Cư sĩ có nên nói giáo lý Bát Nhã ?

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Trong Kinh có đoạn:

“…..Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm……”


Bát nhã là loại trí tuệ siêu thiện ác, trí tuệ vô phân biệt đã rủ sạch phiền não. Giáo lý Bát Nhã là giáo lý để cho những người đã đoạn trừ Tham Sân Si , đạt Vô Ngã. Thật là ngô ngê khi một ai đó suốt ngày cứ đem giáo lý Bát Nhã giảng giải mà trong khi đó chính mình lại chưa thực hành được ba bước cơ bản Tham Sân Si.

Theo như lời cư sĩ Trừng Hải là:

"_ Mọi người thường khi trích dẫn câu kinh "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" trong Kim Cương Kinh, thì đa phần đều đề cập đến chữ "tướng" với những lời nhì nhằng là "tướng" có cũng như không, không không có có, có mà không không mà có rất là hí tiếu; mà thật ra câu kinh trên chủ yếu là nói về chữ "sở hữu", đó mới chính là chỗ quán chiếu Bát nhã tức Pháp Giới chớ không phải chữ "tướng" là Pháp tướng là cảnh sở quán của Pháp tướng tông hay Duy thức tông. Đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia.

_ Thứ nữa, Nhất thiết hữu vi pháp là do nhân duyên nên là vô tự tánh chỉ mà một trong 18 phương diện-bộ mặt của chữ KHÔNG (thập bát Không) trong phép Quán Chân Không (hay Vô Vi quán). Nhưng bởi vì được nhiều người chú giải nên những ai không biết đến điều đó nên cứ mở miệng là nói các pháp do duyên nên duyên đến thì thành duyên hết thì tan bởi vì không tánh mà không biết những lời đó rất tức cười vì ấu trĩ, ngô nghê.

_ Cũng với ý như trên, khi thí dụ thì ai cũng nói về cái bàn, cái ghế hay chiếc thuyền không phải là chiếc thuyền vì chiếc thuyền vốn là không mà do gỗ, đinh, ốc...tạo nên khi tháo gở thì đâu còn cái gì gọi là thuyền...vân vân và vân vân...Nhưng thật ra thí dụ trên là đề cập đến "cảnh giới giả hữu" hay "tương tự hữu" trong "cảnh sở quán" thuộc Tam Tánh Tứ Phần của Ngũ Trùng Duy Thức Quán, chớ không phải Trung Quán Tông vì với Trung Quán thì DUYÊN cũng là KHÔNG.

Và sở dĩ những người hay nói về Bát nhã bị mọi người phản đối cũng do...ví dụ trên. Tất cả mọi vật dụng (thuật ngữ gọi là khí giới hay khí thế giới) sở dĩ hiện hữu là do CÔNG DỤNG của bản thân vật dụng chứ không phải là hình tướng. Chiếc thuyền người ta tạo ra để đi trên sông nước, chớ đâu có liên quan gì đến "hình tướng" mà nói hình tướng kia là KHÔNG.

Càng quái gở hơn nữa, có người nói tiền bạc, nhà cửa...là không (là những của cải mà ai ai cũng mất cả đời người mới có); nếu là KHÔNG thì những ai nói lời này đừng có ăn, có uống, đừng có mặc...áo quần; thử hỏi có dám không mà nói KHÔNG.


*** Thật ra những ai đề cập đến Cảnh Giới Bát Nhã là làm một việc quá sức của mình, nên gọi là bệnh loạn tưởng."

Vì vậy, là cư sĩ chúng ta học và hành từng bước theo kiến thức và khả năng của mình, cũng như trong thảo luận về Phật Pháp. Nếu một Cư sĩ khi thảo luận về giáo lý với đồng đạo là Cư sĩ sơ cơ mà dùng giáo lý Bát nhã là những người chỉ biết về mặt chữ nghĩa, nên lời nói đó chỉ là con số không.

Tùy bút, Nguyên Chiếu.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên