đại a la hán nan đề mật đa la sở thuyết pháp trụ ký

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
123456789 chép kinh lịch sử Pháp Trụ Ký này từ bộ Kinh Sách đã được dịch thuật từ hội Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh tập 179 của Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản. Kinh Pháp Trụ Ký này vô cùng quý giá vì đây là một trong những Kinh Sách đã được chính ngài Huyền Trang mang từ Ấn Độ về Trung Hoa. Có một lần 123456789 có nói chuyện với một bạn hữu người Ấn Độ (nói chuyện bằng tiếng Anh), người đó nói với 123456789 rằng "Người mà tôi nể trọng nhất chính là ngài Huyền Trang, vì ngài đã đi đường xa xôi, vượt nhiều hiểm nguy vì tấm lòng muốn lợi ích cho nhân dân nước ngài. Và cũng nhờ ngài mà người Ấn Độ hiện nay mới có thể hiểu thêm về những văn hóa, lịch sử và các sự kiện về quốc gia của mình"

Các nhà học giả ngày nay cũng đã xác nhận, những việc mà ngài Huyền Trang ghi lại về các quốc gia ở Ấn Độ ngày xưa là hoàn toàn chính xác. Và họ cũng đã dùng những tài liệu của ngài làm chính để nghiên cứu và đối chiếu thêm về những sự kiện lịch sử của Ấn Độ.

ĐẠI A LA HÁN NAN ĐỀ MẬT ĐA LA SỞ THUYẾT PHÁP TRỤ KÝ

Dịch Từ Tiếng Phạn Sang Tiếng Hán: Đời Đại Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang

Dịch Tứ Tiếng Hán Sang Tiếng Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Trong khoảng tám trăm năm sau khi Ðức Phật Bạc-già-phạm nhập Niết-bàn, tại thành đô của vua Thắng Quân, nước Chấp sư tử (là Sri Lanka hay Tích Lan hiện nay), có vị A-la-hán tên là Nan-đề Mật-đa-la (đời Ðường dịch là Khánh Hữu). Vị này có đủ tám Giải thoát, ba Minh, sáu Thông, trí Vô tránh nguyện, định Biên tế… đầy đủ tất cả vô lượng công đức, có oai thần lớn, tiếng đồn vang xa. Ngài dùng lực của trí nguyện có thể biết rõ các thứ tâm hành của tất cả loài hữu tình ở cõi này. Ngài lại hay tùy thuận tạo nhiều lợi ích. Khi hóa duyên đã ngày, lúc sắp nhập Niết-bàn, ngài cho tập hợp Bí-sô và Bí-sô-ni để nói về các công đức nhiệm mầu mà mình đã chứng được cùng các hạnh nên làm để lợi lạc tất cả hữu tình… Các sự nghiệp cao quý đều đã làm ngày cả rồi. Lúc đó ngài bảo đại chúng rằng:

- Từ nay trở đi ta không còn làm việc gì nữa, chỉ còn việc trở về với Vô dư Niết-bàn mà thôi. Vậy các nhân giả biết có những nghi ngờ gì thì nên hỏi.

Khi ấy đại chúng nghe lời ấy ngày, liền lăn lộn trên đất cất tiếng gào khóc. Có kẻ thưa rằng:

- Ðức Phật Bạc-già-phạm nhập Niết-bàn đã lâu, các vị đệ tử Phật cũng nối nhau mà tịch diệt, cõi thế gian này sẽ trống vắng lâu dài, không có bậc Chân điều ngự. Nay chỉ có Tôn giả là con mắt của hàng trời, người. Vì sao ngài lại muốn rời bỏ chúng con mà đi. Cúi mong ngài rủ lòng thương xót sống thêm một thời gian ngắn nữa.

Tôn giả Khánh Hữu an ủi khuyên bảo chúng rằng:

- Không nên khóc lóc, các nhân giả nên biết rằng pháp thế gian như thế có sinh tất có diệt. Chư Phật, Như Lai đã hàng phục được bốn ma nên rất tự tại về tuổi thọ. Nhưng vì tùy thuận đời nên các ngài cũng phải thị hiện có Niết-bàn, huống là bọn chúng ta đâu thể sống hoài được. Nếu ta tùy thuận theo lời cầu xin của quý vị thì cũng chẳng ích lợi gì. Theo ý đó chớ nên buồn rầu, chỉ có điều gì còn nghi ngờ thì hãy nhanh chóng hỏi đi.

Các Bí-sô tuy nghe lời dạy bảo thế nhưng cũng còn sụt sùi hồi lâu rồi mới thưa hỏi rằng:

- Chúng con chưa biết là chánh pháp Vô thượng của Ðức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni sẽ trụ trong thời gian bao lâu?

Tôn giả bảo rằng:

- Quý vị hãy lắng nghe! Trước kia Ðức Như Lai đã nói kinh Pháp Trụ rồi, nay ta sẽ nói sơ lược lại. Ðức Phật Bạc-già-phạm khi sắp nhập Niết-bàn đã phó chúc pháp Vô thượng lại cho mười sáu vị Ðại A-la-hán cùng các quyến thuộc khiến phải giữ gìn để chánh pháp không diệt mất. Lại bảo các vị ấy phải đích thân làm Chân Phước Ðiền cho các thí chủ để giúp các thí chủ được quả báo lớn.

Khi ấy đại chúng nghe Tôn giả bảo thế thì cũng đã khuây khỏa phần nào, liền hỏi lại rằng:

- Bọn chúng con không biết rõ tên của mười sáu vị A-la-hán mà ngài nói đó là những vị nào

Ngài Khánh Hữu đáp:

- Tôn giả thứ nhất tên là Tân Ðộ La-bạt-la-nọa-xà,
Tôn giả thứ hai tên Ca-nặc-ca-phạt-sa,
Tôn giả thứ ba tên là Ca-nặc-ca-bạt-ly-đọa-xà,
Tôn giả thứ tư tên là Tô-tần-đà,
Tôn giả thứ năm tên là Nặc-cự-la,
Tôn giả thứ sáu tên là Bạt-đà-la,
Tôn giả thứ bảy tên là Ca-lý-ca,
Tôn giả thứ tám tên là Phạt-xà-la-phất-đa-la,
Tôn giả thứ chín tên là Tuất-bác-ca,
Tôn giả thứ mười tên là Bán-thác-ca,
Tôn giả thứ mười một tên là La-hộ-la,
Tôn giả thứ mười hai tên là Na-già-tê-na,
Tôn giả thứ mười ba tên là Nhân-yết-đà,
Tôn giả thứ mười bốn tên là Phạt-na-bà-tư,
Tôn giả thứ mười lăm tên là A-thị-đa,
Tôn giả thứ mười sáu tên là Chú-đồ-bán-thác-ca.

Cả mười sáu vị Ðại A-la-hán đó, tất cả đều đầy đủ Tam minh, Lục thông, tám Giải thoát và vô lượng công đức, lìa nhiễm cả ba cõi, trì tụng ba tạng thông suốt cả ngoại điển, tuân lời Phật dạy, dùngsức thần thông kéo dài tuổi thọ… cho đến luôn hộ trì chánh pháp của Ðức Thế Tôn khi còn ở trên đời và các ngài còn làm Chân phước điền cho các thí chủ, khiến người bố thí được quả báo lớn.

Khi đó chúng Bí-sô và Bí-sô-ni lại thưa hỏi rằng:

- Bọn chúng con không biết rõ mười sáu vị Tôn giả đó phần nhiều ở chốn nào để hộ trì chánh pháp làm lợi ích các hữu tình?

Ngài Khánh Hữu đáp rằng:

- Vị Tôn giả thứ nhất cùng với quyến thuộc của mình gồm một ngàn vị A-la-hán phần nhiều châu châu Tây Cù-đà-ni

Vị Tôn giả thứ hai cùng quyến thuộc của mình gồm năm trăm vị A-la-hán phần nhiều châu phía Bắc nước Ca-thấp-di-la.

Vị Tôn giả thứ ba cùng quyến thuộc của mình gồm sáu trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Ðông Thắng thần châu.

Vị Tôn giả thứ tư cùng quyến thuộc của mình gồm bảy trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Bắc Câu-lô châu.

Vị Tôn giả thứ năm cùng quyến thuộc của mình gồm tám trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Nam Thiệm bộ châu.

Vị Tôn giả thứ sáu cùng quyến thuộc của mình gồm chín trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Ðam-một-la châu.

Vị Tôn giả thứ bảy cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn vị A-la-hán phần nhiều Tăng-già-đồ.

Vị Tôn giả thứ tám cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn một trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Bát-thích-noa

Vị Tôn giả thứ chín cùng quyến thuộc của mình gồm chín trăm vị A-la-hán phần nhiều vùng núi Hương túy.

Vị Tôn giả thứ mười cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn ba trăm vị A-la-hán phần nhiều châu trời Tam thập tam.

Vị Tôn giả thứ mười một cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn một trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Tất-lợi-dương-cù châu.

Vị Tôn giả thứ mười hai cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn hai trăm vị A-la-hán phần nhiều châu vùng núi Bán-độ-ba.

Vị Tôn giả thứ mười ba cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn ba trăm vị A-la-hán phần nhiều châu vùng núi Quảng hiếp.

Vị Tôn giả thứ mười bốn cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn bốn trăm vị A-la-hán phần nhiều châu vùng núi Khả trụ.

Vị Tôn giả thứ mười lăm cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn năm trăm vị A-la-hán phần nhiều châu ngọn núi Linh thứu.

Vị Tôn giả thứ mười sáu cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn sáu trăm vị A-la-hán phần nhiều châu vùng núi Trì trục.

- Này các Nhân giả! Nếu thế giới này, tất cả vua chúa, các quan tể tướng, đại thần, cư sĩ, trưởng giả, kẻ nam người nữ đều phát tâm thanh tịnh mạnh mẽ, vì bốn phương Tăng mà thiết lập hội Ðại bố thí, hoặc mỗi năm năm lập hội Vô già thí, hoặc thiết lập đại hội ăn mừng chùa mới, tượng mới, kinh mới phiên dịch. Hoặc thiết lập hội Ðại phước thỉnh mời chư Tăng đến trư xứ của mình ở lâu dài, hoặc đến chùa chỗ kinh hành… bày bố đủ các tọa cụ, ngọa cụ đẹp quy y phục thuốc men thức ăn uống, phụng thí cho toàn thể chúng Tăng. Lúc đó mười sáu vị Ðại A-la-hán này cùng các quyến thuộc tùy chỗ thích ứng mà chia nhau đến dự hội, hiện đủ mọi hình tướng, dấu đi tướng Thánh hiền, cùng giống chúng phàm phu, kín đáo thọ nhận của cúng thí, khiến các thí chủ được quả báo thù thắng. Mười sáu vị Ðại A-la-hán đó hộ trì chánh pháp làm lợi ích các loài hữu tình như thế cho đến khi tuổi thọ của loài người ở châu Nam Thiệm bộ này giảm xuống quá ngắn còn mười tuổi, kiếp đao binh nổi lên, giết chóc lẫn nhau. Lúc đó Phật pháp tạm thời diệt mất. Sau kiếp đao binh thì tuổi thọ loài người tăng dần lên đến mức một trăm tuổi. Khi đó loài người ở châu Thiệm bộ này, chán cảnh giết hại đau khổ của kiếp đao binh trước lại thích tu thiện. Lúc đó, mười sáu vị Ðại A-la-hán này cùng các quyến thuộc lại hiện ra chốn nhân gian, khen bày diễn nói chánh pháp vô thượng, độ vô lượng chúng sinh khiến họ xuất gia, làm vô số lợi ích cho tất cả hữu tình. Như thế đế khi tuổi thọ của loài người ở châu này tăng lên sáu vạn tuổi, thì chánh pháp Vô thượng truyền bá khắp thế gian rạng rỡ không dứt. Sau khi loài người có tuổi thọ đến bảy vạn tuổi thì chánh pháp Vô thượng mới diệt mất vĩnh viễn. Lúc bấy giờ, mười sáu vị Ðại A-la-hán này cùng các quyến thuộc ở trên châu này cùng tụ họp nhau lại, rồi dùng sức thần thông xây dựng tháp Phật bằng bảy báu rất cao rộng vô cùng trang nghiêm tráng lệ. Trong tháp xá-lợi của Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni Như Lai Ứng Cúng Chánh Ðẳng Giác đều để đủ trong ấy. Khi đó, mười sáu vị Ðại A-la-hán và các quyến thuộc cùng đi nhiễu quanh tháp dùng các thứ hương hoa đến cúng dường và cung kính khen ngợi. Khi đi nhiễu quanh cả trăm ngàn vòng và chiêm ngưỡng kính lễ ngày, thì tất cả đều bay lên hư không hướng về tháp Phật đồng thưa rằng: “Kính lễ Ðức Thế Tôn Thích-ca Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Chúng con nhận lời Phật dạy đã hộ trì chánh pháp và làm vô số lợi ích cho hàng trời, người, pháp tạng nay đã diệt rồi, hóa duyên đã cùng khắp, giờ đây xin từ biệt để diệt độ”. Khi nói ngày thì tất cả cùng lúc đều nhập Vô dư Niết-bàn. Do định nguyện lực từ trước nên lửa nổi lên thiêu đốt toàn thân, như ngọn đuốc lớn sáng rực, đốt cháy tan hài cốt không còn sót lại chút gì. Lúc đó tháp Phật bỗng sâu xuống đất đến tầng Kim luân mới dừng lại. Lúc bấy giờ, chánh pháp Vô thượng của Ðức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni ở tam thiên đại thiên thế giới này mất hẳn không hiện ra nữa. Từ đó về sau trong cõi nước Phật này có bảy vạn câu-chi vị Ðộc giác liên tục xuất hiện, đến khi tuổi thọ loài người đến tám vạn tuổi thì các Thánh chúng Ðộc giác lại cùng diệt độ. Sau khi Ðức Di-lặc Ứng Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở thế gian, bấy giờ Thiệm bộ châu rất rộng lớn trang nghiêm sạch đẹp, không có gai gốc, bụi rậm, hang hố, đồi gò... tất cả đều bằng phẳng, cát bằng vàng phủ mặt đất, mọi nơi đều có ao hồ trong mát, cây lá sum suê, hoa thơm cỏ lạ và của báu chất đầy, lấp lánh phản chiếu ngày nhau trông rất ưa thích. Mọi người đều có Từ tâm, tu hạnh thập thiện. Vì tu thiện nên tuổi thọ dài lâu, giàu có, an ổn. Nam nữ đông đảo hòa thuận, thành ấp san sát liền nhau, gieo một thu bảy, tự nhiên kết trái không cần cày bừa.

- Này các Nhân giả! Lúc đó cõi nước trang nghiêm, quả báo của loài hữu tình kể mãi không hết, đầy đủ như trong kinh Di-lặc thành Phật đã nói. Ðức Di-lặc Như Lai thành Chánh giác ngày, liền vì chúng Thanh văn mở ra ba hội thuyết pháp khiến họ ra khỏi sinh tử chứng được Niết-bàn. Hội thứ nhất độ chín mươi sáu câu-chi chúng Thanh văn. Hội thứ hai độ được chín mươi bốn câu-chi chúng Thanh văn. Hội thứ ba độ được chín mươi hai câu-chi chúng Thanh văn.

Nếu các vua chúa, quan đại thần, Trưởng giả, Cư sĩ, nam nữ tất cả các thí chủ hiện nay đối với chánh pháp của Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni hiện nay hay làm các Phật sự, tự gieo các thiện căn hoặc bảo người khác gieo trồng, tức là lấy bảy báu vàng bạc, trân châu, ngọc bích, gỗ thơm, thau, đá, đồng, sắt, gỗ bùn đất, hoặc lấy lụa để dệt, vẽ, nắn, đúc, tạo nên các hình tượng Phật hoặc tháp Phật, dù lớn hay nhỏ cho đến chỉ bằng lóng tay, hoặc dùng hương hoa và vật cúng dường đẹp đẽ, hoặc nhiều hay ít mà đem cúng dường. Do sức thiện căn như thế nên khi Ðức Di-lặc Như Lai thành Chánh giác thì liền được làm thân người ở trong hội thứ nhất của Ðức Phật ấy dùng tâm tịnh tín bỏ tục đi xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục mà dự ngày hàng Thánh chúng. Tùy theo nguyện lực đời trước mà được Niết-bàn. Ðó gọi là người bậc nhất vì Phật sự mà gieo trồng thiện căn được quả báo như thế.

Nếu các vua chúa và các quan dân tất cả đều là thí chủ, đối với chánh pháp của Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni hiện nay mà hay làm pháp sự gieo trồng thiện căn, hoặc bảo người khác gieo trồng, nghĩa là đối với kinh tạng Ðại thừa (Tố Ðác Lãm Tạng) có tánh không rất sâu xa, tương ưng với các kinh Ðại thừa, đó là kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, kinh Diệu Pháp Phân-đà-lợi-ca (Phân-đà-lợi-ca nghĩa là Liên Hoa, chính là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa), kinh Kim Quang Minh, kinh Kim Cang Thủ Tạng, kinh Thủ-lăng-già-ma Tam-ma-địa, kinh Huyễn Dụ Tam-ma-địa, kinh Ðại Thần Biến Tam-ma-địa, kinh Tập Chư Công Ðức Tam-ma-địa,kinh Hoàn Như Lai Trí Ấn Tam-ma-địa, kinh Cụ Chư Oai Quang Tam-ma-địa, kinh Bảo Ðài, kinh Tập Chư Bồ-tát Tam-ma-địa, kinh Chư Phật Nhiếp Thọ, kinh Tập Thỉnh Vấn, kinh Phạm Vương Vấn, kinh Thiện Kiết Vấn, kinh Võng Mãnh Vấn, kinh Năng Mãn Vấn, kinh Hải Long Vương Vấn, kinh Vô Nhiệt Não Long Vương Vấn, kinh Thọ Tràng Long Vương Vấn, kinh Bảo Chưởng Vấn, kinh Bảo Kế Vấn, kinh Hư Không Ấm Vấn, kinh Hư Không Hống Vấn, kinh Huyễn Võng Vấn, kinh Bảo Nữ Vấn, kinh Diệu Nữ Vấn, kinh Thiện Tý Vấn, kinh Sư Tử Vấn, kinh Mãnh Thọ Vấn, kinh Kim Quang Nữ Vấn, kinh Thuyết Vô Tận huệ, kinh Thuyết Vô Cấu Xưng, kinh Vị Sinh Oán Vương, kinh Ðế Thật, kinh Na-la-diên, kinh Hoa Nghiêm, kinh Liên Hoa Thủ, kinh Thập Phật Danh, kinh Vô Lượng Quang Chúng, kinh Cực Lạc Chúng, kinh Tập Tịnh Hoa, kinh Ðại Tập, kinh Nhập Nhất Thiết Ðạo, kinh Bảo Tràng, kinh Bảo Tụ, kinh Bảo Khiếp, kinh Thải Hoa, kinh Cao Ðảnh Vương... Các kinh Ðại thừa như thế có cả trăm câu-chi bộ nhóm sai khác. Còn có các tạng Ðại thừa Tỳ-nại-gia (Giới Luật), tạng A-tỳ-đạt-ma (Vi Diệu Pháp) gồm có nhiều bộ loại, tất cả các tạng này đều thuộc tạng Bồ-tát.

Lại có ba tạng Thanh văn, đó là tạng Tố-đát-lãm (Kinh), tạng Tỳ-nại-gia (Luật), tạng A-tỳ-đạt-ma (Vi Diệu Pháp). Về tạng Tố-đát-lãm thì có năm loại A-cấp-ma (Agama hay còn gọi là Nikaya), đó là trường a cấp ma (Trường Bộ), trung cấp ma (Trung Bộ), tăng nhất a cấp ma (Tăng Chi Bộ) ,tương ưng a cấp ma (Tương Ưng Bộ),và tạp a cấp ma (Tiểu Bộ):

Về tạng Tỳ-nại-gia thì trong đó có Bí-sô giới kinh và Bí-sô-ni giới kinh, phân loại về giới bổn thì có các uẩn khác nhau và luật Tăng nhất. Về tạng A-tỳ-đạt-ma thì gồm có Lục Vấn Tương Ưng Phát Thú... gồm rất nhiều bộ loại. Lại có Bổn Sinh Man Tán, Ðộc Giác Man Tán.

Trong chánh pháp tạng như thế thì hoặc do chính Ðức Phật nói, hoặc do Bồ-tát nói, hoặc do Thanh văn nói, hoặc do các Tiên nhân nói Hoặc có thứ do chư Thiên nói, hoặc do các bậc Trí nói ra, hay trích dẫn các nghĩa lợi ích cho đến của người có năng lực thật sự. Về bốn câu tụng thì hoặc tự mình tụng hoặc dạy người khác tụng, hoặc tự mình đọc, hoặc hay người khác đọc hoặc dạy người khác giữ gìn tự mình trì giữ, tự mình giải nói hoặc dạy người khác giải nói. Hoặc cung kính cúng dường Pháp sư, hoặc cung kính cúng dường kinh điển. Nghĩa là dùng các thứ hương hoa, tràng phan, bảo cái, âm nhạc, đèn sáng mà cúng dường. Hoặc đối với kinh điển thì do dùng các thứ màu sắc, bao túi, vải lụa... để làm đẹp quyển kinh. Các sức thiện căn như thế nên đến khi Ðức Di-lặc thành Chánh giác thì liền được làm thân người ở trong hội thứ hai của Ðức Phật ấy, dùng tâm tịnh tín lìa bỏ pháp tại gia, sống đời xuất gia không nhà cửa, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục dự ngày hàng Thánh chúng.

Tùy theo nguyện lực ở đời trước mà chứng được Niết-bàn. Ðó gọi là bậc thứ hai vì pháp sự mà gieo trồng các thiện căn nên được quả báo như thế.

Nếu các vua chúa và các quan dân tất cả đều là thí chủ, hiện nay đối với chánh pháp của Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni hiện nay hay vì Tăng mà tự gieo trồng thiện căn, hoặc bảo người khác gieo trồng. Nghĩa đối với là các chúng Bí-sô và Bí-sô-ni, hoặc thứ lớp thỉnh mời hoặc tùy duyên mà mời thỉnh mỗi tháng ngày mồng một, mồng tám hoặc ngày Rằm để thiết trai lễ cúng dường, hoặc đến chùa cúng dường Phật. Hoặc cúng dường chúng Tăng, hoặc hầu hạ. Có người cúng dường người tu thiền định, hoặc cúng dường thầy giảng kinh thuyết pháp. Hoặc thấy có người muốn học tập truyền bá chánh pháp theo thầy nghe nhận thọ trì không tạo các sự trở ngại, mà an ủi vỗ về khiến họ an ổn, không sợ sệt thối lui. Hoặc lập hội năm năm Vô già thí, hoặc cúng thí cho chư Tăng các loại bốn phương, hoặc cúng thí chùa nhà phòng ốc, tọa cụ, ngọa cụ. Hoặc cúng thí chuông khánh hay vườn tược… các loại cúng dường chúng Tăng như thế. Do sức thiện căn như thế nên khi Ðức Như Lai Di-lặc thành Chánh giác thì được thân người ở trong hội thứ ba của Ðức Phật ấy, do tâm tịnh tín mà lìa bỏ pháp tại gia, hướng về cuộc sống xuất gia. Cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục được dự ngày hàng Thánh chúng. Tùy theo nguyện lực đời trước liền chứng được Niết-bàn. Ðó gọi là bậc thứ ba vì Tăng sự mà gieo trồng các thiện căn nên được quả báo như thế.

Khi đó Ðại A-la-hán Khánh Hữu đã giải bày tỏ tường cho toàn thể đại chúng các việc như trên ngày, bèn dùng sức thần thông ở trước đại chúng, cất mình bay thẳng lên hư không, cao gấp bảy cây Ða-la, thị hiện mọi thứ thần biến không thể nghĩ bàn khiến những ai nhìn thấy đều càng gắng sức tiến tu đạo pháp. Khi Tôn giả thị hiện thần biến ngày liền ngồi kiết già giữa không trung, xả thọ hành và mạng hành, nhập ngày cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Do định nguyện lực từ trước nên lửa nổi lên đốt cháy toàn thân. Khi đó ở giữa không trung có mưa ào xuống để giữ lại di cốt. Bấy giờ toàn thể đại chúng vô cùng buồn thương, nói rằng đây là việc hiếm có. Rồi cùng nhau thâu nhặt hài cốt, xây dựng tháp để thờ phượng. Lại dùng các thứ hương hoa,tràng phan, bảo cái, quý đẹp và âm nhạc, đèn sáng để cúng dường thường xuyên.

Pháp trụ ký này được các Sư từ xa xưa lần lượt truyền nhau đọc tụng nhớ mãi không quên. Vì khiến tất cả vua chúa, đại thần, trưởng giả, cư sĩ cùng các thí chủ... hiểu rõ luật nhân quả chán ghét sinh, lão, bệnh, tử, thân này và mọi vật chỉ rỗng giả như thân cây chuối, như trò huyễn hóa, như ánh chớp, như bọt nước. Cần nên tu Thắng nghiệp, để ở tương sẽ gặp được Ðức Phật Di-lặc, thoát được các phiền não và chứng đại Niết-bàn vui thích nhất. Thế nên đối với chánh pháp của Phật giữ gìn phát huy khiến còn lâu dài không bị diệt mất.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Ai muốn tìm hiểu thêm các vị A La Hán trên thì xin hãy vào http://www.duocsu.org/022tsphoc/019t.../mltblhan.html để xem đầy đủ thông tin của các ngài.

THẬP BÁT A LA HÁN
Tác Giả: Lâm Thế Mẫn
Việt Dịch: Thích Đạo Luận
--o0o--


17- NAN ĐỀ MẬT ĐA LA (Nandimitra)

“Nan-đề-mật-đa-la”, Trung Quốc dịch là Khánh Hữu. Ngài ra đời sau đức Phật diệt độ tám trăm năm.

Tôn giả trú tại thủ đô nước Sư Tử (tức Tích Lan ngày nay). Toàn nước Sư Tử thời đó không ai không biết ngài là bậc đại A-la-hán.

Mười sáu hoặc mười tám vị La-hán được tôn thờ trong các tự viện Phật giáo ở Trung Quốc là đều do ngài giới thiệu. Ở phần “Xuất xứ mười sáu vị La-hán”, chúng tôi đã trình bày rõ ràng rồi. Nhờ Nan-đề-mật-đa-la nói “Pháp trụ ký” mà chúng ta mới biết được danh tánh và trú xứ của mười sáu vị La-hán lưu lại nhân gian. Người đời vì thương nhớ ngài nên đưa ngài vào hàng mười tám vị La-hán.

Nan-đề-mật-đa-la thần thông quảng đại. Sau khi nói “Pháp trụ ký” xong, vì muốn cho mọi người thâm tín không còn nghi ngờ việc mười sáu vị La-hán lưu lại nhân gian nên ngài liền vận thần thông bay lên hư không hóa hiện vô số thần tích bất khả tư nghì ngay trước mặt mọi người. Ai nấy cũng đều trầm trồ, khen ngợi:

- A, Mầu nhiệm quá!

- Ôi, Tôn giả đúng thật là thần thông quảng đại!

- Một bậc đạo hạnh cao thâm, pháp thuật vô biên như thế thì lời của ngài nói chắc chắn không sai.

Hiển thị thần thông xong, ngay trên không trung, Nan-đề-mật-đa-la dùng chơn hỏa tam muội thiêu thân, Xá-lợi ngũ sắc rơi xuống dồn dập như mưa, mọi người tranh nhau lượm mang về nhà tôn thờ cúng dường.

Tuy đã thiêu thân nhưng Nan-đề-mật-đa-la không rời nước Sư Tử. Ngài chỉ bay đến một động đá trên núi để tọa thiền. Thời gian trôi qua thoáng chốc mà ngài ngồi đó đã hơn bốn trăm năm. Khi ấy, đúng vào thời vương triều Quý-sương do vua Ca-nị-sắc-ca thống trị ở bắc Ấn Ðộ.

Khi xuất định, vì muốn điều hòa huyết mạch thân thể sau bao năm ngồi bất động, Ngài ôm bát xuống núi vào thành khất thực.

- Ôi! Sao lạ vậy, sao phố xá lại lạ thế này? Ðể ta tính xem rốt cuộc là thế nào. – Nan-đề-mật-đa-la lẩm bẩm.

Nói rồi, Ngài đưa tay tính một hồi, bỗng nhiên cười ồ lên:

- Ha ha, thì ra ta ngồi đây đã hơn bốn trăm năm rồi, thảo nào một số đường ta không còn nhớ.

Chuyện Tôn giả Nan-đề-mật-đa-la tiếp tục lưu lại thế gian hiện còn ghi trong “Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ”. Ðây là tác phẩm do vị Cao tăng nổi tiếng Tháp Lạt Na Tháp viết, hoàn toàn không chút hư dối.

Từ đó, Nan-đề-mật-đa-la thường xuất hiện khắp nơi, khi thì trì bát, lúc thì giảng kinh, khi thì cỡi voi, lúc thì cỡi mây.

Thế nên, mãi đến nay, mọi người vẫn còn tin rằng Tôn giả vĩnh viễn không rời thế gian mà luôn luôn cùng mười sáu vị La-hán kia tiếp tục lưu lại thế gian hoằng pháp độ sanh.
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
CÁC TRÍCH LỤC VỀ SƯ HIỆN LINH CỦA 16 VỊ LA-HÁN LƯU TRỤ THẾ GIAN


Lương Võ Ðế bị một cơn bạo bệnh, bất kỳ danh y nào xem cũng nói không qua khỏi, dường như sắp băng hà.

Khi ấy, Lương Võ Ðế hạ chỉ khắp nước:

- Ai trị lành được bệnh của ta, ta sẽ đem số châu báu trong nước chia cho một nửa.

Tối đến, vua nằm mộng thấy một vị Hòa thượng diện mạo gầy ốm, đôi mắt sáng quắc nói với mình rằng:

- Bệnh của ông là do ham thích hưởng thụ phú quý, không đoái hoài gì đến sự đói khát cơ hàn khốn khổ của nhân dân. Do đó, muốn khỏi bệnh phải khai mở quốc khố, cứu giúp muôn dân nghèo khổ, cúng dường mười phương Tăng chúng, đồng thời phải tự mình gieo trồng thiện căn công đức.

Lương Võ Ðế làm theo lời vị Hòa thượng ấy dạy, không lâu bệnh quả nhiên khỏi. Vô cùng cảm kích trước ơn cứu mạng của vị Hòa thượng kia, nhưng không được thấy mặt nên vua lập một hương án trong vườn hoa chí thành cầu nguyện, hy vọng vị ân nhân cứu mạng hiện thân.

“Hữu cảm tất thành, hữu cầu tất ứng”, thật vậy đến nửa đêm, Hòa thượng từ trên trời bay xuống nói với Lương Võ Ðế rằng:

Ta chính là Tân-đầu-lô. Sau này, ông nên dốc sức hộ trì Phật pháp.



Ghi Chú:

Lương vương là vua nước Lương, hiệu là Võ Đế, nên thường gọi là Lương Võ Đế (502-549).

Lương Võ Đế có tài kiêm văn võ, nên đã làm nước Lương một thời hùng mạnh. Nhưng nhà vua rất hâm mộ Đạo Phật, và qui y Phật pháp vào năm 517.

Năm 520 Thứ Sử tại Quảng Châu là Tiêu Ngang nghinh tiếp Đạt Ma Tổ Sư và làm biểu tâu cho Lương Võ Đế rõ. Nhà vua sai sứ xuống thỉnh Đạt Ma Tổ Sư về Kim Lăng.

Năm 527, Lương Võ Đế vào chùa làm sư tu hành. Các quan yêu cầu dữ lắm, vua mới trở lại ngôi.

Năm 529, vua lại vào chùa tu hành lần nữa.

Năm 538, có sứ đưa về nước xá lợi của Phật. Vua Lương Võ Đế dạy lập đền thờ. Trong dịp nầy, vua bố thí cho dân chúngvà ra lịnh ân xá các tội nhân bị cầm ngục.Nhà vua lấy của kho cho xây dựng rất nhiều chùa chiền ở khắp nơi trong nước, ủng hộ Tam bảo, được các tín đồ Phật giáo tôn nhà vua là Phật Tâm Thiên Tử.

Năm 547, Lương Võ Đế lại vào chùa tu nữa. Tên Hầu Cảnh, trước đây đầu Lương Võ Đế, được phong làm Hà Nam Vương, thấy Lương Võ Đế mê theo việc tu hành, bỏ bê triều chánh, thế lực suy yếu, nên cất binh làm phản, chiếm Kiến Nghiệp, Đài thành, vây Lương Võ Đế trong cung, tuyệt hết lương thực, khiến Lương Võ Đế phải bị chết đói. Năm đó là 549. Lương Võ Đế làm vua 48 năm, từ năm 502 đến 549, hưởng thọ 86 tuổi
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Vào thời Ngũ đại, vua nước Ngô Việt là Tiền Lưu rất thâm tín Phật pháp. Lần nọ, vua tổ chức một pháp hội lớn chưa từng thấy để cúng dường Tăng chúng các nơi. Quần thần có người tâu:

- Thưa đại vương! Ngài nên giữ lại một chỗ tốt nhất chờ đón bậc đại A-la-hán.

- Chờ ai? – Vua hiếu kỳ hỏi

- Thưa đại vương! Ðó là Tôn giả Tân-đầu-lô, vì từ xưa đến nay chỉ cần người nào thiết lễ trai diên cúng dường Tăng chúng và thành kính cung thỉnh thì không lần nào mà ngài không đến.

Tuy bán tín bán nghi, nhưng vua vẫn để dành một chỗ tốt nhất cho vị khách quý không cho bất kỳ ai ngồi vào đó.

Pháp hội tiến hành tưng bừng náo nhiệt, mãi đến khi hoàng hôn buông xuống thì bỗng nhiên xuất hiện một vị Hòa thượng lạ, tướng mạo gầy ốm, lông mày vừa trắng vừa dài, từ hướng núi phía tây bay qua cửa sổ, đến ngồi trên chỗ của khách quý ăn uống vui vẻ. Lát sau, ngài đứng dậy nói với mọi người:

- Cúng dường Tam bảo công đức vô lượng! Ha ha, ta là Tân-đầu-lô. Ta đi đây!


Ghi Chú:

Ngũ Đại Thập Quốc (907-960) là một thời kỳ chính biến trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ khi nhà Đường sụp đổ và kết thúc khi nhà Tống xuất hiện. Trong suốt thời kỳ này, 5 triều đại đã thay nhau tồn tại ở vùng lưu vực sông Hoàng Hà và hơn 12 nhà nước độc lập đã được xây dựng chủ yếu ở vùng đất Hoa Trung, Hoa Nam và một phần Hoa Bắc.
5 triều đại là:

1. Hậu Lương (907-923) : của người Hán
2. Hậu Đường (923-936) : của người Sa Đà
3. Hậu Tấn (936-947) : Sa Đà
4. Hậu Hán (947-951) : Sa Đà
5. Hậu Chu (951-960) : Hán

Năm triều đại này nối tiếp nhau làm chủ hết hoặc gần hết phương Bắc, nên được coi là chính thống, mặc dù chỉ 2 triều đại là của người Hán, còn 3 triều đại là của người Sa Đà.

10 nước là:

1. Ngô ở An Huy ngày nay, vua là người Hán
2. Tiền Thục ở Tứ Xuyên ngày nay, vua là người Hán
3. Ngô Việt ở Triết Giang ngày nay, vua là người Hán
4. Sở ở Hồ Nam ngày nay, vua là người Hán
5. Mân ở Phúc Kiến ngày nay, vua là người Hán
6. Nam Hán ở Quảng Đông ngày nay, vua là người Hán
7. Nam Bình ở Hồ Bắc ngày nay, vua là người Hán
8. Hậu Thục ở Tứ Xuyên ngày nay, vua là người Hán
9. Nam Đường ở Giang Tô ngày nay, vua là người Hán
10. Bắc Hán ở Sơn Tây ngày nay. Riêng nước này ở vùng Hoa Bắc. Vua là người Sa Đà.
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Ấn Ðộ vào thời vương triều Khổng Tước, vua A-dục là một Phật tử rất thuần thành. Có lần, vua thỉnh ba mươi vạn vị Hòa thượng đến hoàng cung thọ trai. Chỗ ngồi trong và ngoài hoàng cung, chư vị Hòa thượng đã an tọa đầy đủ, duy chỉ còn lại chỗ tốt nhất vẫn không có ai ngồi.

Vua A-dục thấy lạ hỏi:

- Sao chỗ này không ai ngồi?

Các vị Hòa thượng đáp:

- Ðây là chỗ của Tôn giả Tân-đầu-lô. Ðại vương hãy chí thành cung thỉnh, Tôn giả nhất định sẽ đến.

Nghe xong, vua chắp tay ngưỡng vọng lên trời, chốc lát quả nhiên thấy Tân-đầu-lô và chúng đệ tử từ từ trên trời bay xuống.

Ghi Chú:

Hoàng Đế A Dục, vị vua thứ ba của triều đại Mauryan, Ấn Độ, sinh năm 304 trước Tây Lịch (TTL) tại Thành Hoa Thị, kinh đô Ma Kiệt Đà, ông vốn là con cháu 9 đời của Vua Tần Bà Sa La 4 . Vua A Dục lên ngôi lúc 35 tuổi (năm 269 TTL), trị vì được 38 năm và mất năm 232 TTL, thọ thế 73 tuổi.
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Vào đời Ðông Tấn, pháp sư Ðạo An là bậc cao Tăng phiên dịch kinh điển ở Trung Quốc. Trong lúc dịch, ngài thường ngần ngại cho chỗ dịch của mình không lột tả hết được bổn ý Phật dạy nên luôn ưu tư bất an.

Một hôm, ngài ngưỡng mặt lên trời nguyện:

- Nếu như chỗ phiên dịch của con không sai lệch ý chỉ Phật pháp thì xin chư hiền thánh hiển lộ thần tích cho con thấy.

Tối hôm đó, ngài nằm mộng thấy một vị Hòa thượng lông mày trắng nói với ngài rằng:

- Ta là Tân-đầu-lô ở đất Ấn Ðộ. Lấy tư cách là một vị đại A-la-hán đắc quả, ta bảo chứng những kinh điển ông dịch đều rất chính xác.

Ghi Chú:

Pháp sư Ðạo An: Ngài người đất Phù Liễu, châu Thường Sơn, sinh năm Vĩnh Gia thứ sáu nhà Ðông Tấn (312). Có thuyết nói ngài sinh năm 314 trong một gia đình theo nghiệp Nho. Ngài viên tịch năm Kiến Nguyên thứ 21 đời Tần thọ 72 tuổi.
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Khi sang Ấn Ðộ, pháp sư Huyền Trang trú ở chùa Na-lan-đà và nghe các vị Hòa thượng trong chùa kể câu chuyện:

Sau khi đức Phật Niết-bàn vài trăm năm, vua Bà-la-a-điệt-đa nước Ma-kiệt-đà xây dựng chùa Ðại Phật. Hôm nọ, đến ngày lễ lạc thành chùa, vua thỉnh mấy ngàn vị Hòa thượng đến cúng dường.

Lúc mọi người bắt đầu thọ trai, bỗng nhiên có hai vị Hòa thượng từ không trung bay xuống đứng trên nóc điện Phật. Cả chúng hội ai cũng cảm thấy kỳ lạ và kinh ngạc.

- Xin hỏi các ngài từ đâu đến? - Vua hỏi.

- Ta từ Tây-cù-đà-ni Châu đến. - Vị lông mày trắng đáp.

- Ta từ Ðông Thắng Thần Châu đến. - Vị kia đáp.

- Các ngài có phải là hai vị đại A-la-hán Tân-đầu-lô và Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà không? - Vua hỏi tiếp.

- Ðúng vậy, chính chúng tôi đây!

- Xin thỉnh các Ngài xuống. Không ngờ hôm nay đã cách Phật diệt độ mấy trăm năm rồi mà Phật tử đời sau chúng con vẫn còn có nhân duyên được thấy các Ngài.- Quốc vương vui mừng, nét mặt rạng rỡ.

- Này các vị, mười sáu vị La-hán chúng tôi sẽ mãi mãi lưu lại thế gian, cùng tu tập với tất cả Phật tử chí thành đời sau.

Tân-đầu-lô và Ca-nặc-ca-bạt-ly-nọa-xà cười nói.

Thọ trai xong, hai ngài bay lên trời, chớp mắt thì biến mất.

Ghi Chú:

Pháp Sư Huyền Trang ( 602–?) là một Cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phạn ngữ ra tiếng Hán. Sư cũng là người sáng lập Pháp tướng tông , một dạng của Duy Thức Tông tại Trung Quốc. Vì tinh thông Kinh điển Phật giáo nên Sư còn mang danh hiệu là Tam Tạng (Pháp sư), là người tinh thông cả Tam tạng.

Chùa Na-lan-đà: Tên một ngôi chùa lớn ở nước Ma-kiệt-đà thuộc Trung Ấn Ðộ, nằm cách về phía đông chùa Ðại Giác thuộc Bồ đề đạo tràng bảy trạm đường do vua Ðế Nhật xây sau ngày đức Phật Niết-bàn.
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Mấy trăm năm sau Phật Niết Bàn, vua Thiết-thưởng-ca nước Câu-thi-na-la không tin Phật pháp đến độ đập phá chùa chiền, thiêu kinh hủy tượng, số người xuất gia ngày càng giảm thiểu.

Hôm nọ, có một vị Hòa thượng già chống gậy ôm bát vào thành đến từng nhà khất thực. Nhưng cả thành chẳng ai để ý tới, khó khăn lắm ngài mới gặp được một gia đình tin Phật. Họ cung kính cúng cho ngài một bát cháo nóng. Sau khi hớp xong miếng cháo, ngài thở dài. Vị thí chủ thấy vậy liền hỏi:

- Thưa ngài! cháo không ngon sao?

- Ồ không, thời Phật pháp suy vi mà có một bát cháo để ăn là tốt lắm rồi.
- Không phải thế, vậy sao ngài thở dài?

- À, tôi chợt nhớ lại thuở xưa, lúc đức Thế Tôn còn tại thế, tôi thường ôm bát theo Ngài đến đây. Thời ấy, nhà nào cũng tin Phật, mọi người tranh nhau cúng dường, nhưng bây giờ thì khác hẳn, người tin Phật ngày càng ít, thật là chúng sanh phước mỏng nghiệp dày! – Vị Hòa thượng già không ngăn được nước mắt.

Người thí chủ thấy lạ hỏi:

- Thưa hòa thượng! Ngài nói chính mắt ngài thấy đức Phật và từng ôm bát theo Ngài sao?
- Ðúng vậy!

- Xin hỏi ngài là ai?

- Này thí chủ, người có từng nghe nói La-hầu-la con của thái tử Tất-đạt-đa không?
- Dạ có nghe.

- Tôi chính là La-hầu-la. Suốt mấy trăm năm nay, tôi luôn dốc sức hoằng dương Phật pháp. – Nói xong, Hòa thượng biến mất.

Chuyện này được ngài Huyền Trang ghi lại trong tác phẩm nổi tiếng “Ðại Ðường Tây Vực ký”. Ðiều đó chứng tỏ việc ngài La-hầu-la lưu lại nhân gian là không chút ngụy biện.

Sau đây là trích dẫn từ Đại Đường Tây Vực Ký:
Đại Đường Tây Vức Ký-Huyền Trang - Quyển thứ sáu-4. Nước Câu Thi Na Yết La

...Trong khi đó Vua Thường Ca hủy diệt Phật pháp, chúng Tăng dần dần chẳng còn ai. Ông Bà La Môn luôn luôn hoài niệm. Có hôm đang đi kinh hành, thấy một vị Sa Môn tóc bạc mi dài tay cầm tích trượng đang đi. Vị Bà La Môn chạy đến trước mặt và hỏi:

- Ngài từ đâu đến?

Sau đó thỉnh vào tăng phòng để làm lễ cúng dường cháo nấu bằng sữa. Vị Sa Môn đang ăn, bị sút một cái răng. Ngài để bình bát xuống và trầm ngâm suy nghĩ. Vị Bà La Môn quỳ xuống hỏi rằng:

- Đại Đức liễu tri. Nhân duyên gì mà suy tư như thế, có phải vì đêm qua không an ổn hay vì cháo không ngon?

Vị Sa Môn từ tốn đáp rằng:

- Ta thương cho chúng sanh phước mỏng, muốn nói mà chưa đúng lúc. Ăn xong sẽ nói.

Sau khi Sa Môn ăn xong xếp y. Ông Bà La Môn thưa:

- Ngài đã hứa khả, sao Ngài chưa nói?

Sa Môn đáp:

- Ta không quên đâu. Nhưng mà nói không dễ dàng. Cho đến khi nào sự viêc thành nghi, ta mới nói. Ta tán thán không phải coi nhẹ bát cháo của ngươi đâu, và từ trăm năm nay chưa được mùi vị như thế. Ta đã có mặt từ khi Như Lai còn tại thế. Trong Tinh Xá Trúc Lâm, thành Vương Xá, ta rửa chén bát, hoặc lấy nước tắm. Khi phước báo của trời người đã hết giống như sữa sẽ thành nước trong.

Bà La Môn hỏi:

- Đích thân Đại Đức có gặp Phật không?

- Đương nhiên, Người không nghe La Hầu La, đệ tử của Phật. Chính ta đó. Vì hộ trì Chánh Pháp của Phật mà chưa vào Niết Bàn.

Nói xong, liền biến mất không còn thấy nữa. Vị Bà La Môn bèn quét dọn căn phòng sạch sẽ, xông hương và tạo tượng và cung kính như lúc đã gặp...
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Trong Đại Đường Tây Vực, Ngài Huyền Trang có thuật lại câu chuyện về một La-Hán nhập định từ Thời Đức Phật Ca Diếp đến khi Phật Thich Ca diệt độ mới xuất định ỡ Nước Ô sát

.....Trước đó không lâu, khi động đá băng hoại, trong đó có một vị Tỳ Kheo đang ngồi thiền, thân hình vĩ đại và đã khô kiệt. Tóc tai dài xuống đến vai và mặt. Có một người thợ săn thấy và tâu với Vua. Vua đích thân đến quan sát và mọi người không mời mà đến, dùng hương hoa rải lên đó mà cúng dường. Vua bảo người nầy là người như thế nào mà vĩ đại thế. Có một vị Tỳ Kheo đáp rằng:

Tóc tai đã dài nhưng mà mặc áo cà sa, lại nhập Diệt Tận Định tức là A La Hán. Kẻ nhập Diệt Tận Định cho đến kỳ hạn, hoặc nghe tiếng kiền chùy, hoặc chờ ánh sáng mặt trời chiếu, tự nhiên từ Định trở dậy. Nếu không có sự cảnh báo ấy thì an nhiên bất động. Nhờ trú trong Định lực nên thân không bị hoại diệt. Thời gian không ăn đến khi xuất định, dùng một ít cháo sữa thân thể khỏe lại, rồi sau đó đánh trống, để đánh thức ngài xuất định.

Vua bảo:

- Thế sao?

Vua cho đánh kiền chùy, âm thanh ấy làm chấn động vị A La Hán tỉnh lại hồi lâu và Vua hỏi:

- Ngài là ai, mà hình dáng khác thường vậy? Y phục của ông lại là Ca Sa?

Đáp rằng:

- Tôi là Tỳ Kheo và Thầy của tôi là ngài Ca Diếp Như Lai đang ở tại đây và nhập Đại Niết Bàn đã lâu. Mỗi khi nhớ lại tôi buồn vô cùng.

Lại nói thêm rằng:

- Thích Ca Như Lai xuất thế rồi chưa?

Đáp rằng:

- Đã xuất thế và cũng nhập diệt rồi.

Nghe xong liền cúi đầu và bay lên hư không hiện thần thông biến hóa rồi dùng lửa tam muội thiêu thân, di cốt rơi xuống đất. Vua nhặt cốt để xây tháp..



Hính ảnh Xá Lợi Phật-Ca-Diếp cón lưu trụ nhân gian


KasyapaBuddha-PhatCaDiep.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên