Cùng tìm hiểu về Như Lai Thiền

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Sao trong bài trên con không thấy bác nói đến trường hợp "Tối Thượng Thừa nhập thiền như thế nào ?"
Kính !

Hắc phong ơi !

Ngọc Quế chỉ học lỏm từ một quyển sách cỗ, nhưng bị mất trang cuối, cho nên không biết Tối Thượng Thừa nhập thiền như thế nào (để mà trả lời cho bạn), nhưng cũng xin trích dẫn một đoạn Kinh văn mời các bạn tham khảo :


<dl>
<center> <dt>Kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết</dt> </center>
<center> <dt>Cưu-ma-la-thập dịch Hán</dt> </center>
<center> <dt>HT. Thích Huệ Hưng dịch Việt</dt> </center>​
<hr width="15%">
<center> <dt><big><b><big>III. PHẨM ĐỆ TỬ</big></b></big></dt> </center>​
<dt><big></big>
</dt>
<dt><big>XÁ LỢI PHẤT
</big></dt>​
</dl> Lúc bấy giờ, Trưởng giả Duy Ma Cật nghĩ thầm rằng:

- Nay ta bịnh nằm ở giường, Thế Tôn là đấng Đại từ, lẽ đâu không đoái lòng thương xót !

Phật đã biết ý ông, liền bảo Xá Lợi Phất rằng:

- Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.

Xá Lợi Phất bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bịnh ông. Vì sao? - Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng ngồi yên lặng (tọa thiền) dưới gốc cây, khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng: "Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bất tất ngồi sững đó mới là ngồi yên lặng. Vả chăng ngồi yên lặng là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi yên lặng; không khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi, mới là ngồi yên lặng; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi yên lặng; tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi yên lặng; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi yên lặng, không đoạn phiền não mà vào Niết bàn mới là ngồi yên lặng. Nếu ngồi được như thế là chỗ Phật ấn khả (chứng nhận) vậy".

Bạch Thế Tôn, lúc ấy con nghe nói những lời đó rồi, im lặng không trả lời đặng, nên con không dám đến thăm bịnh ông.

http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung3.htm
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

T

Thế Hùng

Guest
Chào Hoatihon !

Không phải ai cũng nhập thiền như thế.

Người căn cơ Phàm Phu Thiền thì khi có những hiện tượng lạ (thấy ánh sáng, đốm sáng, thấy người khác, nghe âm thanh thế này thế khác ..........(như bài trên đã nói) thì được xem là đã nhập thiền. Khoảng thời gian có những hiện tượng này, nếu hành giả không tham đắm và hành trì đều đặn thì 7 tháng sau (ít nhất) sẽ mất, mất để tiến lên giai đoạn 2 (giai đoạn Ngoại đạo thiền hoặc là giai đoạn Tiểu Thừa Thiền).

Người căn cơ Ngoại đạo thiền thì khi xuất hồn được, được tính là đã nhập thiền. Nếu không tham đắm và hành trì đều đặn thì 7 tháng sau (điều kiện tốt nhất) sẽ chuyển qua giai đoạn 2 (Tiểu Thừa Thiền _ nghĩa là không còn xuất hồn nữa).

Thiền sư Pháp Tạng (xin lỗi không dẫn chứng trang web của vị này) vì tham đắm xuất hồn và thần thông mà dừng đứng ở Ngoại đạo thiền cho đến ngày lâm chung, không hề tiến lên được Tiểu Thừa thiền. Lên được Tiểu thừa Thiền mới thực sự là Thiền của Phật giáo.

Diễn giải về Nhập Thiền như bài trên (đã nói) là giai đoạn Tiểu Thừa Thiền đó.

Người có căn cơ Đại Thừa, hay hành giả đang ở vào giai đoạn Đại Thừa Thiền thì khi nhập thiền không được tịch tịnh, tỉnh biết như Tiểu Thừa thiền, mà mơ màng thực sự hay nói cho đúng hơn là trạng thái Mê Thần. Nhưng khác với hôn trầm là hành giả sau cơn thiền thì từ từ trở về thực tại chớ không hoảng hốt, giật mình.

Người có duyên với Mật pháp thì ngủ vùi khi đến giờ thiền _ trong khoảng một tuần lễ _ cũng được xem là đã nhập thiền.

Nói chung Nhập Thiền là thời điểm cải tạo Nghiệp chướng tích cực nhất. Còn bình thường hàng ngày dầu chúng ta làm gì, làm thiện là gieo tạo nghiệp thiện, làm ác là gieo tạo nghiệp ác. Chỉ có nhập thiền là tích cực giải nghiệp mà thôi.

Kính bá Ngọc Quế !
Con là Thế Hùng , mới vào diễn đàn , con đã đọc kỹ bài này "Tìm hiểu Như Lai Thiền", nhưng con không thỏa mản.
Vì sao Tiểu Thừa Thiền khi nhập thiền thì tịch tỉnh , tỉnh biết , còn căn cơ Đại Thừa Thiền khi nhập thiền thì "Mê thần" (không biết gì hết )?
Đáng lẻ Tiểu Thừa tĩnh biết một thì Đại thừa phải tỉnh táo hai hay 3 chứ ?
Không biết con hỏi như vậy có được không ? Nếu không , xin bác hoan hỉ bỏ quá cho.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Bác Ngọc-Quế kính!
Đáng lẻ Tiểu Thừa tĩnh biết một thì Đại thừa phải tỉnh táo hai hay 3 chứ ?
Thưa bác! Như thắc mắc của Thế-Hùng thì: " Giống như nước muối trong chén, hoặc trong ly, trong thau thì đồng một vị mặn của biển. Nhưng vẫn còn hình tướng hạn hẹp để [tĩnh biết, để nhận ra] để nhìn thấy. Còn như vị mặn của biển [ví cho Đại-Thừa] thì cũng vẫn mặn đó, nhưng mênh mông, không có hình tướng vuông tròn gì nữa. Thưa bác con thí dụ như vầy có được không?.

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bá Ngọc Quế !
Con là Thế Hùng , mới vào diễn đàn , con đã đọc kỹ bài này "Tìm hiểu Như Lai Thiền", nhưng con không thỏa mản.
Vì sao Tiểu Thừa Thiền khi nhập thiền thì tịch tỉnh , tỉnh biết , còn căn cơ Đại Thừa Thiền khi nhập thiền thì "Mê thần" (không biết gì hết )?
Đáng lẻ Tiểu Thừa tĩnh biết một thì Đại thừa phải tỉnh táo hai hay 3 chứ ?
Không biết con hỏi như vậy có được không ? Nếu không , xin bác hoan hỉ bỏ quá cho.
Ồh ! Chào Thế Hùng ! bangtam !

Chuyện này thì trong "tài liệu cỗ" không có nói tới.


Tuy nhiên bạn đã hỏi thì Ngọc Quế cũng xin thưa (theo sự vọng tưởng của mình):


_ "Chỉ Tịnh lánh động" là còn ngăn ngại. là chưa thông suốt, cho nên con đường Đại Thừa được mở ra, mở ra để giúp hành giả "vượt qua, vượt qua đến bờ bên kia". Cũng như SÓNG và NƯỚC, Đại Thừa muốn chỉ cho Phật tử biết SÓNG đó là NƯỚC đó, NƯỚC đó là SÓNG đó, đổi Tướng nhưng không đổi Thể.

Cho nên Đại Thừa không chủ trương xuất thế mà là "nhập thế độ sinh", chuyện giúp chúng sinh bên ngoài chỉ là việc làm tượng trưng, quan trọng là chúng sinh tâm bên trong, phải tận độ "chúng sinh tâm" bên trong (vi tế hoặc) mới thành Chánh Giác.

Tương tác với chúng sinh bên ngoài, mượn chúng sinh bên ngoài làm phương tiện để diệt sạch mê lầm bên trong là Chính Danh Đại Thừa.

Không còn ngăn ngại với mọi hiện tướng thế gian mới là Đại, thấu suốt bản chất mọi hiện tượng đều hư huyễn mới là Đại, chữ Đại trong Đại Thừa không có nghĩa là lớn hơn mà là sâu sắc hơn.


Vì thế Đại Thừa nói (Lục Tổ Huệ Năng) :


Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mịch Bồ đề
Cáp như tầm thố giác.


Phật pháp có trong tất cả mọi hiện tượng Động hay là Tịnh, Thiện hay là Ác, Thanh hay là Trược.
Hãy nương theo (quán sát) vạn pháp mà Giác Ngộ.
Chui vào chỗ tịch tịnh, cắt đứt mọi quan hệ thế gian để tìm Đạo lớn,
khác nào tìm sừng thỏ.


Cũng ý đó Luận Bảo Vương Tam Muội nói :


10 ĐIỀU TÂM NIỆM


1- Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.

2- Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu sa nổi dậy.

3- Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

4- Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai chướng ngại, vì không bị chông gai thì chí nguyện không kiên cường.

5- Làm việc đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng thị thường kiêu ngạo.

6- Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.

7- Với người đừng mong tất cả thuận chiều theo ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.

8- Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đáp trả là thi ân mà có mưu đồ.

9- Thấy lợi đừng nhúng tay, vì nhúng tay thì hắc ám tâm trí.

10- Oan ức không cần bày tỏ (biện bạch), vì bày tỏ là hèn nhát mà oán thù kéo dài ra.



Bởi vậy, Phật Đà thiết lập Chánh Pháp, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên, ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả.



Đức Thế Tôn được giác ngộ chính trong mọi sự chướng ngại, Ương quật hành hung, Đề Bà khuấy phá, mà Phật Đà giáo hóa cho thành đạo tất cả. Như vậy há không phải sự tác nghịch là sự tác thành mà sự khuấy phá là sự giúp đỡ cho ta.



Ngày nay những người học đạo, trước hết không dấn mình vào mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại xáp tới thì không thể nào đối phó. Chánh Pháp chí thượng vì vậy mà mất cả, đáng tiếc đáng hận biết bao.

Vì đi vào "vạn nẽo đường phù sa" (lời bác Văn Học) cho nên hành giả đâu có trong trắng như tờ giấy, mà cũng "lấm bụi trần" như sáu loại chúng sinh. Mà lấm lem bụi trần thì đâu có tịch tịnh, tỉnh biết được nữa. Mê thần là hiệu ứng tất nhiên để tiêu hóa nhiễm ô của 6 cõi.



 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Ồh ! Chào Thế Hùng ! bangtam !

Chuyện này thì trong "tài liệu cỗ" không có nói tới.

Tuy nhiên bạn đã hỏi thì Ngọc Quế cũng xin thưa (theo sự vọng tưởng của mình):

_ "Chỉ Tịnh lánh động" là còn ngăn ngại. là chưa thông suốt, cho nên con đường Đại Thừa được mở ra, mở ra để giúp hành giả "vượt qua, vượt qua đến bờ bên kia". Cũng như SÓNG và NƯỚC, Đại Thừa muốn chỉ cho Phật tử biết SÓNG đó là NƯỚC đó, NƯỚC đó là SÓNG đó, đổi Tướng nhưng không đổi Thể.

Cho nên Đại Thừa không chủ trương xuất thế mà là "nhập thế độ sinh", chuyện giúp chúng sinh bên ngoài chỉ là việc làm tượng trưng, quan trọng là chúng sinh tâm bên trong, phải tận độ "chúng sinh tâm" bên trong (vi tế hoặc) mới thành Chánh Giác.

Tương tác với chúng sinh bên ngoài, mượn chúng sinh bên ngoài làm phương tiện để diệt sạch mê lầm bên trong là Chính Danh Đại Thừa.

Không còn ngăn ngại với mọi hiện tướng thế gian mới là Đại, thấu suốt bản chất mọi hiện tượng đều hư huyễn mới là Đại, chữ Đại trong Đại Thừa không có nghĩa là lớn hơn mà là sâu sắc hơn.

Vì thế Đại Thừa nói (Lục Tổ Huệ Năng) :

Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác
Ly thế mịch Bồ đề
Cáp như tầm thố giác.

Phật pháp có trong tất cả mọi hiện tượng Động hay là Tịnh, Thiện hay là Ác, Thanh hay là Trược.
Hãy nương theo (quán sát) vạn pháp mà Giác Ngộ.
Chui vào chỗ tịch tịnh, cắt đứt mọi quan hệ thế gian để tìm Đạo lớn,
khác nào tìm sừng thỏ.

Cũng ý đó Luận Bảo Vương Tam Muội nói :

10 ĐIỀU TÂM NIỆM

1- Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.
2- Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu sa nổi dậy.
3- Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
4- Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai chướng ngại, vì không bị chông gai thì chí nguyện không kiên cường.
5- Làm việc đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng thị thường kiêu ngạo.
6- Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
7- Với người đừng mong tất cả thuận chiều theo ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.
8- Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đáp trả là thi ân mà có mưu đồ.
9- Thấy lợi đừng nhúng tay, vì nhúng tay thì hắc ám tâm trí.
10- Oan ức không cần bày tỏ (biện bạch), vì bày tỏ là hèn nhát mà oán thù kéo dài ra.


Bởi vậy, Phật Đà thiết lập Chánh Pháp, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên, ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả.


Đức Thế Tôn được giác ngộ chính trong mọi sự chướng ngại, Ương quật hành hung, Đề Bà khuấy phá, mà Phật Đà giáo hóa cho thành đạo tất cả. Như vậy há không phải sự tác nghịch là sự tác thành mà sự khuấy phá là sự giúp đỡ cho ta.


Ngày nay những người học đạo, trước hết không dấn mình vào mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại xáp tới thì không thể nào đối phó. Chánh Pháp chí thượng vì vậy mà mất cả, đáng tiếc đáng hận biết bao.

Vì đi vào "vạn nẽo đường phù sa" (lời bác Văn Học) cho nên hành giả đâu có trong trắng như tờ giấy, mà cũng "lấm bụi trần" như sáu loại chúng sinh. Mà lấm lem bụi trần thì đâu có tịch tịnh, tỉnh biết được nữa. Mê thần là hiệu ứng tất nhiên để tiêu hóa nhiễm ô của 6 cõi.

Kính bác Ngọc Quế !
Con thắc mắc (Theo như bác nói) :
_ Vậy người có căn cơ Đại Thừa có cần ngồi Thiền hay không ?
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Con thắc mắc (Theo như bác nói) :
_ Vậy người có căn cơ Đại Thừa có cần ngồi Thiền hay không ?
Kính !

Ngọc Tuấn mến !

Người có căn cơ Đại Thừa là người đã từng phát Bồ Đề tâm trong kiếp quá khứ, hôm nay tái sanh để đi tiếp chặng đường còn dở dang trong quá khứ.

"Đi tiếp chặng đường còn dở dang trong quá khứ" có nghĩa là hành giả sẽ mãi mãi làm mọi công đức để vun bồi cội Giác, đã phát tâm vì chúng sinh làm tất cả sao lại chừa ra chuyện ngồi thiền ?

Chỉ có điều hành giả căn cơ Đại Thừa ngồi thiền như "đến bữa phải ăn cơm", chứ không như Ngoại đạo (có một mục đích để ngồi thiền), không như Tiểu Thừa (có một tiêu chí _ quyết tu đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi).

Người có căn cơ Đại Thừa là người tâm nguyện :

"Tương thử thân tâm phụng trần sát,
thị tắc danh vi báo Phật ân"


(Xin nguyện đem thân này, tâm này phụng sự cho vô lượng vô số chúng sanh, mãi mãi cho đến chúng sanh thành Phật hết.
Đó là báo đáp ơn chư Phật)


 
T

Thế Hùng

Guest
Thưa bác Ngọc Quế !
Con thấy bác đề cập đầy đủ mọi khía cạnh của vấn đề Như Lai Thiền, nhưng con có điều thắc mắc chưa thấy bác nói tới :
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có buộc phải ăn chay trường hay không ?
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có được có vợ con hay không ?
Xin bác chỉ dạy.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thưa bác Ngọc Quế !
Con thấy bác đề cập đầy đủ mọi khía cạnh của vấn đề Như Lai Thiền, nhưng con có điều thắc mắc chưa thấy bác nói tới :
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có buộc phải ăn chay trường hay không ? (1)
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có được có vợ con hay không ? (2)
Xin bác chỉ dạy.

Xin chào Thế Hùng !

1.)

Ngày xưa đức Phật đã cho phép Tăng đoàn _ trong đó có rất nhiều vị A La Hán _ được ăn "ngủ tịnh nhục" (5 thứ thịt được phép ăn) :

a) Thịt ăn mà không thấy người giết.
b) Thịt ăn mà mình không nghe tiếng con vật bị giết kêu.
c) Thịt ăn mà mình không nghi ngờ người ta vì mình mà giết.
d) Thịt con thú tự chết.
đ) Thịt con thú khác ăn còn dư


Nếu Ngọc Quế nhớ không lầm thì đã có lần Đề Bà Đạt Đa _ kẻ phản đồ trong Phật giáo _ đã thưa thỉnh với Đức Phật "Xin Thế Tôn hãy đặt ra giới điều : TẤT CẢ CHƯ TĂNG PHẢI ĂN CHAY TRƯỜNG _ không được ăn thịt". Và đức Phật đã từ chối.

Như thế ăn mặn vẫn tu Phật được, vẫn ngồi thiền được; tuy nhiên tuyệt đối không được sát sanh, không được xúi người giết, không được vui khi thấy giết sinh mạng, bất kể là con gì, cọp beo hay rắn rết bò cạp.


 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Xin chào Thế Hùng !

1.)

Ngày xưa đức Phật đã cho phép Tăng đoàn _ trong đó có rất nhiều vị A La Hán _ được ăn "ngủ tịnh nhục" (5 thứ thịt được phép ăn) :

a) Thịt ăn mà không thấy người giết.
b) Thịt ăn mà mình không nghe tiếng con vật bị giết kêu.
c) Thịt ăn mà mình không nghi ngờ người ta vì mình mà giết.
d) Thịt con thú tự chết.
đ) Thịt con thú khác ăn còn dư

Nếu Ngọc Quế nhớ không lầm thì đã có lần Đề Bà Đạt Đa _ kẻ phản đồ trong Phật giáo _ đã thưa thỉnh với Đức Phật "Xin Thế Tôn hãy đặt ra giới điều : TẤT CẢ CHƯ TĂNG PHẢI ĂN CHAY TRƯỜNG _ không được ăn thịt". Và đức Phật đã từ chối.

Như thế ăn mặn vẫn tu Phật được, vẫn ngồi thiền được; tuy nhiên tuyệt đối không được sát sanh, không được xúi người giết, không được vui khi thấy giết sinh mạng, bất kể là con gì, cọp beo hay rắn rết bò cạp.

Kính thưa bác Ngọc Quế ! Bác dạy cũng đúng, nhưng mà ăn chay thì tốt cho cơ thể hơn.
Ăn chay thì máu chúng ta được lọc, không còn ô trược, cơ thể mình thanh khiết thì bề trên thích hơn.
Về nghiệp sát thì chẳng những chúng ta không trực tiếp mà còn không gián tiếp giết hại sinh mạng muôn loài luôn.
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính thưa bác Ngọc Quế ! Bác dạy cũng đúng, nhưng mà ăn chay thì tốt cho cơ thể hơn.
Ăn chay thì máu chúng ta được lọc, không còn ô trược, cơ thể mình thanh khiết thì bề trên thích hơn.
Về nghiệp sát thì chẳng những chúng ta không trực tiếp mà còn không gián tiếp giết hại sinh mạng muôn loài luôn.
Kính !

Chào Ngọc Tuấn !

_ "Ăn chay tốt cho cơ thể".

Bạn trẻ ơi, ở đây N/Q trả lời câu hỏi của bạn Thế Hùng : "_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có buộc phải ăn chay trường hay không ?"

Và câu trả lời của N/Q là "không buộc phải ăn chay trường".

Chớ không phải bạn Thế Hùng hỏi "Chúng ta nên ăn cái gì tốt cho sức khỏe ?"

Ăn chay trường được thì cũng tốt cho sức khỏe, nhưng với điều kiện phải ăn đầy đủ các chất dinh dưởng, có những bạn vì điều kiện không thuận tiện mà chỉ cứ hết tương đến chao _ giống như tu khổ hạnh _ thì cũng chả tốt cho sức khỏe đâu.

_ "Ăn chay thì máu chúng ta được lọc, không còn ô trược, cơ thể mình thanh khiết ."
Đây là quan điểm "khử trược lưu thanh" của Tiên đạo, không phải của Phật đạo. Người Phật tử chúng ta thường không phân biệt "cái nào là Phật đạo, lập luận nào là của Tiên gia" dẫn đến hiểu lầm , đồng hóa tư tưởng của Tiên đạo thành giáo lý Phật đạo.

Con dê chỉ ăn hoa lá đó nhưng dê vẫn là dê, con bò ăn chay trường hơn ai hết nhưng có bao giờ bạn thấy những con bò đực chọi nhau vì giành "gái" chưa ?, thậm chí không vì giành cái gì, nhưng con này nhìn con kia "thấy ghét" là "chơi luôn".

_ "thì bề trên thích hơn"

"bề trên" là những ai ? Là những vị Thiên Tiên đó ! Nếu bạn ưa thích những vị Trời thì bạn chỉ cần tu Ngoại Đạo thiền, không cần phải tu Như Lai Thiền

_ "Về nghiệp sát thì chẳng những chúng ta không trực tiếp mà còn không gián tiếp giết hại sinh mạng muôn loài luôn."

Khi chúng ta có ghẻ, chúng ta có xức alcool hay không ? Xức alcool là trực tiếp giết những con cái ghẻ và vi trùng đó. Hằng ngày chúng ta nấu nướng (dẫu là đồ chay) bạn có biết rằng bạn đã trực tiếp sát sinh hay không ? Lý do :

"Phật quán nhứt bát thủy
Bát vạn tứ thiên trùng
Nhược bất niệm thử chú
Như thực chúng sinh nhục"


(Phật thấy trong một bát nước
có tám vạn bốn nghìn sinh vật
Nếu không niệm chú này
có khác nào chúng ta ăn thịt chúng sinh)


Như thế ăn chay chỉ là trợ duyên cho người sơ cơ có chỗ dựa cho tâm hồn, nhắc nhở rằng ta đang cố gắng tập tu (N/Q đã từng nghe "hôm nay tao ăn chay, tạm tha cho mầy đó, hôm khác mầy chết với "bố" nghe "con" !)
Ăn chay không phải là điều kiện tối cần thiết cho người tu Như Lai Thiền.



 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Ngọc Quế !
Chocon đã từng nghe một vị Thượng Tọa giảng rằng :
_ Khi xưa đức Thế Tôn mới mở đạo, tà ma Ngoại đạo rất nhiều, đệ tử Phật còn yếu, cho nên đức Phật tạm chấp nhận cho chư Tăng ăn Ngũ̉ Tịnh Nhục (NTN), ngày nay chỉ còn Phật giáo Nguyên Thủy là còn ăn NTN, các Tông phái Đại Thừa đều tiến lên "ăn chay trường" hết trơn, nếu chúng ta vẫn còn ăn NTN là không đúng với tinh thần Đại thừa.
Có vị Thầy còn nói "Tu thiền mà còn ăn mặn, thì không làm sao có kết quả tốt đẹp được"
Xin bác cho ý kiến.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế !
Chocon đã từng nghe một vị Thượng Tọa giảng rằng :
_ Khi xưa đức Thế Tôn mới mở đạo, tà ma Ngoại đạo rất nhiều, đệ tử Phật còn yếu, cho nên đức Phật tạm chấp nhận cho chư Tăng ăn Ngũ̉ Tịnh Nhục (NTN), ngày nay chỉ còn Phật giáo Nguyên Thủy là còn ăn NTN, các Tông phái Đại Thừa đều tiến lên "ăn chay trường" hết trơn, nếu chúng ta vẫn còn ăn NTN là không đúng với tinh thần Đại thừa.(1)
Có vị Thầy còn nói "Tu thiền mà còn ăn mặn, thì không làm sao có kết quả tốt đẹp được"
Xin bác cho ý kiến.(2)

Xin chào choconxauxi !

(1) .

Theo bạn chocon :

_ Đức Lục Tổ Huệ Năng thuộc Đại Thừa hay Tiểu Thừa ?! Không ai có thể nói đức Lục Tổ theo Tiểu Thừa cả ! Nhưng sau 16 năm sống chung lộn với đám thợ săn _ dĩ nhiên Ngài ăn mặn _ nhưng Ngài đã tiến bộ từ một người vừa Ngộ Đạo lên một vị Bồ tát có đủ Thần Thông và Tam Muội.


_ Các vị Lạt Ma Tây Tạng thuộc Đại Thừa hay Tiểu Thừa ?! Khộng ai có thể nói các vị Lạt Ma theo Phật giáo Nguyên Thủy cả ! Nhưng các Tu viện, Học viện ở Tây Tạng đều lấy lúa mạch và thịt bò Yak làm thức ăn thường xuyên để chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.


bo yak 2.jpg

bò Yak Tây Tạng

(2)


Muốn biết ăn mặn tu Thiền có kết quả hay không, xin mời bạn đọc lại câu chuyện Ngài Luipa (một trong 84 vị Tổ Mật Tông Ấn Độ) :


Thuở nọ , tại đảo quốc Tích Lan ( Sri Lanka ) . Sau khi quốc vương băng hà , theo truyền thống . Thái tử thứ nhất sẽ kế vị vua cha . Nhưng các quan thiên văn xét thấy muốn đất nước được an bình cần phải trao ngôi báu cho người con thứ . Vì vậy , vị hoàng tử trẻ tuổi nghiễm nhiên thành người trị vì cả vương quốc Tích Lan .

Mặc dù sống trong cảnh lộng lẫy xa hoa , được cung phụng đầy đủ các món ngon vật lạ . Nhưng vị vua trẻ vẫn cảm thấy chán chường quyền lực và sự giàu sang . Xét cho cùng nhà vua chẳng được gì thêm ngoài hai thứ ấy . Thế là niềm khao khát duy nhất của ngài là thoát khỏi cảnh ràng buộc này .


Rủi thay , trong lần đầu bỏ trốn . Nhà vua trẻ bị bắt lại và bị xiềng chặt vào chiếc ngai bằng sợi xích vàng . Sau nhờ đút lót cho lính canh . Nhà vua lại thoát ra khỏi hoàng cung cùng một người hầu . Ngài đã tưởng thưởng một cách hào phóng cho người hầu cận trung thành trước khi rời bỏ Tích Lan ; để tìm đến Ramesvaram, nơi đức vua Rama đang trị vì . Tại đây , ngài đổi chiếc vương miện bằng vàng để lấy một bộ da dê và đổi bộ vương phục quí giá để lấy một bộ quần áo rách nát . Kể từ đó , ngài trở thành một đạo sĩ du phương .


Vị đạo sĩ vốn là cựu vương . Thân tướng oai nghiêm đẹp đẽ nên không mấy khó khăn trong việc khất thực độ thân . Du hành khắp xứ Ấn độ , đến một hôm tình cờ ngài đặt chân đến vùng Phật tích Vajrasana . Nơi xưa kia thái tử Tất-đạt-đa tu thành chánh quản . Tại đây , ngài được gặp các nữ Du-già hành giả ( Dakini ) truyền cho tâm pháp . Rời Vajrasana , ngài đến Pataliputra ( thành Hoa thị ) . Kinh đô của vua nằm ven bờ song Hằng . Ban ngày ngài đi khất thực , đêm về nghỉ ngơi nơi mộ địa .


Bữa nọ , khi đi khất thực ngài tình cờ dừng chân trước ngưỡng cửa của một thanh lâu . Chính nghiệp lực của ngài đã dun rủi đưa đến sự kỳ ngộ này . Một cô kỹ nữ lầu xanh trong tiền kiếp từng là một Dakini . Chăm chú nhìn vị đạo sĩ một hồi lâu rồi thốt lên rằng : “ Các căn của ông quả khá thanh tịnh . Chỉ hiềm nỗi tính kiêu mạn vi tế về dòng dõi hoàng tộc vẫn còn phảng phất trong ông ” . Nói xong , cô đổ một ít cháo ôi thiu vào bình bát của ngài .


Đi được một quãng , vị đạo sĩ trút thứ cháo lỏng bỏng đã hôi thối không còn ăn được xuống rãnh nước ở ven đường . Cô gái nhìn thấy vậy bèn quát lên một cách giận dữ : “ Làm thế nào ông có thể đạt đến Niết-bàn . Khi tâm còn phân biệt sự dơ sạch của thức ăn ? ” . Nghe lời trách mắng như thế , vị đạo sĩ cảm thấy xấu hổ . Chợt nhận ra rằng ngài chưa hoàn toàn dứt trừ hết các phiền não trong tâm . Thế là , ngài nhận thức được : Tâm suy lường phân biệt làm trở ngại chính khiến ngài khó đạt tới Phật tính .


Ngài liền đi về phía sông Hằng , liên tục thiền quán ròng rã suốt 12 năm để diệt vọng niệm phân biệt và các kiến chấp . Hằng ngày , ngài đi quanh bờ biển lượm các ruột cá ngư dân vứt bỏ rải rác . Pháp tu của ngài là : “ Vận tâm quán tưởng thứ ruột cá tanh hôi tởm lợm trở thành một tiên dược thanh khiết ” . Ngài quán chiếu các pháp thế gian chỉ do duyên hợp và bản chất của chúng chỉ là sự rỗng không .


Bởi hạnh tu ấy , nhân dân quanh vùng gọi ngài là Luipa nghĩa là : “ Người ăn ruột cá ” .
Sau 12 năm tinh cần tu luyện , ngài Luipa đã chứng đắc thần thông và giác ngộ . Ngài trở thành một vị Guru nổi tiếng và trong các truyền thuyết về Darikapa và Dengipa cũng có nhắc đến ngài .

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?8498-C%C4%90TV-ph%E1%BA%A7n-23-b%C3%A0i-16-%28LUIPA%29



 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính bác Ngọc Quế ! mặc dù bác đã nói lên một sự thật, nhưng ......con vẫn nghe nó ....làm sao ấy.
Quả thật con thấy lòng bất nhẫn khi nhìn con bò và nghĩ rằng nó sẽ chết, nó sẽ bị tùng xẻo, để cho chư Tăng được sống.
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính bác Ngọc Quế ! mặc dù bác đã nói lên một sự thật, nhưng ......con vẫn nghe nó ....làm sao ấy.
Quả thật con thấy lòng bất nhẫn khi nhìn con bò và nghĩ rằng nó sẽ chết, nó sẽ bị tùng xẻo, để cho chư Tăng được sống.
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính anh choconxauxi !

Trí vẫn tin rằng nick của anh XẤU XÍ, nhưng lòng anh không xấu xí.

Hôm nay đọc bài của bác Ngọc Quế, thấy có đường link dẫn về box Thảo luận Giáo lý Mật Tông, Trí bấm vào thì "như Trời long đất lở".
Toàn bộ những bài viết có giá trị của bác Văn Học và của Trí đã bị XÓA SẠCH.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?7325-THÔNG-BÁO-CỦA-MOD&p=73519#post73519

Phải chăng anh bị "sốc" khi đọc bài này, rồi anh lợi dụng Thông báo của Admin để "báo tư thù" ???

NGƯỜI VÌ ĐẠO LÝ MÀ HÀNH ĐỘNG THÌ DÁM LÀM DÁM CHỊU.

Hoàng Trí mong nhận được câu trả lời dứt khoát của anh.







[/NEN]
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]



Kính anh choconxauxi !

Trí vẫn tin rằng nick của anh XẤU XÍ, nhưng lòng anh không xấu xí.

Hôm nay đọc bài của bác Ngọc Quế, thấy có đường link dẫn về box Thảo luận Giáo lý Mật Tông, Trí bấm vào thì "như Trời long đất lở".
Toàn bộ những bài viết có giá trị của bác Văn Học và của Trí đã bị XÓA SẠCH.

http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?7325-THÔNG-BÁO-CỦA-MOD&p=73519#post73519

Phải chăng anh bị "sốc" khi đọc bài này, rồi anh lợi dụng Thông báo của Admin để "báo tư thù" ???

NGƯỜI VÌ ĐẠO LÝ MÀ HÀNH ĐỘNG THÌ DÁM LÀM DÁM CHỊU.

Hoàng Trí mong nhận được câu trả lời dứt khoát của anh.







[/NEN]

Kính anh Hoàng Trí !
choconxauxi rất kính trọng anh, "một tấm lòng son vì Phật pháp"
choconxauxi lại càng nhớ ơn bác Văn Học đã giúp cho chocon được sáng mắt ra rất nhiều, lẻ nào chocon lại làm cái việc "thương luân bại lý" đến như thế !
chocon không "tiểu nhân" như vậy, mong anh hiểu cho.
Kính !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính bác Ngọc Quế ! mặc dù bác đã nói lên một sự thật, nhưng ......con vẫn nghe nó ....làm sao ấy.
Quả thật con thấy lòng bất nhẫn khi nhìn con bò và nghĩ rằng nó sẽ chết, nó sẽ bị tùng xẻo, để cho chư Tăng được sống.

Bởi vậy cho nên chư Tăng trước khi ăn đều chú nguyện cho chúng sanh và nhắc nhở mình rằng "ăn chỉ là món thuốc để tạm nuôi sống cái thân tứ đại để mà tu, người tu là người thọ ân chúng sanh rất nặng, nếu dễ duôi với chính mình (không tinh tấn) thì tội nặng hơn người thường".

Người không thọ ân chúng sanh, muốn cười cứ cười "thả ga", muốn xem tivi ca múa nhạc gì cũng không có lỗi gì với ai hết.

Người thọ ân chúng sanh KHÔNG CHO PHÉP MÌNH sống buông thả, sống theo ý mình thích (xem ca múa nhạc , .....v...v...).

(Giống như người có món nợ 50 triệu _ lơ lửng trên đầu _ thì chi tiêu trong mức tối thiểu _ không dám hoang phí _ để trả nợ.)


 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính sư-huynh Hoàng-Trí !
Hôm nay đọc bài của bác Ngọc Quế, thấy có đường link dẫn về box Thảo luận Giáo lý Mật Tông, Trí bấm vào thì "như Trời long đất lở".
Toàn bộ những bài viết có giá trị của bác Văn Học và của Trí đã bị XÓA SẠCH.
Kính thưa sư-huynh! Trời có long, đất có lở đi nữa. Nhưng Mật-Tông là Huệ mạng của Phật Pháp thì không có sự huỷ diệt theo tướng huyễn
thường tình được. Mật-Tông là tinh-hoa của Phật Pháp, nên Mật-Tông xuất-gia khỏi Tam-Giới, nay há lại rơi vào nhà của ma đạo được sao?.
Nam-mô A-Di-Đà Phật ! Nếu Choconxauxi xoá những tài liệu quý hiếm nầy thì làm sao CCXX đọc tụng câu : " Nguyện quy y Pháp, đương nguyện chúng sinh trí huệ như biển "?
Thôi bangtam xin dừng lại tất cả ý nghĩ tại đây, chỉ một lòng cầu Tam-Bảo cho Phật Pháp trường tồn, và Kính xin sư-huynh Hoàng-Trí cùng bác Văn-Học hoan hỷ vì hàng hậu học mà tìm lại tài liệu của Mật-Tông vì lợi ích chung, để không phụ lòng kỳ vọng của chư Phật ba đời phó chúc cho mình.
Nam-mô A-Di-Đà Phật!
Nếu sư-huynh thấy bangtam có thể phụ với sư-huynh được việc gì liên quan đến vấn đề Mật-Tông thì xin cho bangtam được góp phần, dù là một chút xíu theo khả năng bangtam xin cố gắng.
Nam-mô A-Di-Đà Phật!
Kính
bangtam
* Sao lâu quá bangtam không thấy bác Văn-học viết bài? sư huynh có biết không? nếu có biết về bác, xin cho bangtam gữi lời kính thăm bác Văn-Học nhe!.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Thưa bác Ngọc Quế !
Con thấy bác đề cập đầy đủ mọi khía cạnh của vấn đề Như Lai Thiền, nhưng con có điều thắc mắc chưa thấy bác nói tới :
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có buộc phải ăn chay trường hay không ?(1)
_ Hành giả ngồi theo Như Lai Thiền có được có vợ con hay không ? (2)
Xin bác chỉ dạy.

Chào Thế Hùng !
Hôm nay Ngọc Quế xin trả lời câu kế nhé :

(2)

_ Hành giả tu Như Lai Thiền KHÔNG BUỘC phải sống độc cư _ được phép có vợ con.

Tuy nhiên "sinh hoạt vợ chồng" phải sau giờ ngồi thiền ít nhất là một giờ (không được trước).

Ngày xưa Đại Sư Marpa _ Thầy của Milarepa _ vẫn có vợ và một con gái đấy thôi.


Bàng Uẫn cư sĩ ở bên Tàu vẫn có vợ và 2 con một trai một gái, và cả gia đình đều đắc đạo :


Bàng Long Uẩn

Đời Đường bên Trung Hoa có gia đình ông Bàng Long Uẩn là cư sĩ tại gia mà tu đến được chỗ sanh tử tự tại. Ông trước theo Nho học, sau nghiên cứu Phật thấy thích thú, ông tìm đến tham vấn các Thiền sư. Ban đầu, ông đến hỏi Thiền sư Hy-Thiên Thạch-Đầu :
_ "Người không cùng muôn pháp làm bạn là người gì ?".
Thiền sư Hy Thiên liền bụm miệng ông. Ngay đấy ông được ngộ. Sau ông đến tham vấn Mã Tổ Đạo Nhất, cũng đem câu ấy ra hỏi . Mã Tổ đáp :
_ "Ông hớp một ngụm cạn hết sông Tây-Giang, ta sẽ vì ông nói !".


Trong gia đình ông có cả thảy bốn người, ngoài hai ông bà còn có một người con trai và một người con gái tên là Linh Chiếu. Ông cất nhà gần chân núi, mỗi ngày chẻ tre đan sáo cho cô con gái gánh ra chợ bán. Gia đình ông sống đạm bạc qua ngày để tu hành.
Một hôm, nhân lúc thừa nhàn ông nói :
- Nan nan nan, thập tạ du ma thọ thượng thang ! ( Khó khó khó, mười tạ dầu mè trên cây vuốt )

Bà vợ ông đáp :
- Dị dị dị, bách thảo thượng đầu Tổ sư ý ! ( Dễ dễ dễ, trên đầu trăm cỏ ý Tổ sư !)

Cô con gái Linh Chiếu thì đáp :
- Dã bất dị, dã bất nan, cơ lai khiết phạn, khốn lai thùy !" ( Cũng chẳng dễ, cũng chẳng khó, đói đến thì ăn, mệt thì ngủ )


***
Lúc về già, một hôm, ông lên bộ ván ngựa giữa nhà ngồi chuẩn bị tịch, ông bảo cô con gái :
- Con ra sân xem đúng ngọ vô cho cha hay !
Cô Linh Chiếu ra xem trở vào thưa :
- Thưa cha ! Đã gần đúng ngọ, nhưng mặt trời bị nguyệt thực, cha ra xem !
Ông liền ra sân xem trở vào thì thấy cô Linh Chiếu lên ngựa giữa ngồi kiết già tịch, Ông nói :
- Con gái ta lanh lợi quá !
Sau đó, ông lo mai táng cho cô con gái xong. Ông báo tin cho thân hữu xa gần hay là ông sắp tịch ! ... Hôm ấy bạn bè ông tụ hội lại rất đông, ông nằm gối đầu trên đầu gối của người bạn ông là Châu Mục Công, rồi nhắm mắt thị tịch !
Khi bà vợ ông chạy ra đồng báo tin cho người con trai hay, bà bảo :
- Con ơi ! Ông già vô tri và con bé ngu si đã bỏ mình đi rồi !
Người con trai nghe vậy thưa :
- Vậy hả mẹ ?
Rồi liền đứng thẳng mà tịch ! Bà nói :
- Thằng ngu si này cũng đi nữa ?
Thế rồi bà lo mai táng cho người con trai xong liền lên núi thị tịch ! ...


 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính thưa bác Ngọc-Quế!
Thưa bác theo con nghĩ thì những vị nầy vẫn sống với vợ con, hoặc chồng con, nhưng quyết định họ không còn chuyện ái ân như trước đó nữa
Họ vẫn xưng hô theo ngôi thứ trong gia đình bình thường, nhưng không có phân biệt gì nữa, mà là bạn đạo hữu thôi.
Thưa bác con nói như vầy có đúng không? xin bác chỉ dạy cho con .

Kính
bangtam
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính thưa bác Ngọc-Quế!
Thưa bác theo con nghĩ thì những vị nầy vẫn sống với vợ con, hoặc chồng con, nhưng quyết định họ không còn chuyện ái ân như trước đó nữa
Họ vẫn xưng hô theo ngôi thứ trong gia đình bình thường, nhưng không có phân biệt gì nữa, mà là bạn đạo hữu thôi.
Thưa bác con nói như vầy có đúng không? xin bác chỉ dạy cho con .

Kính
bangtam
Bangtam mến !

Chuyện ái ân của Tổ Marpa với vợ, Kinh sách không có ghi, nhưng Ngọc Quế biết chắc là đã có "ngủ chung" vì đã có một con gái ruột.

Chuyện ái ân của Ngài Bàng Uẫn cũng thế, Kinh sách không ghi nhưng Ngài cũng đã có 2 con _ một trai một gái.

Còn bangtam hỏi "họ không còn chuyện ái ân như trước đó nữa" thì N/Q xin trả lời :

_ Ngọc Quế không phải là 2 vị đó nên không biết, bangtam để dành câu này để hôm nào có rảnh đi kiếm mấy vị ấy mà hỏi nhé !

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên