“Đi tu không nhất thiết phải...cạo đầu”

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
“Đi tu không nhất thiết phải...cạo đầu”

(Kienthuc.net.vn) - Chúng ta thường nghĩ đi tu là phải xuống tóc, mặc đồ nâu, ăn chay và sống ở chùa. Tuy nhiên, đi tu không hẳn là như vậy, ai cũng có thể đi tu nếu như muốn.
Để hiểu hơn về vấn đề này, PV
Kienthuc.net.vn có cuộc trao đổi với Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ (Giảng sư Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM).

Tu là sửa đổi để hoàn thiện bản thân

Theo quan điểm của Sư cô “tu” tức là như thế nào?

Trong đạo Phật, đi tu tức là sửa đổi những nhược điểm của mình để cho bản thân tiến đến Chân - Thiện - Mỹ. Bằng cách dùng tâm minh mẫn và tri thức để hướng thiện, loại bỏ những tật xấu diệt trừ tham độc, từ việc nhỏ giúp người cho đến việc lớn giúp đời.

Tu là sửa dở thành hay, sửa tà thành chính, sửa dữ thành hiền, sửa phàm thành thánh... Việc tu sửa này bắt buộc mọi người phải thực hiện, chứ không nhất thiết phải nhà sư.

Như vậy, sửa mình thành một người có trí dũng, là một cách tu thân và tu tâm hay nhất. Đây cũng là gieo thêm nhiều duyên lành và phước báu lâu dài về sau để thọ hưởng. Vì thế, theo Phật giáo, tu là tránh điều ác, làm điều thiện và đồng thời giữ tâm ý thanh tịnh.


Tu có nghĩa là sửa, vậy thưa Sư cô chúng ta cần phải sửa những gì?

Tu nghĩa là sửa. Nhưng sửa cái gì và sửa ở đâu? Tất nhiên, là phải sửa ở nơi ba nghiệp (thân, khẩu, ý - PV). Nghĩa là phải sửa ở nơi thân, ở nơi lời nói và ở nơi ý nghĩ.

Ví dụ trước kia, khi chưa biết tu, chúng ta có những hành động xấu ác như sát hại sinh vật, cướp giật, trộm cắp và làm những điều tồi bại bất lương hãm hiếp tà dâm. Nay biết tu hành, chúng ta phải sửa đổi lại không có những hành động bất thiện đó nữa. Ðó là người khéo biết tu thân.

Về khẩu nghiệp, theo lời Phật dạy thì có 4 cách tu tập: Như trước kia chúng ta thường hay nói dối, gian xảo lường gạt và nói lưỡi đôi chiều, nói lời thêu dệt, nói lời hung ác. Nay biết tu hành chúng ta quyết sửa đổi lại, phải nói những lời ái ngữ, chân thật, hiền hòa, dịu dàng. Nghĩa là hằng giữ gìn cái khẩu nghiệp cho được trong sạch vậy.

Hoặc trước kia, chúng ta có tính hay tham lam, ganh tỵ, giận dữ, thù hằn, mê muội tối tăm… Nay biết tu hành thì chúng ta nên sửa đổi lại những tánh xấu ác đó. Nghĩa là khi những tính xấu ác đó khởi lên thì chúng ta nên nhận diện khắc phục chuyển hóa chúng ngay thành tánh tri ân bố thí rộng khắp cứu đời giúp người.

Chuyển đổi tâm sân hận nóng nảy thành đức tính từ bi, hỷ xả, hiền hòa, bao dung, tha thứ, tươi mát. Ðó là chúng ta khéo biết tu tâm. Nếu không được như thế thì chưa phải là người thật sự biết tu hành.

<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="480"> <tbody> <tr> <td>
images1081109_thich_nu_huong_nhu.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ: “Đi tu không nhất thiết phải cạo đầu. Tu là sửa đổi tâm và tính, để bản thân hướng đến Chân - Thiện - Mỹ”</td> </tr> </tbody> </table>
Những người chỉ biết tụng kinh, ăn chay chưa hẳn đã phải là tu
Theo Sư cô, dựa vào đâu để đánh giá một người có tu hay không?

Chúng ta hãy nhìn vào ba nghiệp của người đó để đánh giá học thực tu hay không. Riêng hai nghiệp thân và miệng là biểu hiện rõ ràng nhất, kể cả đối với nhà sư lẫn người Phật tử.

Hiện nay, có nhiều người con Phật, mặc dù đã tu tập theo giáo lý đạo Phật đã lâu rồi nhưng tính tình vẫn nóng nảy, giận hờn, hay nói xấu hoặc dòm ngó chỉ trích phê bình kẻ khác. Hoặc có người đang tụng Kinh nhưng có ai làm trái ý nghịch lòng thì họ sẵn sàng nổi khùng lên và nói những lời không thiện cảm.

Riêng với các Phật tử, đi chùa, tụng kinh, niệm Phật hay làm công quả mà không biết tu (thân và tâm - PV) để chuyển hóa tốt đẹp ở nơi thân tâm của mình và người khác thì đó chưa phải là người thật sự biết tu.


Sư cô nghĩ thế nào với những người chỉ biết tụng kinh, ăn chay?

Những người đi chùa, tụng Kinh, niệm Phật hay làm công quả... tất cả chỉ làm theo một thói quen tốt. Còn nếu bảo đó là tu thì thiết nghĩ điều đó thật chưa đúng nghĩa. Bởi tu là phải chuyển hóa sửa đổi ở nơi thân tâm của mình.
Còn tụng Kinh chỉ biết phát ra âm thanh thành tiếng; làm công là chỉ biết giúp cho chùa nấu cơm, dọn dẹp chùa mà thôi. Nhưng nếu như trong quá trình thực hành những việc đó, họ biết giữ chánh niệm và làm với tinh thần Từ, Bi, Hỷ và Xả thì cũng có thể gọi là tu. Còn ngược lại, nếu họ không thực hành được thì họ sẽ đánh mất phước lành của mình.


Đâu là điều kiện cơ bản mà mỗi người tu nên có thưa Sư cô?

Tứ Vô Lượng Tâm là điều kiện cơ bản mà mỗi người tu nên có, bao gồm Từ, Bi, Hỷ, Xả. Nếu muốn sửa sai thì ta phải hành Tứ Vô Lượng Tâm trong đời này. Đây chính là bốn tư tưởng trong tâm, vô lượng là không có hạn lượng, có nghĩa là không bỏ dở nửa chừng.

Bi là tâm thương xót chúng sinh. Từ là tâm ban vui cho chúng sinh. Hỷ là cái vui của người thực hiện được pháp hành Từ Bi này. Xả là xả bỏ ngay cả niềm vui (tâm Hỷ - PV) khi thọ Hỷ của người thực hành việc Từ Bi .

Bùi Hiền
(Thực hiện)



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên