Đạo gì ?

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nhân Quả

Luật nhân quả là một thuyết khá quen thuộc đối với người Việt, nhưng ở đây tôi muốn đề cập đến một cái nhìn khác.


Tới bây giờ, nhân quả thường được hiểu như một luật thưởng phạt công bình: "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ" hoặc "gieo gió gặt bão" v.v... Bởi thế nhiều người đâm ra sợ luật nhân quả và nhờ đó mà họ không dám làm ác, vì làm ác sẽ bị quả báo xấu mai sau. Hoặc ngược lại, có người cúng dường bố thí thật nhiều để mai sau thọ hưởng phước báo.


Luật nhân quả đúng là gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy, nhưng theo tôi nó không phải chỉ là luật thưởng phạt mà là một luật cần thiết cho sự tiến hoá của con người.
Ðức Phật có nói: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật thọ ký cho các đệ tử sau này ai sẽ thành Phật hiệu là gì, ở cõi nào v.v... Như vậy ta thấy không những đệ tử của Phật sẽ thành Phật mà tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật, dù phải trải qua vô lượng số kiếp.


Cuộc đời là một trường học lớn (Ðại học đường), gồm đủ mọi lớp từ thấp lên lao, từ mẫu giáo, tiểu học, trung học lên đến đại học. Con người cũng đủ mọi tầng lớp: giàu có, nghèo khổ, hiền lành, hung ác, thông minh, đần độn, v.v... Sinh ra ở đời tức là đã ghi tên và được nhận vào Trường Ðời rồi. Bổn phận của học sinh là phải học giỏi, hiểu nhanh để lên lớp. Nếu lười học, trốn học rong chơi, tâm trí u độn thì sẽ bị ở lại lớp, học đi học lại bài cũ nhiều lần đến khi nào hiểu thì mới được lên lớp.
Khi đã học hết tất cả lớp của Trường Ðời rồi thì không cần phải ghi tên học lại làm gì nữa. Ðó là trường hợp của bậc thánh nhân như Phật, Chúa và các vị Ðạo Sư.


Mục đích chân chính của người đời là phải học hỏi để hiểu và tiến hoá đến mức toàn thiện. Bài học cao quý nhất cần phải hiểu là bài học "thương yêu". Thương yêu chính mình và kẻ khác. Danh từ trong Ðạo gọi là từ bi. Nhưng thương yêu cũng phải biết cách, không nên thương yêu theo kiểu ái luyến ích kỷ thường tình. Vì vậy cần phải học thêm bài học "hiểu biết" mà danh từ Ðạo Phật gọi là trí huệ.


Hiểu biết để thương yêu, thương yêu để có hạnh phúc. Hiểu biết ở đây không phải là loại trí khôn biết về chính trị, kinh tế, thương mại, kỹ thuật, v.v... Có nhiều người học giỏi, đậu bằng cấp cao về những bộ môn trên, nhưng để làm gì chứ? Ðể đi làm kiếm ăn, nuôi gia đình hay dùng nó vào việc ích kỷ hại nhân.


Ở đời, dù giàu hay nghèo, khôn hay dại, ai ai cũng muốn sung sướng hạnh phúc. Quả thì muốn mà nhân thì không biết gieo. Hoặc gieo nhân ác mà cứ muốn quả lành. Tìm hạnh phúc mãi không thấy, chỉ thấy khổ đau. Khổ quá bèn tìm đến Ðạo. Ðạo dạy gì? Dạy luật nhân quả: gieo nhân nào thì gặt quả nấy.


Ta đau khổ thất tình vì bị người yêu ruồng bỏ, ta đâu có ngờ trong nhiều kiếp trước vì không biết thương yêu ta đã ruồng bỏ người. Là nạn nhân của chiến tranh, nhà tan cửa nát, vợ con thất lạc, ta hận đối phương tàn ác dã man. Ta đâu có nhớ trong nhiều kiếp trước vì không biết thương yêu ta đã tàn sát kẻ địch không gớm tay.


Trong kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu, bài kệ thứ nhất nói:
Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm làm chủ, tác tạo
Nếu với tâm ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.


Nguyên nhân đưa đến khổ đau, không phải hoàn cảnh, không phải người khác, mà chính tự nơi mình. Vì mải chạy theo vật chất, bỏ quên tâm linh, không biết luật nhân quả, không học sống thương yêu. Do đó phải chìm nổi lênh đênh trong biển khổ luân hồi, trở đi trở lại Trường Ðời để học đi học lại bài học nhân quả, bài học thương yêu.


Có nhiều bậc cha mẹ thương con nhưng không biết dạy con, nuông chiều thả lỏng con cái. Ðưa con đến trường phó mặc cho giáo sư dạy dỗ. Nhưng ở trường học thời nay, người ta chỉ dạy cho có bằng cấp, có nghề trong tay để ra đi làm kiếm ăn. Chỉ trong Trường Ðời với những bài học sống, bài học cay đắng, bệnh hoạn, tai nạn, khổ đau mới có thể làm con người thức tỉnh về luật nhân quả.


Ngày nay trong giới trí thức khoa học Âu Mỹ có nhiều người để tâm nghiên cứu về hiện tượng luân hồi tái sinh. Nổi tiếng là bác sĩ Ian Stevenson ở Ðại Học Charlottesville, tiểu bang Virginia. Qua nhiều năm khảo cứu, điều tra nhiều nước trên thế giới, ông ta đặc biệt để ý đến những dấu vết bẩm sinh trên thân thể con người. Thí dụ trường hợp của cậu bé Witjeratna Hami ở Tích Lan, khi mới sinh ra đã có một bàn tay tàn tật. Vào tuổi biết nói, cậu tiết lộ: "Tôi đã giết vợ tôi với bàn tay này trước khi tái sinh ở đây".


Người Âu Mỹ không tin hoặc khó tin chuyện luân hồi nên những sách như của Stevenson thích hợp với họ vì nó có tính cách khoa học khảo cứu chứng minh luân hồi có thật. Nhưng đối với người Á Ðông thì thuyết luân hồi không cần phải được chứng minh nữa, vấn đề cần được nói tới là luân hồi hay tái sinh giúp ta hiểu được cái gì? Rút tỉa được bài học gì?


Bài học nhân quả dạy ta phải có trách nhiệm trong sự sống của mình qua hành động, lời nói và suy nghĩ. Nếu ta sống vô ý thức, vô trách nhiệm, chỉ biết ích kỷ hại nhân thì phải trở lại Trường Ðời học bài học luân hồi.




Nếu nói về luân hồi với sự ích lợi của nó thì ta phải kể đến Edgar Cayce (1877-1956), sinh trưởng ở tiểu bang Kentucky. Ông ta có tài soi kiếp cho bệnh nhân. Sau khi đi vào giấc ngủ thôi miên, ông đến cõi Trung giới (monde astral) nơi đó có một chỗ ghi chép tất cả số kiếp của loài người trên trái đất (annales akashiques). Chỉ cần đọc trong đó, Cayce biết được và nói cho bệnh nhân hiểu lý do nào trong quá khứ đã đưa đến căn bệnh hiện nay. Ðây cũng tương tựa như túc mạng thông trong Ðạo Phật. Không những nói rõ nguyên nhân căn bệnh, Cayce còn chỉ cho bệnh nhân cách chữa trị và phần lớn các bệnh nhân đều lành bệnh. Những hồ sơ bệnh án của Cayce, trên 14.000 trường hợp, được tồn trữ tại ARE (Association for Research and Enlightenment) ở Virginia Beach. Thí dụ trường hợp của một phụ nữ bị điếc. Cayce cho hay trong kiếp quá khứ, cô ta đã bịt tai làm ngơ trước lời cầu cứu của kẻ khác. Do vậy trong kiếp này, với bệnh điếc, cô phải tập hiểu nỗi khổ của kẻ khác, không còn bịt tai đóng cửa lòng với những ai đau khổ cầu cứu. Bạn có thể tìm đọc quyển "Những bí ẩn của cuộc đời" do Nguyễn Hữu Kiệt dịch, nói rõ về những loại nghiệp báo.




Có đau răng, ta mới hiểu nỗi khổ của kẻ đau răng. Có những người mạnh khỏe, chưa bao giờ bị bệnh nên thấy người khác bệnh thì làm ngơ xem thường. Những người này trong tương lai sẽ bị bệnh tật để cảm nghiệm nỗi khổ của người bệnh.



Hiểu được vậy để thương mình và kẻ khác, nhờ đó nghiệp khổ được tiêu trừ. Nhưng nếu không hiểu như thế mà cứ đi chùa cầu an cho hết bệnh thì bài học về bệnh khổ vẫn chưa hiểu và đương nhiên sẽ phải học lại.




Bệnh khổ là một bài học cần phải hiểu. Không phải chỉ hiểu trên phương diện nghiệp báo thôi mà phải học nghe nữa.


Con người có hai phần: thể xác và tâm hồn. Do đó phải học nghe tiếng nói của thể xác và của tâm hồn.


Phật tử thường chúc quý Thầy pháp thể khinh an, hoặc tứ đại thường hòa. Thân tứ đại (đất, nước, gió, lửa) đâu phải tự nhiên mà hòa thuận, phần nào ít quá hoặc nhiều quá thì sẽ sinh bệnh.Tu là tập làm chủ thân tâm. Nếu không biết nghe tiếng nói của thân làm sao điều hòa tứ đại? Nếu không biết nghe tiếng nói của tim (tâm) thì làm sao hóa giải nội kết? Tứ đại bất hòa, nội kết không giải thì làm sao pháp thể khinh an, thân tâm an lạc được?


Ðồng ý bệnh khổ là một nghiệp báo, nhưng ai đã tạo ra nghiệp đó, nếu không phải là chính ta?


Trích đăng từ tác phẫm "Đạo gì" của Đ Đ . Thích Trí Siêu
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Khai_Tâm

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 6 2011
Bài viết
5
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Thật tuyệt vời ! :Heart fill with lov

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
:khicon15::khicon15::khicon15::khicon15:​
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Giác ngộ giải thoát
Ðạo Phật là một Ðạo giác ngộ, giải thoát. Nhưng giác ngộ là giác ngộ cái gì? Giải thoát ai? Giác là biết nhưng biết cái gì? Ngộ là nhận ra, nhưng nhận ra cái gì chứ? Giải là mở là gỡ ra, nhưng gỡ cái gì? Thoát là vượt khỏi sự trói buộc, nhưng cái gì trói buộc và trói buộc ai? Bốn chữ giác ngộ giải thoát chúng ta vẫn thường dùng nhưng bạn đọc có bao giờ tự hỏi mình chưa?

Bạn muốn giác ngộ cái gì? Chắc bạn muốn giác ngộ như Ðức Phật Thích Ca khi xưa phải không? Nhưng Ðức Phật khi xưa đã giác ngộ cái gì?

Ðức Phật biết và nhận ra đời là bể khổ. Ðiều này chắc bạn đã biết và nhận ra rồi. Vậy bạn muốn giác ngộ cái gì hơn?
Ðức Phật biết và nhận ra nguyên nhân đưa đến khổ đau mà danh từ Phật Giáo gọi là Tập Ðế. Ðiều này chắc bạn cũng đã biết rồi, không nhiều thì ít. Nguyên nhân của đau khổ là tam độc tham sân si, hoặc thập triền thập sử... Vậy bạn muốn giác ngộ cái gì hơn nữa?
Ðức Phật biết và nhận ra Niết Bàn là trạng thái an vui tịch tĩnh không còn bóng dáng của khổ đau. Ðiều này chắc bạn cũng biết rồi, nhưng chắc bạn chưa chứng được Niết Bàn phải không? Vậy bạn phải làm gì để chứng Niết Bàn?
Ðức Phật biết và nhận ra con đường dẫn đến Niết Bàn (Ðạo Ðế). Ðiều này chắc bạn cũng biết rồi, Ðạo Ðế gồm 37 phẩm trợ đạo: Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Ðề Phần, Bát Chánh Ðạo. Vậy bạn đang đi trên con đường nào dẫn đến Niết Bàn?
Tóm lại, bốn điều trên (Tứ Diệu Ðế) là điều mà Phật đã giác ngộ, bạn cũng đã biết, vậy bạn muốn giác ngộ cái gì hơn nữa?
Tứ Diệu Ðế là giáo lý căn bản của Ðạo Phật hầu như ai cũng biết. Vậy chúng ta giác ngộ rồi phải không? Chắc bạn sẽ trả lời là không. Vậy bạn còn thiếu cái gì nữa mà chưa giác ngộ?
Tất cả những gì Phật biết, ngài đã dạy lại cho chúng ta trong kinh điển rồi, ngài đâu có dấu diếm điều gì. Vậy chúng ta chỉ việc y theo kinh điển mà tu hành thì chắc sẽ thành Phật. Nhưng khổ nỗi, tham cứu kinh điển đâu phải chuyện dễ. Nào kinh Tiểu Thừa, kinh Ðại Thừa, Hiển Giáo, Mật Giáo, Tiệm Giáo, Ðốn Giáo, v.v...
Trong các kinh Ðại Thừa lại có các kinh được xem là vua trong các kinh. Nếu chỉ có một vua thôi thì còn đỡ, đàng này có đến mấy ông vua, làm sao biết vua nào là vua lớn nhất?
Thói thường ai mà chả thích làm quen với vua, vì quen vua thì được hưởng nhiều đặc ân. Bởi vậy đa số đi tìm những kinh lớn, vua trong các kinh như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Kim Cang, v.v... để trì để tụng. Nhưng tụng nhiều để được phước hay để giác ngộ? Mà giác ngộ cái gì? Ðược phước cho ai chứ? Cho cái Ta điên đảo, ích kỷ chăng? Hay cho chúng sinh? Mà ta có biết chúng sinh là ai không, hay là chỉ biết đến cái Ta, cái của Ta, con Ta, vợ Ta, nhà Ta, chùa Ta, Phật tử của Ta?
Tuy vậy chưa đến nỗi tệ lắm vì còn có một số khác trí huệ thông minh hơn, biết đi nghe giảng kinh, sưu tầm băng kinh của Hoà Thượng này, Thượng Tọa nọ, cho là mình hiểu kinh lớn rồi nhìn người khác bằng nửa con mắt. Kinh Phật chỉ là phương tiện, không phải là chân lý, chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng chứ không phải mặt trăng. Vậy mà đa số đều cho là mình hiểu kinh Phật hơn kẻ khác rồi sinh ra ngã mạn khinh người. Học Kinh, tụng Kinh như vậy có đưa đến giác ngộ giải thoát không hay chỉ tạo thêm vô minh phiền não?
Giác ngộ cái gì? Ðối tượng của giác ngộ hoàn toàn tùy thuộc trình độ, căn cơ và sở thích của bạn.
Thanh Văn giác ngộ Tứ Ðế, Duyên Giác ngộ lý Nhân Duyên, Bồ Tát giác ngộ lý như huyễn ra vào sinh tử tự tại.
Còn bạn muốn giác ngộ cái gì? Giác ngộ bổn lai diện mục của mình chăng? Giác ngộ ông chủ hay Phật tánh? Vì bạn tu thiền!
Hay bạn muốn giác ngộ tự tánh Di Ðà, duy tâm Tịnh Ðộ vì bạn tu theo Tịnh Ðộ? Hay giác ngộ tức thân thành Phật theo Mật Tông?
Nhưng nếu bạn không tu Thiền, Mật hay Tịnh Ðộ thì bạn muốn giác ngộ cái gì? Giáo lý của Phật bao la đâu phải chỉ hạn hẹp chung quanh mấy danh từ Phật tánh, bổn lai diện mục, Thiền, Tịnh hay Mật. Giác ngộ cũng vậy hay nói đúng hơn là đối tượng của giác ngộ cũng bao la, đâu cứ phải vào chùa hoặc đi tu mới có giác ngộ! Giác ngộ có thể tìm được trong kinh này kinh nọ không? Hay cần được tìm thấy ngay trong đời sống hàng ngày?
Bạn có thấy nhiều người đi chùa hằng bao nhiêu năm, trì kinh không biết bao nhiêu bộ mà cách đối xử còn tệ bạc hơn những người không biết Ðạo Phật không?
Nếu đi tìm giác ngộ thì hãy xác định lại đối tượng giác ngộ của mình. Giác ngộ cái gì? Cái đó có giúp ta sống an vui hạnh phúc với người xung quanh không?
Bây giờ nói đến giải thoát. Ví dụ ta bị ai bắt, trói chân trói tay, nhốt vào một căn nhà. Sau đó ta tìm cách cởi được giây trói chạy thoát khỏi căn nhà. Khi chạy ra khỏi thì gọi là giải thoát.
Trong Kinh nói ba cõi không an, ví như nhà lửa (tam giới vô an, du như hỏa trạch), do đó cần phải tu để cầu giải thoát. Nhưng ai bắt ta? Ai trói ta? Trói ta bằng gì? Nhốt ta ở đâu?
Trong quyển "Vô Ngã" tôi đã nói rõ về vấn đề này. Ở đây chỉ nói sơ lược là không ai có thể làm khổ ta ngoài chính ta. Xưa kia Ðức Phật cũng bị ngoại đạo tìm đủ mọi cách hãm hại, mắng chửi nhưng ngài đâu có khổ mà ngược lại vẫn an nhiên tự tại. Trời mưa, trời nắng, người khen, kẻ chê, tất cả những cái đó chỉ là ngoại cảnh. Nếu không làm chủ được tâm, để vọng niệm khởi lên dính mắc làm ta đau khổ, đó là lỗi tại ta, đâu phải tại người.
Ðến chùa nghe người ta dèm pha nói xấu mình, tại sao mình lại khóc? Bài học giải thoát ở đâu? Người kia thiếu hiểu biết đã tự đầu độc tâm mình bằng tư tưởng xấu, tự làm nhơ miệng với lời nói xấu. Ðâu có ăn nhằm gì đến mình, tại sao mình khóc? Phải chăng cái Ta (ngã) của mình bị chạm tự ái? Bạn hãy đi tìm cái Ta (égo) của mình đi.

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Thầy Thích Trí Siêu.
Thầy đang ở trời Tây, con củng xin tranh luận cùng Thầy. (ở hang mục này).
Giác ngộ và Giải Thoát. Thật vậy, Giác cái gì? Ngộ cái gì? Giãi cho ai? Ai thoát? Những câu hỏi lớn này chính là " phải biết(giác), phải thấy (ngộ), phải mở (giải), và phải thoát ra khỏi ( những câu hỏi lớn này)"
Bạn muốn giác ngộ cái gì? Chắc bạn muốn giác ngộ như Ðức Phật Thích Ca khi xưa phải không? Nhưng Ðức Phật khi xưa đã giác ngộ cái gì?

Ðức Phật biết và nhận ra đời là bể khổ. Ðiều này chắc bạn đã biết và nhận ra rồi. Vậy bạn muốn giác ngộ cái gì hơn?

Cho rằng Đức Phật biết và nhận ra "đời là bể khỗ", đó là cái nhìn hạn hẹp. Khi Đức Phật chứng đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài không chứng đơn thuần là " Khỗ Tập diệt đạo ". và Ngài đã Chuyễn Pháp Luân ở Vườn Nai Thuyết Pháp Tứ Đế cho năm anh em Kiều Trần Như , và họ đã chứng Vô Sanh Pháp.
Nếu chỉ căn cứ Chuyển Pháp Luân thì là Thuyết Pháp Tứ Đế, như vậy không hiểu gì về Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngày nay, củng như vậy, các Thầy trò cứ cho là Pháp Tứ Dế là căn bản Phật Pháp , đời là khỗ, thế là hỏng hết.
Theo con, căn bản của Phật Pháp là "Từ bi và trí tuệ". Đức Phật khởi lòng từ bi mới chuyễn pháp luân, Đức Phật có trí tuệ siêu việt mới chuyễn pháp luân và Đức Phật cũng muốn chúng ta ngay từ lúc quay về củng với Từ Bi Và Trí Tuệ sẳn có trong mỗi cá tánh chúng sanh. Đó là Đức Phật đã chuyển pháp luân trong mỗi mỗi cá tánh của chúng ta. Chúng ta thường lầm tưởng rằng Đấng Đại Hùng, Đai Bi đã Chuyễn Pháp Luân trong cỏi Ta Bà, chúng ta đâu có thể ngờ rằng Chuyển Pháp Luân là chuyển trong mổi cá tánh , trong mổi con người, trong mỗi chúng sanh của chúng ta, và mổi cá tánh là một cỏi Ta Bà .
Ðối tượng của giác ngộ hoàn toàn tùy thuộc trình độ, căn cơ và sở thích của bạn.
Thầy lại trật nửa rồi, đối tượng giác ngộ chỉ có "Một", trình độ, căn cơ và sở thích chỉ là trò ẢO HÓA, chỉ là trò HUYỄN THUẬT thì sao lại bảo là tùy.
Con chưa biết đối tượng "Giác Ngộ" là gì? Nhưng Hạnh Phúc với người xung quanh thì có, tệ bạc hay độc ác hay lừa lọc hay chửi mắng, đánh đập... thì con vẩn hạnh phúc trong những.. những.. trò ấy.
Thầy sẻ hỏi con rằng "Thế con có giận, có chữi, có rủa hay con có cười đắc ý?"
Giận, chữi thì có mà không có. Rủa thì không, cười khi nào nghỉ lại, còn đắc ý thì ... "có mà điên à".

(bửa nay hết giờ rồi hẹn Thầy hôm sau tranh luận tiếp)
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Thầy.
Con đã xem tiêu đề cuốn sách của Thầy và con củng đã xem toàn bộ nội dung cuốn sách đó. Ban đầu con cứ ngở là Thầy muốn gởi một ý hay, mới, lạ qua cách đặt tựa quyễn sách, quả thật là mới lạ thiệt chứ chẳng có gì hay hết. Một cách nhìn thật sai lầm, bằng lời văn trau chuốt và rất khúc chiết từ cách đặt vấn đề "Giác ngộ và giải thoát".
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
... Và, vì muốn cho Chúng sanh (như con đây) hiểu sâu xa hơn về Đạo Phật nên con lạm bàn.
Tại sao Thầy không nói thẳng ra là "Tôi tu Đạo Phật"

Tôi xuất thân từ Ðại Thừa, tu tập thiền Tiểu Thừa, sau theo Kim cang thừa và bây giờ tôi đang theo "Ðạo gì"? Ðạo gì vì cho nó tên gì cũng được, cái đó không quan trọng. Quan trọng ở chỗ tôi có sống thực được với chính mình hay không, có vượt qua được những khái niệm chấp trước nhị biên của tôn giáo hay không?
Theo "Ðạo gì" thì không có gì tốt hay xấu, chỉ có những kinh nghiệm khổ đau hay sung sướng để tiến hóa. Có người cần kinh nghiệm khổ đau để trưởng thành, có người cần kinh nghiệm sung sướng để nghỉ xả hơi trên quãng đường luân hồi bất tận.

"Tôi Tu Đạo Phật" không có gì là tốt hay xấu, vì Phật là "Vô Tướng" , Phật là "vô trụ" ,Phật là "vô chấp" , Phật là "Bất khả đắc".... thì tôi tu theo Đạo Phật nghĩa là Đạo Vô tướng, Đạo Vô Trụ, Đạo Vô Chấp, Đạo Bất Khả Đắc.... ( không đặt vấn đề Đạo "Giác Ngộ" vì Thầy kiêng hai chử đó) ... thậm chí Phật là Từ Bi, Phật là Trí Tuệ thì đó là tu Đạo Từ Bi, Tu Đạo Trí Tuệ. Và vì những danh từ trên nên mạnh dạn nói là"Tôi tu Đạo Phật"
Nhưng kinh nghiệm khổ đau hay sung sướng chỉ như là tuồng hát vì bởi vô thủy vô chung, và tiến hóa là gì nếu không nói chỉ là những ý niệm
điên đảo tiếp nối, niệm trước diệt, niệm sau sanh.... sanh sanh diệt diệt.


Nhiều năm về trước, khi mới ra làm giảng sư tôi hăng say biện luận cho Ðạo Phật là Ðạo hay nhất. Ðó chỉ vì tôi chưa được học về những Ðạo khác. Gần đây, sau khi ra thất được đọc quyển "Hành trình về phương Ðông" do Nguyên Phong dịch, tôi như bừng tỉnh sung sướng thấy được những chân trời mới. Thấy chân lý không phải là sở hữu của riêng một tôn giáo nào. Chẳng cần tham vọng nói đến chân lý, tôi chỉ muốn tập sống với thương yêu, hiểu biết, thông cảm và tha thứ.

Đúng vậy, chân lý không phải là sở hửu của riêng một tôn giáo nào. Vì tất cả cái gọi là tôn giáo, với những giáo điều, với những chính kiến, mặc khả đều là hư vọng. Chân lý thì không phải hư vọng. Lúc Thầy ra làm giảng sư để biện luận cho Đao Phật, thì đó là "Đạo Phật" hay là "Đạo Từ Bi" "Đạo Trí Tuệ" "Đạo Bất Khả Đắc"... Đạo bất khả đắc không phải là tôn giáo.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Đúng vậy, chân lý không phải là sở hửu của riêng một tôn giáo nào. Vì tất cả cái gọi là tôn giáo, với những giáo điều, với những chính kiến, mặc khả đều là hư vọng. Chân lý thì không phải hư vọng. Lúc Thầy ra làm giảng sư để biện luận cho Đao Phật, thì đó là "Đạo Phật" hay là "Đạo Từ Bi" "Đạo Trí Tuệ" "Đạo Bất Khả Đắc"... Đạo bất khả đắc không phải là tôn giáo.

Chào Mod CT

phi thụy du xin phép trình bày suy nghĩ của mình khi đọc lời trên của bạn , như sau :

"chân lý không phải là sở hữu của riêng một tôn giáo nào " , điều này có phải bạn muốn nói : tôn giáo nào cũng nhận tôn giáo mình dạy về Chân Lý ., nhưng bạn nói"tất cả cái gọi là tôn giáo, với những giáo điều , với những chính kiến , mặc khải , đều là hư vọng.Chân lý thì không phải hư vọng" , là bạn muốn nói : cái gọi là Chân Lý ở các tôn giáo có giáo điều , chính kiến , mặc khải ... không phải chân lý . Và bạn nói "đạo bất khả đắc không phải tôn giáo " ,như thế có nghĩa là đạo đó mới là Chân Lý .
ptd đồng quan điểm với bạn về :đạo bất khả đắc không phải hư vọng , nên là chân lý .

Còn bạn nói "đạo bất khả đắc không phải tôn giáo " thì ptd lại có quan niệm như sau:
Muốn đến được chỗ đạo bất khả đắc , chúng sanh phải qua một quá trình thử thách và gian nan lớn chớ không phải không tu mà đến ,và nếu có tu ,ở đây là bơi ngược dòng đời ,thì gọi là tôn giáo , vì tôn giáo là niềm tin , nhưng còn là sự tu hành nữa. Nếu tu càng khó thì mình đạt đến chỗ đạo rộng lớn , tu chưa trọn vẹn thì đến chỗ đạo có giáo điều mặc khải sẽ tu tiếp .
Bạn thấy thế nào? Còn bạn tự tin về cái hiểu đạo bất khả đắc mà bạn có, là cái đến chỗ đạo thì đó là chuyện của bạn ptd không thể bàn , lúc ấy lại xin thọ giáo bạn nếu có thể ?
Thân
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chào Mod CT

phi thụy du xin phép trình bày suy nghĩ của mình khi đọc lời trên của bạn , như sau :

"chân lý không phải là sở hữu của riêng một tôn giáo nào " , điều này có phải bạn muốn nói : tôn giáo nào cũng nhận tôn giáo mình dạy về Chân Lý ., nhưng bạn nói"tất cả cái gọi là tôn giáo, với những giáo điều , với những chính kiến , mặc khải , đều là hư vọng.Chân lý thì không phải hư vọng" , là bạn muốn nói : cái gọi là Chân Lý ở các tôn giáo có giáo điều , chính kiến , mặc khải ... không phải chân lý . Và bạn nói "đạo bất khả đắc không phải tôn giáo " ,như thế có nghĩa là đạo đó mới là Chân Lý .
ptd đồng quan điểm với bạn về :đạo bất khả đắc không phải hư vọng , nên là chân lý .

Còn bạn nói "đạo bất khả đắc không phải tôn giáo " thì ptd lại có quan niệm như sau:
Muốn đến được chỗ đạo bất khả đắc , chúng sanh phải qua một quá trình thử thách và gian nan lớn chớ không phải không tu mà đến ,và nếu có tu ,ở đây là bơi ngược dòng đời ,thì gọi là tôn giáo , vì tôn giáo là niềm tin , nhưng còn là sự tu hành nữa. Nếu tu càng khó thì mình đạt đến chỗ đạo rộng lớn , tu chưa trọn vẹn thì đến chỗ đạo có giáo điều mặc khải sẽ tu tiếp .
Bạn thấy thế nào? Còn bạn tự tin về cái hiểu đạo bất khả đắc mà bạn có, là cái đến chỗ đạo thì đó là chuyện của bạn ptd không thể bàn , lúc ấy lại xin thọ giáo bạn nếu có thể ?
Thân
Kính PTD!
CT bị lừa, còn thêm cã PTD nữa đấy !
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Đạo gì? đã viết:
...vượt qua được những khái niệm chấp trước nhị biên của tôn giáo
Đạo gì? đã viết:
...sống với thương yêu, hiểu biết, thông cảm và tha thứ.
Kính Thầy .
Con lỉnh hội được ý
Thầy, "Đạo gì ?" đã vượt qua danh từ , khái niệm về danh từ, nghĩa của ngữ danh từ. "Đạo gì? " đã vượt qua khái niệm chấp trước, vượt qua khái niệm nhị biên (hữu vô, chân vọng). "Đạo gì ?" ... sống thương yêu, trí tuệ, luôn cãm thông và biết tha thứ. Thưa Thầy, đó là "ĐẠO PHẬT".
Thầy có thể cho là con sai , thì con vẫn nói là "Đạo Phật".
Thầy có thể phủ nhận về Tôn Giáo, thì con vẩn nói đó là "Đạo Phật".

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính PTD!
CT bị lừa, còn thêm cã PTD nữa đấy !

Kính chào Mod Chiếu Thanh
Mod Chiếu thanh có cái nhìn về tôn giáo phức tạp quá
ptd thì đơn giản , đạo là đạo , thế thôi
Thú thật ptd cũng chưa hiểu nổi Chiếu Thanh định nói gì ?
Vậy thôi , xin lỗi nhé
Đã làm phiền mod
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Thầy.

Bây giờ con đã mang máng hiểu những câu hỏi lớn của Thầy. Giác cái gì?, Ngộ cái gì? Ai Giãi cho ai? Ai Thoát?

Chẳng có cái gì (đối tượng) đễ giác, chẵng có cái gì để ngộ, chẵng có ai giải cho ai và cũng chẵng có ai thoát.
Như vậy là đã Giác, đã Ngộ, đã được Giãi và đã Thoát.

Thầy sẻ hỏi con : Vây TU là sao? Đạo gì? Chứng đắc được cái gì?.

Thưa Thầy. Tu là gột rửa, là lau chùi... như Chứng Đao Ca có ghi:

Tỷ lai trần kính vị tằng ma
Kim nhựt phân minh TU phẫu tích

nghĩa là : Dụ như gương quên đi nay tìm lại được, giờ đây lau chùi làm cho nó sáng lại.

Và Đạo con tu là "Đạo Phật" vì Phật là Thiên Nhơn Sư_thầy của Trời người_Là nhất thiết chủng trí_trí biết tất cã_là vô tướng, vô trụ, vô chấp nghĩa là tướng Phật là Vô Tướng, Phật đứng ở chổ Vô Trụ, Phật giử cái Vô Chấp. Nói văn hoa là Tướng - Vô tướng Tướng, Trụ-Vô trụ Trụ, Châp-Vô chấp Chấp. Vì vậy, có thể gọi là "Đạo Trí Tuệ". Nhưng còn có hiễu lầm là ngạo mạn nên có thể gọi là Đạo Bất Khả Đắc. Câu này chính xác hơn vì chử Trí Tuệ là trí tuệ bất khả đắc, bất sở đắc.

Còn chứng đắc thì chứng đắc "KHÔNG".
-Chúng sanh đã là Phật rồi, thì có gì đâu để mà chứng đắc. Mê thì gọi Chúng Sanh, Tỉnh thì là Phật.
-KHÔNG là Hư Không, như Hư Không. Bao trùm vạn vật vì có vật nào có ngoài Hư không.

Có thể Thầy sẻ Hỏi con là : Phật và Chúng Sanh do đâu mà có?

 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 2 2008
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
Kính Bác Chiếu Thanh cùng các Đạo Hữu.
Xin cho Lục An được góp vài vần:

Học buông Trần - GIÁC Chân Như ,
Nếu khi trực giác - NGỘ hư hoàn toàn .
GIẢI nghiệp chấp Pháp vô vàn ,
Để THOÁT lưới nghiệp - Lạc An chính Mình .
Chữ TU nghĩa rộng muôn phần ,
Nghĩa theo Gian Thế - Đâu đành là TU !
Nên nói rằng để : Hiền Ngu ,
Thời buông bỏ hết ...Ấy TU mới sành ,
Khéo TU đến lúc thành Danh ,
Thấy tất tần tật : rành rành chỉ KHÔNG .
Bấy giờ chẳng dính mẩy lông ,
Ăn thịt giữa chợ - Cũng không là gì ...???!
Ai hay: ĐỘ CHÚNG !...Là chi ...?

Lục An : Kính
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
ChieuThanh dang bi "chap",mac toi "cam cao nga man":clickchuot04:
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính Bác Chiếu Thanh cùng các Đạo Hữu.
Xin cho Lục An được góp vài vần:

Học buông Trần - GIÁC Chân Như ,
Nếu khi trực giác - NGỘ hư hoàn toàn .
GIẢI nghiệp chấp Pháp vô vàn ,
Để THOÁT lưới nghiệp - Lạc An chính Mình .
Chữ TU nghĩa rộng muôn phần ,
Nghĩa theo Gian Thế - Đâu đành là TU !
Nên nói rằng để : Hiền Ngu ,
Thời buông bỏ hết ...Ấy TU mới sành ,
Khéo TU đến lúc thành Danh ,
Thấy tất tần tật : rành rành chỉ KHÔNG .
Bấy giờ chẳng dính mẩy lông ,
Ăn thịt giữa chợ - Cũng không là gì ...???!
Ai hay: ĐỘ CHÚNG !...Là chi ...?

Lục An : Kính

Kính Luc. An :
( Lâu quá mới có dịp hầu chuyện với sư huynh , ptd cảm ơn huynh đã cho bài thơ hay)

Nhưng nè :
Học buông trần , giác chân như
Thời buông bỏ hết ...ấy tu mới sành
Biết rằng như vậy nhưng mà ...
Pháp "Buông" là PHÁP để tu ấy mà
Giải nghiệp chấp pháp vô vàn:
Pháp "Buông" nhưng có thật là BUÔNG không ?

Kính

hihi !:eek:nion78:
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Thầy!
Thầy đã hỏi con : "Phật và chúng sanh do đâu mà có?" Câu này giống giống như câu "Thiện , ác do đâu mà có?", hay câu "Luân hồi, nhân quả do đâu mà có?".

Do "một niệm khới mà chấp lấy". Nên sanh ra Luân hồi, nhân quả, thiện ác .

Tất cả lẩn quẩn trong luân hồi, lẩn quẩn trong vòng nhân quả, lẩn quẩn trong điều thiện, cái ác, ấy thì gọi là " còn Vô Minh" đây là nghĩa Chúng Sanh.

Và... Tâm dẩn dầu các pháp... Pháp chúng sanh củng do tâm dẩn đầu, Chặt đứt đi, xô ngã đi cái Pháp chúng sanh đó thì là Phật.


Trong một lần học Pháp - Kinh Thủ Lăng Nghiêm- Vị giãng sư dùng thí dụ như viến phấn - cầm viên phấn đăt đứng trên bàn- đây là chúng sanh. Bây giờ bỏ chúng sanh đi -lấy viên phấn bỏ túi- thì tức là Phật. Không còn chúng sanh tức là Phật


 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Thầy.
Trong lần học Pháp đó, có học trò thắc mắc.
- Vậy đâu là Phật , Thầy?
Cã lớp lặng im chờ câu trả lời của Thầy.
...
...
có giọng nói the thẻ ở cuối phòng
... - Trong túi áo Thầy chứ đâu?

!!!?!!! ...
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Thầy!
Con (còn là chúng sanh) hiểu được như vậy. Cái gì mà Kim Cang Thừa, ... Du già , con không biết và quên nó đi.
Con Kính Thầy Thích Trí Siêu.
 

Luc An

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 2 2008
Bài viết
148
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Địa chỉ
viet nam
Kính Luc. An :
( Lâu quá mới có dịp hầu chuyện với sư huynh , ptd cảm ơn huynh đã cho bài thơ hay)

Nhưng nè :
Học buông trần , giác chân như
Thời buông bỏ hết ...ấy tu mới sành
Biết rằng như vậy nhưng mà ...
Pháp "Buông" là PHÁP để tu ấy mà
Giải nghiệp chấp pháp vô vàn:
Pháp "Buông" nhưng có thật là BUÔNG không ?

Kính

hihi !:eek:nion78:

Kính Bác phithuydu.

-"Pháp "Buông" nhưng có thật là BUÔNG không ?"
-Thật buông dù sót mẩy lông ,
Cũng che trùm kín Hư không nữa là .
Chân Như vốn dĩ vậy mà ,
Ở đấy đâu cà có "PHÁP" với "BUÔNG" ??? !
"BUÔNG" suông còn vấn còn vương ,
Còn hư với thật...Khúc xương...Dại gì .
hí í hí í
...Còn nghi cứ gánh lên đi .

Lục An: Kính
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính Bác phithuydu.

-"Pháp "Buông" nhưng có thật là BUÔNG không ?"
-Thật buông dù sót mẩy lông ,
Cũng che trùm kín Hư không nữa là .
Chân Như vốn dĩ vậy mà ,
Ở đấy đâu cà có "PHÁP" với "BUÔNG" ??? !
"BUÔNG" suông còn vấn còn vương ,
Còn hư với thật...Khúc xương...Dại gì .
hí í hí í
...Còn nghi cứ gánh lên đi .

Lục An: Kính

Kính chào sư huynh Lục An
Úi giùi ui ! L/A đừng có gọi ptd bằng "Bác" nghe vì trong diễn đàn không có ai gọi phái yếu là "Bác" cả.
.. Gọi bằng muội , hay tỷ , hay thậm chí "huynh" , hay là đạo hữu, pháp hữu ... được rồi. Gọi "bác" nghe giống "ông ptd" nào đó và ĐỜI quá , kỳ lắm !

L/A ơi tại vì ptd biết là khi người ta nói đến cái gì , là người ta chẳng có thật vậy lắm ; Khi người ta thật như vậy, người ta không có nói đến nó quá nhiều, mà người ta chỉ im lặng tu thôi chớ ko có nói "Không có tu gì hết". hihi
Còn nếu L/A được như vậy thì ...chúc mừng L/A, và xin L/a cứ chỉ dạy thêm cho mọi người
Kính chào người từ ...chân như L/A
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
images
images







Phật và Chúng Sanh do đâu mà có ?
<?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /><v:shapetype id=_x0000_t75 coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"></v:shapetype>
<v:shapetype coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"><v:shapetype id=_x0000_t75 coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"><v:shapetype id=_x0000_t75 coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"><v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:extrusionok="f" gradientshapeok="t" o:connecttype="rect"></v:path>ffice:eek:ffice" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
><o:lock aspectratio=
</o:lock></v:shapetype><v:shape style="WIDTH: 236.25pt; HEIGHT: 189pt" id=_x0000_i1025 alt="" o:button="t" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg" o:href="http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTcPvfGB4Vtb_Kvj3AQhq5mWczh9PAw5Vkc94p9ilSxX9o6HwNw"></v:imagedata></v:shape>
<v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:extrusionok="f" gradientshapeok="t" o:connecttype="rect"></v:path><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock></v:shapetype><v:shape style="WIDTH: 236.25pt; HEIGHT: 189pt" id=_x0000_i1025 alt="" o:button="t" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg" o:href="http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTcPvfGB4Vtb_Kvj3AQhq5mWczh9PAw5Vkc94p9ilSxX9o6HwNw"></v:imagedata></v:shape>
</v:shapetype>

<v:shapetype coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"></v:shapetype>
<v:shapetype coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"></v:shapetype>
<v:shapetype coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"></v:shapetype>
<v:shapetype coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"></v:shapetype>
<v:shapetype coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"></v:shapetype>
<v:shapetype coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"><v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:extrusionok="f" gradientshapeok="t" o:connecttype="rect"></v:path><o:lock aspectratio="t" v:ext="edit"></o:lock></v:shapetype><v:shape style="WIDTH: 236.25pt; HEIGHT: 189pt" id=_x0000_i1025 alt="" o:button="t" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.jpg" o:href="http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTcPvfGB4Vtb_Kvj3AQhq5mWczh9PAw5Vkc94p9ilSxX9o6HwNw"></v:imagedata></v:shape>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên