- Tham gia
- 2/12/06
- Bài viết
- 5,891
- Điểm tương tác
- 1,535
- Điểm
- 113
Công-Án này tức là pháp Thiền Trực-Tiếp truyền từ Phật Thích Ca cũng là ở trong sát na, từ quốc độ tương đối bước vào quốc độ tuyệt đối vậy.
Hễ vào được cảnh giới tuyệt đối thì những cái bị phủ định như ngã, vạn hữu, các pháp v.v.... đều biến thành tuyệt đối, hoàn toàn được thừa nhận trở lại.
Đến đây tất cả đều là cảnh giới chân thật nên trong kinh Đại Niết Bàn nói: “Thấy Nhất Thiết Không chẳng thấy Bất Không chẳng gọi là Trung Đạo (3) cho đến thấy Nhất Thiết Vô Ngã chẳng thấy có Ngã cũng chẳng gọi là Trung Đạo”.
Trung đạo gọi là Phật Tánh (4), vì phủ định nên không, vì thừa nhận nên bất không, vì phủ định nên vô ngã, vì thừa nhận nên có ngã.
Có thể phủ định mà chẳng thể thừa nhận là người tiểu thừa.
Có thể phủ định mà cũng có thể thừa nhận là người đại thừa.
Lúc phủ định thì nhất vọng nhất thiết vọng, khi thừa nhận thì nhất chân nhất thiết chân. Khi chưa lìa tương đối thì tất cả đều tương đối, đã vào tuyệt đối thì tất cả đều tuyệt đối, chẳng phải ngoài tương đối có tuyệt đối, chẳng phải ngoài tuyệt đối có tương đối, nên Uế Độ tức là Tịnh Độ, Phiền Não tức là Bồ Đề (5), Chúng Sanh tức là Chư Phật. Nói tóm lại Tương Đối tức là Tuyệt Đối, tất cả bình đẳng gọi là pháp môn Bất Nhị (6), cũng gọi là Nhất Thừa (7), như trong kinh Pháp Hoa nói:
“Trong mười phương quốc độ chỉ có pháp Nhất Thừa, chẳng hai cũng chẳng ba, trừ phương tiện của Phật, chỉ dùng giả danh tự, dẫn dắt cho chúng sanh, duy nhất sự thật này, ngoài ra đều chẳng chân” là nghĩa này vậy.
Hễ vào được cảnh giới tuyệt đối thì những cái bị phủ định như ngã, vạn hữu, các pháp v.v.... đều biến thành tuyệt đối, hoàn toàn được thừa nhận trở lại.
Đến đây tất cả đều là cảnh giới chân thật nên trong kinh Đại Niết Bàn nói: “Thấy Nhất Thiết Không chẳng thấy Bất Không chẳng gọi là Trung Đạo (3) cho đến thấy Nhất Thiết Vô Ngã chẳng thấy có Ngã cũng chẳng gọi là Trung Đạo”.
Trung đạo gọi là Phật Tánh (4), vì phủ định nên không, vì thừa nhận nên bất không, vì phủ định nên vô ngã, vì thừa nhận nên có ngã.
Có thể phủ định mà chẳng thể thừa nhận là người tiểu thừa.
Có thể phủ định mà cũng có thể thừa nhận là người đại thừa.
Lúc phủ định thì nhất vọng nhất thiết vọng, khi thừa nhận thì nhất chân nhất thiết chân. Khi chưa lìa tương đối thì tất cả đều tương đối, đã vào tuyệt đối thì tất cả đều tuyệt đối, chẳng phải ngoài tương đối có tuyệt đối, chẳng phải ngoài tuyệt đối có tương đối, nên Uế Độ tức là Tịnh Độ, Phiền Não tức là Bồ Đề (5), Chúng Sanh tức là Chư Phật. Nói tóm lại Tương Đối tức là Tuyệt Đối, tất cả bình đẳng gọi là pháp môn Bất Nhị (6), cũng gọi là Nhất Thừa (7), như trong kinh Pháp Hoa nói:
“Trong mười phương quốc độ chỉ có pháp Nhất Thừa, chẳng hai cũng chẳng ba, trừ phương tiện của Phật, chỉ dùng giả danh tự, dẫn dắt cho chúng sanh, duy nhất sự thật này, ngoài ra đều chẳng chân” là nghĩa này vậy.