Cư sĩ Nguyên Tâm- Trần Phương Lan đã ... ra đi

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
pl.jpg
Cư Sĩ Nguyên Tâm

Trần Phương Lan

Cư Sĩ Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - giảng viên phụ trách môn Anh Văn Phật pháp tại Học Viện Phật giáo Việt Nam - TP.HCM, Thành viên Viện Nghiên cứu Phật Học TP.HCM, đã từ trần vào sáng ngày 21 tháng 03 năm 2001.

Cô là đệ tử của Hòa Thượng Thích Minh Châu, là giảng viên môn Anh Văn Phật pháp cho nhiều thế hệ Tăng ni theo học tại Học viện (từ khóa I đến nay

Cô đã biên dịch rất nhiều tác phẩm, giáo trình Phật học phục vụ cho Tăng Ni và Phật tử, đồng thời là cộng tác viên cho nhiều tờ báo Phật giáo: Tuần báo Báo Giác Ngộ, Nguyệt San Giác Ngộ Tạp chí Văn Hóa.v..v. ..


Sự ra đi của cô là sự mất mát lớn lao trong giới học giả nghiên cứu Phật Học nói riêng và đội ngũ Giảng Viên giảng dạy Phật pháp Việt Nam nói chung.

Linh cữu được quàng tại chùa Huỳnh Kim- Gò Vấp - TPHCM

=====

Các tác phẩm



Đức Phật Lịch Sử ( Sách) . H.W. Schumann. Trần Phương Lan dịch
Chuyện cây Bồ Đề và Thánh Đế Kalinga Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch
Đức Phật Đản sinh qua thi phẩm của Edwin Arnold. Trần Phương Lan dịch
Trích giảng Tiểu Bộ Kinh. Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch

ICONFLASH.jpg
Kinh Tiểu Bộ, II (Thiên cung sự). Gs Trần Phương Lan dịch.
Kinh Tiểu Bộ, II (Ngạ quỷ sự). Gs Trần Phương Lan dịch.
ICONFLASH.jpg
Kinh Tiểu Bộ, V (Chuyện Tiền thân, 121-263). Hòa thượng Thích Minh Châu và Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
ICONFLASH.jpg
Kinh Tiểu Bộ, VI (Chuyện Tiền thân, 264-395). Hòa thượng Thích Minh Châu và Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
ICONFLASH.jpg
Kinh Tiểu Bộ, VII (Chuyện Tiền thân, 396-473). Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
ICONFLASH.jpg
Kinh Tiểu Bộ, VIII (Chuyện Tiền thân, 474-520). Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
ICONFLASH.jpg
Kinh Tiểu Bộ, IX (Chuyện Tiền thân, 521-539). Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
4b6027c8_7bd54b18_4750ebc7_6.jpg


Nam Mô A Di Đà Phật


 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Tưởng niệm GS.Trần Phương Lan: Học hành chi lạ rứa
Thích Hạnh Chơn



Vào những giờ học Anh văn Phật pháp tại Học viện Phật giáo Việt Nam, TP.HCM từ khóa I cho đến khóa V, nếu ai tình cờ đi ngang qua lớp học chắc sẽ nghe được giọng đọc đậm chất Huế vang lên và tiếp theo là âm vang đồng thanh của cả lớp. Đó là những âm thanh thực hành quen thuộc trong giờ học Anh văn Phật pháp của Giáo sư Phương Lan và những học trò của Cô.

Là một nhà giáo mẫu mực và nổi tiếng với sự nghiêm khắc nhưng lại rất có tâm và có tình, Cô đã để lại trong lòng các thế hệ học trò của mình những kỷ niệm thật ấn tượng và khó quên.
Hai tiếng gọi ‘Madam’ Phương Lan dường như đã trở nên quen thuộc với anh em tăng sinh chúng tôi khi còn ngồi trên ghế Học viện và cũng quen thuộc ngay cả với Cô giáo nữa. Nó là biệt hiệu mà chúng tôi đặt để tặng cho Cô bởi Cô vừa là người dạy tiếng Anh, vừa là người đặc biệt làm chúng tôi không thể nào quên vì sự nghiêm khắc và sự tận tâm của Cô. Mỗi khi nghe gọi hai tiếng ‘Madam’ cô mỉm cười từ ái bởi Cô cũng hiểu những người học trò của mình cũng có chút tinh nghịch khi phải đối mặt với môn học ‘khó nuốt’ mà Cô đảm trách. Và rồi, hai tiếng ‘Madam’ trở thành thuật ngữ riêng, thân mật cho tình Cô trò chúng tôi.



Có lẽ, ai cũng biết rằng học thêm một ngoại ngữ nhất là ngoại ngữ chuyên môn là một sự nỗ lực rất lớn bởi nó đòi hỏi khả năng sử dụng trí nhớ rất cao. Không nhớ từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu thì không tài nào có thể diễn đạt ý tưởng của mình được. Hơn nữa thuật ngữ chuyên môn, ngay cả ngôn ngữ mẹ đẻ cũng vất vả lắm mới có thể nhớ hết, huống gì là ngoại ngữ. Tuy nhiên, hiểu được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ chuyên môn và ý nguyện phụng sự Phật pháp mai sau, Cô trò không còn cách nào khác hơn là mỗi bên đều làm tốt công việc của mình. Cô đã làm rất tốt vai trò khi chính Cô đã biên soạn bộ giáo trình giảng dạy Anh văn Phật pháp rất công phu và chuẩn cho những sinh viên của Cô và cho cả những ai có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu Phật pháp bằng Anh ngữ. Đó là một nỗ lực rất lớn và cũng là tấm lòng tận tụy, mong mỏi những người học trò của mình học tốt hơn khi có bộ giáo án này. Còn phần chúng tôi, thật là khó nói quá!
post3_477929687.jpg


Cứ trước mỗi buổi học, Cô đều căn dặn thật kỹ mỗi chúng tôi chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp. Cô mở sách ra và chỉ từng phần cụ thể để không bị chúng tôi ‘chối cãi’. Và trước giờ học khá sớm, khi những sinh viên chúng tôi chưa đến hay đang đến thì Cô đã đón xe đến trước và ngồi chờ sẵn ở văn phòng rồi. Cô làm việc rất đúng giờ khi vào cũng như khi ra lớp dù cho có những lúc chúng tôi rất mong muốn về sớm. Đó là một trong những tính cách chuẩn mực của Cô.

Trong giờ học, Cô hướng dẫn phát âm chính xác từng chữ, từng câu và sẵn lòng gọi bất cứ ai trong lớp lập lại điều Cô dạy. Cây thước kẻ thon thon, nho nhỏ mà Cô thường dùng để gõ vào bàn làm hiệu lệnh sinh viên đọc theo, có lẽ là vật kỷ niệm một đời dạy học của Cô. Những lúc Cô kiểm tra bài hay trắc nghiệm khả năng học hành của học trò, Cô cười thật tươi như mãn nguyện khi thấy các trò của mình có nhiều tiến bộ hay chăm chỉ học hành; nhưng Cô lại buồn khi thấy các trò chưa đạt yêu cầu hay nói đúng hơn là còn giãi đãi. Những lúc buồn bực vì các trò ‘hơi bị lười biếng’, Cô thường nói những câu khuyên răn vừa như trách cứ nhưng lại thấy đáng thương làm sao! Một trong những câu nói đậm chất Huế của Cô làm cho tất cả chúng tôi đều nhớ mãi là ‘học hành chi lạ rứa’.

p-lan-10.jpg

Ở trong một căn nhà nằm trong một con hẻm nhỏ yên tĩnh ở quận Gò vấp, Cô sống một mình với niềm vui phiên dịch kinh điển và hành trì Phật pháp. Cách đây vài năm, có dịp chúng tôi được ghé thăm và được Cô đón tiếp rất tận tình. Cô đưa chúng tôi tham quan ngôi nhà của mình với những tài sản quý giá là các bộ từ điển, những quyển sách tiếng Anh và các công trình phiên dịch của Cô. Ngoài ra, Cô cũng giới thiệu thêm tài sản tự nhiên của Cô gồm các loại bonsai và hoa được Cô chăm sóc trên sân thượng. Khi đàm đạo với chúng tôi, Cô luôn bày tỏ những ưu tư về thế hệ kế thừa làm công tác phiên dịch, nhất là chuyên ngành tiếng Anh Phật pháp. Cô trao đổi những kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi về việc nghiên cứu và phiên dịch kinh điển. Với Cô, để cho việc nghiên cứu có kết quả đáng tin cậy, phải tìm đọc và học những bộ từ điển, những bộ sách chuẩn và đáng tín cậy. Thật ra, đó là điều không mới lạ nhưng ở môi trường Việt Nam, lời khuyên ấy thật có ý nghĩa với chúng tôi. Trong nụ cười rạng rỡ, Cô cũng không quên ‘khoe’ với chúng tôi về những thầy cô tăng ni đang du học các nước như Miến Điện, ấn Độ…với tâm trạng thật hoan hỉ. Cô nói họ là những bông hoa tương lai của Phật giáo Việt Nam và Cô mong mỏi tất cả chúng tôi đều như thế.

Với lối sống giản dị và mang nhiều chất thiền, trong suốt quảng đời từ khi biết đạo và có nhân duyên phụng sự đạo pháp qua con đường giảng dạy và phiên dịch kinh điển, người đệ tử tận tâm, tận tụy của Hòa thượng nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam chứng tỏ là một trong những vị giáo sư Phật tử hiếm thấy, người đã có nhiều đóng góp cho Phật giáo Việt Nam thời hiện tại. Viết lại những dòng chữ này như là một sự ôn lại những kỷ niệm khó quên của một thời được ‘thọ giáo’ với vị giáo sư mẫu mực và cũng là để tỏ lòng tưởng niệm và tri ân sâu sắc. Thân tứ đại thuận lẽ vô thường hòa vào dòng chảy của chúng nhưng những công hiến của Giáo sư Phương Lan vẫn còn hiển hiện nơi đây và tồn tại về sau. Xin được đốt nén tâm hương kính cầu nguyện Hương linh Giáo sư Cao đăng Phật quốc.
Người đi, tứ đại người đi
Âm vang bài giảng vẫn còn đâu đây
Trở về quê cũ trời Tây
Công trình nghiên cứu đựng đầy tủ kinh
(Viết từ Bangkok - Thái Lan)
<!--123-->
 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Người đi ...để lại vấn vương
Người đi ...để lại tình thương ... muôn đời
Người đi về phía mặt trời
Tín tâm bền vững ...rạng ngời đạo tâm
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
24-3 (tức ngày 20-2-Tân Mão), tại chùa Huỳnh Kim, quận Gò Vấp, chư tôn đức Tăng Ni cùng tín đồ Phật tử đã bùi ngùi đưa tiễn cố giáo sư Trần Phương Lan về nơi an nghỉ cuối cùng.
awww%20%281%29.JPG
Chuẩn bị cho lễ di quan
awww%20%282%29.jpg
Với thệ nguyện mãi mãi là con của Đấng Pháp Vương, di cốt của cố giáo sư sau khi hỏa thiêu tại Bình Hưng Hòa sẽ được tôn trí tại chùa Huỳnh Kim. HT. Thích Đạt Đạo, TT.Thích Tâm Đức, các giảng viên thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam - Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như Tăng Ni sinh các khóa đã bày tỏ lòng tôn kính và tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của cố giáo sư Trần Phương Lan. Không chỉ là một giảng viên - một học giả đặt trọn tâm huyết, trí tuệ cho sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp thông qua công việc giảng dạy, trước tác và phiên dịch anh văn Phật pháp; cố giáo sư Trần Phương Lan còn là một Phật tử - một hành giả đã thể nhập đời sống của mình qua những lời Phật dạy.
Tiểu sử
Giáo sư Trần Phương Lan sinh ngày 17-7-1941 tại Thừa Thiên Huế trong một gia đình có truyền thống học thuật. Thân phụ của giáo sư thông thạo Pháp ngữ và đã từng là Ngự tiền Văn phòng dưới triều vua Bảo Đại. Thừa hưởng tài năng và truyền thống hiếu học của gia đình, giáo sư Trần Phương Lan sinh thời đã bộc lộ rõ khả năng bẩm sinh của mình về lãnh vực nghiên cứu và dịch thuật.
Năm 1960, giáo sư tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế chuyên ngành Anh văn. Sau đó giáo sư tham gia giảng dạy sinh ngữ này tại các trường Đồng Khánh - Huế, Trần Quý Cáp - Hội An, Sương Nguyệt Anh và Marie Curie - Sài Gòn… Chính trong quá trình giảng dạy và công tác, giáo sư đã được tiếp xúc với giáo lý của đạo Phật và cảm mến đặc biệt với những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
awww%20%283%29.JPG
Đại diện gia quyến cảm tạ chư tôn đức
Sẵn có thiện căn lại được tiếp xúc với giáo lý Phật giáo năm 1985, giáo sư phát tâm quy y và thọ trì Tam quy - Ngũ giới với Đại lão HT. Thích Minh Châu, nguyên là Viện trưởng HVPGVN tại TP.HCM.
Sự nghiệp dịch thuật
Bốn năm sau đó, giáo sư được mời tham gia giảng dạy môn Anh văn tại HV PGVN-TP.HCM. Cũng trong thời gian này, giáo sư được Hòa thượng bổn sư giao phó trọng trách đặc biệt là phiên dịch kinh điển ra tiếng Việt như: Kinh Bổn Sanh (Những chuyện tiền thân của Đức Phật) từ quyển 6 đến quyển 10, tác phẩm này đã được Hội Pali Text Society ấn hành. Ngoài ra, giáo sư còn phiên dịch cuốn “The Historical Buddha” (Đức Phật lịch sử) của tác giả H.W. Schumann và biên soạn các sách giáo khoa về Phật pháp bằng tiếng Anh, như: Buddhism through English Reading (3quyển), Sangha Talk, v.v… Trong bất cứ cương vị nào, giáo sư cũng đều thể hiện công việc của mình một cách đầy trách nhiệm và nghiêm túc.
Năm 2009, giáo sư được Hội đồng Điều hành HVPGVN tại TP.HCM đề cử làm Phó khoa Anh văn Phật pháp (khóa VIII). Trong thời gian này giáo sư đã hoàn thành được quyển I, cuốn sách “Đức Phật Gotama”. Cuốn sách vừa được xuất bản cuối năm 2010.
awww%20%284%29.jpg
Tiễn biệt một tấm lòng trọn vẹn với giáo dục Phật giáo
awww%20%287%29.JPG
Những ngày cuối đời
Cuối năm 2010, phát hiện mình mắc bệnh nan y nhưng giáo sư vẫn cố gắng nhiếp phục thân bệnh, duy trì mạng căn để tham gia công tác giảng dạy, trao truyền những tinh hoa kiến thức cho các thế hệ Tăng Ni. Dù được tập thể y bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy cứu chữa tận tình nhưng vào ngày 21-3-2011 (nhằm ngày 17-2-Tân Mão), giáo sư đã trút hơi thở cuối cùng và ra đi một cách an nhiên, tự tại. Sự bình tĩnh, khả năng chế ngự các cơn đau do thân bệnh gây nên của giáo sư đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong lòng các y tá, bác sĩ, điều dưỡng viên cũng như mọi người nơi đây.
Được trở về Đâu Suất Đà Thiên bổn quốc của Đức Phật Di Lặc chính là tâm nguyện cuối cùng của giáo sư khi còn tại thế. Giáo sư mong ước được gần gũi với các bậc Đại Bồ tát, tiếp tục học hỏi và tu tập cho đến ngày hoàn mãn hạnh nguyện của mình.

Linh Thuần
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên