vienquang2

Đoãn khúc "bóng đen" PGVN cận & đương đại. Phần II

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
913
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Phần II.- Hiện tượng đả kích Tăng Đoàn ý đồ Phá Diệt Đạo Phật.

Kính các Bạn. Nền Tảng vững chắc của Đạo Phật là Tam Bảo. Thiên Ma và Ngoại Đạo cũng biết rõ điều đó. Nên muốn phá diệt Đạo Phật, họ nhắm thẳng vào Tăng Đoàn (một trong Tam Bảo) với ý đồ phá vở thế "Đỉnh 3 chân".

Thuở đầu tiên Chuyển Pháp Luân.- Để bảo vệ Nguồn Chân Lý.- Chính Đức Phật đã thuyết bài kinh Quy Y Tam Bảo. Như sau:

Bài 1.- Kinh Quy Y Tam Bảo

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Tam_be10


Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có ba đức tự quy y. Thế nào là ba? Nghĩa là quy y Phật, đức thứ nhất; quy y Pháp, đức thứ hai; quy y Tăng, đức thứ ba.

Thế nào gọi là đức tự quy y Phật? Có các chúng sanh hai chân, bốn chân, chúng nhiều chân; có sắc, không sắc, có tưởng không tưởng đến trên Ni Duy Tiên Thiên (Trời Sắc cứu cánh); trong đây, Như Lai là bậc tối tôn, tối thượng, không ai bì kịp. Do bò được sữa, do sữa được bơ, do bơ được tô, do tô được đề hồ; nhưng ở trong đây, đề hồ là thứ tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Ðây cũng như thế, có các chúng sanh hai chân, bốn chân, chúng nhiều chân, có sắc, không sắc, có tưởng không tưởng đến trên Ni Duy Tiên Thiên (Trời Sắc cứu cánh); ở trong đó, Như Lai là bậc tối tôn, tối thượng, không ai sánh kịp. Có các chúng sanh thừa sự Phật, đó là đức phụng sự đệ nhất. Ðã được đức đệ nhất, liền hưởng phước trên Trời, hay trong loài Người. Ðây gọi là đức đệ nhất.

Thế nào gọi là đức tự quy y Pháp? Nghĩa là các pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, vô dục, vô nhiễm, diệt tận Niết-bàn; nhưng pháp Niết-bàn ở trong các pháp là tối tôn, tối thượng, không gì có thể bằng. Do bò được sữa, do sữa được bơ, do bơ được tô, do tô được đề hồ; nhưng ở trong đó, đề hồ lại là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Ðây cũng như thế, nghĩa là các pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi, vô dục, vô nhiễm, diệt tận, Niết-bàn; nhưng trong đó, pháp Niết-bàn là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Có các chúng sanh thừa sự pháp, đó là đức thừa sự đệ nhất. Ðã được đức đệ nhất, liền được hưởng phước trên Trời, trong loài Người. Ðây gọi là đức đệ nhất.

Thế nào gọi là đức tự quy y Thánh chúng? Thánh chúng nghĩa là trong các loại chúng sanh hữu hình nhóm lại thành nhóm lớn, chúng lớn, thì ở trong chúng này, chúng Tăng của Như Lai là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Do bò được sữa, do sữa được bơ, do bơ được tô, do tô được đề hồ; nhưng trong đó đề hồ lại là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Ðây cũng như thế, Thánh chúng nghĩa là chúng Tăng của Như Lai trong loài hữu hình nhóm họp điều thành chúng lớn, là tối tôn, tối thượng, không gì sánh kịp. Ðó là đức thừa sự đệ nhất. Ðã được đức thứ nhất, liền được hưởng phước trên Trời, trong loài Người. Ðây gọi là đức đệ nhất.

Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:

Ðệ nhất thừa sự Phật,
Tối tôn không ai hơn,
Kế lại thừa sự Pháp,
Vô dục không chỗ vương,
Kính thờ chúng Hiền Thánh,
Là ruộng phước tốt nhất,
Người ấy trí đệ nhất,
Hưởng phước trước hơn hết,
Nếu ở trong Trời, Người,
Ở chúng là chánh đạo
Cũng được tòa tối diệu
Tự nhiên uống cam lộ.
Thân mặc áo bảy báu,
Ðược mọi người cung kính,
Giới đầy đủ hoàn toàn,
Các căn không sơ sót.
Cũng được biển trí tuệ,
Dần đến cõi Niết-bàn.
Người có tam quy này,
Hướng đến đạo chẳng khó.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Nguồn: Đại tạng kinh Việt Nam, kinh Tăng Nhất A-Hàm - Tập 1, XXI. Phẩm Tam Bảo, bài kinh Số 1, tr.355-358, Chủ tịch Hội đồng chứng minh, chỉ đạo, phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam: Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, năm 1997)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
913
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 2.- ý đồ (tt).- Tích Đề Bà Đạt Đa phá Phật.

Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) là em họ của Phật. Lúc Đức Phật Giáo hóa chúng sanh. Ông cũng xin xuất gia tu tập. Nhưng do tâm phàm tục còn nhiều. Ông nảy sanh lòng tham, muốn giết Phật để làm Phật mới.

Ông dựa thế lực của bạn là vua A-xà-thế để thực hiện âm mưu ám hại Đức Phật bằng cách cử sát thủ đến, thả voi say, lăn đá từ sườn núi… Nhưng những sát thủ hay những chú voi đều được Đức Phật cảm hóa hoặc run sợ trước uy nghi của Ngài, trở thành vô hại, chỉ có hòn đá lăn làm Ngài bị tổn thương nhẹ.

Devadatta sau đó lập nhóm riêng và đề ra những nguyên tắc “khổ hạnh”, thường được nhắc đến như biểu tượng chỉ cho những người giới hạnh không nghiêm, gây chia rẽ hay nghi kỵ trong Tăng đoàn và trong quần chúng.

Ông ra sức tuyên truyền với quần chúng là. Tăng đoàn của đức Phật không tu, vì không có khổ hạnh (Đã mục nát) Chỉ có Tăng đoàn của ông là Chân tu.

Nhưng đối với việc này Đức Phật chẳng xử phạt gì. Ngài chỉ nói với Tăng chúng là Devadatta không còn là thành viên của Tăng đoàn nữa.

Vì sao? Với tuệ giác, Đức Phật nhìn thấy ông trong nhiều kiếp, nhiều đời, nhìn thấy Phật tính và khả năng thành Phật của ông.

Chuyện xưa kể rằng khi Devadatta gần chết, một nỗi hối tiếc không ngừng giày vò tâm tư ông. Ông bước về hướng tịnh xá Kỳ Viên để xin Phật tha lỗi, nhưng chân ông bỗng dính chặt vào mặt đất, ngã quỵ, và lửa địa ngục đã phụt ra, phủ lên linh hồn lẫn thể xác của ông. (hết trích)

Kính các Bạn. Kẻ xấu ác, muốn phá hoại Phật Pháp. Thường hướng vào 3 ngôi Tam Bảo:

1. Giết Phật hoặc lập Phật mới để.- tự làm giáo nhủ mới.
2. Phỉ báng kinh pháp Phật hoặc ngụy tạo kinh.- để PT lầm lẫn.
3. Phỉ báng tìm cách diệt Tăng Đoàn.- để không còn người hướng dẫn chánh Pháp Phật và vạch trần sai trái của tà ma ngoại đạo.


Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Hqdefa10
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
913
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 3.- ý đồ (tt).- Hồi Giáo và Ấn Giáo diệt PG bằng vũ lực.

Hồi giáo du nhập Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ VIII cùng với sự xâm lược Baluchistan và Sindh của Muhammad bin Qasim. Những sự xâm lấn của đạo Hồi từ Trung Á giữa thế kỷ thứ X và XV dẫn đến việc phần lớn Bắc Ấn Độ chịu sự thống trị của Vương quốc Hồi giáo Delhi giai đoạn đầu và sau đó là đế quốc Mogul. Sự thống trị của đế quốc Mogul, (wiki)

Sự xâm nhập của người Hồi Giáo đẩy mạnh sự điêu tàn của Phật Giáo trên đất Ấn.

Khi người Hồi Giáo đến, họ có hai đối tượng trước mắt: Thứ nhất là nắm quyền chính trị, thứ hai là truyền bá Hồi Giáo.

Để đạt được mục đích thứ hai, họ có kế hoạch khử trừ những đền chùa Phật Giáo và Ấn Độ Giáo, các tăng sĩ và thầy tế của Bà La Môn, vì chúng là những kho tàng tư tưởng tôn giáo. - Họ có khuynh hướng chống những tu sĩ Phật Giáo, những người đã truyền bá thông điệp bình đẳng do đức Như Lai dạy. Khuynh hướng nầy được trù hoạch vì người Hồi Giáo, thấy rằng họ gặp khó khăn trong việc truyền dạy thông điệp tiên tri của họ về bình đẳng dưới quan điểm của những giáo lý tương tự như của Đức Phật. Do đó, những người Hồi Giáo cuồng tín san bằng các tu viện, và thủ tiêu hầu hết các tăng sĩ trong tu viện đó. Thiểu số may mắn thoát khỏi lưỡi gươm của Hồi Giáo, họ phải chạy trốn để giữ mạng và tìm nơi ẩn náu ở những nước láng giềng.

Hai ông vua Hồi Giáo đáng chú ý đã tàn phá những nơi thiêng liêng của Phật Giáo là Mahmud Gazinavi và Bakhtiaruddin Khilji. Ông vua trước đã cướp bóc những chùa chiền ở Kot Kangra (Mimachal Pradesh) vào thế kỷ thứ mười, và ông vua sau đã phá hủy những tu viện Nalanda, Vikramasla, và Odentapuri là những trụ sở sống động cho đến thế kỷ thứ mười hai.

Nói về sự xâm lăng của Hồi Giáo, tiến sĩ Ambedkar nói: “Những người xâm lăng Hồi Giáo cướp phá những Đại Học kể ra một số ít là Nalanda, Vikramasila, Jagaddala, Odantapuri. Họ nhổ tận nền những tu viện Phật Giáo rải khắp nơi trong nước. Tăng sĩ hàng ngàn người chạy trốn qua nước Nepal, Tây Tạng, và những xứ ngoài Ấn Độ.”

Sự suy tàn của những trung tâm Phật Giáo thổi đến một ngọn gió định mệnh cho tín đồ Phật Giáo, họ không thể phục hồi trở lại nền tảng đã mất. Vì vậy, trải qua những thế kỷ kế tiếp, Phật Giáo một mặt bị chính những người hâm mộ nó thờ ơ, và mặt khác, hàng ngàn chùa chiền của nó bị những kẻ đối lập hủy diệt, cướp bóc hay chiếm đoạt.

Những công trình Phật Giáo tiếp tục bị tiêu hủy, cướp bóc trong nhiều thế kỷ chỉ vì vật chất, hầu hết những tàn tích ngày nay đều rủi ro không còn. Và ngay cả những tác phẩm điêu khắc thoát khỏi sự phá hoại văn hóa nầy, ngày nay cũng bị phân rải nhiều nơi.

Một tiến trình thâm nhập và sửa đổi từ từ đã phát triển, như việc ủng hộ thuyết cho rằng Ðại Thừa Giáo chỉ là một giai đoạn phân phái trong trào lưu lớn những người thờ thần Vishnu, Tiểu Thừa Giáo, với tính chất khổ hạnh nhiều hơn, được coi như một phái của người thờ thần Shiva.

Khi tín ngưỡng Bà La Môn khắc sâu tình thương mọi loài và sùng bái thần linh và tuyên bố rằng Ðức Phật là hóa thân của Vishnu, hồi chuông báo tử của Phật Giáo ở Ấn Ðộ đã vang lên.

Dưới sự bảo trợ của giới vua chúa có thể được coi là một nguyên nhân khác làm sự suy tàn của Phật Giáo mau chóng. Ví dụ, phải trên hai trăm năm để Phật Giáo mọc những chiếc rễ vững chãi và có được hình thái của một trào lưu giải phóng xã hội lớn trên quê hương của nó.

Việc nầy xảy ra với sự ra đời của vua A Dục (Ashoka) vào thế kỷ thứ ba trước Tây lịch. Tuy nhiên trong vòng năm mươi năm vua A Dục qua đời vào năm 232 trước Tây lịch, Ðế quốc Khổng Tước (Maurya) sụp đổ và Phật Giáo mất sự bảo trợ của giới vua chúa chỉ trở lại 300 năm sau với sự ra đời của Ca Nhị Sắc Ca (Kanishka) vào năm 78 sau Tây lịch.

Với sự sụp đổ của vương triều Quý Sương (Kushana) vào thế kỷ thứ hai sau Tây lịch, Phật Giáo lại mất sự bảo trợ của giới vương giả. Giai đoạn sau Quý Sương là một giai đoạn rối ren chính trị, cuối cùng đã đưa đến sự nổi lên của vương triều Cấp Ða (Gupta) ở nước Ma Kiệt Ðà (Magadha).
Những vị Vua của vương triều Cấp Ða là những người theo Bà La Môn giáo và triều đại của họ được đánh dấu là đã làm phục hồi Bà La Môn giáo. Người bảo trợ có quyền hành cuối cùng cho Phật Giáo là
vua Giới Nhật (Harsha) nắm quyền vào năm 606 sau Tây lịch, có nghĩa là năm trăm năm sau vua Ca Nhị Sắc Ca. Sau khi vua Giới Nhật mất vào năm 647, Phật Giáo lại mất sự bảo trợ của giới vương giả, và không bao giờ có lại được sự bảo trợ trên một phạm vi rộng lớn.

Một khi sự bảo trợ của giới vua chúa không còn, và bị thay thế bằng sự đàn áp của giới vua chúa và tôn giáo, thành lũy cuối cùng của Phật Giáo sụp đổ nhanh chóng hơn có thể tưởng.

Những gì còn lại chưa bị những người cực đoan Ấn Ðộ Giáo phá hủy hết lại bị dẹp sạch bởi những người cuồng tín Hồi Giáo.

Suy tàn của Phật giáo Ấn Độ, nhận rõ từng nguyên nhân gây ra sự tàn phá nặng nề của Phật giáo tại thời điểm này.

(theo Th Quảng Bình)

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Hsi_gi11

Kính các Bạn. Thế lực của Ác Ma và A tu la rất thích giết hại Tăng Đoàn tu sĩ PG.- Khi giết hại họ có nhiều lý do ngụy tạo, nhiều cách chụp mũ để giết cho sướng tay và đạt mục đích...
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
913
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 4.- ý đồ (tt).- Thái Lan - Hồi Giáo đồ sát PG.

Các nhà chính trị Thái Lan lo việc cạnh tranh giữa các đảng phái, lo tranh phiếu bầu, nên không tập trung lo việc an ninh chính trị, khiến cho Hồi giáo có nhiều cơ hội xâm nhập vào chính quyền các cấp. Đây cũng là nhược điểm của chế độ đa đảng.

Khi đã nắm được nhiều ưu thế rồi, chúng tiến hành ra mặt khủng bố nhằm đuổi Phật tử Sư tăng ra khỏi miền Nam và chúng chiếm mất lãnh thổ của Nam Thái Lan.

Tôn giáo đi trước, xâm lược đi sau. Công thức này không bao giờ cũ,.

Nhiều Sư tăng Thái Lan chỉ biết sợ hãi, trốn chạy khi nghe đến hai chữ Hồi giáo, chứ không nghĩ đến một phương sách bảo vệ Phật tử và bảo vệ Đạo pháp nào cho có hiệu quả. Một bên hung hãn liều chết, một bên hèn nhát sợ sệt. Như vậy sự thắng thua đã định rõ rồi.

Hỏi: Lẽ nào PG chủ trương dùng đến sức mạnh để bảo vệ Đạo?

Đáp: Điều này trong kinh Đại thừa đã nói nhiều qua hình ảnh các vị thần Kim Cang, Dạ xoa… mà trong kinh Nguyên Thuỷ cũng không ít. Nhiều khi đức Phật đã cho kẻ bướng bỉnh nhìn thấy vị thần Kim Cang tay cầm búa, và hăm doạ nếu kẻ đó không trả lời chân thật câu hỏi thì sẽ bị thần này đánh bể đầu làm 7 mảnh. Ta phải thấy sự cứng rắn nghiêm khắc tuy ít được sử dụng trong PG, nhưng không phải là không có. Tình thế ít phức tạp thì ít dùng; tình thế hỗn loạn thì phải dùng nhiều hơn. Tình thế cực kỳ nguy hiểm như hiện nay thì phải có cả một chủ trương, một lực lượng chuyên trách sử dụng các biện pháp cứng rắn để đối phó với bọn Hồi giáo tàn bạo đó.

Hỏi: Nghĩa là phải giết người, phải sát sinh?

Đáp: Nếu nói thì phải nói cho đầy đủ. Giới sát sinh cần phải được diễn giải như sau: Đệ tử Phật không được giết người, trừ trường hợp phải bảo vệ quê hương và bảo vệ Đạo pháp. Việc các chiến sĩ cầm súng bảo vệ quê hương sẵn sàng tiêu diệt quân thù thì ta đã quen thuộc và xem là chuyện bình thường; còn hình ảnh một đệ tử Phật phải cầm súng tiêu diệt bọn Hồi giáo khủng bố thì ta chưa hình dung được. Nhưng đã đến lúc ta phải ca ngợi hình ảnh đó, vì sao, vì Phật Pháp cũng là một quê hương cao quý như quê hương đất nước của ta vậy. Ai bảo vệ quê hương Phật Pháp cũng là anh hùng như các anh hùng bảo vệ đất nước vậy.

Hỏi: Đúng là mọi người sẽ rất xa lạ với việc PG có thêm hình ảnh chiến sĩ cầm vũ khí. Liệu chỉ vì bảo vệ Đạo pháp mà ta sẽ trở nên giống như kẻ thù của mình không, nghĩa là cũng sẽ trở thành sắt máu tàn bạo?

Đáp: Ta không xem ai là kẻ thù cả, ngay cả đó là những tên Hồi giáo khủng bố tàn bạo giết dân lành vô tội. Ta chỉ dùng biện pháp cứng rắn khi mà các biện pháp mềm dẻo không có tác dụng cảm hóa, trái lại còn khiến cho kẻ xấu mạnh dạn tiếp tục làm bậy. Nếu ta không thể cảm hóa kẻ xấu thì ít nhất ta phải ngăn chận không cho kẻ xấu làm hại người khác. Lịch sử đã chứng tỏ sự hiền lành của PG đã giúp cho Hồi giáo bành trướng nhanh chóng. Nếu nhà Đường yếu đuối thì HG đã chiếm luôn Trung Hoa mất rồi. Chính vì quân nhà Đường cương quyết chống trả nên HG đã lui bước. Sau này Thành Cát Tư Hãn nổi dậy đánh gảy sức mạnh bạo lực của HG đuợc một thời gian dài khiến cho thế giới tạm yên. Bây giờ thì HG đang trở lại ý đồ xâm chiếm thế giới như trước. Nếu không có một Thành Cát Tư Hãn nào khác thì mỗi quốc gia phải tự biết bảo vệ mình trước âm mưu xâm lược của HG, và PG cũng phải biết đứng lên mạnh mẽ chống lại sức tiến chiếm của HG nếu còn muốn có đất để tu hành giáo hóa.

Ta cũng nên hiểu thêm rằng HG rất khôn ngoan, biết cài người vào trong bộ máy chính quyền trước khi cho tín đồ nổi dậy khủng bố bạo lực. Giống như vài tôn giáo khác gài người vào trong chính quyền trước khi đổ ra biểu tình lật đổ nhà nước vậy.(theo LY NAM TRIEU ĐPNN)

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Thai_j10
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
913
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 5.- ý đồ (tt).- Đạo Hòa Hảo đánh phá Tăng Đoàn PG Chánh Thống.

(lượt trích)Phật giáo Hòa Hảo ra đời năm 1939 tại làng Hòa Hảo (thị trấn Phú Mỹ), huyện Phú Tân, tỉnh An Giang VN.

Đoãn khúc bóng đen PGVN cận & đương đại. Phần II Hphuso10


+ Về giáo lý,:

Phật giáo Hòa Hảo tuy mượn danh Phật giáo nhưng không dùng giáo lý chính thống của Phật giáo, chủ yếu dựa vào tín ngưỡng dân gian và các câu sấm giảng của Trạng Trình để thu hút và gây niềm tin sâu sắc trong tín đồ. (hết trích)

Ông Huỳnh Phú Sổ đánh phá Đạo Phật và Tăng Đoàn tuy không bạo lực như Hồi Giáo. Nhưng suốt 85 năm từ 1939 đến nay luôn gieo rắt thù hận, đào tạo tín đồ và lôi kéo PT nhằm phỉ báng, phá diệt PG Chánh Thống. Bằng bài Sấm Giảng (tức luật lệ và kinh giáo của Đạo HH). cụ thể:

Lời Châu Ngọc Của Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH

“Thầy chùa như thể cây sơn,
Ngoài da coi chắc trong thời mối ăn.
Buồn thay cho lũ ác-tăng,
Làm điều dối thế cho hư Đạo-mầu.
Di-Đà Phật-Tổ thêm rầu,
Giận trong tăng-chúng sao lừa dối dân.
Có thân chẳng liệu lấy thân,
Tu như lối cũ mau gần Diêm-vương.
Bá-gia lầm lạc đáng thương,
Nên trước Phật đường thọ lãnh dạy dân”.

(lượt trích)
 
Last edited:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/24
Bài viết
22
Điểm tương tác
19
Điểm
3
Theo Đức Phật để có Chánh Kiến.
Sao lại lựa chọn phân biệt theo tà kiến Chấp Ngã làm chi để chỉ Thấy tăng đoàn Mục Nát, Mạt Pháp là sao?

Tà Kiến là ở ngay nơi mình. Mình Tà Kiến thì thấy gì cũng Tà.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
913
Điểm tương tác
890
Điểm
93
Bài 6.- ý đồ (tt).- Tư Tưởng Tổng Hợp Tôn Giáo.

“Từ nhà Minh trở đi, ở Trung Quốc thịnh hành thuyết hòa đồng ba giáo Nho-Phật-Lão. Rồi sau khi chính phủ Dân quốc thành lập, thừa kế ảnh hưởng còn lại của các hội bí mật của Bạch Liên giáo, lại sinh ra thuyết hòa đồng các tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Gia Tô giáo và Hồi giáo.

Thuyết này rút tỉa ý nghĩa của năm giáo, chắt lọc và dung hợp lập ra "Nhất quán đạo". Tuy chủ thuyết của Nhất quán đạo là quán xuyến 5 giáo, nhưng chủ yếu lấy tín ngưỡng Di-Lặc, truyền thuyết Tế-công, các Kinh "Kim Cương", "Tâm Kinh", "Duy Ma Cật", "Pháp Bảo Đàn" của Lục Tổ làm lý luận để "treo đầu dê bán thịt chó". Họ nói nào là Phật Thích Ca đã thoái vị, hiện nay Lão Mẫu Vô Sanh đã phái Di Lặc xuống nắm giềng mối của đạo, lại nói Thiền Tông sau Huệ Năng đã suy tàn, và chức trách duy trì đạo đã thuộc về người thế tục. Do đó mà phái " Nhất Quán Đạo " cực lực bài xích Tăng ni Phật giáo xuất gia.

Đối với những người chưa vào đạo của họ, thì họ tự xưng là Phật giáo, gọi tế đàn thờ Trời của họ là Phật đường. Nhưng sau khi đã vào rồi thì mới được họ cho biết đây là đạo Trời và tín đồ gọi nhau bằng Đạo thân.

Tư tưởng, quan điểm của họ cũng như nghi thức nhập đạo của họ đều khác với Phật giáo. Họ dùng kinh Phật, nhưng không nói Phật pháp. Họ dựa vào những điều nghe được từ linh môi, từ "loan đàn" để giải thích kinh Phật. Các bậc Thánh hiền xưa nay trong đạo Phật đều chủ trương lấy Phật pháp để giải thích Phật pháp theo đúng câu "Y kinh giải thích kinh Phật là Phật nói; lìa kinh một chữ là Ma nói". Như vậy, đủ biết "các TG hòa Đồng tư tưởng" tuy nói quán thông 5 giáo, thực ra là hủy báng Phật giáo, âm mưu muốn thay thế Phật giáo.
(lượt trích từ Học Phật Quần Nghi)

Screenshot (204).png
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên