ha ha ha [smile]
tự thân không có duyên xuất ly nên cần nương thuyền nguyện lực của Phật A Di Đà làm tăng thượng duyên để giải thoát
gọi phật lực = con thuyền chứ thật ra ... đã là con thuyền .. đã là phật lực [smile]
- thì kinh sách nói đủ các "CỤ THỂ" về phật lực và con thuyền [smile]
--> chắc chắc là có [smile] [xmile]
ờ mà đúng hông ? [smile]
Có văn kinh và giáo thích của Tổ chứng minh nhé bác, nay dẫn văn chứng minh. Y cứ vào Tứ Y nên e lấy lời Tổ Thiện Đạo làm trọng, văn kinh bổ trợ chứng minh.
Nói về thuyền và đá, từ phương diện đá nên nói cần nương vào thuyền, còn từ phương diện thuyền sở dĩ tồn tại để chở đá, như Bồ Tát Pháp Tạng chủ động phát 48 lời nguyện cứu độ chúng sanh, không do chúng sanh yêu cầu.
1, Giáo thích Tổ Sư
Trong Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ, Tổ Thiện Đạo nói về hai loại tin sâu:
- Một là quyết định tin sâu tự thân hiện là phàm phu tội ác sanh tử, từ vô lượng kiếp đến nay thường bị chìm đắm lưu chuyển mà không có duyên xuất ly.
- Hai là quyết định tin sâu 48 đại nguyện của Phật A Di Đà nhiếp thọ chúng sanh, không hoài nghi, không lo nghĩ, nương nguyện lực của Phật nhất định được vãng sanh.
Loại tin thứ nhất như tin bản thân là đá không thể tự bơi, loại tin thứ hai như tin thuyền có thể chở đá.
"Nương nguyện lực của Phật" là xưng danh Phật A Di Đà vì xưng danh là hạnh của Bản Nguyện, trong Sớ phần giải thích văn lưu thông có nói:
- Ở trên tuy nói về lợi ích của hai môn Định thiện và Tán thiện, nhưng căn cứ theo Bản Nguyện của Phật A Di Đà thì ý của Kinh này là chúng sanh cần nhất hướng chuyên xưng danh hiệu Phật A Di Đà.
Định thiện và Tán thiện là các pháp tu trong Quán Kinh, Định là 13 pháp quán, Tán là ba phước chín phẩm. Trong phần Huyền Nghĩa của Sớ, hai môn này quy về Yếu Môn.
Bản Nguyện là nội dung chính trong Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà, phần Huyền Nghĩa của Sớ lấy Kinh Vô Lượng Thọ lập Hoằng Nguyện Môn. Nhất hướng chuyên xưng danh là hạnh của Bản Nguyện, được nói tập trung trong Kinh A Di Đà, Tổ Thiện Đạo nói người hành như vậy được vào Chánh Định Nghiệp - nghiệp vãng sanh được quyết định.
2, Văn kinh chứng minh.
2.1 - Loại tin sâu thứ nhất, trong An Lạc Tập - Đại sư Đạo Xước dẫn ý trong Kinh Đại Tập Nguyệt Tạng nói "Thời mạt pháp, ức ức người tu hành chưa có một người đắc đạo", dẫn lời huyền ký của Phật trong Kinh Đại Tập (quyển 55, Phẩm Nguyệt Tạng):
Như trong thời gian ta còn trụ thế thì chúng đệ tử luôn đạt được mọi sự đầy đủ về giới, về xả, về đa văn, về thiền định, về trí tuệ, về giải thoát, về giải thoát tri kiến. Chánh pháp của ta ở đời luôn được tỏ rạng.
Năm trăm năm sau khi ta diệt độ, các đệ tử của ta học giải thoát được kiên cố. Năm trăm năm kế, thiền định được kiên cố. Năm trăm năm kế, đa văn đọc tụng được kiên cố. Năm trăm năm kế, xây dựng chùa tháp được kiên cố. Năm trăm năm kế, lắm điều tranh cãi kích bác, chỉ có chút ít pháp lành được kiên cố.
Văn kinh trên chứng minh chúng sanh càng xa thời Phật thì công hạnh tu hành càng yếu kém, sau 500 năm đầu sức tu hành chứng giải thoát không còn kiến cố nữa.
2.2 - Loại tin sâu thứ hai y vào Hạ phẩm hạ sanh trong Quán Kinh:
Hoặc có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện ngũ nghịch, thập ác, đủ các bất thiện. Người ngu như vậy, do các ác nghiệp phải đọa ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọ khổ vô cùng. Người ngu ấy, lúc lâm chung, gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật. Người ấy bị khổ bức không rảnh niệm được. Thiện hữu bảo rằng nếu người chẳng phải niệm Phật kia được, thì ngươi xưng danh hiệu Phật A Di Ðà, như vậy chí tâm khiến tiếng xưng danh chẳng dứt đủ mười niệm. Nên xưng như vầy: Nam Mô A Di Ðà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, nên trong mỗi niệm trừ tám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung, thấy kim liên hoa dường như mặt nhựt trụ trước người ấy. Như khoảng một niệm, liền được vãng sanh Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen mãn mười hai đại kiếp hoa sen ấy mới nở. Quán Thế Âm Bồ Tát và Ðại Thế Chí Bồ Tát dùng âm thanh đại bi vì người ấy diễn nói thiệt tướng các pháp, nói pháp trừ diệt tội. Người ấy nghe pháp rồi, rất vui mừng liền phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Ðây gọi là người Hạ Phẩm Hạ Sanh vậy.
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm:
Thường vận từ tâm cứu hữu tình
Độ tận chúng sanh khổ A tỳ.
Văn kinh trên chứng minh người tội ngũ nghịch đáng bị đọa địa ngục A tỳ, may mắn biết niệm 10 tiếng danh hiệu Phật A Di Đà liền được vượt thoát luân hồi sanh về cõi Phật. Trong Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ nói thêm người phỉ báng chánh pháp nếu hồi tâm niệm Phật cũng được vãng sanh.
2.3 - Xưng danh là hạnh của Bản Nguyện được nói trong ba kinh.
Kinh Vô Lượng Thọ:
Sức Bản Nguyện Phật ấy
Nghe danh muốn vãng sanh
Đều được đến nước kia
Tự trụ Bất thoái chuyển
Nếu có chúng sanh nào nghe danh hiệu tôi, tín tâm hoan hỷ, cho đến một niệm, chí tâm hồi hướng, nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc liền được vãng sanh, trụ bậc Bất thoái chuyển. Chỉ trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp.
(Chỉ trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp - là lời răn đe, ngăn cấm (ức chỉ), nếu hồi tâm niệm Phật vẫn vãng sanh)
Ba bậc thượng, trung, hạ đều khuyên: Nhất hướng chuyên niệm Phật A Di Đà.
Quán Kinh:
Quang minh chỉ nhiếp thủ bất xả người niệm Phật.
Thọ ký người chuyên niệm Phật là hoa sen trắng.
Phần lưu thông chỉ phó chúc thọ trì danh hiệu Phật A Di Đà.
Kinh A Di Đà: Phương pháp thọ trì chỉ yêu cầu chấp trì danh hiệu Phật A Di Đà.