vì một đại nguyện mà ra đời hóa độ chúng sinh
Được giáo hóa trong trí tuệ rạng ngời của chư Phật , chúng ta đang học tu theo đạo của đức Thích Ca Mâu Ni từ phụ , ngài đã thị hiện nơi hành tinh này nơi chúng ta đang hiện nghiệp để giáo hóa ba cõi.Và với tư cách của người đang học Phật nơi hành tinh này , câu chuyện trên chúng ta bàn dù sao đi nữa cũng vẫn là một câu chuyện hiện hữu nơi hành tinh của chúng ta.Sau 49 năm thuyết pháp , đức Phật đã nói :"Ta chẳng hề nói một lời nào "...Vâng , tất cả chỉ là phương tiện...
Chúc các bạn tinh tấn
Kính
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính anh hoangtri !
Chỗ này xin anh nói chậm lại dùm, em nghe không kịp, không hiểu gì hết ráo áh !
Kính !

Chào Ngọc Tuấn ! Vậy thì h/t sẽ nói khúc chiết, có đầu có đuôi. Các bạn từ từ theo dõi nhá !

----------------

Nhưng mà khoan đã, h/t phải trả lời cho cô Phi Thụy Du trước.

Trước hết chúng ta cám ơn nhà học giả Nguyễn Tuệ Chân đã giúp thêm kiến thức cho chúng ta. Chúng ta cũng cám ơn trang (WIKIPEDIA - Trang Yoga ). Tuy nhiên ở Kinh Kalama đức Phật cũng có nhắn nhủ chúng ta chớ vội tin những gì thiên hạ nói (dù cho đó là ai).

Cô Phi Thụy Du ơi !

Chủ đề của chúng ta là "CỘI NGUỒN CỦA MẬT TÔNG" chớ không phải là những "cành lá Mật Tông" hay những "ứng dụng râu ria của Mật Tông":

Yoga, mọi Thần thông, mọi bùa chú, giáng điễn, giáng cơ, ngải nghệ, Thần quyền, ......v....v... đều là những ứng dụng râu ria của Mật Tông hết.

Gốc của Mật Tông là Đà La Ni Tạng đó !

Chúng ta hãy nhớ rằng chuyện hằng trăm thế kỷ của loài người "chả có nghĩa lý gì hết" thì yoga dẫu có 6000 năm tuổi cũng chả có nghĩa lý gì.

Tuổi thọ của quả địa cầu tuy là lớn lắm (lâu xa vô cùng với chúng ta) nhưng cả một giải Ngân Hà vẫn có "ngày tàn" kia mà (ngày mà nó bị hút vào một "lỗ đen" của vũ trụ).

Một vũ trụ này mất đi, một vũ trụ khác sinh ra, vô lượng vũ trụ nối tiếp nhau. Đà La Ni Tạng vẫn hiện hữu đúng theo nghĩa BẤT SINH BẤT DIỆT.

Mọi người đều biết Thể Pháp Thân Chư Phật BẤT SINH BẤT DIỆT có đúng không ?! Thì Đà La Ni Tạng _ Sức sống tuyệt vời của Chân Lý _ cũng BẤT SINH BẤT DIỆT như thế.

Đà La Ni Tạng thì chúng ta không thể thấy biết, nhưng các biểu thể hiện của Đa La Ni Tạng thì trên thế gian này đã được minh họa nhiều rồi :

DaiNhatNhuLai_zpsed891ac3.jpg


DaiNhatNhuLai2_zpsbf7df1e7.jpg


lucdaoluanhoi_zpsf277bcc0.jpg


dakini_zpsda63a2ab.jpg


dakini2_zps7f900788.jpg


dakini_tk58_zps25db25c6.jpg


dakiniskydancer_zps6c295ed5.jpg


dĩ nhiên là còn nhiều nữa, nhưng xin các bạn đừng cho những hình ảnh minh họa nầy là thật, là cố định, tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng ta cần biểu trưng nào cho thích hợp hoàn cảnh. Nói chung chỉ là những Ứng Tác của Đà La Ni Tạng trong cõi vô minh nầy mà thôi.

(Nếu con có nói lở lời thì :

NAM MÔ CẦU SÁM HỐI BỒ TÁT
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào bạn Hoàng Trí
Xin phép hỏi bạn vài điều nhé
Đà La Ni có nghĩa là Tổng Trì , gìn giữ (pháp Phật )
Có bốn loại tổng trì :
1- Văn Đà la ni
2- Chú Đà la ni
3- Nghĩa Đà la ni
4- Nhẫn Đà la ni
Còn bạn nói "Đà La Ni Tạng " ?
Nghĩa là bạn nói Chân Tâm phải không ?
Vì sao câu hỏi của bạn Hắc Phong , mình trả lời ngay vấn đề trước mắt , như câu hỏi đưa ra .
Còn bạn lại lái câu hỏi ra ngoài thực tại hiện tiền tức vấn đề trước mắt ,và đưa vào hỏi và trả lời về Chân Lý Cứu Cánh của Mật Tông .

Và bạn nói : kinh Kalama dạy , đừng vội tin những gì người khác nói .Như vậy là bạn không tin những điều của những tác giả ấy nói ?

Hy vọng bạn Hoàng Trí vui vẻ với lời góp ý này
Kính
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính quý vị ! theo Trí, Học Phật pháp thì chúng ta có thể "sờ mó", còn muốn biết Phật pháp thì phải vượt lên trên "sờ mó". Câu tuyên bố của vị T/s trên vì dùng phương pháp "sờ mó" cho nên đã phát biểu sai về Mật Tông.

Theo quý vị, đức Phật Thích Ca sống đến 80 tuổi rồi chết là đúng hay thật sự đức Phật Thích Ca chưa hề sanh ra và cũng thường trụ với thời gian như đoạn Kinh trên ?

Vị nào tin rằng đức Phật Thích Ca sống đến 80 tuổi rồi chết, thì xin mời bước ra ngoài Phật Học Phổ thông mà học, vì đọc bài ở đây chỉ phí phạm thời gian mà thôi, không được ích lợi gì hết.

-------------------

Mật Tông không phải chỉ mới có sau khi Ngài Long Thọ khai sáng, mà Mật tông HẰNG HỮU TRONG PHÁP GIỚI, Ngài Long Thọ chỉ là một trong nhiều vị "Khai Mật Tạng Vương".

Một vũ trụ hình thành, một vũ trụ hoại diệt, vô lượng vũ trụ hình thành, vô lượng vũ trụ hoại diệt; Mật Tông vẫn vậy VẪN ÂM THẦM CỨU ĐỘ CHÚNG SINH, như câu đức Phật đã tuyên bố trên :

Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.........

Kính !

Kính cám ơn anh hoangtri đã khai sáng cho hungcom !

Vẫn biết chúng ta vẫn trông cậy rất nhiều ở những vị Học Giả, nhưng .......có những cái mà sử sách không có thì "học giả" không có gì để "sờ mó" được. Cái biết bằng phương pháp "sờ mó" thì rất hạn chế, thường dẫn đến những kết luận sai lầm.

Những điều anh viết có đúng gì hay không tuy chưa xác định được, nhưng "nó" rất mới, "nó" nằm ngoài sử sách, phải chăng vì "nó" MẬT ?!

Nhưng ít nhất "nó" cũng mở ra một chân trời mới, thoáng đảng hơn, bổ ích hơn là phải "gặm bả mía".

Với hungcom, trả lời như anh h/t mới là tìm đúng "CỘI NGUỒN MẬT TÔNG", còn nghe theo lời những vị học giả thì chúng ta chỉ như "con sâu bò loanh quanh trên chiếc lá", con sâu thì chỉ biết chiếc lá, dầu có đầu thai lên xuống hàng trăm lần cũng chỉ biết chiếc lá mà thôi, không đời nào biết được CỘI NGUỒN !

Cám ơn anh h/t đã chia sẻ, hungcom xin rửa tai lắng nghe.
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Chào bạn Hoàng Trí
Xin phép hỏi bạn vài điều nhé
Đà La Ni có nghĩa là Tổng Trì , gìn giữ (pháp Phật )
Có bốn loại tổng trì :
1- Văn Đà la ni
2- Chú Đà la ni
3- Nghĩa Đà la ni
4- Nhẫn Đà la ni
Còn bạn nói "Đà La Ni Tạng " ?
Nghĩa là bạn nói Chân Tâm phải không ?
Vì sao câu hỏi của bạn Hắc Phong , mình trả lời ngay vấn đề trước mắt , như câu hỏi đưa ra .
Còn bạn lại lái câu hỏi ra ngoài thực tại hiện tiền tức vấn đề trước mắt ,và đưa vào hỏi và trả lời về Chân Lý Cứu Cánh của Mật Tông .

Và bạn nói : kinh Kalama dạy , đừng vội tin những gì người khác nói .Như vậy là bạn không tin những điều của những tác giả ấy nói ?

Hy vọng bạn Hoàng Trí vui vẻ với lời góp ý này
Kính

Vì sao câu hỏi của bạn Hắc Phong , mình trả lời ngay vấn đề trước mắt , như câu hỏi đưa ra .
Còn bạn lại lái câu hỏi ra ngoài thực tại hiện tiền tức vấn đề trước mắt ,và đưa vào hỏi và trả lời về Chân Lý Cứu Cánh của Mật Tông
.

Kính cô Phi Thụy Du !

Há không phải "Cái thực tại hiện tiền trước mắt" là cặp kính mà chúng ta đeo hàng ngày đó sao ?
Nếu chúng ta chỉ dòm cặp kính thì chúng ta sẽ không KHÔNG THẤY GÌ HẾT !

Nhờ không quan tâm đến "cặp kính" chúng ta mới thấy được cái cần thấy.

Kính cô Phi Thụy Du ! H/t không có ý định "giành" đúng sai với các nhà Học giả, với Thiền sư Duy Lực để mà làm gì; h/t chỉ muốn làm lợi ich cho tất cả chúng ta mà thôi.

Ngày xưa khi đức Phật đi khất thực, một con voi dữ được cho uống rượu say rồi thả ra với mưu đồ con voi dữ sẽ dẫm chết đức Phật, hoặc ít ra đức Phật cũng quăng bát mà chạy trốn (?). Nhưng chuyện xảy ra ngược lại, con voi chạy đến trước đức Phật quỳ xuống. Người ta phỏng đoán rằng đức Phật đã dùng lòng Từ Bi cảm hóa con voi dữ ?! Chỉ là phỏng đoán thôi chứ không ai biết được sự thật chuyện gì đã xảy ra !
ducphatcuudovoidu_zps928e6b11.jpg

Rồi thêm chuyện chàng Vô-não nữa, hắn nghe theo lời ngoại đạo đã tìm giết 999 người rồi, kiếm người thứ 1000 không ra hắn toan giết mẹ, và đức Phật đã xuất hiện, hắn mừng rỡ bỏ Mẹ chạy theo toan giết đức Phật, nhưng dầu cho hắn có chạy "thục mạng" vẫn không theo kịp "cái người đang khoan thai bước" trước mặt :

ducphatgiaohoakedaiac_zpsfa490d58.jpg

Chuyện gì đã xảy ra ? Chúng ta không thấy chép lại trong 2 trường hợp đó, đức Phật đã bắt Ấn gì, dùng câu chú nào cả, thế mà tại sao lại kỳ diệu đến thế ?!

Những chuyện này là MẬT đó, tuy chưa có Mật Tông trên thế gian, nhưng Mật Lực Đà La Ni Tạng thì chưa bao giờ ngừng nghỉ Nhiếp Hóa Chúng Sinh, Tổng Trì là vậy đó !

Chữ Đà La Ni sở dĩ không được thay thế bằng riêng cụm từ Tổng Trì vì còn nhiều nghĩa khác nữa như Nhiếp Hóa, An Bày, Diệt tận Độ, Bất Động, .......v....v....

Như thế, không phải h/t "lái" vấn đề đi, mà là trả lại CHÂN THẬT NGHĨA của CỘI NGUỒN MẬT TÔNG.

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính chào Bạn Hoàng Trí
.ptd xin cám ơn bạn Hoàng Trí đã góp ý cho topic của bạn Hắc phong và chỉ dạy về Mật tông
Và xin chia sẻ cùng bạn Hoàng Trí một đoạn kinh sau
Thầy Tăng tên Trí Thông , người ở huyện An Phong , xứ Thọ Châu , buổi đầu xem kinh Lăng Già ước đặng một ngàn biến , mà không hiểu nghĩa ba thân (tam thân ) , bốn trí ( tứ trí ).Người đến lạy Đại sư mà cầu giải nghĩa kinh .

Sư nói rằng Ba Thân là :
1- Thanh Tịnh Pháp Thân là cái tánh của người
2-Viên mãn Báo Thân là cáI TRÍ của người
3-Thiên Bá Ức Hóa Thân là cái hạnh của người

Nếu lìa cái Bổn Tánh mà nói riêng ba thân , tức gọi là có thân , Không Trí (bốn trí )
Bằng hiểu Ba Thân không có Tự Tánh riêng ( ba thân đồng do một tánh mà sanh ra , chớ chẳng phải mỗi Thân riêng có Tự tánh), tức gọi là Tứ Trí Bồ Đề

Hãy nghe ta kệ :
Tự Tánh thì Đủ ba thân
Phát minh thành Bốn Trí
Chớ lìa chỗ thấy nghe
Siêu nhiên đặng Phật vị
Ta nói rõ ngươi nghe
Xét tin mê khỏi hại
Chớ học kẻ cầu ngoài
Bồ Đề bàn luận mãi

Trí Thông lại bạch rằng :"Cái nghĩa Bốn Trí có thể được nghe chăng ?"
Sư nói :"Đã hiểu ba thân thì rõ Bốn Trí , sao là hỏi nữa ?Nếu lìa ba thân mà nói bốn trí , ấy là có trí không thân , tức là có trí trở lại thành không trí "

Sư lại nói kệ rằng :
Đại Viên Cảnh Trí , tánh thanh tịnh
Bình Đẳng tánh trí , tâm vô bịnh
Diệu Quan sát trí kiến phi công
Thành Sở Tác Trí , đồng viên cảnh
Ngũ , bát , lục, thất , quả nhơn chuyển
Đẳng dụng danh ngôn, vô thật tánh
Nhược ư chuyển xứ , bất lưu tình
Phiền hưng vĩnh xứ , Na Cá định


Trí Bình Đẳng tánh là tâm không dính(Đối với muôn pháp lòng không dính níu, không yêu ghét , không phân biệt cao thấp , không chấp không bỏ , một mực như như bình đẳng )
Trí Diệu Quan Sát là trí thấy biết sáng suốt tận chơn lý , tự nhiên chậm lẹ , chẳng dụng công mà xem xét
Trí Thành Sở tác trí là như gương toàn sáng , ứng dụng hoạt bát , xem thấy hiểu biết sự lý và mọi vật rõ ràng
Năm thức : nhãn thức , nhĩ thức, tỷ thức , thiệt thức, thân thức và thức thứ tám là A lại da thức , đếu thuộc về quả .Thức thứ sáu là ý thức và thức thứ bảy là Mạt na thức đều thuộc về nhơn .Tám thức này đều làm nhơn quả lẫn nhau mà chuyển biến vô cùng .Nhưng chỉ dùng tên và lời nói đặt ra chớ kỳ thiệt các thức này không có thật tánh
Nếu đối với các sự chuyển biến của tâm thức , mà mình chẳng để tình ý , không vọng động dính vương , không thối chuyển , thì dầu ở trong chốn phiền ba náo động , tâm bao giờ cùng bình tĩnh , tịnh định tự nhiên (Hai chữ Na Cá là chỉ Bổn tánh thanh tịnh)

Trí Thông nghe rồi tánh trí liền tỏ sáng , mới trình kệ rằng :

Ba thân vốn thiệt tại thân ta
Bốn trí là tâm sáng hiện ra
Thân , trí , thung dung không trở ngại
Vật , hình , ứng hiện mặc dầu ta
Khởi tâm tu trị , thành mê động
Giữ ý trụ an , dấy ngụy tà
Nhờ Tổ giải minh thông ý diệu
Trược nhơ nào có , tiếng bày ra
(Trích Kinh Pháp Bảo Đàn )

Và xin kính mời bạn Hoàng Trí trả lời bạn Ngọc Tuấn
 
M

maituan

Guest
Tôi có một tài liệu, mọi người đọc rồi tự mình xem xét thật hư như thế nào nhé:
Nguồn Gốc Và Đặc Điểm Của Phật Giáo Mật Tông
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
Có người cho rằng, Ấn độ là một trong những cội nguồn triết học ra đời sớm nhất của thế giới. Đúng là như thế, đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị triết gia nổi tiếng thời cổ đại được thế giới công nhận, ngài sinh ra trên đất nước Ấn độ vào kỷ nguyên thứ 6 trước công nguyên (BC), đồng thời đã sáng lập ra Phật giáo Ấn độ, một nền triết lý vô cùng thâm diệu và phong phú, ngài đã để lại cho thời hậu thế một di sản văn hóa quá ư đồ sộ của nhân loại. Hiện nay Phật giáo được xem là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, có thể nói rằng đó là một tiêu chí quan trộng nhất mà cho đến nay hàng hậu nhân chúng ta vẫn tôn sùng và diễm phúc được tiếp nhận nguồn tư tưởng ấy của đức Thích Tôn.

Trên phương diện lịch sử, Phật giáo Ấn độ đã trải qua bốn chặng đường lịch sử, tức là Nguyên thủy Phật giáo, Bộ phái Phật giáo, Đại thừa Phật giáo và Mật tông Phật giáo.

Nguyên thủy Phật giáo là Phật giáo thời kỳ đầu, được tính từ khi đức Phật thành đạo cho đến một trăm năm sau Phật nhập niết bàn, tức là giai đoạn đầu truyền bá Phật giáo.

Thời kỳ Bộ phái Phật giáo là khoảng từ năm 370 (BC) đến năm 150 sau công nguyên(AD), giai đoạn này là thời kỳ Phật giáo phát triển và hình thành nên bộ phái.

Đại thừa Phật giáo là khoảng từ giữa thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 7(AD), trong quá trình phát triển của Đại thừa Phật giáo lại phân chia thành ba giai đoạn khác nhau, tức là giai đoạn đầu (thế kỷ 1 đến 5 AD), giai đoạn giữa (thế kỷ 5 đến 6 AD) và giai đoạn cuối (thế kỷ 6 đến 7 AD).

Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v.. Sự khởi nguyên, quá trình hình thành và phát triển của Mật tông Phật giáo có mối tương quan mật thiết với sự thay đổi của nền chính trị, văn hóa Ấn độ đương thời. Nữa sau thế kỷ thứ 7 (AD), Ấn độ giáo đã len lõi trong các hệ thống học thuyết, kể cả giáo lý Phật giáo mà phục hưng trở lại, từ đó tạo ra sự cạnh tranh rất mãnh liệt đối với Phật giáo đương thời. Lúc bấy giờ Phật giáo Đại thừa không chỉ bị giới hạn trong phạm vi “kinh viện triết học”, mà còn chạy theo những phong trào lý luận học vấn, đống chặt mình với phạm trù triết học biện luận, do vậy, vô ý trung đã tự tách mình ra khỏi quảng đại quần chúng. Vì thế, để thích ứng với tình thế mới, Phật giáo Đại thừa đã quay tìm lại thế mạnh của mình vốn có trước đó, nhanh chống và tích cực tiếp cận với Ấn độ giáo và Bà-la-môn giáo. Ban đầu khi tiếp xúc, phía Phật giáo có những phản ứng khá kịch liệt, có lúc lại cật lực phê phán những quan niệm nghi chấp về tế tự cầu phước trừ họa và mật chú, tuy nhiên vẫn xúc tiến việc hợp lý hóa hoặc Phật giáo hóa theo tinh thần tùy duyên, cuối cùng Phật giáo đã hình thành nên một hệ thống Mật giáo tương đối độc lập. Do đó, Mật giáo là sản phẩm của sự kết hợp giữa Phật giáo và Ấn độ giáo.

Quá trình phát triển của lịch sử Mật tông, có thể chia thành hai giai đoạn chính, đó là Sơ kỳ “Tạp mật” và Hậu kỳ “Thuần mật”.

Sơ kỳ Tạp mật:

Phật giáo Đại thừa rốt cục trở thành Mật tông là một sự kiện khá bất ngờ, nhưng cũng có thể nói là do bối cảnh lịch sử lâu dài của nó. Sự bất ngờ là bởi thời đức Thích Tôn còn tại thế, Phật giáo cực lực phản đối thần quyền, bài xích những quan niệm thần bí, phủ định các chú thuật v.v..có thể thấy được đức Phật không bao giờ đề xướng những phương thuật mật chú đã bị bám rễ sâu ở trong quan niệm tín ngưỡng nhân gian người Ấn.

Trong Kinh Phạm Động số 21 thuộc Trường A Hàm quyển 14 Phật dạy: “như các Sa môn Bà-la-môn tuy ăn của tín thí, nhưng hành pháp chướng ngại đạo, nuôi sống bằng cách tà vạy, như kêu gọi quỷ thần, hoặc lại đuổi đi, các thứ ếm đảo, vô số phương đạo, làm người khiếp sợ; có thể tụ, có thể tán; có thể làm cho khổ, có thể làm cho vui; có thể an thai, trục thai; hoặc phù chú người ta hóa làm lừa, ngựa; có thể khiến người điếc, đui, câm, ngọng; hiện các kỹ thuật; hoặc chắp tay hướng về mặt trời, mặt trăng; hành các khổ hạnh để cầu lợi dưỡng…..”

“…..hoặc vì người mà chú đảo bệnh tật, đọc ác thuật, tụng thiện chú; làm thuốc thang, châm chích, trị liệu bệnh tật…... ”

“…..hoặc chú nước lửa, hoặc chú quỷ thần, hoặc chú Sát-lỵ, hoặc chú voi, hoặc chú chân tay, hoặc bùa chú an nhà cửa; hoặc giải chú lửa cháy, chuột gặm; hoặc đọc sách đoán việc sống chết; hoặc đọc sách giải mộng; hoặc xem tướng tay, tướng mặt; hoặc đọc sách thiên văn; hoặc đọc sách hết thảy âm….. Sa-môn Cù-đàm không có các việc đó.”[1]

King Đa Giới thuộc Trung A Hàm quyển 47: “…..hoặc có Sa môn Phạm chí, hoặc trì một câu chú, hai câu chú, ba câu chú, bốn câu chú, nhiều câu chú, trăm ngìn câu chú để mong cho tôi thoát khỏi khổ đau, như thế là đi tìm sự khổ, huân tập sự khổ, dẫn đến sự khổ mà cho là hết khổ, trường hợp này không thể xảy ra. ”[2]

Tuy nhiên, trong Luật tạng như Tứ Phần Luật quyển 27 và Thập Tụng Luật quyển 46 và một số luật khác của Bộ Phái Phật giáo có nêu việc đức Phật ngài chỉ chọn dùng một số bài chú thích hợp khi gặp trường hợp ăn không tiêu, bị rắn độc cắn, đau răng hoặc đau bụng v.v…Kinh Đại Hội thứ 19 thuộc Trường A Hàm đức Phật vì hàng phục chư thiên mà dùng một số bài chú; Kinh Ưu-Ba-Tiên-Na số 252 thuộc Tạp A Hàm, Đức Phật khi nghe trình bày Tôn giả Ưu-Ba-Tiên-Na bị rắn độc cắn, ngài liền dạy cho Tôn giả Xá Lợi Phất bài chú phòng hộ thân, không để rắn độc cắn.[3]Từ đó có thể thấy được rằng, Mật chú và cách sử dụng Mật chú đã xuất hiện rất sớm trong kinh điển thuộc hệ Phật giáo nguyên thủy. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất phát của Mật chú có lẽ là từ Bà-la-môn giáo, đến thời đức Thích Tôn thì ngài đã cật lực ngăn cấm không để xuất hiện nhiều trong giáo lý Phật giáo, sau đó ngày càng có nhiều ngoại đạo xuất gia đầu Phật, họ quen sử dụng những câu chú khi bệnh tật mà thôi. Đến thời Phật giáo Bộ Phái như Pháp Tạng bộ tôn sùng ngài Mục Kiền Liên (Mahāmoggallāna), hay nói về chuyện quỷ thần, từ đó chú pháp dần dần thịnh hành.

Thông thường mà nói, tư tưởng Phật giáo Mật tông được manh nha là từ trong kinh A Hàm, cho rằng việc xướng tụng những kinh văn đơn giản bằng văn Pali trong Lật Tạng và trong Kinh A Hàm, nương vào công đức đó thì phước sẽ đến họa sẽ đi, như thế cũng đã rõ về tín ngưỡng mật chú, với hình thức Mật giáo này được gọi là thời kỳ Tạp Mật. Ngoài ra còn lấy thể cách văn tự và ngữ cú để làm đặc trưng riêng, và có hàm nghĩa vô cùng sâu sắc với việc nhiếp tâm điều tức, mục tiêu đạt đến Đà-la-ni thống nhất tinh thần tức là Nhất Tâm, đây là giai đoạn tối sơ của Tạp Mật.

Căn cứ vào cách giải thích của Mật tông, Mật giáo là do đức Đại Nhật Như Lai (tiếng Phạn Mahāvairocana dịch thành Tỳ-Lô-Gía-Na) truyền trao cho ngài Vajrasattva (Kim Cang Tát Đõa còn gọi là Kim Cang Thủ: Vajrapani, Chấp Kim Cang Vajradhara ). Tôn giả Vajrasattva là người thân của đức Tỳ-Lô-Gía-Na, là một vị thượng thủ trong hàng Chấp Kim Cang, thuộc cung Pháp giới Kim Cang, ngài được đích thân đức Tỳ-Lô-Gía-Na giáo sắc mà kết tập và truyền trì Mật giáo, phó chúc ngài làm đệ nhị tổ của Mật giáo. Tám trăm năm sau kể từ khi đức Thích Tôn vào niết bàn, ngài Long Thọ Bồ-tát (Nāgārjuna) xuất thế, ngài mở bảo tháp Nam Thiên Thiết để nhận sự truyền thừa từ ngài Vajrasattva để làm tổ thứ ba của Mật giáo.[4]Theo giáo nghĩa truyền thống của Nhật Bản thì Mật giáo là do đức Thích Tôn phó chúc lại và được ngài Vajrasattva cất dấu trong bảo tháp stūpa ở Nam Ấn độ, đến lúc người đời sau có thể hiểu được pháp ấy thì mới đưa ra. Khi Nāgārjuna xuất hiện, ngài mở bảo tháp ấy và được tiếp nhận sự quán đảnh của ngài Vajrasattva, sau đó mới truyền bá giáo nghĩa này.[5]Những chứng cứ mang tính truyền thuyết này rất có khả năng do những học giả của Mật giáo về sau phụ họa mà có, điều đáng để chúng ta xác nhận là sự manh nha của Mật giáo bắt đầu từ thời kỳ Phật giáo nguyên thủy, nhưng lúc ấy chưa được triển khai mà thôi. Đến thời kỳ Phật giáo Bộ phái, Mật giáo đã tích lũy được một số tư lương khá lớn, và đến thời kỳ Phật giáo Đại thừa phát triển thì Mật tông đã có một hệ thống lý luận khá chặt chẻ. Chính như trong bộ Ấn Độ Phật Giáo Sử, Tāranātha (Đa-la-na-tha)viết: thời ngài Sangharakshita (Tăng Hộ) hai loại Sự bộ và Hành bộ hiển nhiên đã lưu hành được hai trăm năm rồi, nhưng hai loại Du-già và Vô thượng Du-già vẫn chưa xuất hiện, đến vương triều Pāla về sau mới bắt đầu hoằng truyền. Đến nay hệ thống truyền thừa của Mật giáo vẫn rất mơ hồ và cũng khá phức tạp, bởi do đã không xuất hiện những tác giả Mật giáo có quyền uy trên phương diện nghiên cứu học thuật, mà cũng chẳng hình thành nên một chế độ truyền thừa cho rõ ràng. Do đó, giữa kỷ nguyên thứ 7 (AD) Mật giáo rãi rác xuất hiện nhưng đều có thể quy vào phạm trù của Thời kỳ Tạp Mật.

Giai đoạn Mật giáo hậu kỳ

Xã hội Ấn độ thời trung cổ (Middle Ages) không ngừng phát triển biến thiên vô cùng phức tạp, Phật giáo cũng tùy thuận vào lực độ biến hóa ấy tồn tại và phát triển, cũng từ đó do sự sùng bái tín ngưỡng của Tăng tín đồ Phật giáo mà đã dốc sức để xúc tiến phát triển Phật giáo đại thừa theo hướng Mật giáo hóa. Trong quá trình vận động cải cách, những ngôi tự viện nổi tiếng của Ấn độ đã có tác dụng rất lớn, như trường Đại học Nālandā nổi tiếng cách phía bắc, cách thành Vương xá (Rāja-gṛha) chỉ vài cây số, là trung tâm nghiên cứu văn hóa tôn giáo, nơi vân tập tất cả học Tăng các phái của Phật giáo, chính như Nāgārjuna, vị đại sư của học phái Trung quán cũng được cung cữ vào làm việc ở đây, Trần Na (Dinnāga) cũng trình bày học thuyết lý luận tại đây. Từ đó về sau, Đại học Nālandā đã trở thành trung tâm nghiên cứu chủ yếu của các bậc học thức, trường này được các vị hoàng đế vương triều Cấp Đa (Gupta Rājavaṃśa 320-550) cúng kinh phí, thế kỷ thứ 8 đến 12 (AD) lại được sự ủng hộ của các vị hoàng đế vương triều Pāla thống trị Magadha (Ma kiệt đà ) và đông bắc Ấn độ, Nālandā mới xây dựng được quy mô rộng lớn như thế. Những người đi triều bái của Trung Quốc đã để lại cho chúng ta những miêu tả khá cặn kẻ liên quan đến cuộc sống trong ngôi trường này, ví dụ như trường gồm có mấy ngàn tỳ kheo học Tăng với lượng lớn sinh viên khá đông nội trú, mỗi lớp có gần một trăm học sinh, ngoài ra lúc học sinh nhập học thì phải làm hồ sơ đăng ký rất tỷ mỉ, điều ấy đã thể hiện rõ ấn tượng tổ chức từ di tích hùng vĩ hiện còn của ngôi trường này. Theo truyền thống Phật giáo Ấn độ và Tây Tạng ghi, thư viện sách vở của trường này chứa ba tòa cao óc rât lớn.[6]Mật tông Ấn độ cũng từ đó đã nhận được sự ủng hộ và tiếp nhận, sớm tạo được sự ảnh hưởng rất lớn đối với ngôi trường này.

Đầu kỷ nguyên thứ 7 (AD), trường Nālandā đã bắt đầu xem trọng Đà-la-ni của Mật giáo, đồng thời biên soạn Trì Minh Chú Tạng, là bộ điển tịch căn bản của Mật giáo, hình thành nên việc thiết trí đàn thành và lễ nghi, trong đàn thành này đã xuất hiện việc thờ tự các vị thần linh. Điều này đã nói lên rằng, do sự phong tỏa việc học thuật lý luận của Đại thừa hậu kỳ mà làm mất đi sự tín nhiệm của quần chúng, vì thế để khơi tạo lại sự ảnh hưởng của quần chúng thì ắt hẳn phải trưng dụng nghi thức thần bí trong nghi lễ tôn giáo của Ấn độ giáo. Từ đó, trường đại học Nālandā trở thành một cơ địa trọng yếu cho việc phát triển của Phật giáo Mật tông. Chính như “hệ thống truyền thừa của Mật giáo cũng khó mà phân đoán cho rõ ràng, trung tâm truyền thừa là trường Nālandā vào nữa sau của kỷ nguyên thứ 7 (AD).”[7]

Ngay cả vấn đề niên đại kiến tạo trường đại học Nālandā đến nay vẫn đang tranh luận, nhưng trong sử sách rải rác có ghi chép, các vị danh đức trù trì ngôi tự viện này, ngoài Long Thọ (Nāgārjuna) ra còn có ngài Đức Huệ (Guṇamati) và Hộ Pháp (Dharmapāla), kế tiếp các ngài trên có Hộ Nguyệt (Candrapāla), Kiên Tuệ (Sāra-mati), Thắng Hữu (Visesamitra), Trí Nguyệt (Jñānacandra), Giới Hiền (Śīlabhadra), Trí Quang (Jñāna-prabhā), Nguyệt Xứng (Candrakī), Tịch Hộ (Śāntarakṣita) v.v.. là các bậc luận sư nổi tiếng đảm trách việc lãnh đạo trường Nālandā. Những bậc đại luận sư này không nhiều thì it có sự đống góp cho sự trổi dậy của Mật giáo, cũng như “phái Trung quán sau khi vừa thành lập thì đã có mối quan hệ với Mật giáo, ví dụ những danh tăng hoằng hóa ở Nam Ấn có Phật Hộ (Budhapālita), Thanh Biện (Bhāvaviveka) đều chuyển qua Mật thừa; Trung Ấn có Nguyệt Xứng, Trí Tạng(Jñānagarbha), Hộ Tịch, Liên Hoa Giới (Kamala śīla) v.v.. đều thọ học Mật giáo. Mật giáo phát triển mạnh mẽ là nhờ vào các học giả cả hai hệ không và hữu của Đại thừa, và chung cuộc là nó đã dung hòa vào trong các trào lưu thời đại.”[8]Đặc biệt là luận sư Tịch Hộ, Liên Hoa Giới, Giải Thoát Quân (Ārya-Vimuktasena), Sư Tử Hiền (Haribhadra) và Giác Cát Tường Trí (Buddhaśri) v.v..đã đem học thuyết Du Già Hành (Yogācāra) của học phái Duy Thức (Vijñānavāda) đưa vào trong học thuyết của phái Trung Quán Tự Tục (svātantrika,自立量派), và từ đó hình thành ra học thuyết Du già Trung quán phái (hoặc gọi là Thuận Du già hành Trung quán học phái顺瑜伽行中观学派), phái này là sự hổn tạp bao gồm nhiều hệ thống triết học tư tưởng Phật giáo và ngoại đạo, hình thức và phương pháp cũng tự do và linh động. Đây chính là tiêu chí tối trộng yếu của Phật giáo Đại thừa thời hậu kỳ đã và đang dần dần bị Mật giáo hóa.

Hoàng đế thứ tư Dharma Pāla (766-829 AD) của vương triều Pāla lại rất sùng tín Phật giáo, cảm thấy quy mô của trường Nālandā không đủ rộng, vì thế ông lại cho xây một ngôi tự viên mới khang trang khác trên quả đồi nhỏ bên bờ Nam sông Hằng. Chùa tên là Vikramasilavihara (Siêu Loai hoặc Siêu Giới tự ), quy mô của nó lơn hơn cả Nālandā, trung tâm của Siêu Loại là một ngôi Đại Bồ-đề Phật điện, bao quanh bốn phía gồm 108 ngôi tự viện nhỏ, trong đó một nữa thuộc bộ phận nội đạo của Phật giáo Mật tông[9], còn một nữa là dành cho ngoại viện và Hiển tông. Trên thành tường của chùa có họa các bức hình các vị học giả chủ trì nổi tiếng, số học giả chủ trì thường trụ trong viện gồm 108 vị, chấp sự của tự viện gồm 114 vị. Những học tăng tốt nghiệp hạng ưu sẽ được quốc vương ban cho bằng Đại học giả (Paṇḍitā), nếu có thành tựu lớn thì sẽ được ban cho danh hiệu “Thủ Môn sư”[10]. Do đó, chùa Siêu Loại trở thành một tự viên danh tiếng được thiết lập Mật giáo làm trung tâm, rất nhiều học tăng Mật giáo xuất chúng đều được đào tạo ở đây ra. Vào thế kỷ thứ 9 (AD) trở về sau, các luận sư nổi tiếng của Phật giáo tiếp nối nhau xuất hiện, như Phật đà mật-đa (Budhamitā), Bất nhị Kim cang (Advaya-vajira), A-để-xá (Atisha), Bảo Tịch (Ratna-Śānta) v.v..Nổi bật nhất là tôn giả Atisha, qua Tây Tạng vào thế kỷ 11, ngài đã dốc sức cho việc phiên dịch kinh Phật, đồng thời ngài giảng kinh Thời Luân, đem hết tinh lực để hoằng truyền Mật giáo. Có thể khẳng định rằng, chùa Siêu Loại là nơi hậu thuẩn rất đắc lực cho cả quá trình phát triển của hệ thống Mật giáo, do vậy, khi chùa Siêu Loại đã bị ngoại đạo khủng bố thì cũng chính là tiêu chí cho sự diệt vong của cả hệ thống Phật giáo Ấn độ. Chính như chùa Siêu Loại “vào thế kỷ thứ 13 (1203 ) mới bị người hồi giáo Ấn độ phá hủy, kéo theo đó là hệ thống Phật giáo Ấn độ cũng bị diệt vong.”[11]Ngoài ra, tuy còn có rất nhiều tự viện Phật giáo làm cơ sở cho việc hoằng truyền và phát triển Mật giáo, nhưng ở đây không nêu ra.

Tóm lại, lấy trường Nālandā và chùa Siêu Loại là trung tâm và đại diện cho các tự viện Phật giáo Ấn độ, là cơ sở cho việc phát triển một cách thuận lợi của Mật giáo.

Hệ thống lý luận của Mật giáo cũng dần dần được hình thành, nó được kết tập vào khoàng nửa cuối của thế kỷ thứ bảy, tức là Kinh Đại Nhật, tiếp theo đó là Kinh Kim Cang Đảnh ——tác phẩm lý luận nổi tiếng của Mật giáo xuất hiện.

Kinh Đại Nhật còn gọi là Kinh Đại Tỳ-Lô-Gía-Na Thành Phật Thần Biến Gia trì Kinh (tiếng Phạn: Mahā-vairocanābhisambodhi-vikur-vi-tadhişthāna vaipulya sūtrendra-raja-nāma-dharma-paryāya), hai chữ Đại Nhật (Mahāvairocana) có nghĩa là ánh sáng lớn, là một trong tướng tốt của đức Phật, có lúc lý giải thành ánh sáng vĩ đại của mặt trời. Truyền thuyết kể rằng, kinh Đại Nhật là do đức Đại Nhật Như Lai giảng thuyết, Mật giáo là đối lại với hiển giáo, là sự phái biệt của Phật giáo Đại thừa. Hiển giáo là do đức Như Lai tùy cơ mà ứng thân cứu độ chúng sanh mà thuyết ra, Mật giáo là pháp do Báo thân tự thọ dụng, nội chứng thánh trí của đức Phật, và thánh trí Tha thọ dụng báo thân của đức Đại Hạnh Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa, hiện đời gặp Mạn-đà-la A-xà-lê, cho đến danh hiệu Quán đảnh thọ Kim cang, do đó mà chứng được pháp sâu xa không thể nghĩ bàn, siêu vượt lên cả hàng nhị thừa và Bồ tát thập địa, tức thân thành Phật. Nói rõ những gì đức Đại Nhật Như Lai nói ra là có y cứ lý luận sâu xa, đồng thời kinh Đại Nhật trở thành bộ kinh điển lý luận của Mật giáo, là đại pháp tối cao, và là pháp đốn ngộ, pháp dễ hành dễ chứng. Ưu điểm đáng luận bàn là sự trùng lặp giữa việc cầu sanh Tây phương tịnh độ của Mật giáo và sự hợp nhất với Phạm Thiên của Ấn độ giáo, trên lịch trình tu chứng thì gọi là Pháp nhanh, mục đích thì là cứu cánh. Sự hình thành của tư tưởng này chính là việc kết tập kinh Đại Nhật. Do đó, với mức độ nào đó có thể nói rằng, do sự kết tập Kinh Đại Nhật mà hình thành được hệ thống lý luận của Mật giáo, từ đó thu hút được mọi người ào ạt cùng hát lên khúc ca tuyệt diệu, đó là khúc ca “tức thân thành Phật”.

Tư tưởng trọng tâm của kinh Đại Nhật là “tức sự nhi chơn”, trên thực tế tư tưởng này bắt nguồn từ tư tưởng “sự sự vô ngại” của kinh Hoa nghiêm, đồng thời tham chiếu qua tư tưởng “Phạm ngã nhất trí” của Ấn độ giáo, từ đó mới đề ra giáo lý “tức thân thành Phật”. Bởi nguồn gốc của Kinh Đại Nhật là từ kinh Hoa Nghiêm, lại đặc biệt xem trộng Bồ đề tâm, cho rằng thông qua việc thấy rõ tâm mình như thật, đồng thời tự tâm mình cầu được nhất thiết trí thì sẽ đạt được tâm bồ đề. Trong kinh tuy giảng đức Đại Nhật Như Lai thuyết pháp nhiếp chúng sanh, mượn chân ngôn và Mandala để hiển hiện ra vô số thân Phật. Quan niệm này đối kháng lại với tư tưởng Đại thừa, nhưng nó trở thành cơ sở lý luận của Mật giáo.

Cụ thể mà nói, trong Kinh Đại Nhật, đức Phật Thích Ca Mâu Ni trở thành đức Đại Tỳ-lô Gía-na Phật, theo bên ngài có đức Phổ Hiền Bồ tát và hai vị Kim Cang, và cả những vị Kim Cang thủ môn. Toàn thể vũ trụ dường như được ánh sáng của đức Phật phổ chiếu khắp. Tất cả chúng hữu tình đều phải nương vào tự tâm mình để đạt được ngôi vị chánh giác, nói một cách rốt ráo thì tự tâm vốn thanh tịnh, người tu tập phải thông qua thiền định của ngài để rồi trở thành Phật Tỳ Lô Gía Na. Ngài dùng Mạn-đa-la (Madala) để nhận rõ tâm niệm chúng sanh, bởi Mandala cũng là tâm của Phật, là tâm Bồ đề. Phương pháp cảm thông này bao hàm cả trì niệm Chân ngôn, tham gia các nghi thức như quán Mandala, tay kiết ấn và thực hiện nghi thức Du già. Bước thứ nhất là cử hành nghi thức quán đảnh cho đệ tử, việc đầu tiên là chọn lựa một cách cẩn thận những người đệ tử thuần khiết, biết khắc kỷ, có tâm thành khẩn và trung thành với người thầy v.v.., đồng thời người đệ tử ấy phải biết ham thích học tập Phật pháp, biết hi sinh thân mạng để bảo vệ Phật pháp, sau đó mới bắt đầu cữ hành nghi thức trọng yếu, và các việc rải hoa cúng dường v.v.. Song, hình thức nghi lễ này được gọi là bước đầu huấn luyện, với mục tiêu là hấp dẫn chúng sang thấy được Mandala. Nhưng Mandala chân thực và tối cao chỉ có xuất sanh trong tâm của người đệ tử, sau khi đã trải qua bước đầu huấn luyện rồi thì việc quan trọng là bắt buộc mỗi hành giả phải quán tưởng Mandala ở trong thân thể của mình, và cuối cùng Mandala ấy chỉ có tồn tại trong tâm mình[12]. Công phu thiền định và trì tụng mật chú là bộ phận quan trọng trong pháp môn tu tập của Mật giáo, đặc biệt là thiền định của Mật giáo đã trở thành một con đường, một pháp môn tu tập chính yếu của tông phái này, chỉ có trong thiền định mới chính mắt thấy được Phật, thông qua năng lượng của Phật mới đạt đến quả vị cứu cánh Niết-bàn (Nirvāṇa). Tóm lại, Kinh Đại Nhật xuất hiện tương đối sớm, được kết tập trong Tập Bộ, là một bộ kinh rất quan trọng đối với giáo lý Mật giáo.

Kinh Kim Cang Đảnh (Vajraśekharasūtra), đề kinh viết đầy đủ phải là Kinh Kim Cang Đảnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh (Sarv-atathāgatat-attva-saṃgraha-suntra), còn gọi là Kinh Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng, Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Chân Thật Đại Giáo Vương, Kinh Đại Giáo Vương, Kinh này cũng một bộ kinh điển tối trọng yếu của Mật giáo, xuất hiện sau Kinh Đại Nhật, và được dịch sư Bất Không Kim Cang (705-774) dịch ra Hán văn vào đời Đường, gồm 3 quyển. Căn cứ vào đó có thể đoán định được niên đại xuất hiện của Kinh Kim Cang Đảnh cũng phải là cuối thế kỷ thứ 7 hoặc đầu thế kỷ thứ 8 (AD). Có người đề xuất rằng: “Dù thừa nhận Kinh Nhất Thiết Như Lai Kim Cang Tam Ngiệp Tối Thượng Bí Mật Đại Giáo Vương”, Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na, Kinh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp và Kinh Kim Cang Đảnh xuất hiện sớm hơn thế kỷ thứ 8 (AD), thì chúng ta cũng có thể suy đoán được, ngoài ra còn ba bộ kinh quan trọng của Mật giáo là Kinh Như Ý Luân Tổng Trì, Kinh Kim Cang Bố Úy và King Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nghi Chấp cũng ra đời trong khoảng niên kỷ ấy.”[13]Như thế đã đẩy niên đại xuất hiện của Kin Kim Cang Đảnh lên trước thế kỷ thứ 8 cũng hoàn toàn có thể, nhưng không thể vượt quá trước bán thế kỷ thứ 7 được, để có được sự chính xác về niên đại xuất hiện của kinh này xin đợi sẽ khảo cứu sau vậy.

Từ nguồn gốc sâu xa của lịch sử, bộ kinh Kim Cang Đảnh là thuộc hệ phái Du già Hành (Yogācāra), tư tưởng trọng tâm của phái này là thuyết Tâm thức, nhưng trong đó mang đậm tư tưởng “đại lạc”. Như trên đã giơi thiệu qua, nội dung Kinh Đại Nhật chú trọng về pháp môn “hành vi”, bao hàm cả nghi thức quán đảnh và tư thế tham thiền, cho đến cả các nghi thức bắt ấn trì chú và quán Mandala, tất cả đều muốn cho người đệ tử thể nhập được tự tánh đồng nhất với đức Đại Nhật Như Lai. Còn Kinh Kim Cang Đảnh là một bộ Du già mật điển, nói lên nghi thức sinh hoạt pháp với hành vi đều thuộc trong thiền định, nói cách khác, nó đã vượt ra ngoài sinh hoạt pháp bằng hình thức, tuy lúc này vẫn là trong quá trình hiện quán một cách vi tế về Mandala, nhưng hành giả đã thể nghiệm được một cấp bậc nào đó của nội tại.

Du già (Yogā) dịch ý là tương ưng hoặc hài hòa, vốn xuất phát từ trong Lê câu Vệ đà (ṛgveda), sau đó dùng trong Áo nghĩa thư (upaniṣad), từ ngữ hàm ý các pháp quán hành điều tức, quán phạm ngã hợp nhất, đại ngã và tiểu ngã đồng nhất thể, đến khi Phật giáo ra đời Phật giáo thì vay mượn từ ấy để dùng trong thiền định quán hạnh chỉ quán, tương hợp chánh lý, nên gọi là Du già. Nhưng pháp Du già trong Mật giáo chịu ảnh hưởng bộ Yoga Sutras của ngoại đạo do Patañjali trước, cho rằng phương pháp Du già có thể đạt đến tất cả mục đích của xuất thế gian, cũng chính là nói, thông qua nội chứng của pháp Du già liền đạt đến cảnh giới của Phật tức là “tức thân thành Phật”. Mật giáo đánh giá rất cao về pháp Du già, do vậy, theo thứ lớp tu hành của Mật giáo thì nội dung Kinh Kim Cang cao sâu hơn và toàn diện hơn Kinh Đại Nhật. Chính như phái chú trọng về Kinh Đại Nhật thì được xem là phái “Mật giáo cánh hữu” hoặc “Chân ngôn thừa”, Mandala của phái này được xem là “Thai tạng giới Mandala”. Đối lại với phái trên là phái chú trọng Kinh Kim Cang Đảnh, được gọi là “Mật giáo cánh hữu” hoặc “Kim Cang thừa”, Mandala của phái nay được gọi là “Kim cang giới Mandala”. Hai hệ thống Mật giáo theo hai kinh trên được gọi chung là “Thuần mật”, phái thuần mật thông qua tổ chức của Mandala, thống nhất được tín ngưỡng của Ấn độ vào trong bộ vị trung tâm của Phật giáo. Trong hai hệ thống trên, Chân ngôn thừa chú trộng về phương diện lý luận và thiếu mảng thực tiển, cho nên không thể chấn hưng được. Đến thế kỷ thứ 8 (AD), từ Indra Bodhi vị đại sư Mật giáo Ấn độ trở về sau thì chỉ còn lại phái Kim Cang Thừa lưu hành. Do sự thịnh hành Mật giáo mà dẫn đến Phật giáo Đại thừa phải phụ thuộc vào Mật giáo, Phật giáo Đại thừa được xem chỉ là bước đầu Mật giáo, và được họ gọi là “Kinh Ngôn thừa” hoặc “Ba-la-mật thừa”, trong lúc đó bản thân Mật giáo tự xem mình là giai đoạn cao cấp của Phật giáo, là “Chân ngôn thừa” hoặc “Kim Cang thừa”.

Ngoài hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cang Đảnh được nói ở trên ra, một loạt kinh điển của Mật giáo nối nhau ra đời, như kinh Ái Dục Dạ Ma Lợi Kinh (750 AD), Đại Bi Không Trí Kim Cang Vương(cuối thế kỷ thứ 8 AD), Kinh Phật Bát (800 AD), Kinh Ma Ha Ma Ya (Đại Huyển Kinh, 800 AD), Kinh Hợp Thập, kinh Đảnh Nghiêm (khoảng đầu thế kỷ thứ 9), Kinh Du Gìa Nữ Tu Hành(thế kỷ 11), Kinh Kim Cang Vẩn Diệt (đầu thế kỷ 11), Kinh Thời Luận (1040 AD)[14]v.v.. Đặc biệt đáng nói là Kinh Thời Luận, là bộ kinh khá quan trọng của Mật giáo, bởi tục thừa giáo nghĩa của Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cang Đảnh. Trên phương diện thời gian mà nói, Kinh Thời Luận đến năm 1040 tức thế kỷ 11 mới ra đời,cho nên kinh này chỉ lưu hành ở Ấn độ với thời gian rất ngắn, chú sớ của bản kinh này cũng rất ít, theo sử liệu ghi thì kinh này chỉ có bốn nhà chú sơ mà thôi, tức là Diệu Cát Xứng, Dà Lợi Ca, Hộ Vô Úy, còn một vị không rõ tên họ chú sớ thành Vô Cấu Quang chú. Sau đó thì ngài Atisa vào Tây Tạng, ngài đã giảng về bộ kinh này, rốt cuộc bộ kinh này đã được luu truyền tại Tây Tạng, đồng thời phát huy một cách sán lạn và đã công hiến cho Phật giáo Mật tông không nhỏ.

Trên phương diện kết cấu nội dung, kinh này thuộc vào hệ thống A Đề Du Già (Atiyoga), là một bộ đại pháp tối cao của Mật giáo bao quát cả Vô Thượng Du Già. Theo khảo cứu, kinh Thời Luân rất có khả năng một tác phẩm quan trọng duy nhất hiện tồn của A Đề Du Già. Trong kinh có một bộ phận nói về phương pháp thiền định tựa như hệ thống thiền định trong Du Gìa Nữ, bởi người tu tập, từ trong thân thể mình mà nhìn thấy được toàn thể vũ trụ, lại có thêm đặc điểm nữa là thời gian tương đồng bởi hình thức tiềm tang trong thân thể của quá trình thở, từ lý giải tư duy thiền định về thời gian như vậy đã xuất hiện một pháp môn mới, đó là “Thời luân thừa”. So với những kinh điển khác của Mật tông, Kinh Thời Luân càng chú trọng về hệ thống thần kinh, trở thành hệ thống lý luận cơ bản của Du già. Tuy nhiên, bản thân Kinh này được phát triển từ nội dung Kinh Đại Bi Không Trí Kim Cang Vương và Kinh Kiệp, nếu không đầy đủ thân thể thì không thể đạt được hạnh phúc ở mức độ tối đa, điều nêu ra ở đây là lấy thân thể làm cơ sở, vì thế nó tương tợ với Kinh Đại Bi Không Trí Kim Cang Vương. Mục đích hiện tại là sự kết hợp bao hàm tất cả thời luân của Đức Phật. Ở đây là nhấn mạnh tính chất vô sai biệt, nhưng nó không phải là mới mẽ hoàn toàn. Song, nó cũng hàm chứa một số mới mang tính trọng điểm, đặc biệt là phương pháp Du già của nó cùng sánh với thiền định, đem cả thời gian và không gian của vũ trụ thống nhất thành thể.[15] Điều được nêu lên ở đây là sự tương đồng và khác nhau giữa Kinh Thời Luân và các kinh điển khác của Mật giáo, từ đó nhấn mạnh cái đặc sắc nổi bật của kinh này.

Với Kinh Thời Luân này, Lữ Trừng nhà Phật học nổi tiếng đã từng nghiên cứu qua, ông ta chỉ ra: “Mật giáo phát triển đến giai đoạn cuối thì còn xuất hiện “Thời luân thừa”. Quan điểm Mật tông là sùng bái đức Phật ‘tối sơ’, họ cho rằng, trước đức Thích Tôn vẫn còn có đức Phật tối sơ, tức là đầu tiên hết, đồng thời họ còn nghiên cứu rất nhiều về vấn đề sinh lý của con người, đề xướng dùng phương pháp Du già để khống chế nội bộ thân thể, cái được gọi bởi ‘có ngọn gió của sanh mạng’(tức là đối lại với gió tự nhiên ở bên ngoài) , tức là sanh mạng con người có thể tránh được ảnh hưởng của sự lưu chuyển của thời gian mà được trường thọ, để thiết lập cho mình sự tái sanh hoán cốt, biến thân người thành thân Phật.”[16]Trên thực tế, Kinh Thời Luân là bộ kinh điển sâu xa mật áo, vừa thần bí mà vừa phức tạp, nó tường thuật những nghi chấp tu hành đặc sắc của Mật giáo, chúng ta hãy đợi các chuyên gia bắt tay vào nghiên cứu sau.

Căn cứ vào sự truyền thừa của Phật giáo Tây Tạng có thể phân thành bốn bộ phận: Sự bộ, Hành bộ, Du già bộ, Vô thượng Du già bộ, được liệt thành như sau:

Sự bộ......................Sơ kỳ Tạp Mật

Thai Tạng thừa “giới hoặc bô” Hành bộ

Mật giáo..................Trung kỳ Thuần Mật

Kim Cang thừa “giới hoặc bộ” Du già bộ

Thời Luân thừa.........Vô thượng Du già bộ Mật giáo Hậu Kỳ

Biểu đồ như trên cũng chưa hẳn hoàn toàn chính xác, mà chỉ là làm rõ thêm mối quan hệ giữa các cách phân chia khác, tiện cho việc hiểu rõ được diện mạo chân thật lớn lao của Mật giáo.

Ngoài ra, Mật giao rất coi trọng sư thừa pháp thống, lúc truyền trao mật pháp ắt hẳn phải có nghi thức quán đảnh của Kim Cang thượng sư, tức là vị bí mật A-xà-lê. Tu tập theo nghi chấp của Mật giáo còn phải thỉnh cầu sự gia trì của vị Kim Cang thượng sư, bởi vị Kim Cang thượng sư là đại biểu cho Đức Đại Nhật Như Lai, là sự quan hệ giữa “sư sư tương thừa” và cũng là sự thành tựu của hành giả tu pháp Du già hành. Mật giáo là tâm pháp, nó khác với hiển giáo ở chổ Hiển giáo mượn văn tự để lãnh hội, Mật giáo ắt phải bí mật truyền trao giữa thầy và trò. Điều này mang âm hưởng của thời đại Phạm thư cho đến Áo nghĩa thư của Bà-la-môn giáo. Trong nghi chấp của Mật giáo đã lắp ghép rất nhiều vị thần của Ấn độ giáo, hấp thụ vào trong Mandala, đồng thời căn cứ vào tín ngưỡng đặc sắc của chính mình, kể cả Phật Bồ tát, hình tượng của các vị thần được quy định một cách nghiêm khắc. Như vậy, diện mạo và tư thế của các vị thần tuy được trình hiện muôn màu muôn vẽ, nhưng trên thực tế là chẳng có gì thay đổi và khác biệt cả. Tóm lại, “Mật giáo rất xem trộng tu hành thực tiển, nghi chấp phức tạp, rườm rà, việc thiết đàn, cúng dường, tụng chú, quán đảnh đều theo một mô thức đã quy định rất nghiêm khắc, còn do vị A-xà-lê bí mật truyền pháp. Họ cho rằng, chúng sang nếu quả thực tu hành nhu pháp ‘Tam mật gia trì’, tức thủ quyết ấn, miệng tụng chú, tâm quán đức Phật, khiến cho ba nghiệp luôn thanh tịnh, tương ưng với thân miệng ý của đức Phật, liền ngay đó tức thân thành Phật.” Cho nên, đối với quảng đại tín đồ mà nói, Mật giáo có một sức hấp dẫn rất mãng liệt.

Song, đến thế kỷ thứ 11-12, cuối vương triều Pala và thời đại vương triều Sina, quân đội của hồi giáo ngày càng lấn chiếm, Phật giáo phải dồn về cứ điểm cuối cùng ở Đông Ấn, rốt cùng cũng bị quân hồi giáo đánh chiếm sạch. Thế là các vị đại sư Mật giáo mỗi người tháo chạy mỗi ngã, rất nhiều vị đã thông qua đường Kashmir mà chạy vào tỵ nạn ở Tây Tạng, một số khác lại chạy vào dãy Nepal. Đương thời, trường Nālandā cũng chỉ còn lại khoảng 70 vị, không lâu sau đó thì hàng vương thất lại tin theo Hồi giáo, tín đồ Phật giáo chưa biết phải chọn đường nào nên đành phải cải đạo thành tín ngưỡng Hồi giáo, hoặc tín ngưỡng Ấn độ giáo. Đầu thế 13, quân đội của Hồi giáo thiêu cháy chùa Siêu Loại ngôi chùa cuối cùng của Ấn độ, lấy đó làm tiêu chí, Phật giáo nói chung và Mật tông nói riêng trên đất Ấn độ đã hoàn toàn tiêu diệt.

[1] Trường A Hàm, phẩm ,kinh Phạm Động

[2] Trung A Hàm, phẩm Tâm, kinh Đa Giới 181

[3] Bài chú đức Phật dạy cho ngài Xá Lợi Phất để trị rắn độc cắn: “Ô-đam-bà-lệ, đam-bà-lệ, đam-lục, ba-la-đam-lục, nại-tí, túc-nại-tí, chỉ-bạt-tí, văn-na-di, tam-ma-di, đàn-đế, ni-la-chỉ-thí, bà-la-câu-bế-ô-lệ, ô-ngu-lệ, tất-bà-ha”

[4] Tham kiến Thánh Nghiêm Pháp sư biên thuật: Ấn độ Phật giáo sử, trang 227.

[5] A.K. Warder: The Indian Buddhist History, bản dịch tiếng Hán Vương Thế An: Ấn độ Phật giáo sử, Bắc Kinh thương vụ ấn su quán, 1987, trang 453.

[6] Tham cứu A.K. Warder sách đã dẫn trang 433.

[7] Thánh Nghiêm Pháp sư (sdd), trang 174.

[8] Thánh Nghiêm Pháp sư (sdd) như trên.

[9] Phật giáo Mật tông được phân thành Nội đạo và Ngoại đạo, Nội đạo là chỉ cho Nội viện, tức bộ Phận hạt nhân thuộc cấp bậc cao, còn ngoại đạo là chỉ cho ngoại viện thuộc cấp bậc thấp.



Giới thiệu Mật Tông Việt Nam

Mật tông Phật giáo, tức Mật thừa hay Kim Cương thừa, là một sáng tạo phối hợp giữa các phương pháp tu luyện cổ xưa của nền văn minh tâm linh Ấn Độ với Triết lý Đại Thừa của Phật giáo. Chữ “Mật Tông” tiếng Anh là Tantra dùng để chỉ chung các giáo lý bí truyền Ấn Độ giáo, những cái có từ trước khi Phật giáo xuất hiện, ví dụ Mật Tông của Ấn Giáo. Những nhà nghiên cứu thấy rằng Mật Tông Ấn Độ giáo dù không được phái Vệ Đà chính thống công nhận, nhưng vẫn song hành và hòa trộn với sự tồn tại và phát triển của Vệ Đà và Áo nghĩa Thư (Upanisad). Thường thì các tôn giáo đều có phần công truyền và phần bí truyền, ngoài Mật Tông Ấn giáo còn có mật Tông của đạo Jaina, đạo Bon hoặc của nhiều đạo khác nữa. Vì vậy để phân biệt và chỉ rõ Mật Tông của Phật giáo ta dùng chữ Mật Tông Phật giáo, Mật thừa (Tantrayana) hoặc Kim Cương Thừa (Vaijrayana) thì mới chính xác.
I. Vắn tắt lịch sử
Mật Tông Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 5-6 tại bắc Ấn Độ, nghĩa là ngay khi Giáo lý Đại Thừa xuất hiện. Chính những bộ luận Trung quán và Duy thức đã đóng góp những nền móng cơ bản cho Mật thừa. Ngài Nagarjuna (Long Thọ) 600-650 được coi là vị Tổ sư của Mật giáo. Ngài thuộc dòng Bà la môn, thọ giới tại Nalanda, sau đó đến Vương Xá tu 12 năm đắc thánh quả Đại thủ ấn tất địa (Mahamudràsiddhi). Đệ tử của Long Thọ là Nagarboddhi (Long Trí). Long Trí truyền cho Thiện Vô Úy. Phải phân biệt ngài Long Thọ (thế kỉ thứ 7) xiển dương Mật giáo với ngài Long Thọ (thế kỉ thứ 2) đã viết Trung Quán luận. Tuy nhiên người ta thường tin rằng Long Thọ đời sau chính là hóa thân của Long Thọ đời trước.
Đến thế kỉ thứ 7, Mật tông được truyền sang Trung Quốc bởi các cao tăng Ấn Độ.
- Subhākārasiṃha (Thiện Vô Úy) 637-735, là đệ tử của Long Trí, từng là vua xứ Orrissa. Ông là người dịch bộ kinh Đại Nhật (Mahavairocana sutra) ra chữ Hán và đã được vua Trung Quốc Đường Huyền Tông tôn làm quốc sư. Các đệ tử của ngài là Nhật Hạnh, Huyền Siêu, Minh Trí, Nghĩa Lâm.
- Nhất Hạnh 683-727 người tỉnh Nhật Lệ, Trung Quốc, học trò của Thiện Vô Úy, cùng dịch kinh Đại Nhật.
- Vajrabodhi (Kim Cương Trí) 663-723 là anh em với Thiện Vô Úy
- Amoghavajra (Bất Không Kim Cương) 705-774 là đệ tử của Kim Cương Trí
Cuối thế kỉ thứ 8, Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) mới đem Mật Tông từ Ấn Độ vào Tây Tạng, sau đó là Atisa (thế kỉ 11) là người có đóng góp rất lớn. Tại Tây Tạng, Mật Tông Phật giáo được phát triển thành một tông phái đầy uy danh với rất nhiều đạo sư cùng nhiều hệ truyền thừa lừng lẫy. Khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng, Mật Tông Tây Tạng phải chịu cảnh phân tán lưu vong. Tuy nhiên chính vì cái duyên lưu vong này mà tinh hoa Mật giáo Tây Tạng mới lộ diện cho toàn thế giới được học hỏi.
Đầu thế kỉ thứ 9, Đạo sư người Nhật Kukai (Không Hải) đem Mật Tông từ Trung Quốc về Nhật Bản, lập ra Chân Ngôn Tông (shingon shu).
Mật Tông từ Ấn Độ còn được truyền sang Bhutan, Nepal, Mông Cổ và Nga.
Lúc ban đầu, Mật Tông chỉ được truyền khẩu. Đến cuối thế kỉ thứ 6 và thứ 10, Mật Tông mới dần dần được kết tập và hệ thống hóa.

II. Phân loại
Theo dòng phái
Mật Tông Tây Tạng có rất nhiều dòng phái phụ (subsect) xuất phát từ bốn dòng phái chính:
Cổ Mật (Nyingma) là dòng Mật cổ nhất sang lập bởi Padmasambhava (Liên Hoa Sanh)
Kagyu có những Đại sư nổi tiếng như Gampopa, Naropa, Niguma v.v…
Gelug sáng lập bởi Je Tsongkapa vào thế kỉ 15 từ truyền thống Kadampa (bởi Atisa) Hiện giờ là dòng của Đạt Lai Lạt Ma.
Sakya lập bởi Sakya trizin với truyền thống đào tạo các đại học giả.
Chưa có tư liệu về các dòng phái Mật Tông tại Trung Quốc.
Theo mức độ cao thấp
Với nội dung phong phú và đa dạng, Mật Tông được chia ra nhiều mức độ để phù hợp với các loại trình độ hiểu biết cao thấp khác nhau:
Kriya tantra: Sự Mật Tông Sự Mật là Mật Tông thực hành các nghi lễ, đàn pháp, cúng dường, ấn chú…sử dụng cơ thể, vật chất và hiện tượng bên ngoài (ngoại vi). Ví dụ cúng dường ngoại vi là cúng dường các phẩm vật bên ngoài cơ thể. Kriya Tantra được xếp vào loại Mật Tông “ngoại vi” là mức độ thấp.
Carya tantra: Hạnh Mật Tông cũng được xếp vào loại Mật Tông bên ngoài.
Yoga tantra: Mật Tông Du già, là loại Mật Tông cao hơn vì đã có những pháp thực hành bằng quán tưởng, tuy nhiên vẫn xếp vào loại Mật Tông bên ngoài.
Anuttarayoga tantra: Mật Tông Tối thượng Du già, là loại Mật Tông “nội thể”, có cứu cánh “tức thân thành Phật”. Một pháp cúng dường gọi là “nội thể” ví dụ cúng dường các khí lực, năng lựợng tâm, hoặc các madala do sự quán tưởng bên trong. Mật Tông Tối Thượng Du già gồm các mật điển quan trọng là Guhyasamaja tantra (Tập hợp cácBí mật) và Kalachakra (Thời luân tức Bánh xe thời gian) Hevajra-tantra (Hô Kim cương). Bản thân Mật Tông Vô Thượng còn chia ra ba cấp độ khác nhau:

Mahayoga
Anuyoga
Atiyoga (Tib. Dzogchen)
Trong khi Mật Tông Tây Tạng (Tây Mật) được thừa hưởng được toàn bộ các Tantra và các tinh hoa của giáo pháp, thì Mật Tông ở Trung Quốc Nhật Bản… gọi là nhóm Đông Mật, giáo pháp có hạn chế hơn, vì không có bộ Vô Thượng Du Già [3]. Đông mật, có lẽ chỉ gồm hai loại Mật Tông cấp độ “bên ngoài” là Kriya và Carya tantra cho nên sự thực hành chỉ giới hạn ở một số phép lập đàn pháp, cúng dường, sử dụng ấn, chú, linh phù v.v…có tính “ngoại vi”. Căn cứ vào các loại cấp độ như phân biệt ở trên, cho thấy Mật Tông Việt Nam (Đông Mật) trong quá khứ còn non yếu ở mức độ sơ cấp. Muốn đạt đến cứu cánh giải thoát một đời thành Phật, đòi hỏi một giáo pháp trọn vẹn hơn với cả bốn mức độ Mật Tông và các Mật Điển Tối Thượng thừa.

III. Triết Lý và các khái niệm đặc thù của Mật Tông
Mật Tông ra đời sau khi Phật Thích ca nhập diệt khoảng một nghìn năm. Lúc này Đạo Phật đã phân chia và suy vong. Và cũng tại thời điểm này, triết lý Đại Thừa đang hồi sung mãn nhất. Các Đại sư Ấn Độ đã sử dụng và sáng tạo từ Triết lý Đại Thừa một cách vô cùng phong phú. Trong đó triết lý Tánh Không và Bát Nhã được đặt làm nền tảng. Triết lý Sự Sự vô ngại và Lý Sự vô ngại của kinh Hoa Nghiên cũng được vận dụng. Tuy thế Mật Tông lại giữ cho sự phát triển bay bổng của nó một định hướng đúng đắn của Đạo Phật, bằng cách giữ nguyên truyền thống Giới – Định – Huệ, và sự tôn trọng các kinh điển thời Đạo Phật còn nguyên thủy.
Mật Tông diễn tả bản thể nguyên thủy của thế giới tức PHẬT TÁNH bằng năm vị Phật Thiền (dhyana-Budhas), thường được gọi là Ngũ Trí Như Lai. Năm vị Phật Thiền tức năm Trí được chuyển hóa từ năm thức của tâm thế gian khi giác ngộ.

Photobucket
- Nhãn nhĩ tỉ thiệt thân thức sau khi giác ngộ sẽ biến thành Thành sở tác trí, được biểu tượng bằng Phật Bất Không Thành Tưu (Amoghasiddhi)
- Ý thức sau khi giác ngộ sẽ biến thành Diệu Quán Sát trí, được biểu tượng bằng Phật Vô Lượng Quang (Amitabha)
- Mạt-na thức khi giác ngộ sẽ biến thành Bình Đẳng Tánh trí, được biểu tượng bằng Phật Bảo Sanh (Ratnasambhava)
- Alaya thức khi giác ngộ sẽ biến thành Đại Viên Kính trí, biểu tượng bằng Phật Bất Động (Akshobyha).
- Trí Huệ toàn mãn gọi là Pháp Giới Thể Tánh trí, được biểu tượng bằng Phật Đại Nhật (Mahavairocana)
Kinh điển và pháp thực hành Mật Tông được chia ra thành năm Bộ theo các khái niệm Phật Thiền, ví dụ Phật bộ, Liên Hoa bộ, Kim cang bộ, Bảo bộ và Nghiệp bộ (tức karma bộ, tức yết ma bộ)Phật Bộ
Phật Đại Nhật – Vairocana
Pháp GiớiThể Tánh Trí: sự tròn đầy viên mãn của Trí huệ Phật
Vị Trí: Trung Ương
Chủng Tự: OM
Chân Ngôn: Om Vairochana Om
Ấn: Chuyển Pháp Luân
Kim Cang Bộ
Phật Bất Động– Akshobyha
Đại Viên Cảnh Trí, Chuyển hóa từ thức thứ Tám (Alaya thức)
Vị Trí: Đông
Chủng Tự: HUNG
Chân Ngôn: Om Akshobhya Hum
Ấn: Xúc Địa Ấn
Bảo Bộ
Phật Bảo Sanh – Ratnasambhava
Bình Đẳng Tánh Tríchuyển hóa từ thức thứ Bảy (mạt na thức)
Vị Trí: Nam
Chủng Tự TRAM
Chân Ngôn: Om Ratnasambhava Tram
Ấn: Thí Nguyện Ấn
Liên Hoa Bộ
Phật Vô Lượng Quang– Amitabha
Diệu Quán Sát Trí chuyển hóa từ thức thứ Sáu (Ý thức)
Vị Trí: Tây
Chủng Tự: HRIH
Chân Ngôn: Om Amitabha Hrih
Ấn: Thiền Định Ấn
Nghiệp Bộ
Phật Bất Không Thành Tựu– Amoghasiddhi
Thành Sở Tác Trí chuyển hóa từ năm Thức (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân)
Vị Trí: Bắc
Chủng Tự: AH
Chân Ngôn: Om Amoghasiddhi Ah
Ấn: Vô Úy Ấn

Triết Lý và Kinh Điển Mật Tông cũng chia Thế Giới thành hai giới (lãnh vực, realm). Tuy chia thành hai, nhưng hai giới là một toàn thể thống nhất. Hai giới gồm:
- KIM CANG GIỚI (Vaijradhàtu): là Pháp thân, là lãnh vực của TRÍ-HUỆ bát nhã, là Tánh Không, là Chân Đế.
- THAI TẠNG GIỚI (Garbhadhàtu):Là lãnh vực của THẾ GIỚI HIỆN TƯỢNG, là cái LÝ vận hành thế giới hiện tượng, là phương tiện của sự tu chứng, là Tục Đế. Mật Tông gọi thế giới hiện tượng là “Thai Tạng giới”. Mọi vật, sự vật và hiện tượng trong Thai Tạng giới đều vận động để phát triển và chuyển hóa đến mức trưởng thành cuối cùng là Trí Huệ. Do đó Mật Tông nhận thức và sử dụng “Thai Tạng Giới” như phương tiện để đạt đến Trí Huệ. Từ Bi là trạng thái tâm thuộc về Thai Tạng giới, cho nên Từ Bi cũng đựợc dùng như là phương tiện cứu độ.Ngoài ra cùng nội dung và ý nghĩa tương tự, chữ Thai Tạng giới dùng để ám chỉ lãnh vực của trí năng tiềm ẩn của tất cả mọi người lúc chưa hiển lộ thành Trí Huệ. Ví dụ Tâm của người thực hành chưa giác ngộ thuộc về “Thai Tạng giới”, giống như tình trạng của một thai đang phát triển, nghĩa là còncần phải tu tập nuôi dưỡng để hoàn chỉnh.

- MẠN ĐÀ LA (Mandala): Đặt trên nguyên lý Sự Sự vô ngại, Mật Tông xem con người và vũ trụ có cùng một cấu trúc và cùng một lý vận hành. Mạn Đà La là một “sơ đồ” có tính biểu tượng của vũ trụ, của các thành phần của vũ trụ, hoặc chính của bản tâm con người. Mật Tông nhìn bản thể của vũ trụ như tập hợp các thành phần tâm thức (tức trí huệ sau khi chứng ngộ). Trong Mạn Đà La, trí huệ được biểu tượng bằng các vị Phật. Hoạt dụng và hành trạng của các vị Phật được biểu tượng bởi các vật dụng mà các vị Phật cầm nắm hoặc đi kèm. Khi quán tưởng một Man Đà La, người thực hành có thể trực nhận những nguyên lý sâu kín nhất của vũ trụ và cũng có nghĩa là những nguyên lý sâu kín nhất trong nội tâm của mình. Mạn Đà La chia làm 4 loại: Đại Mạn Đà La, Pháp Mạn Đà La, Tam Muội Mạn Đà La và Yết Ma tức Nghiệp Mạn Đà La. Ví dụ về hai Đại Man Đà La chính yếu của mật Tông:
- Mandala Kim Cang giới: Gồm bốn vị Phật thiền xung quanh một Pháp tánh Phật. Ý nghĩa này ám chỉ khi các Thức của người thực hành Thiền đã chuyển thành bốn Trí của một vị giác ngộ, thì sự phối hợp của bốn trí sẽ tạo thành thực thể thứ năm: đó là Trí Huệ Bát Nhã tức pháp thân của Phật (Tathagata). Mạn Đà La Kim Cang giới cũng gọi là Man Đà La Ngũ Trí Như Lai. Các vị thày và cả các nghệ nhân đã sáng tác rất nhiều Mạn Đà La Kim Cang Giới theo nguyên tắc bố trí này.
Photobucket


- Mandala Thai Tạng giới: Thường được biểu tượng bằng vòng tròn của tám hoa sen xếp liên tiếp.
Photobucket
- ẤN (Mudra): Cũng dưạ trên nguyên lý sự sự vô ngại, Ấn là tư thế cơ thể dùng làm biểu tượng bí mật (secret symbol) cho một vị Phật, hoặc cho một trạng thái tâm. Tư thế biểu tượng của bàn tay và các ngón tay được gọi là Thủ Ấn. Tư thế bí mật của toàn bộ cơ thể gọi là Thân Ấn. Mudra nên dịch là Ấn, nếu dịch là Thủ ấn sẽ bị hẹp nghĩa, ví dụ Mahamudra nên dịch là Đại Ấn hoặc Đại Biểu Tượng sẽ chính xác hơn là Đại Thủ Ấn.
- Ví dụ Ấn Chuyển Pháp Luân (Dharmachakra-mudra) của Đức Phật Đại Nhật
Photobucket


- Ví dụ Thủ Ấn Liên Hoa (Lotus-mudra) khi trì chú Đại Bi
Photobucket


- Shakti, nữ thần trong Mật Tông.Tư thế “một chân co một chân duỗi” là một Thân Ấn của các vị Thần trong Mật Tông:
Photobucket


- Hình một vị Phật (Buddha) và người phối ngẫu (consort) thường thấy ở Mật Tông cũng là một loại tư thế cơ thể biểu tượng cho sự phối hợp của Phương tiện “dương” và Trí huệ “âm”. Vì vậy đây cũng là một Ấn, và loại ấn này thuộc về Nghiệp Ấn (karma mudra).
Photobucket
- CHÂN NGÔN (thần chú, dharani, mantra): là âm thanh bí mật của một vị Phật tức của một vị thày bổn tôn. Khi đệ tử đọc lên âm thanh của một vị thày bổn tôn thì rung động của âm thanh tức rung động của bản tâm người đệ tử sẽ tương ưng với rung động bản tâm của vị thày. Vì trong năm thức của con người, tánh nghe có tính thù thắng hơn cả, nên rung động của âm thanh thần chú tạo nên một tương ưng tâm-tâm rất mạnh mẽ. Mỗi một vị Phật, hoặc một vị Hóa thần, đều có một hoặc nhiều thần chú riêng. Thần chú của Mật Tông Phật giáo thường bắt đầu bằng âm OM
Ví dụ thần chú của Phật Tỳ Lô (Đại Nhật): OM AMOGHA VAIROCANA MAHAMUDRA MANI PADMA JVALA PRAVARTAYA HUM
Ví dụ thần chú của Phật Quán Thế Âm: OM MANI PADME HUM
- LINH PHÙ (yantra): là hình vẽ dùng để biểu tượng dùng để nối kết với một năng lực bí mật của các vị Phật hay thần thánh. Linh phù có thể là hình vẽ bí mật, một mandala, một thần chú bằng tiếng Sanskrit.
PhotobucketPhotobucket
– Các vị HÓA THẦN (Yidam): Các Hóa Thần được biểu tượng như những người đã giác ngộ. Nói cách khác Hóa thần cũng chính là Hóa thân của các vị Phật. Ví dụ Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều hóa thân như Bà Bạch Y, Tara, Chuẩn Đề v.v…Kinh điển có nói đến 32 tướng hóa thân của Quán Thế Âm. Có rất nhiều vị Hóa Thần trong Mật Tông. Có vị hình tướng hiền lành nhưng cũng có vị hình tướng dữ dằn gọi là ác thần Heruka. Phái Niyingma (Cổ Mật) sử dụng đến 8 loại Heruka. Trong sự tu tập, vị thày có nhiệm vụ lựa chọn một loại Hóa Thần thiện hay ác cho phù hợp với bản tâm của đệ tử. Đệ tử dùng sức quán tưởng để đồng hóa (identification) chính mình với các vị Hóa Thần đó, tức là các vị Phật.
Photobucket

- Các PHÁP QUÁN ĐỈNH (Abhisheka): Tâm giác ngộ trong Mật Tông được truyền đi một cách liên tục kế tiếp từng hệ truyền thừa. Cũng giống như nguyên lý cơ bản của các pháp tu tập khác của Mật Tông, lễ Quán Đảng là những nghi thức biểu tượng (symbolic rites) để tạo ra một tương ưng giữa Tâm và Tâm. Y cứ vào đó, trạng thái tâm (chưa giác ngộ) của người đệ tử được pháp quán Đỉnh tạo điều kiện làm quen và giúp cho tương ưng với tâm giác ngộ của một vị thày. Sự tiếp chạm bàn tay người thày và đỉnh đầu người học trò được hiểu như sự tiếp chạm làm quen của hai dòng năng lực. Khi bước vào một dòng phái Mật Tông, người đệ tử được thày làm một “pháp Quán Đảnh chính” rất quan trọng cho suốt đời sống tu hành của mình. Pháp Quán đảnh chính rất quan trọng cho nên có khi phải thực hiện trong thời gian đến hai ngày. Sau đó tùy theo kỹ thuật tu, người đệ tử sẽ được làm những “pháp Quán Đảnh riêng” cho từng một pháp tu tập đặc biệt nào đó. Có khi các vị Thày cũng làm lễ Quán Đảnh cho từng bài giảng trong khóa học.

IV. Nguyên lý tu chứng trong Mật Tông
Đạo Phật và tất cả tông phái hiển giáo là những phương pháp diệt khổ, xuất phát từ sự nhìn thấy Khổ Đế và Tập Đế. Phương pháp diệt khổ bắt đầu bằng cách sửa đổi và tiêu diệt nguyên nhân gây khổ, như tịnh hóa thân tâm bằng trì Giới và thực hành các phép Định và Quán. Bằng cách này hành giả chuyển hóa Tâm thức thế gian thành Huệ Trí và đạt được giác ngộ. Vì đối trị “Nguyên nhân” của Vô minh để đạt đến giác ngộ cho nên Đạo Phật nguyên thủy cũng như các tông phái hiển giáo được gọi là Nhân thừa.
Mật tông sử dụng một phương pháp hoàn toàn mới lạ và sáng tạo so với Hiển giáo. Căn cứ vào triết lý Lý Sự vô ngại và Sự Sự vô ngại của kinh Hoa Nghiêm, các bậc thày nhìn thấy sự đồng nhất giữa con người và vũ trụ, giữa phàm nhân và thánh nhân. Mật Tông dùng cách đồng hóa thân tâm của người đệ tử chưa giác ngộ với chính thân tâm của một vị Phật hay một vị thày đã giác ngộ. Vì dùng ngay bản tâm giác ngộ tức “Kết quả” của sự tu tập làm phương tiện, cho nên Mật Tông cũng được gọi là Quả thừa.
-Tam mật tương ưng tức phương pháp làm tương đồng Thân Khẩu Ý của người thực hành với Thân Khẩu Ý của một vị Phật. Mật Tông dùng các loại Ấn, chú, linh phù, hóa thần…để thực hiện sự tương ưng này.
- Năng lực của Dharani (nguyên ngôn): Dharani là những lời, tức ngôn ngữ, tức âm thanh, tức những rung động xuất phát từ bản thể tuyệt đối của vũ trụ, tức nguyên ngôn. Khác với Dharani, ngôn ngữ mà ta sử dụng hằng này chỉ là sự phát triển suy đồi của nguyên ngôn, chỉ còn mang tính qui ước và đã tách rời khỏi mối liên hệ mật thiết với bản thể tuyệt đối của vũ trụ. Dharani vừa là biểu hiện vừa có thể nối liền với năng lực của bản thể tuyệt đối của vũ trụ, cho nên khi trì dharani ta có thể câu thông với bản thể tuyệt đối của vũ trụ, nói theo ngôn ngữ Phật giáo tức là Phật tánh.
- Một nguyên lý thứ ba là tính thống nhất giữa Tâm và Vật. Mật Tông cho rằng cơ thể vật chất và cơ thể khí lực có mối liên hệ trực tiếp của Tâm. Từ hư không nguyên thủy, diễn tiến của vũ trụ đưa Tánh Không đến dạng khí lực rồi sau đó đến cõi hữu hình vật chất. Tánh Không giống như cái khăn đang mở rông bị gấp lại, rồi cột gút nhiều lần để trở thành cơ thể vật chất hữu hình. Muốn trở về tình trạng ban đầu ta phải tháo gút theo qui trình ngược lại. Tịnh hóa phải bắt đầu từ cơ thể khí lực rồi sau đó mới đến việc tịnh hóa tâm. Mật Tông đã sử dụng hiểu biết về khí lực, luân xa, luồng hỏa xà để thực hiện cứu cánh giải thoát. Mật Tông cũng sử dụng cơ thể như một lò luyện đan (alchemy) để tinh luyện tâm. Các luồng khí lực, các chất tiết bên ngoài hay bên trong cơ thể cũng được vận dụng cho qúa trình chuyển hóa từ phàm ra thánh.

- Nguyên lý thứ tư là sự vận dụng năng lực tính dục. Ở cấp độ thấp đó là năng lực thăng hoa từ cực khoái tính dục. Ở cấp độ cao đó là năng lực do sự kết hợp hai luồng khí lực âm dương bên trong cơ thể.
- Nguyên lý thứ năm dựa trên khái niệm Bardo. Mật Tông quan niệm không gian và thời gian của vũ trụ hay của từng cá thể có thể được chia làm các bardo: Bardo lúc sống, lúc thiền định, lúc ngủ, lúc nằm mộng, lúc chết, lúc đầu thai. Tất cả các Bardo này tồn tại liên tục trong một thể thống nhất (continuum). Sáu pháp của Naropa là các phương pháp tu tập trong các loại Bardo.
- Nguyên lý thứ sáu phát xuất từ quan niệm Phật Tánh vốn sẵn có nơi từng cá thể. Sự trực nhận được Phật tánh vốn sẵn có đưa đến giác ngộ tức thì. Thiền Dzogchen của Mật Tông Tây tạng cũng là loại đốn Ngộ bằng Kiến tánh, không cần phải sử dụng các phương tiện nào khác. Tuy nhiên khả năng và điều kiện để một hành giả kiến tánh không phải là chuyện đơn giản, trái lại phải chuẩn bị rất kĩ càng với thời gian lâu dài không thể ước lượng được.

V. Mật Tông trong lịch sử Phật giáo Việt nam
Mật Tông có lẽ cũng đã được đưa vào Việt Nam từ rất lâu. Tương truyền pháp sư Tinidaruci (Tì Ni Đa Lưu Chi) từ Ấn Độ sang Việt Nam năm 580. Sư trù trì chùa Pháp Vân, Hà Đông truyền dạy cả Thiền lẫn Mật. Hình ảnh của Mật Tông trong giai đoạn này có thể là kiến trúc của Chùa Thầy.
Các thiền sư thuộc Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi không chỉ uyên thâm về Phật pháp, mà nhiều vị còn rất có uy tín với triều đình và biểu thị rõ ý thức độc lập tự chủ của đất nước. Các thiền sư Pháp Thuận, Ma Ha (thế kỉ thứ 10), Sùng Phạm (thế kỉ 12),… đều làm cố vấn cho nhà vua không chỉ việc đạo mà cả việc đời, việc ngoại giao. Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi còn kéo dài mãi đến thế kỉ 19. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập “Tổng Trì Tam Muội” (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến của Mật giáo (Tantrism), dùng chân ngôn kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ tương ưng thân, khẩu, ý.
Năm 1963 tại Hoa Lư, Ninh Bình, đã phát hiện một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ 10. Cột kinh này do Đinh Liễn, con của Đinh Tiên Hoàng, dựng năm 973. Trên cột có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chú phổ biến của Mật tông. Năm 1964, phát hiện được cột kinh thứ hai. Năm 1978, lại phát hiện thêm 14 cột kinh tương tự ở Hoa Lư. Trên các cột kinh này đều có khắc bài Phật đỉnh Tôn thắng Đà-la-ni (Usnisavijaya dharani). Đây là bài chú bằng chữ Hán phiên âm từ tiếng Phạn. Mười bốn cột kinh nói trên đều không còn nguyên vẹn, nhưng xét những dòng chữ còn lại thì thấy các minh văn tương đối giống nhau. Trong đó, có ba cột còn khá nguyên vẹn, có thể đọc được đầy đủ các dòng chữ.
Một số những ấn, chú, linh phù đã phổ biến từ rất lâu trong quá khứ được coi như dấu vết của Mật Tông trong Phật giáo Việt Nam. Phật tử Việt Nam rất quen thuộc với các thần chú như Ngũ bộ chú, Lục tự đại minh thần chú, chú Chuẩn Đề, chú Tỳ lô, chú Đại Bi…Trong suốt lịch sử Thiền Tông Việt Nam, đặc biệt vào khoảng thế kỉ 11, Phật giáo Việt Nam xuất hiện rất nhiều những dị nhân, mà sự tu luyện có liên hệ đến các pháp hành trì Đông Mật. Ví dụ huyền thoại từ sư Vạn Hạnh đến Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải v.v… gắn liền với các pháp Tổng trì tam muội, Đại Bi Đà la ni, các phép trị bệnh , các thần thông biến hóa:
- Vạn Hạnh (?- 1025) Chùa Lục Tổ, làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức. Người Cổ Pháp, họ Nguyễn. Gia đình đời đời thờ Phật. Thuở nhỏ Sư đã khác thường, gồm thông ba học nghiên cứu trăm luận, xem thường công danh. Năm 21 tuổi xuất gia, cùng với Định Huệ thờ Thiền Ông chùa Lục Tổ làm thầy. Ngoài lúc hầu hạ, Sư học tập quên cả mỏi mệt. Sau khi Thiền Ông viên tịch, Sư chuyên tập pháp môn Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm việc riêng mình. Bấy giờ Sư nói ra lời nào thiên hạ đều cho là phù sấm. Hoàng đế Lê Đại Hành hết lòng tôn kính Sư. [1]
- TừĐạo Hạnh (?-1117): Ông họ Từ tên Lộ, tự là Đạo Hạnh, ở chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích … Lộ nghĩ việc báo thù cho cha nhưng chưa nghĩ ra mưu kế. Một hôm, rình Đại Điền ra ngoài muốn gây sự đánh, bỗng nghe thấy trên không trung có tiếng thét ngăn lại. Lộ sợ hãi quăng gậy mà đi. Muốn sang chùa bên nước Ấn Độ cầu phép lạ để đánh Điên, đường đi qua đất rợ Kim Xỉ (răng vàng) thấy hiểm trở bèn quay về, ẩn cư ở núi Phật Tích, thường ngày đọc kinh Đại-bi-đà-la, đọc trọn mười vạn tám nghìn lần. [2]
- Nguyễn Minh Không (1066-1141): Đạo Hạnh đã hóa, Minh Không trở về chùa cũ cày ruộng. Hơn hai mươi năm, ẩn hơi kín tiếng. Khi đó Lý Thần Tông bỗng mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, tiếng kêu đau đớn gầm rú đáng sợ. Các lương y trong thiên hạ vâng chiếu mà đến, kể hàng ngàn hàng vạn, đều chịu bó tay. Khi ấy có đứa trẻ hát rằng: “Dục trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không” (nghĩa là: muốn chữa khỏi bệnh nhà vua tất phải tìm được Nguyễn Minh Không).
…Khi gặp Thần Tông, Minh Không lớn tiếng nói: “Kẻ đại trượng phu được tôn lên ngôi thiên tử, giàu có khắp bốn bể, cớ sao còn phát bệnh cuồng loạn như vậy?” Vua nghe nói rất run sợ. Minh Không bèn lấy một cái vạc lớn đựng dầu, đun lên sôi sùng sục, rồi lấy tay khoắng vào bốn lần, rắc vẩy lên khắp mình vua, bệnh tức thì khỏi hết. Vu bèn phong Minh Không làm quốc sư, ban lộc mấy trăm hộ để thưởng công [2]
- Dương Không Lộ (?- 1119): Thiền sư Không Lộ ở chùa Nghiêm Quang, huyện Hải Thanh là người họ Dương ở Hải Thanh vậy, mấy đời làm nghề câu cá, bỏ nghề ấy mà đi tu, thường hay đọc kinh Già-la-ni-môn. Trong các năm Chương Thánh, Gia Khánh đời Lý Nhân Tông thường cùng Giác Hải là đạo hữu ở ẩn đất Hà Trạch quên cả thân mình, ngoài không đi đến đâu, trong thì tu thiền định. Thấy tâm thần tai mắt nhẹ nhàng sáng sủa, có thể bay lên không, đi trên băng giá, bắt được hổ phải nể phục, bắt được rồng phải giáng, vô cùng quái đản, người ta không sao lường biết được [2]
- Nguyễn Giác Hải: Thiền sư Giác Hải họ Nguyễn, người Hải Thanh, ở tại chùa Diên Phúc quận nhà. Thưở nhỏ thích câu cá, thường lấy thuyền con làm nhà, lênh đênh trên mặt nước. Năm hai mươi lăm tuổi bỏ nghề ấy, cắt tóc đi tu, lúc đầu cùng thiền sư Không Lộ thờ một thầy ở chùa Hà Trạch. Thời Lý Nhân Tông, sư thường cùng Thông Huyền chân nhân được triệu vào ngồi hầu trong chùa Lương Thạch ở Liên Mộng. Bỗng có đôi tắc kè gọi nhau, nhức tai điếc óc. Vua truyền Thông Huyền ngăn nó lại, Huyền lặng nhẩm thần chú, một con rơi xuống trước. Vua cười bảo: “Hãy còn một con xin để nhường nhà sư”. Sư đọc thần chú, trong nháy mắt con còn lại cũng rơi xuống nốt.[2]
Về Sự đồng hành giữa Thiền và Mật trong Đạo Phật Việt Nam
Rõ ràng là có sự đồng hành giữa Thiền và Mật trong Đạo Phật Việt Nam. Ghi chép về các vị Thiền sư Việt Nam trong Thiền Uyển Tập Anh cho thấy rất nhiều Thiền sư cũng hành trì Mật giáo. Tuy nhiên phải hiểu chính xác là “đồng hành” chứ không có “phối hợp” hoặc “hỗ trợ”. Thiền Tông không có hổ trợ cho Mật Tông trong sự tu chứng hoặc ngược lại. Pháp thực hành Mật Tông cần sức định và quán của thiền nguyên thủy chứ không cần đến những thủ thuật của Thiền Tông (vốn không quan tâm đến năng lực định và quán). Tại sao Mật Tông chưa bao giờ là một tông phái độc lập trong Phật giáo Việt Nam? Ta có thể hiểu sự kiện này vì Mật Tông Việt Nam trong quá khứ là một mảng không hoàn chỉnh của Đông Mật. Ngay bản thân Đông Mật tại Trung Quốc hình như cũng chưa có những Mật điển tối thượng thừa để người thực hành đạt được giải thoát với quả vị tối thượng.

VI. Nội dung của Mật Tông Việt Nam
Trong quá khứ, ngoài những huyền thoại, lịch sử Phật giáo Việt Nam không còn lưu lại những kinh điển gì của Mật Tông. Bàn về kinh điển Mật giáo là bàn về những tài liệu xuất hiện gần đây nhất.
Kinh điển Mật Tông ở Việt Nam
Năm 1928 cụ Khánh Hòa có thỉnh ba tạng kinh của Trung Hoa, Nhật Bản đem về VN. Cho đến năm 1970, chưa có ai dịch phần Mật Giáo trong Đại Tạng, hoặc có dịch cũng rải rác không đáng kể. Hiện giờ kinh sách mật tông được Việt dịch nhiều hơn. Thày Thiền Tâm dịch Đại Bi kinh, Tôn thắng Phật đảnh kinh. Thày Thích Đồng Hạnh dịch Pháp yếu căn bản của Mật Tông, Thủ hộ quốc giới chủ đà la ni. Cư sĩ Phi Bằng dịch Thánh cứu độ Phật mẫu tu trì pháp. Cư sĩ Hồng Đức dịch Đa rị tâm kinh, Đại phật đảnh như lai phóng quang tát đát đa bát đát ra đà la ni kinh…Thày Quảng Trí và cư sĩ Huyền Thanh là nhóm đang tích cực dịch và hiện đã hoàn tất một khối lượng đáng kể về Mật kinh, có thể tham khảo các kinh này tại trang BỒ ĐỀ TÂM.ORG
Kinh sách Đông Mật xuất nguồn từ Trung Quốc thì rời rạc không hệ thống, lại không có chú thích cần thiết, không có cao tăng luận giải và hướng dẫn, cho nên ngoài việc giúp hành giả tự tu tự chứng một số thần thông, chắc chắn không thể định hướng cho một pháp giải thoát hoàn thiện.
Từ thời đổi mới, khi thông tin được giao lưu nhiều hơn, một số sách Mật Tông được xuất bản tuy không chính thức. Lúc này là giai đoạn xuất hiện những tư liệu về Mật Tông Tây Tạng (Tây Mật). Trần Ngọc Anh đã dịch Cơ sở mật giáo Tây Tạng của Govinda. Ni sư Trí Hải dịch Giải Thoát trong lòng bàn tay của Pabongka Rinpoche, Tạng thư sống chết. Lục Thạch dịch Kalachakra của Glenh Mullin và nhiều tài liệu khác. Khi việc xuất bản chính thức được tự do hơn, nhóm Thiện Trí thức đã có công chuyển dịch rất nhiều tài liệu Mật Tông Tây Tạng từ Anh sang Việt.
Như vậy cho đến hết thế kỉ 20, Mật Tông Việt Nam vẫn chưa đủ duyên để lập phái, chưa có Tổ hay hệ truyền thừa. Đa số người thực hành mật Tông tại Việt Nam chỉ tin vào tính linh thiêng thần bí của các bộ kinh nhỏ rải rác, rồi sử dụng ấn chú linh phù để mong thành tựu một thần thông nào đó. Làm sao để phân biệt thật giả trong số kinh sách này. Đối với Phật giáo công truyền, chúng ta còn chưa chắc rằng một cuốn kinh dạng phổ biến nhất lại không là do người đời sau viết ra. Với Mật tạng vấn đề còn phức tạp hơn nữa. Người Trung quốc vốn có truyền thống không chia sẻ những vốn quí thuộc về gia đình, dòng tộc, hay quốc gia. Kinh điển Phật giáo đặc biệt là Kinh Mật vốn được coi là quốc bảo của triều đình phong kiến Trung Quốc, làm sao biết được không có sự cắt xén, và cố tình sửa đổi để bảo mật. Ví dụ: Chú Uế tích Kim cương nguyên thủy có 46 chữ, nhưng vua nhà Đường cho cắt bớt đi 3 chữ với một lý do để chú bớt linh khi phổ biến trong nhân dân. Vậy khi đưa Mật tạng ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc có thể nào những đàn pháp, ấn chú, linh phù đã không bị sửa đổi! Nội dung một cuốn kinh Mật giáo Trung quốc chỉ là tập hợp những câu thần chú, nguyên thủy được viết bằng tiếng Bắc Phạn (Sanskrit), khi đến Trung Quốc nó được dịch ra Hán Văn. Quan sát những bản Hán văn được dịch thành âm Hán Việt, ta thấy các câu Thần chú có nhiều sai lạc.
- Thứ nhất cách phát âm của người Trung Quốc bẩm sinh không chuẩn (ví dụ chữ Rờ bị đọc là Lờ) nên họ phiên dịch thần chú cũng không chuẩn. Tất cả chữ R phải đánh lưỡi đều bị phiên âm thành chữ L. Ví dụ: OM ROM phiên âm là Úm Lam. BRUM phiên âm thành Bộ Lâm hoặc Bột Lỗ Úng
- Thứ hai, việc phát âm sai đưa đến bản dịch của thần chú có số âm tiết không giống số âm tiết của câu chú trong bản tiếng Phạn. Ví dụ lấy một thần chú ngẫu nhiên trong Tú Diệu Mẫu Đà La Ni:
…Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã (NAMO RATNATRAYÀYA)
Nẵng mô một đà dã (NAMO BUDDHÀYA)
Nẵng mô phộc nhật-la đà la dã (NAMO VAJRA DHÀRÀYA)
Nẵng mô bát nại-ma đà la dã (NAMO PADMA DHÀRÀYA)
Nẵng mô tát phộc cật-la ha nản_ Tát phộc thương bà lị bố la ca nản
(NAMO SARVA GRAHÀNÏAMÏ _ SARVA A’SAMÏ PARIPÙRAKANÏÀMÏ)…
Trích từ: Phật thuyết Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni kinh, Huyền Thanh dịch [3]
So sánh âm tiếng Hán Việt và âm tiếng Phạn Latin hóa, ta thấy sự sai biệt khó chấp nhận được. Là người dịch rất nhiều kinh Mật Tông tiếng Hán sang tiếng Việt, Cư sĩ Huyền Thanh cũng nhận thấy có nhiều sai lạc về âm và âm tiết của những câu thần chú. Nên anh đã bỏ nhiều công sức để hiệu chỉnh các âm thần chú cho gần đúng với âm của Phạn ngữ đã Latin hóa. Do đó những kinh Mật Tông tiếng Việt của dịch giả Huyền Thanh đôi khi có chú thích: “Huyền Thanh phục hồi Phạn ngữ” là ám chỉ công việc đó.
Tổng kết sưu tầm tài liệu Mật Tông ở Việt Nam tới nay cho thấy chỉ có những kinh điển Đông Mật dịch từ Hán Tạng sang Việt. Tất cả các kinh này đều thuộc đẳng cấp Krya và Carya (Sự Mật Tông và Hạnh Mật Tông). Nghĩa là hai loại Mật Tông được xếp là ngoại vi (outer), thấp hơn so với Anuttarayoga Tantra (Tối thượng Du già Mật Tông) là loại được xếp vào lọai nội vi (inner). Tuy nhiên thời gian gần đây trang Bồ Đề tâm.Org có đưa lên mạng những tài liệu Đông Mật dịch từ Hán sang Việt ghi là thuộc Du già Mật Tông. Ngoài ra còn có một kinh ghi là thuộc về Tối thượng Du già Mật Tông. Vậy có chăng:
Tối thượng Du già Mật Tông (Anuttarayoga tantra) ở Việt Nam?
Sách Lĩnh Nam Chích Quái, cũng như sau này ở Thiền Uyển Tập Anh đều kể một câu chuyện về tái sinh có định hướng: Từ Đạo Hạnh đã chủ ý chết rồi hóa sinh làm con của Sùng Hiền Hầu để tạ ơn. Đây có phải là một pháp Phowa, chủ ý chuyển di thần thức để nhập thai? Liệu trong quá khứ Việt nam có giáo lý về các loại Mật Tông trình độ cao hay không, đó cũng là một câu hỏi cần xác định. Giả thuyết cho là Thiền sư Ấn Độ Tì Ni Đa Lưu Chi đã đem Mật Tông từ Ấn Độ vào Việt Nam ( thế kỉ thứ 6) thì phải biết rằng lúc đó Mật Tông Phật giáo chỉ mới tượng hình. Mãi đến thế kỉ thứ 7, Ngài Long Thọ (Nagarjuna) được coi như tổ của Mật Tông, lúc đó mới xuất hiện. Cho nên ở thế kỉ thứ 11 Từ Đạo Hạnh, nếu biết Phowa, thì chắc hẳn đã tiếp nhận bí pháp này từ một nguồn khác nữa! Tuy nhiên ngoài huyền thoại, hậu thế chúng ta không biết gì hơn.Đối với Mật Tông Trung Quốc (Đông Mật) trong một thời gian dài phát triển có thể đã nhận được phần kinh điển của Tối thượng Du già. Nhưng tâm lý của người đời trước rất tôn trọng tính “mật” này của Mật kinh nên chuyện lưu giữ và truyền bá giáo pháp đương nhiên là tuyệt mật. Vì thế, dù có giáo pháp của Mật Tông tối thượng, thì Trung Quốc cũng không bao giờ để nó được truyền về các nước khác, đặc biệt các nước được gọi là chư hầu!
Nghi ngờ về tính chính xác của kinh điển Đông Mật tại Việt Nam.
Khi Kinh điển Mật Tông, được đưa vào Việt Nam từ Trung Quốc, người nghiên cứu về Phật học thấy ngay rằng có rất nhiều kinh dường như chẳng có dính dáng gì đến cứu cánh giải thoát của Đạo Phật cả. Có thần chú chỉ nhắm vào tài lộc, phúc thọ, những giá trị ảo tưởng của thế gian, như cầu quan được quan, cầu tài được tài, cầu thọ được thọ v.v…!
Chính những nội dung (đã bị thay đổi) như vậy khiến nhiều người đã hiểu sai con đường rất trí huệ của Mật Tông dựa trên triết lý Tánh Không và Bát Nhã. Trong thời gian tới đây có thể có những học giả sẽ cho ta biết chính xác về những loại kinh điển này.
Sự truyền thừa
Về mặt công khai tại Việt Nam cho đến nay vẫn không xác định được có hay không hệ truyền thừa chính thức của Mật tông từ quá khứ. Có người cho là thầy Thích Viên Thành (mất 2002) là tổ thứ 11 của Mật tông Việt Nam? Nhưng không rõ phả hệ.

VII. Mật Tông ở Việt Nam trong thế kỉ 20
Theo lệ thường, các chùa VN vào lúc 4 giờ sáng, cũng có trì tụng khóa bản của Mật Giáo như Đại Bi và Thập Chú, và trong các thời kinh sáng, trưa, tối, các sư ở VN đều có trì tụng kinh Đại Bi, để khởi đầu các thời kinh. Chú Đại Bi được rút ra trong Thiên Thủ Thiên Nhản Đại Bi Tâm Đà La Ni, là một bản kinh chú lớn của Mật Giáo, đả được mọi tín đồ Phật Tử tại VN biết đến và trì tụng. Dù thế, khi được hoỉ về tông phái Mật Giáo, các Phật tử gần như không biết đến mặc dù bản thân vẫn trì tụng mật chú mỗi ngày!Từ thế kỉ hai mươi, đã có một số tu sĩ Phật giáo Việt Nam tu và dạy mật Tông.
Trước năm 1975, thày Thích Viên Đức có dịch một số kinh sách Mật Tông như Hiển Mật viên thông, Đại thừa trang nghiêm bảo vương, Chuẩn Đề Đà la ni hội thích, Mạt pháp nhất tự Đà la ni. Tất cả gom lại xuất bản thành một Bộ Mật Tông, với lời giới thiệu rất uyên bác của giáo sư Ngô Trọng Anh, được xuất bản tại Sài gòn. Thày Thích Viên Đức còn dịch các quyển khác như: Quán thế âm thập nhất diện thần chú, Tạp tập Đà la ni, Tô tất địa. Tuy nhiên nội dung các sách chỉ là tập hợp những thần chú, ấn khế linh phù. Ngoài ra, sách không giúp người đọc hình dung được về bất cứ triết lý hay hệ thống tu tập nào cả. Với nội dung như vậy, có lẽ Mật Tông Việt Nam chỉ là Krya tantra, tức phần thực hành đơn giản và thấp nhất của Kim cương thừa Ấn Độ hay Tây Tạng.

Hòa thượng Nhẫn Tế
Photobucket
Có thế danh là Nguyễn văn Tạo (Nguyễn tấn Tạo) sinh năm Kỷ Sửu (1889) tại làng An Thạnh (tức Búng), Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương.) Nguyên là một viên chức trong ngành y tế, chán cảnh đua tranh danh lợi và nung nấu ý nguyện cầu Đạo giải thoát, ngài đã xin thôi việc và chú tâm vào việc tu hành. Ngài xuất gia với Hòa Thượng trụ trì chùa Sắc tứ Thiên Tôn tự tại Búng (Bình Dương), được đặt Pháp hiệu là Nhẫn Tế. Sau này ngài cầu Pháp với Hòa Thượng Thích Huệ Đăng ở núi Thiên Thai (Bà Rịa) và được nhận Pháp hiệu là Minh Tịnh. Sau đó cảm thấy không thỏa mãn thầy lại tìm học tại Ấn Độ (1935), sau đó theo đoàn Lạt Ma tây Tạng đang chiêm bái thánh tích tâi Ấn Độ để đi Tây Tạng . Đến Lhasa tháng 6 năm 1936. ngài được Đại Thượng Tọa Lama Nhiếp Chính (có thể là Đạt Lai Lat ma thứ 13) ban Pháp danh là Thubten Osall Lama. Thày về đến Việt nam ngày 20 tháng 6 năm 1937. Hòa Thượng Nhẫn Tế là người Việt Nam đầu tiên đi tới Tây Tạng trong bối cảnh đất nước này còn chính sách hạn chế sự hiện diện của những con người và văn minh ngoại quốc trên xứ sở của họ.
Chùa Tây Tạng Bình Dương : Vào khoảng 1928-1930, các ông Cao Minh, Huyện Trường cùng một số các vị có đaọ tâm đã vận động để xây một ngôi chùa đặt tên là Bửu Hương tự. Đến năm 1937 chùa mời được hòa thượng Minh Tịnh lúc đó vừa đi Tây Tạng về làm trù trì, Thày Minh Tịnh đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự. Kế thừa hiện nay là thày Tịch Chiếu. Chùa được xây cất vào khoảng năm 1930 trên đường Thích Quảng Đức thị xã Thủ dầu Một. Kiến trúc và bố trí theo kiểu chùa Tây Tạng. Không chắc là từ thời Minh Tịnh đã có chính thức truyền dạy Mật Tông. Vì rằng thời gian lưu trú của thày Minh Tịnh ở Lhasa quá ngắn, mà thời gian tu học của một Lạt ma hay của bất cứ một dòng phái Mật Tông nào thì cũng quá dài. Không biết thày Minh Tịnh tức Thubten Osall Lama đã học với dòng phái nào ở Tây Tạng, và pháp Mật Tông này có được truyền lại hay không ? Có người cho rằng sự truyền thừa này vẫn tiếp diễn nhưng lại ở bên ngoài chùa Tây Tạng của thày Tịch Chiếu và thế hệ thứ ba? Thày Minh Tịnh đương thời có 03 đệ tử: Tịch Chiếu, Không Chiếu và Thường Chiếu. Thày Tịch Chiếu tiếp tục tu tại cùa Tây Tạng. Thầy Thường Chiếu lấy đạo danh là Như Như Thích Thường Chiếu đạo nhân, tu tại một chùa nhỏ ở Gò Vấp. Thầy gầy gò ăn mặc xuyềnh xoàng, người trong xóm chỉ quen gọi là bác sáu thợ may. Năm 1998 tôi có gặp, trông thày đã yếu lắm, nhưng cũng cố gắng đứng để đánh một hồi trống rất dài trong khi chúng tôi đứng chắp tay ngay đấy im lặng để lắng nghe. Một bà trong chùa nói rằng thầy ít tiếp khách và chỉ đánh trống khi …cảm thấy “vui”. Thày mất sau đó khoảng hai tháng. Thày Thường Chiếu cũng chỉ nói về Thiền tông khi đàm đạo, không thấy nhắc gì đến mật Tông!
Ngoài chùa Tây tạng Bình Dương có thể thuộc về hệ Tây Mật (?) vì Hòa Thượng có qua Tây tạng một thời gian ngắn, còn lại tất cả những khu vực khác của Mật Tông Việt Nam đều là Đông Mật tức Mật Tông hành trì qua sách vở kinh điển truyền đến từ Trung Hoa.

Sa môn Thích Quảng Trí
Photobucket

Thầy Thích Quảng Trí tên thật là Phạm Thuyên sinh năm 1948 tại Quảng Nam. Thày ưa thích và tìm hiểu Mật giáo từ nhỏ. Năm 1960 Thầy xuất gia với bổn sư hòa thượng Thích Minh Thể và được đặt pháp danh là Quảng Trí. Năm 1964, Đức bổn sư viên tịch nên thày đến Phật học viện Long Tuyền và cầu xin hòa thượng Thích Chơn Phát làm y chỉ sư. Trong giai đoạn này vì kinh điển thiếu thốn nên việc tìm học nghiên cứu rất khó khăn. Năm 1970 thầy vào Sài Gòn tiếp tục tu tập và cùng thày Thích Viên Đức tham cứu, phiên dịch và lưu hành kinh Điển Mật giáo dưới dạng đánh máy. Năm 1981 gia đình cư sĩ Liên Hoa phát tâm ấn tống một số kinh điển do thầy dịch. Năm 2000 thầy hướng dẫn cư sĩ Huyền Thanh sưu tập và biên dịch các kinh điễn Mật giáo và cho lưu hành các tập “Mật Tạng Phật giáo”. Đến 2005 ở Việt Nam đã lưu hành được 6 tập dưới dạng photocopy. Trong thời gian này hai tập “Mật Tạng Phật giáo Việt Nam” đã được ấn tống và đang lưu hành trên nước Mỹ. Sự cần mẫn và kiên trì của Thày Quảng Trí khi cống hiến cho công trình chuyển ngữ bộ Mật Tạng là một công đức lớn lao cho nền Phật học Việt Nam. Cuộc sống và công việc âm thầm của Thày chính là Mật Hạnh trong truyền thống Mật Tông.

Thày Thich Viên Đức
Photobucket
Hiện chưa có tư liệu về nhân thân. Thày Thích Viên Đức được Hòa Thượng Vạn Ân và Từ Thạnh ở Phú Yên trao truyền Ấn Khế Bí Mật, là người dạy và phổ biến Mật Tông (Đông Mật) tại Việt Nam từ cuối thế kỉ trước. Thày cũng dịch rất nhiều bản kinh Mật Tông từ Hán sang Việt, trong đó có Bộ Mật Tông gồm nhiều bộ kinh Mật rất phổ biến và quan trọng. Rất tiếc vì sự nghiệp thày quá ngắn ngủi!
Hòa Thượng Thích Phổ Ứng tại Linh Quang Tịnh xá, đường Nguyễn Khoái, Khánh Hội, có công khai chữa bệnh tà ma, cho nên cũng có thể hiểu ông là người hành trì Mật Tông. Hòa Thượng Thiền tâm cũng được biết có hành trì Mật Tông và đã dịch vài kinh về mật giáo.


VIII. Mật Tông Việt Nam hiện tại
Trong nước
1. Hòa Thượng Thích Viên Thành và dòng truyền thừa Drukpa
Dòng truyền thừa Drukpa đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 1992 do cố Thượng Tọa Thích Viên Thành, viện chủ chùa Hương và chùa Thày. Theo lời mời riêng của Ngài John (Đại sứ Anh tại Bhutan lúc bấy giờ), thày đã viếng thăm Bhutan với mục đích đề cao giáo pháp dòng Drukpa và mong đem sự thực hành này để phát triển tâm linh cho tăng ni phật tử trong nước.
Tháng 09 năm 2006: Các cao tăng của dòng Drukpa đã đến hà Nội để làm các pháp quán đảnh Đức văn Thù, A Di Đà, Dược Sư và Quán Thế Âm.
Tháng 12, ngày 7, 8, 9 năm 2007: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII cùng các vị Nhiếp chính và cao tăng đã sang Việt Nam để làm lễ quán đảnh cầu quốc thái dân an cho Việt Nam. Nhân dịp, cũng là kỉ niệm 800 năm dòng truyền thừa Drukpa và 15 năm Drukpa có mặt tại Việt Nam. Đoàn đã đến Hà Nội ( Chùa Quang Ân, chùa Vạn Niên) Hà Tây (Chùa Hương) và Vĩnh Phúc (Chùa Hà Tiên). Xem thông tin về lễ quán đảnh tại Link này
Photobucket
Dòng truyền thừa Phật Giáo Drukpa khởi nguồn từ Đức Phật Vajradhara (Kim Cương Trì), truyền không gián đoạn xuống các bậc Đạo sư giác ngộ Tilopa, Naropa, Marpa, Milarepa, Gampopa, Rechunpa, Phagmo Drukpa và Lingchen Repa. Ngài Lingchen Repa là thầy của Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I, và là thày của Tsangpa Gyare – hiện thân của Đại Bồ Tát Quán Thế Âm, hoá thân chuyển thế của Đức Vua Songsten Gampo – vị hoàng đế theo đạo Phật đầu tiên của Tây Tạng.
Photobucket
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa hiện nay là hoá thân chuyển thế từ đời thứ XII người đứng đầu đồng thời nắm giữ dòng truyền thừa Drukpa ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác.
Mật Tông đang phát triển.
Cũng trong những ngày tháng hiện tại tốt đẹp cho sự phát triển này, sẽ thiếu sót nếu không nói về công trình chuyển đổi từ chữ Siddham của Kinh điển Mật Tông sang dạng chữ Phạn Latin hóa. Tống Phước Khải và Dương Đức Thịnh đã cùng nhau hoàn thành phần mềm bộ gõ Siddhamkey 2.0 để có thể chuyển những văn bản cổ chữ Siddham sang văn bản chữ Phạn được Latin hóa. Hiện giờ, với phần mềm này, các câu thần chú viết bằng chữ Siddham đã có thể chuyển sang chữ Latin nhanh chóng. Sự phát âm do đó chính xác hơn nhiều so với thần chú âm Hán Việt trước đây. Phục hồi Phạn chú bây giờ chỉ còn là những cái click chuột đơn giản. Tống Phước Khải sinh năm 1974, chuyên viên tin học độc lập, từng là tác giả của bộ gõ font chữ Hán Nôm (Hanokey 2.0). Dương Đức Thịnh và Tống Phước Khải cũng vừa hoàn thành một bia đá lớn khắc thần chú Thủ Lăng Nghiêm bằng chữ Siddham tại chùa Viên Thông Tp Hồ Chí Minh.
(xem link về bia Thủ Lăng Nghiêm)

Tại hải ngoại:
Sau năm 1975, nhiều người Việt Nam đã ra hải ngoại và đã có nhiều cơ hội gặp gở và được quán đảnh bởi nhiều vị Sư Mật Giáo Tây Tạng, Trung Hoa, Thái Lan …nên đã có sự tiến bộ đáng kể. Ngoài ra đã có nhiều cơ hội tiếp xúc kinh điển, sách vở về sự tướng lẩn giáo tướng. Nhiều trung tâm Mật Giáo Việt Nam được xây dựng và hoằng hóa Mật Giáo cho người Việt tại hải ngoại, nhờ thế giới tu học Mật Tông Việt Nam tại hải ngoại có nhiều lợi duyên để tu học dể dàng hơn.Khoảng thập niên 90, tại Mỹ, có
- Hội Ái Hữu Mật Giáo, đoàn Mật Giáo Virgina – 3628 Annadale rd – Annadale VA 22003.
- Mật Giáo Colorado – 917S . Ventura St – Aurora , CO 80017, do cư sĩ Triệu Phước, pháp danh Bửu Sơn, pháp hiệu Đức Quý thành lập. Hội nầy ấn hành các bản kinh như : Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược, Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa quyển trung, Tông Phật Giáo Tinh Hoa quyển thượng, Phật Giáo Thánh Kinh, Kinh Chuẩn đề Đà La Ni Hội Thích, Tập San Mật Giáo …
- VietNalanda ( Vietnalada.org) trước đây là Viet_Vajra foundation
Trụ sở Maryland. Gồm hai bộ phận: Viet Lotsawa Institute và Viet Tibet houseThày Thích Trí SiêuPhotobucket
Thầy Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sàigòn. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi.Tuy xuất thân từ Ðại Thừa, nhưng thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Zen, Kim Cang Thừa Tây Tạng. Thầy đã có những cuốn sách viết rất am hiểu về Mật Tông Tây Tạng, ví dụ cuốn Đại Thủ ấn (Mahamudra).Sư Tuệ Năng (Lobsang Tenzin)
Thế danh là Lê Bá Hy, sanh năm 1933, tại Hương Thủy, Thừa Thiên. Thọ giới tỳ kheo dòng Gelug Mật Tông Tây Tạng với pháp danhLobsang Tenzin. Được sư phụ Lobsang Nyima Rinpoche cho về Bắc Ấn nhập thất tự tu. Một thời gian sau sư về Bồ Đề đạo tràng nhập thất ở Việt Nam Phật Quốc. Tại đây sư gặp viện trưởng một tu viện Miến Điện và lại có duyên được giới thiệu về Yangon gặp Hòa thượng thiền sư Mahashi để học hỏi thêm và thọ đại giới lần hai cùng Đạo Phật Nguyên Thủy với pháp danh Ukumara.PHAM Donald (Kusho Konchog Osel )
Donald Phạm, con một nha sĩ người Việt, sống cùng gia đình tại Laguna Niguel, quân Cam, California. Xuất gia từ năm 16 tuổi, và theo học trình Geshe tại một tu viện của Mật Tông phái Gelug, tức phái của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện giờ. Học trình Geshe là tiến sĩ Phật học của mật Tông Tây Tạng, rất gian khó và kéo dài khoảng 20 năm. Cùng với sự kiện nhiều người Việt nam tu học Mật giáo Tây Tạng, kỳ duyên đưa cậu bé Việt nam đến với dòng Gelug của Đức Đạt lai Lạt Ma, lúc tuổi còn rất trẻ, làm cho chúng ta có thể nghĩ đến một phong trào Mật Tông đang lớn lên tại cộng đồng Phật tử hải ngoại.Tóm lược:

Từ một Mật Tông “bên ngoài” tức cấp độ thấp, trong suốt một quá trình dài phát triển, bị kềm chế vì nhiều yếu tố khách quan, chúng ta đang tiến tới một Mật Tông với giáo pháp toàn diện và hoàn chỉnh, nhờ tiếp xúc với Mật Tông thế giới, đặc biệt như Mật Tông Tây Tạng và Mật Tông Bhutan. Những bản kinh Mật Tông xưa cổ với chữ Siddham giờ đây có thể xuất hiện trên Internet nhờ cố gắng của nhiều chuyên gia tin học. Riêng ở Việt Nam bộ gõ Siddham 2.0 sẽ giúp những Thần chú không còn bị phiên âm sai lạc nữa. Nhiều năm qua có nhiều người Việt ở hải ngoại đã thọ lễ quán đảnh và chính thức tu tập với các dòng phái Mật Tông Tây Tạng. Hiện nay dòng truyền thừa Drukpa đã chính thức đến Việt Nam. Sách vở Mật Tông đủ loại không còn hiếm hoi như trước đây nữa. Cả Đông Mật lẫn Tây Mật sẽ cùng phát triển trong tương lại gần. Dù là một pháp tối thượng thừa rất khó học khó tu do lệ thuộc nhiều điều kiện khắt khe, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn có rất nhiều người yêu thích Mật Tông. Có lẽ cơ hội và thời điểm đã đến cho những ai có duyên với pháp môn này.Phạm Doãn ©, tháng bảy 2008
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Cám ơn bạn maituan đã đăng bài tham luận của tác giả Phạm Doãn, bài viết rất có giá trị.

Kính quý trưởng bối, quý đạo hữu !

Nói đến Mật Tông là nói đến những điều huyền bí cao siêu, vượt ngoài sự suy luận của ý thức, thế mà nay ta lại dùng ngôn ngữ hữu hạn để diễn tả, giải thích cái vô hạn thì quả là khiên cưỡng.

Nhưng thiệt tình thì chư Phật nào có dấu diếm gì với chúng ta đâu, các Ngài còn mong cho chúng ta tìm biết về Chân Lý kia mà, chỉ có điều trình độ căn cơ chúng ta (bao gồm luôn lục căn quá hạn chế) không tiếp thu nỗi cho nên mới MẬT.

Bạn ơi ! sự tồn tại của một cành cây ngọn cỏ, một bông hoa dại bên đường, một con trùng con kiến con dế, đều ẫn chứa những điều kỳ diệu mà lâu nay nếu ai có thắc mắc thì đều có chung một đáp án, đó là do Tạo Hóa, do Thượng Đế, ....v....v... đã dầy công an bày.

Đến ngày nay có nhiều điều khoa học hãy còn chưa giải thích được, cho nên những tôn giáo Nhất Thần giáo vẫn còn có "đất ươm cây".

Bạn ơi ! Tất cả những điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên như có một bàn tay sắp đặt, bàn tay ấy không phải của một cá thể nào mà là MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG đó ! "Nó" sinh sôi, trưởng dưỡng vạn pháp, cầm nắm vạn pháp, an bày ổn định vạn pháp mà không phải nhọc nhằn gì, đó là MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG.

Nói chữ MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG thì chúng ta chưa quen nghe, nhưng nếu nói Thể Báo Thân Chư Phật thì mọi người nghe sẽ quen tai hơn.

Chân Lý Tuyệt Đối của Phật pháp không phải chỉ có Thường và Tịnh, mà còn có Lạc và Ngã nữa. Nếu Thường và Tịnh thuộc về Không thì Lạc và Ngã thuộc về . Cả Không và Có đều có thể có trong Chân Lý Tuyệt Đối nên Chân Lý Tuyệt Đối vượt lên trên mọi Có và Không, cũng gọi là CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU.

Chữ HỮU ở đây là MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG đó !

Một ví dụ mà bác Văn Học đã nói :

_ Mặt trời thì không có sáng và tối, luôn ở trên không trung (mà chúng ta thì thấy mọc đàng Đông lặn đàng Tây, có ngày có đêm). Mặt trời có 2 tính, một là tính Nóng ấm, hai là tính Soi sáng. Hai tính này thì tỏa ra cùng khắp và đồng thời (chưa bao giờ ngừng nghĩ).

Tính soi sáng của Mặt trời dụ cho Thể Hóa Thân Chư Phật Chư Đại Bồ tát, Tính nóng ấm của Mặt trời dụ cho Thể Báo Thân Chư Phật Chư Đại Bồ tát _ mà ở bài này nói rõ với các bạn, đó là MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG đó.

Cái sức mạnh bao trùm, chi phối toàn thể vạn hữu (trong vũ trụ hay ngoài vũ trụ) là MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG.

MẬT LỰC ĐÀ LA NI TẠNG thì hằng hữu (vì trong Chân Như không có thời gian), cùng khắp (vì trong Chân Như không có không gian). Khác với Nhất Thần Giáo ở điểm này, cái hằng hữu của Nhật Thần Giáo chỉ là hàng tỷ tỷ tỷ năm (vì tuổi thọ của Phạm Thiên thì hữu hạn), cái cùng khắp của Nhất Thần Giáo chỉ gói gọn trong những cảnh Trời Dục giới (vì cái thấy của họ không ra ngoài Dục giới được).

ĐÀ LA NI TẠNG độ sinh mà chẳng độ sinh gì ! Cũng như ánh sáng mặt trời sưỡi ấm vạn vật làm sinh sôi tăng trưởng cuộc sống mà nào có dụng công gì !




[MOVLLEFT]NAM MÔ ĐẠI NHẬT NHƯ LAI _ NAM MÔ TỲ LÔ GIÁ NA NHƯ LAI[/MOVLLEFT]
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính anh Hoàng Trí !
Thế Hùng có thắc mắc :
_ vì sao đức Phật Thích Ca không thành lập luôn Mật Tông khi Ngài còn tại thế, mà phải mấy thế Kỷ sau Mật Tông mới lần lần rõ nét, không tôn thờ Phật Thích Ca, lại đi thờ đức Phật Đại Nhật ?

Xin anh vui lòng cắt nghĩa.

Kính !
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính anh Hoàng Trí !
Thế Hùng có thắc mắc :
_ vì sao đức Phật Thích Ca không thành lập luôn Mật Tông khi Ngài còn tại thế, mà phải mấy thế Kỷ sau Mật Tông mới lần lần rõ nét, không tôn thờ Phật Thích Ca, lại đi thờ đức Phật Đại Nhật ?

Xin anh vui lòng cắt nghĩa.

Kính !

Chào Thế Hùng !

Vậy là bạn Thế Hùng đã không chú ý, ngay từ bài đầu h/t đã trích dẫn lời Phật Thích Ca dạy trong Kinh Pháp Hoa rồi :

Bấy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: "Các Thiện-nam-tử ! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.
http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa5.htm#18

Sự độ sinh của Phật không phải chỉ mới bắt đầu từ hơn 25 thế kỷ nay, mà là ..........như đoạn Kinh văn trên đã diễn tả.

Đức Phật Thích Ca chỉ là một Hóa thân của Chân Như đến với cõi Ta Bà này trong thời điểm đó _ tâm ý của nhân loại thời đó hãy còn hoang sơ _ thì "giáo trình" chỉ có thể là như thế. Chuyện độ sinh thì phải KHẾ CƠ mới được (không thể gượng ép).

Một cây con mới ươm trồng thì làm sao đính quả vào được :

caycon_zpscf290a08.jpg


Đó là nói theo logic thế gian.

Qua câu hỏi trên cho thấy, chúng ta mang nặng tư tưởng "Phật này Phật kia". Không phải Phật Đại Nhật là Phật của Tây Tạng, Phật Thích Ca mới là Phật của chúng ta.

1. Chư Phật KHÔNG CÓ NGÃ TƯỚNG riêng rẻ. Một Phật là tất cả Chư Phật, tất cả Chư Phật không ngoài một vị Phật.

2. Vì sao phải đặt thêm tên một vị Phật mới ?

_ Là vì "Giáo trình" cần thiết để dạy cho chúng ta tiến bộ.

3. Phật Thích Ca chỉ là Thể Hóa Thân, Thể soi sáng chúng sinh, vị Hóa Thân này chỉ giảng giải Giáo lý, phân tích chi ly, khuyên lơn nhắn nhủ, ....v....v.... và quan trọng hơn hết là mong muốn giới thiệu cho chúng ta về CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI.

_ Với CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, Phật Thích Ca chỉ là một cái bóng "thoạt có" trong nhân gian để rồi biến mất như chưa từng có.

4. Nhưng CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI thì không như thế.
Trong khi cõi Ta Bà này là giả ảnh, Phật Thích Ca là giả ảnh thì CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI không như thế, nếu phải dùng ngôn từ thế gian thì có thể tạm gọi là "TỰ HỮU VÔ CÙNG".

Cái "TỰ HỮU VÔ CÙNG" ấy đã phổ hiện sắc thân Đại Nhật Như Lai để độ sinh.

5. Chúng ta thường hiểu lầm rằng "giảnh Kinh thuyết pháp là độ sinh", không đâu, giảng Kinh thuyết pháp chỉ là GIỚI THIỆU CHÂN LÝ VỚI CHÚNG SINH.
Còn độ sinh lại là chuyện khác, chuyện mà Thể Báo thân Đại Nhật Như Lai (biểu thể hiện của Đà La Ni Tạng) đã, đang và sẽ làm cho đến khi HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.

Việc này mới là MẬT, chứ còn bùa, chú, ấn, đàn tràng, mạn đà la, ......v....v.... chỉ là những thể hiện vụn vặt cho vui mà thôi.


[MOVLLEFT]NAM MÔ BẤT ĐỘNG QUANG MINH NHƯ LAI[/MOVLLEFT]
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính anh hoangtri !

(Cái này hơi lạc đề một chút) Đọc bài của anh, hoatihon có cảm nhận như vầy :

[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/thunhiep_zps99a8243c.jpg"].




























.[/NEN]

hoatihon định vẽ một bức minh họa về chủ đề này, nhưng phân vân không biết phải minh họa như thế nào ? Vì tuy anh có nhắc đến cụm từ ĐỘ SINH nhưng LÀM SAO VẼ CHÚNG SINH ? Mật Tông vì chúng sinh Mê mà có, nếu không có chúng sinh Mê thì Mật tông liệu có Có hay Không ?

Kính !
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83


hoatihon định vẽ một bức minh họa về chủ đề này, nhưng phân vân không biết phải minh họa như thế nào ? Vì tuy anh có nhắc đến cụm từ ĐỘ SINH nhưng LÀM SAO VẼ CHÚNG SINH ? Mật Tông vì chúng sinh Mê mà có, nếu không có chúng sinh Mê thì Mật tông liệu có Có hay Không ?

Kính !

Chào hoatihon !

1. LÀM SAO VẼ CHÚNG SINH ?

Hoatihon đã quên rồi sao, Kinh Kim Cang mà hoatihon đã đăng ở bài thứ 6 có câu này :

[NEN="http://i1171.photobucket.com/albums/r560/hoangtri1/KKC600_zps463bfd78.jpg"].























.[/NEN]

Hãy lưu ý câu kết đức Phật nói "thật vô chúng sanh đắc diệt độ giả", lại nữa cũng trong Kinh này đức Phật có nói :

"Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ (giọt sương)............."

thì CHÚNG SINH cũng là một pháp hữu vi đó, cho nên cũng như giọt sương buổi sớm, Có chỉ là tạm Có, khi nắng lên thì giọt sương ấy ở đâu ?. Nếu phải minh họa thì có thể như bức ảnh này :

[NEN="http://i1171.photobucket.com/albums/r560/hoangtri1/sudosinh_zpsdaf240a4.jpg"].

















.[/NEN]

2. SỰ ĐỘ SINH CỦA CHƯ PHẬT (HAY "CỘI NGUỒN CỦA MẬT TÔNG") :

thì h/t có gợi ý như vầy :

[NEN="http://i1171.photobucket.com/albums/r560/hoangtri1/dalani_zps74c252a8.jpg"].





















.[/NEN]

BÁT NHÃ TẠNG là sự SOI SÁNG của Thể Hóa Thân,

ĐÀ LA NI TẠNG là sự THU NHIẾP của Thể Báo Thân.

(Mượn những ngôn từ hữu hạn để nói "chuyện vô ngôn", dùng giả ảnh vẽ vời THỰC TƯỚNG :eek:h_tongue: )

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên