Địa Ngục.

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
A Nan! Những điều kể trên, đều do nghiệp của chúng sanh tự chiêu cảm, tạo Thập Tập Nhân, thọ Lục Giao Báo.
Sao nói Thập Tập Nhân?

- Một là Dâm Tập giao tiếp, phát nơi cọ xát lẫn nhau, cọ mãi không thôi, thế nên trong đó phát ra ngọn lửa hồng, như người dùng hai tay cọ xát, thì tướng ấm hiện tiền. Hai tập khí đốt nhau mới sanh những việc giường sắt, trụ đồng. Mười phương Như Lai xem sự hành dâm đồng như dục hỏa, Bồ Tát xem dục như hầm lửa phải tránh.

- Hai là Tham Tập giao kế (so đo tham cầu) phát nơi thu hút lẫn nhau, hút mãi không thôi, thế nên chứa hơi lạnh bên trong thành băng giá, như người hít hơi gió vào miệng thì có cảm xúc lạnh. Hai tập khí lấn nhau, mới chịu những khổ của địa ngục hàn băng. Mười phương Như Lai xem việc tham cầu đồng như tham thủy, Bồ Tát xem tham như biển độc phải tránh.

- Ba là Mạn Tập giao lăng (lấn ép nhau), phát nơi ỷ thế, lấn áp không thôi; thế nên có sự cãi vã tranh chấp, quậy nước thành sóng, như người tự liếm miệng lưỡi, chảy ra nước miếng. Hai tập khí chọi nhau, mới sanh những việc sông huyết, sông tro, cát nóng, biển độc, bắt uống nước đồng chảy v.v... Mười phương Như Lai xem sự ngã mạn như uống nước si, Bồ Tát xem ngã mạn như sự chìm đắm phải tránh.

- Bốn là Sân Tập giao xung (xung đột nhau) phát nơi chống đối chống mãi không thôi, tâm nóng nảy phát lửa, đúc khí thành kim loại, thế nên có những việc đao sơn, kiếm thụ, rìu, búa, thương, cưa, như người bị hàm oan thì sát khí nổi lên. Hai tập khí đụng nhau, mới sanh những việc thiến, cắt, chém, chặt, dùi, đâm, đánh, đập, v.v... Mười phương Như Lai xem sự sân hận như dao gươm bén, Bồ Tát xem sân hận như chém giết phải tránh.

- Năm là Trá Tập giao dụ (dụ dỗ nhau), phát nơi quyến rũ, lôi kéo chẳng thôi, thế nên có những việc dây, cây, thòng lọng, căng nọc, như nước thấm ruộng thì cỏ cây sanh trưởng. Hai tập khí kéo nhau mới sanh những việc gông, cùm, xiềng, xích, roi, gậy, đòn v.v... Mười phương Như Lai xem sự dối trá đồng như gian tặc, Bồ Tát xem dối trá như beo sói phải sợ.

- Sáu là Cuồng tập giao khi (lừa gạt), phát nơi phỉnh gạt, gạt mãi không thôi, buông tâm gian dối, thế nên có đất bùn, đại tiểu tiện, các thứ ô uế, như bụi theo gió, chẳng có chỗ thấy. Hai tập khí dìm nhau, mới sanh những việc chìm đắm, nhảy, ném, bay, rơi, trôi lăn v.v... Mười phương Như Lai xem sự lừa gạt đồng như cướp giết, Bồ Tát xem sự lừa gạt, như giẫm rắn độc.

- Bảy là Oán Tập giao hiềm (hiềm khích), phát nơi sân hận, thế nên có sự quăng đá, ném gạch, hộp nhốt, cũi nhốt, rọ nhốt, đãy bọc, như người hiểm độc ôm ấp điều dữ. Hai tập khí nuốt nhau, mới sanh những việc ném, quăng, nắm, bắt, đánh, bắn, tóm, siết v.v. Mười phương Như Lai xem sự thù oán, đồng như Quỷ Vi Hại, Bồ Tát xem thù oán như uống rượu độc.

- Tám là Kiến Tập giao minh (kẻ thông minh ham kiến chấp), như năm thứ ác kiến và các nghiệp tà ngộ, vì kiến giải khác nhau nên chống trái lẫn nhau, ví như người lạ đi đường qua lại gặp nhau, cãi cọ thưa kiện, nên có các cấp quan lại, nắm giữ hồ sơ văn bản đối chứng. Hai tập khí giao xen, thế nên mới có Thiện Ác Đồng Tử tay cầm hồ sơ văn bản, điều tra bằng chứng cụ thể, khám hỏi, tra khảo, thẩm vấn v.v... Mười phương Như Lai xem những ác kiến đồng như hầm độc, Bồ Tát xem những kiến chấp hư vọng như vào hố độc.*

- Chín là Uổng Tập (vu vạ) giao xen, phát nơi vu khống phỉ báng; thế nên có hợp sơn, hợp thạch, cối nghiền, cối xay, như kẻ gièm pha vu oan người lương thiện. Hai tập khí bài xích lẫn nhau, mới sanh những việc áp giải, đè đập, ép huyết v.v. Mười phương Như Lai xem sự vu vạ đồng như cọp gièm pha, Bồ Tát xem sự vu vạ như bị sấm sét.*

- Mười là Tụng Tập giao thuyên (thưa kiện cãi vã), phát nơi che giấu tội lỗi; thế nên có gương soi, đuốc chiếu, như đứng giữa mặt trời, chẳng thể giấu bóng. Hai tập khí phô bày lẫn nhau mới sanh ra những việc ác hữu, nghiệp kính, chiếu soi, hỏa châu, phơi bày nghiệp xưa, đối nghiệm v.v... Mười phương Như Lai xem sự che giấu đồng như hiểm tặc, Bồ Tát xem sự che giấu như đội núi cao đi trên biển cả.

Sao nói Lục Giao Báo?

- A Nan! tất cả chúng sanh, lục thức tạo nghiệp, chiêu cảm ác báo, đều từ lục căn mà ra.Sao nói ác báo từ lục căn mà ra?

- Một là Kiến Báo chiêu cảm ác quả. Khi kiến nghiệp giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết, thấy lửa hồng cháy khắp mười phương, thần thức người chết bay rơi theo khói, vào ngục A-Tỳ, phát minh hai tướng: Một là thấy sáng, khắp thấy mọi thứ hung dữ, sanh khiếp sợ vô cùng; hai là thấy tối, mịt mù chẳng thấy gì, sanh hoảng hốt vô cùng.Như vậy, thấy lửa đốt thính giác thì thành chảo dầu sôi, nước đồng chảy; đốt khứu giác thì thành khói đen, lửa đỏ; đốt vị giác thì thành viên sắt cháy; đốt xúc giác thì thành tro nóng, lò than; đốt ý thức thì thành hoa lửa rưới khắp, rung động cả hư không.

- Hai là Văn Báo chiêu cảm ác quả. Khi văn nghiệp giao báo, thì lúc lâm chung trước hết thấy sóng cuộn chìm ngập trời đất, thần thức người chết theo dòng nước trôi vào ngục A-Tỳ, phát minh hai tướng: Một là nghe rõ các tiếng ồn ào, tinh thần rối loạn; hai là điếc hẳn, lặng lẽ chẳng nghe gì, thần thức chìm lịm.Như vậy, nghe sóng chảy vào thính giác, thì thành sự trách hỏi, chảy vào thị giác thì thành sấm sét và khí độc; chảy vào khứu giác thì thành mưa và sương mù, rưới sâu độc vào đầy khắp cơ thể; chảy vào vị giác thì thành mủ, huyết và các thứ nhơ nhớp; chảy vào xúc giác thì thành súc sinh, ma quỷ và đại tiểu tiện; chảy vào ý thức thì thành điện chớp, mưa đá, đập nát tâm phách.

- Ba là Khứu Báo chiêu cảm ác quả. Khi khứu nghiệp giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết, thấy hơi độc đầy dẫy xa gần, thần thức người chết từ dưới đất trào lên, vào ngục A-Tỳ, phát minh hai tướng: Một là ngửi thông bị các hơi độc xông vào, nhiễu loạn tâm thần; hai là nghẹt thở, hơi thở chẳng thông, làm chết giấc dưới đất.Như vậy, ngửi khí xông vào khứu giác thì thành thông, nghẽn; xông vào thị giác thì thành lửa, đuốc; xông vào thính giác thì thành chìm đắm, nước sôi; xông vào vị giác thì thành mùi thiu, thúi; xông vào xúc giác thì thành nứt, nát, thành núi thịt lớn có trăm ngàn mắt, hút ăn không cùng; xông vào ý thức thì thành tro, chướng khí và cát đá bay, đập nát thân thể.

- Bốn là Vị Báo chiêu cảm ác quả. Khi vị nghiệp giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết thấy lưới sắt phát lửa bừng cháy, che khắp thế giới; thần thức người chết sa đọa mắc lưới, treo ngược đầu xuống, vào ngục A Tỳ, phát minh hai tướng: một là hít hơi vào, kết thành băng giá, làm nứt nẻ thân thể, hai là thở hơi ra, bay thành lửa hồng đốt cháy xương tủy.Như vậy, nếm mùi qua vị giác thì thành nhận chịu; qua thị giác thì thành kim thạch nung đỏ; qua thính giác thì thành binh khí sắc bén; qua khứu giác thì thành lồng sắt lớn, che khắp quốc độ; qua xúc giác thì thành cung, tên, nỏ, súng; qua ý thức thì thành sắt nóng, bay từ trên không rưới xuống như mưa.

- Năm là Xúc Báo chiêu cảm ác quả. Khi xúc nghiệp giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết thấy núi lớn từ bốn phía hợp lại, chẳng còn đường ra; thần thức người chết thấy Thành Sắt lớn, rắn lửa, cọp, sói, sư tử, ngục tốt (người gác ngục) đầu trâu, La Sát, đầu ngựa, tay cầm thương, xóc, lùa vào cửa thành, hướng về ngục A Tỳ, phát minh hai tướng: Một là hợp xúc, núi hợp lại ép thân, xương thịt tuôn máu; hai là lìa xúc, dao gươm đâm chém, tim gan bị cắt xẻ.Như vậy, hợp xúc qua xúc giác thì thành con đường địa ngục, gặp Diêm La Vương xử án; qua thị giác thì thành đốt cháy, nung đỏ; qua thính giác thì thành đánh, đập, đâm bắn; qua khứu giác thì thành tóm, đựng, khảo, trói; qua vị giác thì thành cày, kìm, chém, chặt; qua ý thức thì thành rơi, bay, nấu nướng.

- Sáu là Tưởng Báo chiêu cảm ác quả. Khi tưởng nghiệp giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết thấy gió bão thổi nát quốc độ; thần thức người chết bị thổi lên hư không, xoay rơi theo gió, đọa ngục A-Tỳ, phát minh hai tướng: Một là chẳng giác, mê muội vô cùng, bỏ chạy không thôi; hai là chẳng mê, hay biết các khổ, bị đốt cháy không cùng, đau đớn khổ sở.Như vậy, tà tưởng kết vào ý thức thì thành phương sở; kết vào thị giác thì thành gương soi, bằng chứng; kết vào thính giác thì thành đại hợp băng giá, sương mù, đất bùn; kết vào khứu giác thì thành xe lửa, thuyền lửa, củi lửa; kết vào vị giác thì thành tiếng la hét, than khóc; kết vào xúc giác thì thành lớn nhỏ, nghiêng ngửa, muôn lần sống đi chết lại trong một ngày.

A Nan! Thập tập nhân và lục giao báo của địa ngục kể trên, đều do chúng sanh mê vọng tạo ra.
Nếu chúng sanh lục căn đồng tạo ác nghiệp thì vào ngục A Tỳ, trải qua vô số kiếp, chịu khổ vô cùng; nếu lục căn mỗi mỗi tạo riêng, với nghiệp sở tạo, gồm cả căn trần, thì người ấy vào khu 8 ngục A-Tỳ; nếu cả thân khẩu, ý, tạo nghiệp sát, đạo, dâm,thì người ấy đọa vào khu 18 địa ngục; nếu không gồm cả ba nghiệp, hoặc trong ấy chỉ tạo nghiệp sát hay nghiệp đạo, thì người ấy vào khu 36 địa ngục; nếu chỉ có một căn riêng tạo một nghiệp, thì người ấy vào khu 108 địa ngục.

Mỗi chúng sanh dù riêng tạo biệt nghiệp, nhưng cùng vào chỗ đồng phận trong thế giới, ấy đều do vọng tưởng sanh ra, chẳng phải vốn sẵn có.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:

- Thế Tôn có oai đức lớn, từ âm vô ngại, khéo khai phá những mê hoặc vi tế của chúng sanh khiến con hôm nay thân tâm an lạc, được lợi ích lớn.Thế Tôn! Nếu diệu tâm sáng tỏ này vốn viên mãn cùng khắp, như thế cho đến đất đai, cỏ cây sâu bọ, hàm linh, bản tánh chơn như, tức là chơn thể thành Phật của Như Lai; vậy Phật thể chơn thật, tại sao lại có các đạo địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, loài người và trời?
Thế Tôn, lục đạo này vốn tự có, hay là do tập khí hư vọng của chúng sanh mà sanh khởi?
Thế Tôn! Như Tỳ Kheo Ni Bửu Liên Hương trì Giới Bồ Tát, lén hành dâm dục, vọng nói hành dâm, chẳng phải sát sanh và trộm cắp, chẳng có nghiệp báo. Nói xong, nơi nữ căn liền sanh ngọn lửa lớn, rồi từng đốt xương lại bị bừng cháy, đọa ngục A Tỳ.Như vua Lưu Ly, và Tỳ Kheo Thiện Tinh: Lưu Ly thì giết hại hết dòng họ Thích Ca; Thiện Tinh thì vọng nói tất cả pháp đều Không (đoạn diệt Không) đang sống bị đọa vào ngục A Tỳ.Các địa ngục ấy, là có chỗ nhất định hay chẳng định? Mỗi người gây nghiệp nhân, mỗi mỗi tự chịu nghiệp quả, hay là tất cả tự nhiên?
Xin Phật rủ lòng Đại Từ, khai phá ngu dại, khiến tất cả chúng sanh trì giới, nghe nghĩa quyết định, hoan hỷ phụng hành, giữ gìn chẳng phạm.
Phật bảo A Nan:
- Lành thay câu hỏi này, khiến các chúng sanh chẳng mắc tà kiến, nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà nói.
A Nan! Bản tánh của tất cả chúng sanh vốn chơn thật trong sạch, vì vọng kiến mà vọng sanh tập khí, do đó chia thành nội phần và ngoại phần.
A Nan! Nội phần tức là phần trong của chúng sanh. Do lòng ái nhiễm phát khởi vọng tình, vọng tình tích chứa không thôi, sanh ra ái thủy, nên chúng sanh hễ nghĩ đến thức ăn ngon thì chảy nước miếng; nhớ đến người xưa, hoặc thương hoặc giận, thì chảy nước mắt, tham cầu của báu, trong tâm ham muốn, cả mình đều thấm nhuần nước tham; tâm tham dâm dục thì hai căn nam nữ tự nhiên chảy dịch. A Nan, những ái dục ấy dù khác, nhưng sự chảy nước là đồng, tánh nước thấm ướt chẳng lên được, tự nhiên sa đọa, gọi là Nội Phần.
A Nan! Ngoại Phần tức là phần ngoài của chúng sanh. Do lòng khao khát phát ra vọng tưởng, vọng tưởng chứa mãi không thôi, sanh ra thắng khí. Nên chúng sanh hễ tâm giữ giới cấm thì cả thân nhẹ nhàng; tâm trì chú ấn thì cử chỉ hùng dũng, tâm muốn sanh cõi trời thì chiêm bao thấy bay lên, tâm nhớ cõi Phật, thì thắng cảnh thầm hiện, phụng sự Thiện Tri Thức thì tự khinh thân mạng. A Nan, những vọng tưởng dù khác, nhưng sự nhẹ nhàng bay lên là động, bay động chẳng chìm, tự nhiên vượt lên, gọi là Ngoại Phần.
A Nan! Tất cả sanh tử tương tục trên thế gian, sống thì tùy thuận theo tập khí, chết thì biến đổi theo dòng nghiệp, đến lúc lâm chung, còn chút hơi ấm, các việc thiện ác của một đời đồng thời hiện ra, sống thì thuận, chết thì nghịch, hai tập khí giao xen lẫn nhau, thuần tưởng thì bay lên, ắt sanh cõi trời, nếu cái tâm bay ấy gồm cả phước đức, trí huệ và tịnh nguyện, thì tự nhiên tâm được mở mang, thấy tất cả tịnh độ với mười phương chư Phật, theo nguyện vãng sanh.Tình ít tưởng nhiều, nhẹ nhàng bay xa thì làm phi tiên, đại lực quỷ vương, phi hành Dạ Xoa, địa hành La Sát, dạo khắp cõi trời, chẳng gì ngăn ngại.
Trong đó nếu có thiện tâm thiện nguyện, hộ trì Phật Pháp, hoặc hộ trì giới cấm và người trì giới; hoặc hộ trì thần chú và người trì chú; hoặc hộ trì thiền định, thành tựu pháp nhẫn, thì những hạng ấy được ở cạnh pháp tọa của Như Lai.
Tình và tưởng bằng nhau, chẳng bay chẳng chìm, sanh nơi cõi người; tưởng sáng suốt thì thông minh, tình ám muội thì ngu độn.
Tình nhiều tưởng ít, đọa vào súc sinh, nghiệp nặng thì làm loài có lông, nghiệp nhẹ thì làm loài có cánh.
Bảy phần tình, ba phần tưởng, thì chìm dưới thủy luân, sanh nơi hỏa luân, thân làm ngạ quỷ, thọ cái khổ của lửa hồng, thường bị đốt cháy, dầu được uống nước cũng hóa thành lửa, nên nói bị nước hại, trải qua trăm ngàn kiếp, chẳng thể ăn uống.
Chín phần tình, một phần tưởng, thì đọa dưới hỏa luân, thân vào giữa phong luân và hỏa luân, nghiệp nhẹ thì vào ngục Hữu Gián, nghiệp nặng thì vào ngục Vô Gián.
Thuần tình thì chìm sâu vào ngục A Tỳ, nếu tâm chìm sâu ấy, có phỉ báng Đại Thừa, phá giới cấm của Phật, cuồng vọng thuyết pháp, hư tiêu tín thí, lạm nhận cung kính, hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng cấm, thì lại phải sanh khắp ngục A Tỳ mười phương.

Chúng sanh cùng tạo ác nghiệp thì phải chịu quả báo đồng phận, nhưng trong cộng nghiệp mỗi người đều có biệt nghiệp của mình, tùy theo ác nghiệp sở tạo, mỗi mỗi tự chuốc lấy quả báo khác nhau.
A Nan! Những điều kể trên, đều do nghiệp của chúng sanh tự chiêu cảm, tạo Thập Tập Nhân, thọ Lục Giao Báo.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Tại sao quy y Phật không đọa vào địa ngục?

Còn súc sinh cũng thế, một tâm hồn si mê u tối, sống không có luân thường đạo đức, không phân biệt phải trái, tốt xấu, hành động càn bướng, đó là nếp sống của loài súc sinh Hỏi: Trong kinh nói: quy y Phật bất đọa địa ngục, quy y Pháp bất đọa ngạ quỷ, quy y Tăng bất đọa bàng sanh. Người Phật tử sau khi quy y, không còn đọa vào các loài nầy nữa, tức không đọa vào Tam đồ, tất nhiên sẽ sanh vào cảnh giới an vui. Như thế, thì tại sao người Phật tử sau khi chết lại thỉnh chư Tăng Ni tụng kinh cầu siêu? Như vậy có chống trái hay không?

Đáp: Thật ra không có gì là chống trái. Trong kinh nói về Tam quy y ở trên, không có nghĩa là ám chỉ cho con người sau khi chết mới không bị sa đọa. Nếu chúng ta hiểu như thế, mới là chống trái lại với ý kinh. Kinh nói rất rõ. Muốn hiểu được nghĩa lý trên, chúng ta cần phải hiểu rõ về ý nghĩa của từng câu một.

Tại sao quy y Phật không đọa vào địa ngục? Quy y có nghĩa là trở về nương tựa, còn Phật nghĩa là giác ngộ, sáng suốt. Như vậy quy y Phật, nghĩa là trở về nương tựa với một bậc giác ngộ sáng suốt. Qua câu nầy, nếu chúng ta chỉ hiểu đơn sơ ở phần sự tướng bề ngoài, thì không đúng. Bởi vì, hiện tại có lắm người sau khi quy y Tam Bảo rồi , họ tạo nghiệp bất thiện như cướp của, giết người v.v… Họ lại bị bắt nhốt trong lao ngục. Như thế, thì ta thử hỏi tại sao họ đã quy y Tam Bảo rồi mà họ còn phải bị đọa như vậy? Đó có phải là vì họ chỉ quy y suông, chớ họ không có gìn giữ giới cấm hay thật sự trở về với Phật.

Một người, sau khi quy y Tam Bảo, chỉ cần biết nương theo Tam Bảo thế gian, rồi cố gắng làm lành theo những lời Phật dạy, thì làm gì có xảy ra cảnh tù tội giam cầm. Đó là nói quy y theo nghĩa cạn cợt hình tướng mà còn được lợi ích như thế, hà tất gì quy y ở nơi phần lý tánh. Cho nên, người phật tử khi quy y phải biết quy y có hai phần: “Sự quy y và Lý quy y”.

Ý nghĩa trong kinh nói về Tam quy ở trên, không phải nói về Sự quy y mà nói về Lý quy y. Lý quy y là sao? Lý là lý thể, tức chỉ cho phần tánh giác sáng suốt của mỗi người sẵn có. Mỗi người chỉ cần trở về nương tựa (đấy là một cách nói theo ngôn ngữ) với tánh giác sáng suốt, thì làm gì có rơi vào địa ngục. Bởi địa ngục là nơi tối tăm (nghĩa đen) nghĩa bóng là chỉ cho tâm hồn của chúng ta bị phiền não cấu nhiễm nổi lên làm bức bách khó chịu. Đó là trạng thái bị rơi vào địa ngục. Hễ có tối tăm, thì không có sáng suốt, hay ngược lại cũng thế.

Còn ngạ quỷ là loài quỷ đói, do nhân bỏn xẻn mà có ra cái quả đau khổ đó. Nếu một người đã thật sự trở về nương tựa với chánh pháp, với tánh thể bình đẳng, trải rộng lòng từ bi thương yêu muôn loài, không có tâm keo kiết bỏn xẻn, luôn giúp đỡ cho mọi người thoát khổ được vui. Người có tâm như thế, thì làm gì đọa vào loài quỷ đói

Còn súc sinh cũng thế, một tâm hồn si mê u tối, sống không có luân thường đạo đức, không phân biệt phải trái, tốt xấu, hành động càn bướng, đó là nếp sống của loài súc sinh. Ngược lại, người có tâm hồn sáng suốt thanh tịnh, sống theo chân lý, không chút tà tâm sái quấy, thì làm gì đọa vào súc sinh hay bàng sinh.

Nói tóm lại, người Phật tử đã thật sự quy y Tam bảo cả Sự lẫn Lý, đúng theo ý nghĩa quy y, thì bảo đảm người đó hiện đời sẽ không đọa vào tam đồ ác đạo như đã nói ở trên. Đã thế, thì sau khi họ chết, có cầu siêu hay không, không thành vấn đề. Vì hiện đời họ đã siêu rồi, tức họ đã vượt qua cảnh giới khổ đau rồi. Nhân đã như thế, thì quả cũng phải như thế. Không thể quả trái ngược lại nhân. Cho nên việc cầu siêu đó, chẳng qua làm theo lệ thường tình mà thôi. Như vậy, có cũng tốt mà không có cũng chẳng sao. Hiểu như vậy, thì không có gì là chống trái cả .

Thích Phước Thái .
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trong “Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký” của Kỷ Hiểu Lam, có một đoạn kể về câu chuyện ở dưới địa ngục, đó là vào triều đại Thanh, tại chùa Hoành Ân nằm ở phía tây nam Trung Quốc có một lão tăng – Minh Tâm hòa thượng đã thuật lại một câu chuyện, Kỷ Hiểu Lam đã đích thân ghi lại, sau đó truyền lại cho chúng ta.

Vị hòa thượng Minh Tâm kể rằng: “Trong một lần tọa thiền, nguyên thần (linh hồn) tôi đã rời khỏi cơ thể, đến thế giới âm phủ, và cũng chính là đến địa ngục. Tôi thấy những bộ mặt dữ tợn của các quỷ cai ngục, chúng đang xua đuổi mấy nghìn tù nhân, tập trung họ lại tại quảng trường ngay trước điện chầu Diêm Vương, hơn nữa các tù nhân liên tiếp tăng thêm. Những người này bất kể là nam hay nữ đều bị tước bỏ hết quần áo, hai tay bị trói lại sau lưng, đang đợi để được gọi đến tên. Có một quan viên chính ngồi ở phía trên, nghe một viên cai ngục lấy bảng danh sách tên ra điểm danh. Viên quan chính bắt đầu việc lựa chọn và phân loại các tù nhân được gọi tên. Tiêu chí để lựa chọn là xem thân thể có khỏe mạnh không? già hay trẻ? béo hay gầy, điều này khiến cho người ta có cảm giác như đi chợ chọn mua lợn, gà, bò và dê … nói chung là không khác là mấy. Những tù nhân bị chọn lựa ra rồi, từng nhóm từng nhóm tại hiện trường chờ đợi hung thần rất ác tựa như ma vương mang đi khỏi hiện trường.

Tôi cảm giác rất rõ sự kỳ quái lạ lẫm không thể giải thích được, rõ ràng là người, mà tại sao lại bị đối xử như thế này? Tôi thấy một cai ngục đứng xa vị chủ quản quan viên một chút, liền đi qua đó hỏi thăm vài câu. Vừa nhìn một cái thì hóa ra là vị thí chủ đã từng quen trước đây, cả hai chúng tôi chào hỏi lẫn nhau. Tôi chắp tay chữ thập và hỏi: “Đây là những người đã làm gì?” Quan cai ngục đáp: “Áp giải các tù nhân đi là thiên ma nằm trong các tầng của tam giới, các tù nhân bị áp tải sẽ bị họ ăn thịt, chúng đều lấy người làm thực phẩm để ăn, ăn thịt người cũng như là ăn cơm và bây giờ chúng đang phân chia đồ ăn đó”.


Nhìn thấy khuôn mặt kinh hãi của tôi, viên cai ngục tiếp tục giải thích: “Phật Tổ Như Lai đã vận dụng đại thần thông để hàng phục Ma Vương quy y và đồng thời thuyết pháp bao gồm việc không uống rượu, không ăn thịt trong “Ngũ giới luật”, từ đó trở đi không được lấy người làm thực phẩm. Có một vài thiên ma kể từ đó đã chấp hành theo “Ngũ giới”, không còn phạm vào giới ăn thịt người nữa; tuy nhiên, có nhiều bộ tộc trong Ma giới, tốt xấu lẫn lộn, đối với Phật Chỉ của Như Lai tồn tại khá nhiều ý kiến đối lập khác nhau, chúng nói: “Không ai có thể nói rõ ràng , từ khi nào ma giới bắt đầu ăn thịt người, cũng như con người khi nào bắt đầu ăn lương thực ngũ cốc. Phật Tổ nếu như ngài có thể làm cho con người không ăn lương thực thì chúng tôi cũng sẽ không ăn thịt người nữa.” Những tiếng kêu sợ hãi vẫn văng vẳng, không dứt khỏi lỗ tai tôi.

Ngay cả Ma Vương cũng không thể ngăn chặn lại được .

Lúc này, Đức Phật với lòng từ bi và sự uy nghiêm cũng ở đó. Ngài quyết định đưa ra một chỉ lệnh khiến cho ba cõi đều phải kính phục: đối với những kẻ tội ác ghê tởm, không xứng đáng được luân hồi chuyển sinh, nơi nào ở địa ngục cũng đều không thể dung nạp những kẻ gian ác này, loại này có thể cho các thiên ma thuộc các tầng trời ăn. Như thế các thiên ma này đã có cái để ăn rồi , cũng có thể ngăn ngừa bọn chúng gây đau khổ cho sinh linh các giới.

Thập Đại Diêm Quân vì thế đã cùng bàn bạc về Phật Chỉ, và sau đó đã đưa ra quyết định : vì lo nghĩ cho hạnh phúc và lợi ích của dân chúng, chúng ta nên tuân theo ý chỉ của Đức Phật, nên vì dân mà tạo phúc, không thể nghe bất cứ sinh mệnh tà ác nào mà gây họa cho chúng sinh! Các Diêm Quân đã cân nhắc hết lần này đến lần khác, cuối cùng chọn ra bốn loại người mà địa ngục không thể thu giữ lại được, nghiêm trọng nhất đó là loại người gây tai họa cho dân chúng. Những loại người này vốn có phúc phận ở cõi người , nhưng lại không biết ghi ơn báo đáp, không biết thận trọng từ lời nói cho đến việc làm, trái lại còn không ngừng làm việc ác, làm thế gian ngày thêm bại hoại như lửa cháy thêm dầu, tội trạng đều đã rõ ràng, tội nghiệp tày trời, có thể được sử dụng như thức ăn của ma. Đều là những loại người đó.

Loại người đầu tiên là quan lại

Loại người thứ hai là phục dịch cho quan lại

Loại người thứ ba là họ hàng thân thuộc của quan lại

Loại người thứ tư là tay sai tôi tớ của các quan lại

Tại sao lại chọn ra bốn loại người này? Mặc dù những người này không trực tiếp chịu trách nhiệm chính thức, nhưng vẫn có quyền hạn nhất định. Làm quan thì nên chú ý đến chức trách, thanh danh của bản thân, vậy mà những người này chỉ biết trục lợi , dựa vào quyền hành của mình, làm mưa làm gió, ỷ thế hiếp người, đối với dân chúng ra sức bóc lột thậm tệ , cưỡng đoạt ngang tàn hết khả năng có thể. Khiến cho dân chúng phải nuốt lệ, khóc chảy máu mắt, tội lỗi chồng chất, có chặt hết tre làm sách cũng không ghi chép hết tội lỗi, thậm chí thần người đều phẫn nộ. Nhìn chung trong thiên hạ, duy chỉ có bốn loại người này là thường tạo ác nghiệp nhiều nhất. Vì vậy, để làm trong sạch địa ngục, thì để cho những người này vào chảo đun sôi! Còn như đối với các phương pháp ăn cụ thể, vẫn còn rất nhiều điều thứ đáng được chú ý. Các ma vương thường chỉ ăn những loại người da dẻ trắng trẻo, mềm mại mà lại béo tốt đầy đặn, còn đối với những kẻ mà da thô, đen, già, gầy – bốn loại người này thì để lại cho các quỷ đói ma đói.

Bốn loại người tội lỗi này trong quá trình bị chúng ma ăn, khiến người ta phải sởn tóc gáy, đây cũng là căn cứ vào quá trình tự bản thân tạo ác nghiệp nhiều hay ít mà bị trừng phạt và chịu đựng:

Đối với bốn loại người mà có nghiệp xấu nhẹ một chút, một khi bị chặt, cắt, hầm, nấu thì ngay lập tức liền biến mất, cái gì cũng không còn nữa; nghiệp xấu nặng hơn một chút, thì đem tàn cốt của xương còn sót lại tiếp tục thổi Nghiệp Phong vào, lập tức lại trở về hình dạng vốn có, sau khi hồi sinh, người này lại một lần nữa bị cúng cho mâm của ma đao. Khi đang ở thế gian, con người có thể nói sau khi tử vong, đã chết rồi thì dường như đều không biết gì; trong khi đó linh hồn xuống địa ngục sau khi chết, thông thường đều là trường sinh bất tử. Vì vậy, loại hình phạt tàn khốc này, phải lặp đi lặp lại nhiều lần, có một số người chết đi sống lại hai hoặc ba lần, trong khi những người khác phải lặp đi lặp lại hàng ngàn lần không giống nhau; loại người mà có nghiệp ác nặng nhất, trong vòng một ngày thì bị hóa hình dạng hiện tại của nó nhiều lần, phải chịu hình phạt thịt thái nhỏ, bị cắt, thiêu, nướng dài bất tận . Kỳ thực, đây đều là những gì được nhắc đến trong Kinh Phật, đối với những kẻ tội ác tày trời sẽ phải “chịu tội khổ và hình phạt này vĩnh viễn”. Chỉ bất quá tại đây, là một quá trình thực hiện cụ thể. Tất nhiên, mỗi một lần quá trình cắt, lóc (thịt), thiêu, nướng đối với người ấy đều là một lần chết đi sống lại rất sinh động và chân thực, là một quá trình cực kỳ đau đớn và khủng khiếp. Vì vậy mà âm thanh la hét của bốn loại người này tràn ngập khắp âm phủ, vang vọng khắp địa ngục.

Quan cai ngục nói đến đây, tôi không thể kềm nổi sự khiếp sợ thốt lên rằng: “Thế thì thà xuất gia làm hòa thượng còn hơn, như vậy sẽ không bao giờ phải gánh chịu hậu quả tai hại ấy.”

Quan coi ngục nói rằng: Căn bản không phải là đạo lý này. Nắm giữ trong tay ngươi chính là quyền lực có thể hại người, tuy nhiên, cái quyền lực này cũng có thể giúp đỡ người khác! Khi Phật Thích Ca Mâu Ni triệu tập Linh Sơn Hội, trong đó có một vị thân làm ở phủ tể tướng, không hơn không kém 4 loại người này. Nhưng ông ta một lòng hướng thiện, trợ giúp người nghèo, làm nhiều việc thiện, luôn tích thiện đức, ngươi xem ông ta lúc này đang ở Linh Sơn Phật Giới thanh thản ung dung tự tại đấy thôi! ”

Âm thanh của quỷ sứ vừa mới hạ xuống, tất cả các hình ảnh liền biến mất. Tôi cũng như vừa thức tỉnh ra khỏi tình trạng của thiền ngộ. Nhưng cuộc đối thoại với quan cai ngục, tôi vẫn nhớ được rất rõ ràng, có thể nói suốt đời khó có thể quên được.” Kỷ tiên sinh nghe xong câu chuyện của lão tăng tự thuật, cũng cảm thấy xúc động, ông nói:” những điều mà Lão tăng kể, chúng tôi không có cách nào để kiểm chứng, nó giống như một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng đối với Lão tăng mà nói, đây là một sự việc tồn tại một cách chân thực khách quan.

Trong thế giới rộng lớn vô biên này, tất cả mọi thứ đều có sự sắp xếp an bài trật tự. Nhiều điều chúng ta không thể nhìn thấy, chưa trải nghiệm qua, không nhất thiết là nó không tồn tại. Huống hồ, những điều lão hòa thượng nói đến đều là lời vàng ý ngọc nhằm khuyên bảo con người hướng thiện, chúng ta càng nên tin họ. Trên thực tế chuyện nhân quả báo ứng, không phải cũng thường xuyên phát sinh xung quanh chúng ta sao? Vì vậy, đối với con đường nhân sinh của mình, là hướng thiện? hay là hướng ác? Chúng ta nhất định phải có một sự lựa chọn mới được!”

Kỷ Hiểu Lam lão gia, tại 214 năm trước, đã gửi cho chúng ta thông điệp này, lấy tâm hướng thiện, làm việc gì cũng nên suy nghĩ kỹ càng . Đương nhiên, tin hay không phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu tin, biết lo giữ gìn đạo đức, thì chư vị sẽ sống một cách bình an kiên định, phúc báo sẽ không ngừng đến. Nếu không tin, làm việc một cách bừa bãi ngông cuồng, thì chư vị sống sẽ vô cùng đau khổ, ác báo không ngừng. Đạo trời là hoàn toàn công bằng, cho dù chư vị có tin hay không, cái lý này vẫn luôn tồn tại ở đó.

Hầu hết mọi người trên thế giới đều tin vào sự tồn tại của thiên đường và địa ngục. Trong xã hội đương đại này , địa ngục là để cấp cho linh hồn của bốn dạng người tà ác nhất, đó là nơi được chuẩn bị vĩnh viễn cho họ sau này, đây đã là hiện thực đang bày ra ở nơi đó rồi. Hỡi bốn loại người kia, gậy ông rồi sẽ đập lưng ông thôi !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên