Đôi Nét Về Hòa Thượng Thích Minh Châu

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Đôi Nét Về Hòa Thượng Thích Minh Châu

thumbnail.php

Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1920 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế . Từ năm 1952 đến năm 1961, Hòa Thượng xuất dương du học và đậu bằng Tiến sĩ Phật Học với luận án "So sánh Tạng Pàli Trung Bộ Kinh với Tạng Hán A Hàm" (The Chinese Madhyama Agama and the Pàli Majjhima Nikàya a comparative Study) tại Đại Học Phật Giáo Nalanda, Ấn Độ.
Từ ngày 18-23/5/1996 HT.Thích Minh Châu, Phó CT kiêm Tổng thư ký GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Hiệu trưởng trường CCPHVN... đã lên đường đến Thái Lan để nhận bằng Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự (Honarary Doctorate Degree in Buddhist studies) tại Đại Học Phật Giáo Mahachulalongkornrajvidyalaya, Thủ đô Bangkok, Thái lan.
Đại Học Mahachulalongkornrajvidyalaya đã nhất trí phong tặng danh hiệu Tiến Sĩ Phật Học Danh Dự cho Hòa Thượng trong dịp lễ cấp phát văn bằng được tổ chức dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Tăng Thống Phật Giáo Thái Lan, để tuyên dương công đức phiên dịch năm bộ Kinh Tạng Nikàya ra tiếng Việt, gồm Trường Bộ Kinh (Digha Nikàya); Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya); Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikàya); Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikàya) và Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya).
Hòa Thượng Thích Minh Châu sinh năm 1920 tại Quảng Nam. Xuất gia năm 1946 với Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết tại chùa Tường Vân, Huế . Từ năm 1952 đến năm 1961, Hòa Thượng xuất dương du học và đậu bằng Tiến sĩ Phật Học với luận án "So sánh Tạng Pàli Trung Bộ Kinh với Tạng Hán A Hàm" (The Chinese Madhyama Agama and the Pàli Majjhima Nikàya a comparative Study) tại Đại Học Phật Giáo Nalanda, Ấn Độ.

Từ năm 1964 đến năm 1975, sau 14 năm du học ở nước ngoài, Hòa Thượng trở lại quê nhà và giữ chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, chuyên lo sự nghiệp giáo dục và phiên dịch Kinh Tạng Pàli, hầu đóng góp tích cực vào công cuộc đào tạo Tăng tài cho PGVN.

Năm 1976, Hòa Thượng thành lập Viện Phật Học Vạn Hạnh. Năm 1979, Hòa Thượng tham gia vận động thốn nhất và thành lập GHPGVN. Năm 1981,Hòa Thượng làm Hiệu trưởng Trường CCPHVN, cơ sở I tại Hà Nội. Năm 1984, Hòa Thượng mở Trường CCPHVN, cơ sở II tại TP.HCM. Năm 1989, Hòa Thượng thành lập và làm Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học VN và Hội Đồng Phiên Dịch Đại Tạng Kinh VN.

files.php
Dù bận rộn nhiều công tác Phật sự Giáo hội và giáo dục Tăng Ni nhưng Hòa Thượng vẫn dành thời gian nhất định để dịch thuật và biên soạn kinh sách để truyền bá lời Phật dạy . Tính đến nay có trên 30 tác phẩm do Hòa Thượng dịch và biên soạn, các tác phẩm và dịch phẩm chính gồm có:

- Những dịch phẩm, Kinh Tạng Pàli:
Kinh Trung Bộ
Kinh Tăng Chi Bộ

Kinh Tiểu Bộ
Kinh Trường Bộ
Kinh Tương Ưng Bộ

a. Kinh Pháp Cú
b. Kinh Phật Tự Thuyết
c. Kinh Phật Thuyết Như Vậy
d. Kinh Tập
e. Trưởng Lão Tăng Kệ
f. Trưởng Lão Ni Kệ
g. Bổn Sanh (2 tập)

*Dịch từ Abhidhamma:
- Thắng Pháp Tập Yếu Luận ( Abhidhamma Atthasangaha)

* Tác phẩm sáng tác:
1. Phật Pháp ( đồng tác giả)
2. Đường về xứ Phật ( đồng tác giả)
3. Những ngày và những lời dạy cuối cùng của Đức Phật
4. Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu Thừa
5. Sách dạy Pàli (3 tập)
6. Chữ hiếu trong Đạo Phật
7. Hành Thiền
8. Lịch sử Đức Phật Thích Ca
9. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
10. Chánh Pháp và hạnh phúc

* Tiếng Anh:
11. H'suan T'sang, The Pilgrim and Scholar (Huyền Trang, Nhà Chiêm bái và Học giả - NS Thích Nữ Trí Hải dịch Việt)
12. Fa-Hsien, the Unassuming Pilgrim (Pháp Hiển, Nhà Chiêm bái khiêm tốn - NS Thích Nữ Trí Hải dịch Việt)
13. Milindapanha and Nàgasenabhikhusùtra - A Comparative Study
14. The Chinese Madhyama Àgama and the Pàli Mahjjhima Nikàya - A Comparative Study (Luận án Tiến sĩ Phật học).
15. Some Teachings of Lord Buddha on Peace Harmony and Humandignity

* Tác phẩm chưa in:
16. Dàn bài Kinh Trung Bộ
17. Toát yếu Trường Bộ Kinh
18. Toát yếu Trung Bộ Kinh........

Trên đường phát triển nền Phật học VN, Hòa Thượng luôn chủ trương truyền bá tư tưởng Phật học của ba bộ phái Phật Giáo lớn: Thượng Tọa Bộ, Nhất Thiết Hữu Bộ và Đại Thừa, và thường nghĩ đến phần giáo lý Phật Giáo căn bản chung cho các bộ phái để thiết lập cơ sở thống nhất về mặt tư tưởng Phật học.
Thích Nguyên Tạng
Kính ghi


Nguồn: Quảng Đức


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
HT THÍCH MINH CHÂU
người cha đỡ đầu của tuổi trẻ dấn thân
viên tịch​
Hòa thượng Thích Minh Châu sinh ngày 20.10.1918 tại Nghệ An, thế danh là Đinh Văn Nam, xuất gia tại chùa Tường Vân (Thừa Thiên-Huế) vào năm 1946. Từ năm 1952 đến 1963 xuất ngoại du học tại Sri Lanka – Ấn Độ và đỗ tiến sĩ Phật học với luận án: The Chinese Madhyma Agama and the Paly Majihima Nikaya. Về nước, hòa thượng làm Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn 1964 – 1975), Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo phiên dịch và ấn hành Đại tạng Kinh Việt Nam (từ 1971), Chủ nhiệm tạp chí Tư Tưởng. Hòa thượng Thích Minh Châu là người dịch kinh điển Pali ra tiếng Việt nhiều nhất Việt Nam, gồm các bộ quan trọng như: Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tiểu bộ kinh với tổng số hơn 17.250 trang đã in. Hòa thượng còn là tác giả của nhiều tác phẩm và dịch phẩm như: Phật pháp, Đường về xứ Phật, Những ngày và những lời dạy cuối cùng của Đức Phật, Đường lên trời, Trước sự nô lệ của con người, Huyền Trang – nhà chiêm bái và học giả, Đại thừa và sự liên hệ với tiểu thừa…
Những năm làm Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, dù công việc nhiều nhưng hòa thượng vẫn luôn đi sát đời sống và sinh hoạt của sinh viên. Chẳng hạn khi phong trào đấu tranh đòi hòa bình, tự do và dân chủ bùng nổ lớn tại các đô thị miền Nam vào cuối năm 1969-1970, sinh viên Đại học Vạn Hạnh trở thành một trong các mũi nhọn xung kích của phong trào. Vì vậy vào một buổi chiều đầu năm 1970, lúc các phân khoa vừa bước vào giờ học, một lực lượng cảnh sát đặc biệt với gần 100 tay súng do Đỗ Kiến Nâu chỉ huy đã theo lệnh của Tổng nha Cảnh sát đô thành bất thần kéo đến bao vây Đại học Vạn Hạnh ở số 222 Trương Minh Giảng, quận Nhì (nay là đường Lê Văn Sỹ, quận 3) để lùng bắt lực lượng đấu tranh, trong đó đứng đầu là sinh viên Võ Như Lanh, Chủ tịch Ủy ban đấu tranh của Viện Đại học Vạn Hạnh (sau này là Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ và Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn) và Đặng Thanh Tâm, người nòng cốt tổ chức thực hiện đặc san Hướng Đi chống chính quyền… Nghe tin, hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu đã rời ngay cuộc họp ở phòng giám thị, tiến ra cổng trường đứng trước mũi súng và lưỡi lê của đội ngũ cảnh sát và mật vụ đang dàn hàng ngang. Đi bên hòa thượng là đại đức Thích Nguyên Tánh, tức học giả Phạm Công Thiện, tác giả cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết học. Hòa thượng đĩnh đạc nói lớn với Đỗ Kiến Nâu và cũng là để mọi người đang vây quanh nghe rõ:
- “Nam mô Bổn sư Thích – ca Mâu – ni Phật, thưa quý vị, quý vị không được dùng bạo lực bắt bớ sinh viên của chúng tôi trong khuôn viên nhà trường. Các vị phải tôn trọng quyền tự trị đại học đã được xác lập, tuyệt đối không được đem cảnh sát và vũ khí vào trường đại học. Yêu cầu quý vị rút lui. Nếu không chúng tôi sẽ công bố trước dư luận trong nước và thế giới…”.
Hòa thượng nói một cách ôn tồn, chậm rãi từng tiếng, nhưng hết sức kiên quyết. Bất ngờ trước hình ảnh của một viện trưởng đích thân đi bộ ra cổng trường đối thoại, Đỗ Kiến Nâu sau một lúc đắn đo, đã chắp hai tay lại, cúi đầu chào cung kính hòa thượng, rồi đưa chiếc ba-toong lên trời vẫy hai lần, làm hiệu lệnh cho đội cảnh sát đặc nhiệm rút lui. Hòa thượng mỉm cười, cùng học giả Phạm Công Thiện và sinh viên quay vào giảng đường 208 mà ở đó đang vang lên tiếng guitar thùng với câu hát cộng đồng giòn giã: “Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi”…
Đó là một trong những hình ảnh không thể quên được về một vị viện trưởng, một hòa thượng, một tấm lòng từ bi không rời khỏi những bước đường đấu tranh của tuổi trẻ hôm nào…
(Theo Thanh Niên)
 
Last edited by a moderator:

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Trang nghiêm lễ nhập kim quan
Sáng nay, Chủ nhật, 2-9-2012, vào lúc 7g30, chư tôn đức Hòa thượng Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự THPG các tỉnh thành và hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử đã đến thiền viện Vạn Hạnh (quận Phú Nhuận, TP.HCM) đồng tâm niệm Phật trong lễ thỉnh nhục thân Trưởng lão HT.Thích Minh Châu nhập kim quan.

Về lãnh đạo Giáo hội có chư tôn giáo phẩm: HT.Thích Đức Nghiệp, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM; HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II TƯGH; HT.Thích Thiện Tánh, Phó ban Thường trực BTS THPG TP.HCM; HT.Thích Nhật Quang, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS THPG TP.HCM…
BTN_0001.JPG

Đoàn nghi lễ cung nghinh

Đại diện pháp quyến, môn đồ có HT.Thích Chơn Thiện, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN, pháp đệ của Trưởng lão Hòa thượng tân viên tịch cùng chư Hòa thượng sơn môn tổ đình Tường Vân, các tổ đình tại cố đô Huế và các tỉnh, thành trong cả nước.

Sau nghi lễ trị quan do HT.Thích Huệ Ấn sám chủ thực hiện theo nghi thức thiền môn, chư vị pháp tử của Trưởng lão Hòa thượng đã cung thỉnh y bát, long vị, lư hương và nhục thân của ngài từ lầu 1 nhà tổ đến tiền đường, nơi tôn trí ảnh vị, kim quan của Trưởng lão Hòa thượng.

Chư tôn giáo phẩm, Tăng Ni và hàng ngàn Phật tử đã chắp tay, chánh niệm đồng niệm Phật trong âm vang trầm hùng của chuông trống bát-nhã. Mọi người dường như nén tiếng khóc để tiễn một pháp hữu, một bậc Thầy khả kính trong khoảnh khắc bùi ngùi lần cuối được nhìn thấy nhục thân của ngài.
Chư tôn giáo phẩm đã niêm hương bạch Phật trước chánh điện, sau đó Tăng Ni Phật tử đã tuần tự thọ tang trong niềm kính tiếc vô hạn.
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
hạn.
BTN_0014.JPG

Cung thỉnh nhục thân của Trưởng lão Hòa thượng từ lầu 1 nhà Tổ

BTN_0033.JPG

Chư tôn giáo phẩm quang lâm hộ niệm

BTN_0021.JPG

Các pháp tử của Trưởng lão Hòa thượng cung thỉnh nhục thân của ngài

BTN_0027.JPG

BTN_0022.JPG


BTN_0039.JPG

BTN_0047.JPG

BTN_0057.JPG


BTN_0054.JPG

Chư tôn giáo phẩm niêm hương bạch Phật

BTN_0029.JPG

BTN_0005.JPG

BTN_0069.JPG

Kim quan của Trưởng lão Hòa thượng tôn trí tại tiền đường của thiền viện Vạn Hạnh

BTN_0065.JPG

Đảnh lễ vị Thầy khả kính
Tin: Hoàng Độ - Ảnh: Bảo Toàn
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU
nụ cười để lại
Sáng 1-9, sau một đêm Vu lan đầy tình yêu thương, như thường lệ, các cựu sinh viên Viện đại học Vạn Hạnh lại tề tựu tại sân thiền viện Vạn Hạnh (đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) để ôn lại tinh thần Vạn Hạnh “tâm, giới, định, tuệ” và thực thi tinh thần ấy bằng những phần học bổng cho sinh viên khó khăn. Lễ phát học bổng vừa chấm dứt, một tin buồn bất ngờ đến: đức trưởng lão hòa thượng Thích Minh Châu, vị “ôn” (ông) thương yêu của Viện đại học Vạn Hạnh, viên tịch.
http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Chinh-t...-lao-hoa-thuong-Thich-Minh-Chau-vien-tich.ttm
<TABLE style="MAX-WIDTH: 100%" class=tLegend border=0 cellSpacing=2 cellPadding=0><TBODY><TR><TD>
5043275f8fb35163111.jpg
</TD></TR><TR><TD>Trưởng lão hòa thượng Thích Minh Châu
Ảnh: Giác Ngộ Online

</TD></TR></TBODY></TABLE>
Tin buồn lao xao truyền đi giữa các hòa thượng, giữa các thế hệ Vạn Hạnh, giữa gia đình phật tử. Các hòa thượng ở tổ đình Tường Vân (Huế) vội vã ra sân bay, thoáng có người rơi nước mắt nhưng rất nhanh, mọi người đã bảo nhau bình tâm. Hiển hiện trong thiền viện này, trong các trang kinh, trong tâm trí những người đã may mắn được gặp và cả chưa từng được gặp luôn là nụ cười hoan hỉ của hòa thượng Thích Minh Châu. Cư sĩ Hà Thúc Hoan khẳng định: “Hòa thượng đã về cõi Phật, riêng nụ cười mang đến an lạc “Tâm bình, thế giới bình. Tâm an, vạn sự an” mà hòa thượng đã tặng cho mọi người trong suốt cuộc đời gần một thế kỷ của mình sẽ vẫn còn ở lại”.
“Ôn dạy: học Phật là học làm người” - ông Hoàng An, một cựu sinh viên Vạn Hạnh, nhắc lại. Gần nửa thế kỷ, bao nhiêu biến thiên lịch sử, các thế hệ tăng ni, phật tử và cả những người không phải phật tử nữa đã được thụ hưởng tinh thần “học làm người” của hòa thượng Thích Minh Châu truyền vào Viện đại học Vạn Hạnh trước đây và Viện nghiên cứu Phật học sau này. Hàng ngàn sinh viên xuất thân từ Viện đại học Vạn Hạnh đã đi khắp thế giới, thành đạt trên rất nhiều ngành nghề và tất cả họ đều biết giữ cái tâm lành và nhân sự lành ấy cho những người xung quanh.
Bà Lê Thị Diệp kể: “Sau khi tốt nghiệp tú tài, tôi muốn theo học chuyên ngành về khoa học xã hội và đã tìm thấy chuyên khoa ấy ở Vạn Hạnh. Sau này các chuyên ngành xã hội rất phát triển và nhiều ứng dụng trong đời sống, còn khi đó Vạn Hạnh gần như là trường duy nhất có khoa này. Điều đó chứng tỏ cái nhìn sâu sắc của hòa thượng Thích Minh Châu”.
Đạo nghiệp của hòa thượng Thích Minh Châu thì kỳ vĩ lắm. Hòa thượng Thích Chơn Thiện nói: “Chúng tôi đi học để học, hòa thượng Thích Minh Châu đi học để chấn hưng Phật pháp, ấy là sự khác biệt”. Sau mấy mươi năm nghiên cứu Phật pháp trong các thiền viện Việt Nam, Sri Lanka, Ấn Độ, hòa thượng đã dịch bộ kinh tạng Pãli để phật tử có Đại tạng kinh Việt Nam. Hơn 30 cuốn sách hoằng dương Phật pháp viết bằng tiếng Anh, tiếng Việt của hòa thượng còn xuất bản đến tận năm 2009, năm hòa thượng đã bước qua tuổi 90. Lệ giảng kinh, thuyết pháp mỗi sáng chủ nhật được thiết lập và lan rộng.
Thiền viện Vạn Hạnh trở thành một địa chỉ tâm linh của TP.HCM. Phật tử các hệ phái Nam tông, Bắc tông, Đại thừa, Tiểu thừa hiểu được cái gốc chung, cái quả chung để mà dung hòa, buông bỏ những chấp thủ, chia rẽ... Hòa thượng Thích Minh Châu góp phần làm cho đạo Phật trở nên đời hơn, các giáo lý Phật pháp đi vào đời sống với những ánh lấp lánh, như châm ngôn của Viện đại học Vạn Hạnh “Duy tuệ thị nghiệp” (Lấy trí tuệ làm sự nghiệp).
“Sự nghiệp của ôn cần cả pho sách, ôn dạy chúng tôi bằng cả trí tuệ và đạo hạnh của người” - các học trò, đệ tử của trưởng lão hòa thượng Thích Minh Châu hôm nay đồng lòng nhận định vậy. Và từ mọi nơi, họ cùng tụ về thiền viện Vạn Hạnh để chung tay lo lễ nhập diệt cho thầy, ai cũng rất mực tận tâm, cung kính. Ấy thế nhưng khi tại thế, được trọng vọng khắp năm châu bốn biển, hòa thượng Thích Minh Châu lại chỉ muốn mọi người gọi mình là một tỳ kheo, người xuất gia với đạo nghiệp phổ độ chúng sinh, và chỉ nhận “Cả đời tôi là làm giáo dục”.
Với Viện đại học Vạn Hạnh, Học viện Phật giáo Việt Nam, hơn 70 năm phục vụ “khẩu giáo, thân giáo, ý giáo”, đạo nghiệp ấy của hòa thượng Thích Minh Châu đã thành.
Hôm nay nhập cõi niết bàn, nụ cười an lạc của hòa thượng Thích Minh Châu sẽ còn ở lại, như lời đạo ca chốn thiền môn: Dù đời còn nhiều kham khó/ Lòng nguyện không hề âu lo/ Nụ cười hiền hòa không thiếu/ Ánh mắt sáng ngời thương yêu...
<TABLE style="MAX-WIDTH: 100%" border=1 cellSpacing=1 cellPadding=1><TBODY><TR><TD><TABLE style="MAX-WIDTH: 100%" class=tLegend border=0 cellSpacing=2 cellPadding=0><TBODY><TR><TD>
504327a181a0a163217.jpg
</TD></TR><TR><TD>Hòa thượng Thích Minh Châu gặp gỡ Đức giáo hoàng Gioan - Phaolô II tại Hội nghị tôn giáo và hòa bình ở ý tháng 10-1990, tạo mối giao hòa tình cảm giữa hai dân tộc và tôn giáo
</TD></TR></TBODY></TABLE>
</TD></TR></TBODY></TABLE>
Phạm Vũ
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Tiểu sử
HT THÍCH MINH CHÂU
1918-2012
GHPGVN​
Hòa thượng Họ Đinh, húy Văn Nam là đệ tử của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng Thống GHPGVNTN, pháp danh Tâm Trí, tự Minh Châu, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành (Quảng Nam); Nguyên quán làng Kim Khê, Xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.


- Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII, IX và X
- Huân chương Hồ Chí Minh
- Huân chương Độc lập hạng nhì
- Huân chương Đại Đoàn kết
- Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN
- Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN
- Nguyên Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục GHPGVNTN
- Nguyên Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh
- Nguyên Viện trưởng sáng lập Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng phiên dịch Đại Tạng kinh Việt Nam
- Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, Cơ sở I, chùa Quán sứ, Hà Nội

- Nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. HCM
- Trú trì Tổ Đình Tường Vân, thành phố Huế, Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Tp. Hồ Chí Minh.


A. Thân thế
Hòa thượng Họ Đinh, húy Văn Nam là đệ tử của Cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng Thống GHPGVNTN, pháp danh Tâm Trí, tự Minh Châu, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành (Quảng Nam); Nguyên quán làng Kim Khê, Xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
Thân phụ là cụ ông Đinh Văn Chấp và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Đạt. Gia đình Hòa thượng có 11 người anh em, Hòa thượng là con trai thứ tư trong gia đình. Vốn sinh trưởng trong gia đình vọng tộc Nho gia, thân sinh của Hòa thượng đỗ tiến sĩ Hoàng Giáp năm 21 tuổi (khoa Quý Sửu 1913, niên hiệu Duy Tân thứ 7), nhờ ảnh hưởng sâu đậm nền giáo dục của cụ ông từ bé. Vì vậy, Hòa thượng rất cần mẫn đèn sách, chăm chỉ học hành, trí tuệ phát triển sớm.
Năm 1939, Hòa thượng đỗ bằng Cao đẳng Tiểu học Đông Dương; năm 1940 Hòa thượng đỗ Tú tài Toàn phần tại trường Khải Định - Huế (nay là trường Quốc Học); và cùng thời gian này, Ngài được bổ làm Thư ký tòa Khâm sứ, tỉnh Thừa Thiên. Sau một năm làm việc tại đây, Hòa thượng thấy nhiều bất công trong khâu xét xử, người dân bị xử ép oan sai nên đã xin thôi việc.
B. Thời kỳ tìm hiểu giáo lý đạo Phật và xuất gia học Đạo
- Tìm hiểu giáo lý đạo Phật
Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung nở rộ. Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám là nhà trí thức yêu nước cũng là một Phật tử được bầu làm Hội trưởng kiêm Chủ bút tạp chí Viên Âm. Phong trào học Phật do Bác sĩ tổ chức có nhiều trí thức yêu nước tham gia như: Ngô Điền, Phạm Hữu Bình, Võ Đình Cường…
Hòa thượng cùng em là Đinh Văn Vinh đến với phong trào học Phật từ năm 1936 do Bác sĩ Lê Đình Thám giảng và đảm nhiệm chức Chánh Thư ký của Hội. Kể từ đó, Hòa thượng gắn liền với Hội và là hạt nhân nòng cốt phát động phong trào yêu nước chống Pháp và phát động thanh niên tham gia học Phật. Hòa thượng là người đi đầu trong các phong trào này.
Lúc bấy giờ, trong tư cách là một Phật tử, bên cạnh cụ Hội trưởng Tâm Minh Lê Đình Thám, Hòa thượng đã hoạt động tích cực về nhiều mặt, giúp phát triển Phật sự của 17 Tỉnh hội Phật giáo miền Trung.
Trong phong trào Thanh niên nghiên cứu đạo Phật, Hòa thượng là một trong những người sáng lập Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục và Gia đình Phật hóa phổ (tên cũ của Tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam sau này). Trong công cuộc chấn hưng Phật giáo từ Cố đô Huế đến các tỉnh Trung bộ, ngay từ buổi đầu Hòa thượng đã có nhiều cống hiến đáng kể như vận động một số Phật tử Hội viên của Hội quyên góp, bảo trợ cho Trường Phật học Báo Quốc, Tòng lâm Kim Sơn; lúc nạn đói dưới thời kỳ Nhật chiếm đóng, Ngài đã giúp sơ tán Học tăng vào Nam bộ và gởi gắm các nơi khác có điều kiện hơn…
- Xuất gia tu học
Trong thời gian làm việc ở Hội quán, Hòa thượng đã học hỏi và thâm hiểu giáo lý Đại thừa từ Bác sĩ Lê Đình Thám cùng Quý vị Tôn túc trong Sơn môn Thừa thiên Huế; Thời gian này, Ngài đã vào ở hẳn trong chùa Tường Vân và thực tập nếp sống Thiền môn như điệu chúng trong chùa. Cũng từ đó, Hòa thượng quyết chí xin xuất gia.
Năm 1946, Ngài đầu sư với Hòa thượng húy thượng Trừng hạ Thông, tự Chơn Thường hiệu Tịnh Khiết (Đức Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN) tại Tổ đình Tường Vân, thuộc làng Hạ I, xã Thủy Xuân, thành phố Huế và được Bổn sư ban cho pháp danh là Tâm Trí. Trải qua những tháng ngày hầu Thầy và chấp tác nặng nhọc tại Tổ đình cũng như việc Hội, Hòa thượng không bao giờ trể nãi. Người lúc ấy vừa là giảng sư, vừa là chú Điệu đang tập sự thực hành nếp sống Thiền môn. Công đức đã đầy đủ, năm 1949 (Kỷ Sửu) Hòa thượng được Bổn sư cho phép thọ Cụ túc giới tại giới đàn Hộ Quốc chùa Báo Quốc do chính Bổn sư làm Đàn đầu Hòa thượng. Trong Đại giới đàn này, Hòa thượng được Hội đồng Thập sư đặc cách cho thọ Tam Đàn cụ túc và Hòa thượng Bổn sư ban cho pháp tự Minh Châu, pháp hiệu Viên Dung. Sau khi đã nhập vào hàng Chúng trung tôn, Hòa thượng vẫn không ngừng sinh hoạt với Hội Phật học Trung phần, chuyên cần diễn giảng Phật pháp khắp các chùa Hội, hướng dẫn các thanh, thiếu niên của Gia đình Phật tử, đóng góp bài viết cho tạp chí Viên Âm, Từ Quang, Liên Hoa,… Chủ bút tạp chí Tư Tưởng Vạn Hạnh. Năm 1951, khi Hội thành lập trường Trung học Bồ Đề đầu tiên ở Huế thì Hòa thượng được mời giữ chức Hiệu trưởng.
Trong Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam ba miền được tổ chức tại chùa Từ Đàm năm 1951, Hòa thượng được cử là Đại biểu tham dự chính thức.
C. Xuất dương du học
Trong quá trình nghiên cứu Kinh Luật Luận Hán tạng, Hòa thượng thấy cách phiên âm các từ ngữ Pali, Sanskrit mỗi người mỗi khác, khiến bản văn trở nên khó hiểu. Từ đó, Hòa thượng xin phép Bổn sư và Hội Phật học Trung phần cho phép mình xuất dương tu học tại Sri-Lanka và Ấn Độ về Kinh Luật Luận Pali và Sanskrit, nguyện sau này về nước tiếp tục phiên dịch kinh điển làm phong phú kho tàng Tam tạng nước nhà.
Năm 1952, được sự chấp thuận của Giáo hội và Hòa thượng Bổn sư, Hòa thượng xuất dương du học tại Sri-Lanka, học Pali và anh văn tại Colombo. Năm 1955, Hòa thượng được trường Đại học Tích lan tặng bằng Pháp sư (Saddammcariya). Sau đó, Hòa thượng sang Ấn Độ và theo học tại Nava Nalanda Mahavihara thuộc Đại học Bihar (Ấn Độ). Trong thời gian du học tại đây năm 1957 Hòa thượng đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân chuyến thăm Ấn Độ của Người.
Năm 1958, Hòa thượng liên tiếp đỗ các văn bằng cử nhân Pali và Anh văn, đặc biệt lại đỗ Thủ khoa M.A (Cao học) về Pali và Abhidhamma trên một số đông thí sinh Ấn Độ và nước ngoài đang theo học cùng khóa với Hòa thượng. Với luận án: “So sánh tập Pali Trung bộ kinh với tập Trung A hàm chữ Hán”, (The Chinaese Madhyama gama and The Pali Majjhima Nikaya), tháng 09 năm 1961, Hòa thượng là người Việt Nam đầu tiên đỗ Tiến sĩ Phật học, Văn học Pali tại Ấn Độ, đích thân Tổng thống Ấn Độ thời ấy đứng ra trao văn bằng Danh dự và khen ngợi không ngớt về luận văn này. Năm 1962-1963, Hòa thượng được Đại học Bihar (Ấn Độ) mời ở lại giảng dạy tại đây. Trước khi về nước, Hòa thượng đã viết nhiều tác phẩm bằng tiếng Anh như: “Huyền Trang nhà chiêm bái và học giả”; “So sánh tập Pali Milinda-Pađha với tập Na tiên Tỷ kheo chữ Hán”; “Pháp Hiển nhà chiêm bái khiêm tốn”. Năm 1964, Hòa thượng trở về nước tiếp tục trước tác và dịch thuật nhiều tác phẩm có giá trị cho hàng Xuất gia và tại gia tu học.
D. Thời kỳ về nước hành đạo
I. Công tác hoằng pháp
Tháng Tư năm 1964 sau khi trở về nước, Hòa thượng đã đem khả năng của mình để ứng dụng vào Phật sự như phiên dịch kinh tạng, mở trường Đại học Vạn Hạnh v.v.. ngõ hầu báo đáp thâm ân Phật tổ. Vì thế, Hòa thượng đã tuần tự được mời giữ các chức vụ: Phó Viện trưởng Viện Cao đẳng Phật học Sài Gòn (1964-1965), Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa và Giáo dục (GHPGVNTN 1966-1975).
Năm 1975-1976…, sau khi nước nhà đã thống nhất, Hòa thượng đã bàn giao Viện Đại học Vạn Hạnh cho Bộ Giáo dục quản lý. Sau đó, Hòa thượng trở về cơ sở II ở Phú Nhuận thành lập Phật học viện Vạn Hạnh, nơi đây Hòa thượng đã tập trung vào việc tiếp tục phiên dịch toàn bộ kinh tạng Pali sang Việt ngữ. Ngoài ra, Hòa thượng cũng dành nhiều thời giờ để nhiếp hóa đồ chúng và dạy Phật pháp cho tín đồ. Và cũng từ cơ sở này, lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước, Hòa thượng mở lớp dạy Phật pháp cho Phật tử sau giờ tan sở và đề xuất với Thành hội pgi thành phố Hồ Chí Minh giảng pháp vào sáng chủ nhật hàng tuần cho Tăng Ni, Phật tử. Các buổi giảng đầu tiên là ở chùa Ấn Quang, Xá Lợi với các ngài Đôn Hậu, Thiện Châu… Hòa thượng cũng tham gia thuyết giảng. Từ đó, phong trào học Phật và nghe giảng pháp sáng chủ nhật hàng tuần được lan rộng.
- Vận động thống nhất Phật giáo
Năm 1980, Hòa thượng cùng chư tôn Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa Thượng Thích Thiện Hào, Hòa thượng Thích Thiện Châu, Hòa thượng Thích Từ Hạnh, Hòa thượng Thích Hiển Pháp cùng với các cư sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Nguyễn Văn Chế, Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm ở phía Nam; chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa ở phía Bắc thành lập Ban vận động thống nhất Phật giáo nước nhà. Hòa thượng làm Chánh Thư ký Ban Vận động. Đến năm 1981, GHPGVN được thành lập, Hòa thượng được Đại hội suy cử giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký GHPGVN liên tiếp ba nhiệm kỳ I, II và III (1981-1997).
- Đại biểu Quốc hội
Với uy tín của mình trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, nên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã giới thiệu Hòa thượng ra ứng cử Đại biểu Quốc hội tại đơn vị thành phố HCM. Từ tháng 5 năm 1981-2002, Hòa thượng là Đại biểu Quốc hội 4 khóa liền (từ khoá VII đến khoá X), và cũng trong thời gian này Hòa thượng được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Xã hội Tp. HCM.
Năm 1989, Hòa thượng kiến nghị với Giáo hội xin phép Nhà nước cho phép thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Khi Viện Nghiên cứu được thành lập, Hòa thượng được Giáo hội cử làm Viện trưởng. Hai năm sau, 1991 Hòa thượng thành lập Hội đồng Chỉ đạo phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam do chính Ngài làm Chủ tịch. Từ đó, Đại tạng kinh Việt Nam ra đời.
Tháng 11 năm 1997, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc Nhiệm kỳ IV (1997-2002), Đại hội đã suy tôn Hòa thượng vào Thành viên Hội đồng Chứng minh và suy cử chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN liên tiếp hai nhiệm kỳ (1997-2007).
Tháng 12 năm 2007, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc Nhiệm kỳ VI (2007-2012) toàn thể Đại hội đã suy tôn Hòa thượng lên ngôi vị Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN.
II. Công trình biên soạn và phiên dịch
Mặc dù bận rộn nhiều công việc cho Giáo hội, cho Quốc hội, cho việc giảng dạy, nhưng trọng tâm chính vẫn là dịch kinh và giảng kinh. Từ khi về nước cho đến nay, tác phẩm của Ngài ngày càng phong phú. Sau đây là những tác phẩm còn để lại:
Dịch kinh tạng Pali:
1. Trường Bộ kinh (2 tập)
2. Trung Bộ kinh (3 tập)
3. Tương Ưng bộ kinh (5 tập)
4. Tăng Chi bộ kinh (5 tập)
5. Tiểu bộ kinh: gồm các tập sau
a. Pháp cú (Kinh Lời vàng)
b. Kinh Phật tự thuyết
c. Kinh Phật thuyết như vầy
d. Kinh Tập
e. Trưởng lão Tăng kệ
g. Trưởng lão Ni kệ
h. Bổn sanh (2 tập)

Dịch từ Abhidhamma:
Thắng pháp tập yếu luận (Abhidhamma Atthasangaha)
Sách viết bằng tiếng Anh:
1. Hsuan T'sang, The Pilgrim and Scholar (Huyền Trang nhà Chiêm bái và học giả - NS Trí Hải dịch ra Việt văn)
2. Fa-Hsien, The Unassuming Pilgrim (Pháp Hiển nhà Chiêm bái khiêm tốn - NS Trí Hải dịch ra Việt văn)
3. Milindapannha And Ngasenabhikhustra - A comparative study (Cư sĩ Nguyên Tâm - Trần Phương Lan dịch ra Việt văn)
4. The Chinaese Madhyama gama and The Pli Majjhima Nikaya (A comparative study) - Luận án Tiến sĩ Phật học (NS Trí Hải dịch ra Việt văn)
5. Some Teachings Of Lord Buddha On Peace, Harmony And Humadignity.

Sách viết bằng tiếng Việt:
1. Phật pháp (đồng tác giả)
2.
Đường về xứ Phật (đồng tác giả)
3.
Những ngày và những lời dạy cuối cùng của đức Phật
4. Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa (dịch)
5. Sách dạy Pali
6. Dàn bài Kinh Trung bộ (chưa in)
7. Toát yếu Kinh Trường bộ (chưa in)
8. Toát yếu Kinh Trung bộ (chưa in)
9. Chữ Hiếu trong đạo Phật (đồng tác giả)
10. Hành thiền
11. Lịch sử đức Phật Thích ca
12. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
13. Chánh pháp và hạnh phúc
14. Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người (2002)
15. Những mẫu chuyện đạo (2004)
16. Đức Phật nhà đại giáo dục (2004)
17. Đức Phật của chúng ta (2005)
18. Tâm Từ mở ra, khổ đau khép lại (2006)
19. Những gì đức Phật đã dạy (2007)
20. Hiểu và hành Chánh pháp (2008)
21. Chiến thắng ác ma (2009)

III. Công tác xây dựng cơ sở vật chất và giáo dục
Ngay khi về nước năm 1964, Hòa thượng Trí Thủ, Hòa thượng Nhất Hạnh cùng Hòa thượng đã thừa lệnh Giáo hội, mượn chùa Pháp Hội thành lập Viện Cao đẳng Phật học Sài gòn do Hòa thượng Trí Thủ làm Viện trưởng, Hòa thượng được Giáo hội cử giữ chức Phó Viện trưởng Điều hành.
Năm 1965, được sự cho phép của Bộ Giáo dục, Trường mở thêm Phân khoa Văn học và Khoa học Nhân văn (Văn khoa), Hòa thượng được cử giữ chức Khoa trưởng, sau đó mời Hòa thượng Thiên Ân đảm trách. Lúc này cũng phải tạm mượn chùa Xá Lợi làm nơi giảng dạy.
Cuối năm 1965 Giáo hội quyết định xin phép đổi tên Viện Cao đẳng Phật học thành Viện Đại học Vạn Hạnh và xây dựng cơ sở mới tại số 222 Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sĩ). Hòa thượng được Giáo hội chỉ định giữ chức Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh kiêm Khoa trưởng Phân khoa Phật học. Tại cơ sở mới, Hòa thượng đã mở thêm các Phân khoa: Khoa học Xã hội, Giáo dục. Hòa thượng là Khoa trưởng các Phân Khoa này. Sau đó, Hòa thượng mời các Giáo sư Tôn Thất Thiện, Bùi Tường Huân làm Khoa trưởng và Tiến sĩ Thích Nguyên Hồng làm Khoa trưởng Phân khoa Giáo dục. Với cương vị Viện trưởng, Hòa thượng đã chỉ đạo mở thêm Trung tâm ngoại ngữ trong khuôn viên Đại học Vạn Hạnh.
Năm 1972, Hội đồng Viện quyết định mua cơ sở ở đường Võ Di Nguy (nay là đường Nguyễn Kiệm) để mở thêm Phân khoa Khoa học ứng dụng. Hòa thượng về đây đảm nhiệm Khoa trưởng. Tại đây năm 1974, Hòa thượng chủ trì Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh (1964-1974) với sự tham dự của chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Giáo sư trong Ban Giáo sư của Viện và hơn 10 ngàn sinh viên tham dự.
Cũng chính tại cơ sở này, năm 1984 Hòa thượng đã mở trường Cao cấp Phật học (nay là Học viện PGVN tại Tp. HCM) do Hòa thượng làm Hiệu trưởng, Ngài cũng làm Đàn đầu Hòa thượng truyền giới Cụ túc cho 60 Tăng Ni sinh Khóa I này.
Năm 1981, Giáo hội mở trường Cao cấp Phật học Việt Nam cở sở I tại chùa Quán Sứ, Hòa thượng được mời làm Hiệu trưởng (nay là Học viện PGVN tại Hà Nội).
Tại Học viện PGVN tại Tp. HCM, Hòa thượng đã lần lượt tổ chức tuyển sinh và đào tạo được 5 khóa Cử nhân Phật học. Các khóa Tăng Ni sinh này đã đáp ứng được nhân sự phục vụ Giáo hội.
Ngày 20-10-1997, Hòa thượng chủ trì Lễ khởi công xây dựng cơ sở mới Học viện PGVN tại Tp. HCM. Công trình được tiến hành gần 2 năm, đến ngày 23-4-1999 đã hoàn thành và Lễ Khánh thành được tổ chức.
IV. Nhiếp hóa đồ chúng
Với nhiều Phật sự của Giáo hội, giáo dục Tăng Ni, phiên dịch kinh tạng và trước tác sách vở, nhưng Hòa thượng vẫn luôn nhớ về nguồn cội - nơi mình đã xuất gia học đạo. Vì thế, sau khi Hòa thượng Vĩnh Thừa kế vị đức Tăng thống, trú trì Tổ đình Tường Vân viên tịch, Hòa thượng được Giáo hội và toàn thể chư tôn túc, Tăng Ni, môn phái Tổ đình Tường Vân suy tôn lên ngôi vị Trú trì Tổ đình năm 1984 dưới sự chứng minh của chư tôn Trưởng lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Thích Mật Hiển, Thích Thiện Siêu… Trong cương vị Trú trì, Hòa thượng đã nhiếp hóa đồ chúng, tổ chức giới đàn Sa-di phương trượng cho Tăng chúng trong nội phái và chỉ đạo xây dựng, sửa sang một số công trình: khu bảo tháp chư Tổ và Bổn sư…
Tại Thiền viện Vạn Hạnh năm 2001, Hòa thượng đã cho đại trùng tu ngôi chánh điện, đến tháng 10 năm 2004 thì hoàn tất. Tháng 09 năm 2005, Ngài cho xây dựng mới ngôi Tăng xá và đến tháng 10 năm 2006 tổ chức lễ khánh tạ.
V. Công tác đối ngoại
Với kiến thức uyên thâm và khả năng ngoại điển xuất sắc, Hòa thượng còn được Giáo hội giao phó nhiều trọng trách trong công tác đối ngoại.
- Tháng 6-1965, Hòa thượng viếng thăm và thuyết giảng tại Đại học Kamazawa, Taisho - Nhật Bản.
- Năm 1967, Hòa thượng tham dự Hội thảo Giáo dục tại Đại học Yale - Hoa Kỳ.
- Tháng 6-1968, Hòa thượng tham dự Đại hội giáo dục Liên Viện trưởng Thế giới tại Hàn Quốc. Cuối năm 1968 Hòa thượng đại diện cho các trường Đại học miền Nam Việt Nam tham dự Đại hội Giáo dục Quốc tế tại Mễ-tây-cơ.
Hòa thượng từng tham gia rất nhiều Hội nghị quốc tế, đặc biệt trong Đại hội Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP) lần thứ V 1982 tại Ulanbator (Mông Cổ) Hòa thượng đã được bầu giữ chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành (1982-1985) của Hội và Phó Chủ tịch hội này.
- Tháng 6-1983 Hòa thượng tham dự Hội nghị Hòa bình Thế giới chống vũ khí hạt nhân tổ chức tại Praha, Tiệp Khắc.
- Tháng 5-1984 Hòa thượng làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị Phật tử Châu Á vì hòa bình tại New Dehli Ấn Độ, trong Hội nghị này Ngài được tiếp kiến Tổng thống Ấn Độ Zuil Singh.
- Tháng 10-1984, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn GHPGVN tham dự Hội nghị Phật giáo thế giới với chủ đề “Đạo Phật và các nền văn hóa Dân tộc” tại New Dehli-Ấn Độ.
- Tháng 2-1985, Hòa thượng tham dự Hội nghị bàn tròn với chủ đề “Các mối nguy hiểm đối với sự sống thiêng liêng của chúng ta” tại Moscow (Nga).
- Tháng 11-1985, Hòa thượng tham dự Hội nghị ABCP lần thứ VI tại Hà Nội.
- Tháng 5-1986, Hòa thượng tham dự Hội nghị Quốc tế bàn tròn tại Moscow (Nga).
– Tháng 2-1987, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn PGVN tham dự Quốc dân Đại hội hòa bình Quốc tế tại Liên Xô.
- Tháng 2-1986, Người làm phó trưởng đoàn tham dự Đại hội VII ABCP tại Viên Chăn (Lào), Hòa thượng được mời giữ lại chức Phó Chủ tịch ABCP và Ủy viên Hội đồng Chấp hành ABCP Quốc tế, Hòa thượng cũng được mời làm Chủ tịch Trung tâm Quốc gia ABCP Việt Nam.
- Tháng 1-1989, Hòa thượng dự Hội nghị Tôn giáo và hòa bình tổ chức tại Đại học Monash Úc.
- Tháng 8-1989, Hòa thượng làm trưởng phái đoàn PGVN sang dự Hội thảo Đạo Phật và sự lãnh đạo về hòa bình tại Ulanbator (Mông Cổ).
- Tháng 10-1989, Hòa thượng dẫn phái đoàn Phật giáo Việt Nam, sang thăm hữu nghị Phật giáo Nhật Bản tại Thủ đô Tokyo.
- Tháng 9-1990, Hòa thượng làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị Quốc tế lần thứ VIII của Tổ chức ABCP tại Mông Cổ.
- Tháng 10-1990, Hòa thượng làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị Tôn giáo và hòa bình tại Bali, miền Nam nước Ý.
- Tháng 10-1991, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự Hội nghị các Tôn giáo một đại dương hòa bình tại Matla, nước Ý.
- Tháng 11-1991, Hòa thượng làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị đạo Phật với sự lãnh đạo cho hòa bình tại Seoul-Hàn Quốc.
- Tháng 11-1992, Hòa thượng làm trưởng đoàn tham dự Hội nghị Quốc tế ABCP tại Thủ đô Colombo - Sri-Lanka.
- Tháng 03-1993, Hòa thượng chủ trì Hội thảo “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” tại Tp. HCM.
- Tháng 04-1993, với tư cách Chủ tịch Trung tâm ABCP Việt Nam, Hòa thượng Chủ tọa Hội nghị Quốc tế giải trừ quân bị tại Thủ đô Hà Nội.
- Tháng 10-1993, Người tham dự Hội nghị Tăng-già Quốc tế tại Đài Loan.
- Tháng 3-1994, Hòa thượng cùng Hòa thượng Thiện Siêu dẫn đầu Phái đoàn chiêm bái Phật tích tại Ấn Độ.
- Tháng 9-1994, Hòa thượng tham dự Hội nghị Tăng-già Quốc tế tại Vancouver - Canada.
- Năm 1995, Hòa thượng chủ trì Hội thảo “Giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại” tại Tp. HCM.
- Tháng 08-1995, Ngài làm trưởng đoàn phái đoàn sang thăm hữu nghị và chủ trì cuộc Hội thảo Phật giáo tại Paris (Pháp quốc).
- Tháng 05-1996, Hội đồng Đại học Mahachulalongkorn tại Thái Lan (Đại học Hoàng gia Thái) đã trân trọng tặng bằng cấp Tiến sĩ danh dự cho Hòa thượng về công trình Phiên dịch kinh điển và sự nghiệp giáo dục của ngài.
Với những công đức mà Hòa thượng đã đóng góp cho Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, vào năm 2000, Nhà nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì và vào năm 2012, trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
Đúng vào mùa Vu Lan PL. 2556, vào lúc 9h sáng ngày 1 tháng 9 năm 2012 (tức 16-7 âm lịch), Ngài đã nhẹ nhàng xả báo thân tại phương trượng Thiền viện Vạn Hạnh. Trụ thế 95 tuổi năm và 64 hạ lạp.
Cuộc đời của Hòa thượng là một tấm gương sáng về đức trí và giáo dục cho Tăng Ni nhiều thế hệ. Ngài còn là anh cả Sáng lập viên của Tổ chức giáo dục Thanh thiếu niên Gia đình Phật tử Việt Nam. Với tính điềm đạm và đức nhẫn nại của một bậc thực học, chơn tu khả kính và với sự nghiệp to lớn về giáo dục, phiên dịch Đại tạng kinh Pali-Việt, Hòa thượng luôn luôn để lại cảm tình đặc biệt trong lòng Phật tử Việt Nam
Những tháng ngày cuối cùng
Những việc cần làm đã làm xong, đã đến lúc gác bút, vào sâu thiền định, sống với hàng đệ tử xuất gia và tại gia thân tín. Năm 2006, Ngài đã lui về hậu liêu an dưỡng tuổi già. Giờ đây, cuộc đời của Hòa thượng như chiếc chiếu trải rộng, không phân biệt hệ phái Nam - Bắc, Đại thừa hay Tiểu thừa. Kinh sách của Hòa thượng không phân biệt, ai muốn hiểu giáo lý cứ đọc - trong “Tiểu” có “Đại”, trong “Đại” có “Tiểu”, đó là Giáo lý Giải thoát mà Ngài đã thuyết giảng hơn 70 năm không biết mệt mõi, như nhạn bay xa, không lưu lại dấu tích.
95 năm hiện diện ở cõi Ta-bà, hơn 70 năm phục vụ cho Đạo pháp và Dân tộc, Hòa thượng đã mở trường trong Đạo và ngoài đời để đào tạo hàng ngàn Tăng Ni cấp Cử nhân Phật học cho Giáo hội; hàng chục ngàn sinh viên có bằng cấp thành đạt cho xã hội.
Hôm nay, mặc dù Hòa thượng đã đi vào cõi Niết-bàn vô tung bất diệt, nhưng gương sáng trí tuệ và tinh thần Giáo dục cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam, tinh thần phục vụ Đạo pháp và Dân tộc suốt đời của Ngài vẫn còn mãi mãi với non sông đất nước, với GHPGVN, với Phật tử ba miền Bắc, Trung, Nam, với Tăng Ni trong và ngoài nước, với Tổ đình Tường Vân, với Thiền viện Vạn Hạnh.
Nam mô Tự Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Tam Thế, Xuân Kinh Tường Vân Tổ Đình Trú Trì, Hồ Chí Minh Thị Vạn Hạnh Thiền Viện Khai Sơn, Sung Việt Nam Phật Giáo Giáo Hội, Chứng Minh Hội Đồng, Phó Pháp Chủ, Húy thượng Tâm hạ Trí, Tự Minh Châu, Hiệu Viên Dung Trưởng Lão Hòa Thượng Giác Linh thùy từ chứng giám.



 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
BAN LỄ TANG
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU
- Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
- Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN;
- Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS;
- Nguyên Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TW, Viện Trưởng sáng lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh;
- Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, cơ sở I – chùa Quán Sứ, Hà Nội;
- Nguyên Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục GHPGVNTN;
- Nguyên Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh – Sài Gòn;
- Nguyên Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP), Chủ tịch Trung tâm ABCP Việt Nam;
- Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, VIII, XI, X;
- Trú trì Tổ đình Tường Vân, Tp. Huế; Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
  1. Hòa thượng Thích Phổ Tuệ – Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  2. Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
  3. Hòa thượng Thích Thanh Sam – Phó Pháp chủ, Chánh Thư ký HĐCM GHPGVN.
  4. Hòa thượng Dương Nhơn – Phó Pháp chủ, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN.
  5. Hòa thượng Thích Hiển Pháp – Phó Pháp chủ, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN.
  6. Hòa thượng Thích Đức Nghiệp – Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN.
  7. Hòa thượng Thích Thiện Bình – Phó Thư ký HĐCM, Ủy viên Kiểm soát Hội đồng Trị sự GHPGVN.
  8. Hòa thượng Thích Từ Nhơn – Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.
  9. Hòa thượng Thích Chơn Thiện – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban giáo dục Tăng Ni Trung ương GHPGVN.
10. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.
11. Hòa thượng Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
12. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN.
13. Hoà thượng Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Kinh tế Tài chính TW GHPGVN.
14. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN.
15. Hòa thượng Thích Đức Phương – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
16. Thượng tọa Thích Quảng Tùng – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban TTXH TW GHPGVN.
17. Hòa thượng Thích Trí Tâm – Thành viên HĐCM, Trưởng Ban Nghi lễ Trung ương GHPGVN.
18. Hòa thượng Thích Thiện Duyên – Thành viên HĐCM, Trưởng Ban HDPT Trung ương GHPGVN.
19. Hòa thượng Thích Trung Hậu – Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
20. Hòa thượng Thích Phước Sơn – Phó Viện trưởng Viện NCPH Việt Nam.
21. Bà Nguyễn Thúy Anh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.
22. Ông Hà Văn Núi – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
23. Ông Dương Quang Hà – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN, Chủ tịch UBMTTQVN Tp. Hồ Chí Minh.
24. Ông Bùi Thanh Hà – Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
25. Hòa thượng Thích Chơn Tế – Đại diện Sơn Môn Pháp phái.
26. Thượng tọa Thích Tâm Minh – Trưởng tử.
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
BAN TỔ CHỨC LỄ TANG
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU
- Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
- Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN;
- Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS;
- Nguyên Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TW, Viện Trưởng sáng lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh;
- Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, cơ sở I – chùa Quán Sứ, Hà Nội;
- Nguyên Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Giáo dục GHPGVNTN;
- Nguyên Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh – Sài Gòn;
- Nguyên Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP), Chủ tịch Trung tâm ABCP Việt Nam;
- Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa XHCNVN khóa VII, VIII, XI, X;
- Trú trì Tổ đình Tường Vân, Tp. Huế; Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Tp.HCM.

I. BAN CHỨNG MINH :
Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
Hòa thượng Thích Trí Tịnh
Hòa thượng Thích Thanh Sam
Hòa thượng Dương Nhơn

II. BAN TỔ CHỨC :
Trưởng ban : Hòa thượng Thích Trí Tịnh
Phó ban Thường trực: Hòa thượng Thích Trí Quảng
Phó ban: Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
Hòa thượng Thích Giác Toàn
Hòa thượng ThíchBảo Nghiêm
Thượng tọa Thích Quảng Tùng
Ông Nguyễn Viết Lểnh (Phó Trưởng ban CTĐB thuộc UBTV Quốc hội)
Ông Hà Văn Núi (Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN)
Ông Bùi Thanh Hà (Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ)
Hòa thượng Thích Thiện Pháp
Hòa thượng Thích Thiện Tánh
Hòa thượng Thích Gia Quang
Hòa thượng Đào Như
Hòa thượng Thích Trung Hậu
Hòa thượng Thích Huệ Trí
Hòa thượng Thích Chơn Hương
Thượng tọa Thích Tâm Minh

Ủy viên :
HT. Thích Như Niệm HT. Thích Huệ Minh
HT. Thích Nhật Quang HT. Thích Thiện Tâm
HT. Thích Đạt Đạo HT. Thích Thanh Hùng
TT. Thích Thiện Thống TT. Thích Quảng Hà
TT. Thích Thanh Phong TT. Thích Phước Đạt
NT. Thích nữ Ngoạt Liên NT. Thích nữ Tịnh Nguyện
NT. Thích nữ Như Ngọc NS. Thích nữ Huệ Từ
Cư sĩ Tống Hồ Cầm GS. Lê Mạnh Thát
Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn Cư sĩ Nguyễn Thắng Nhu
Cư sĩ Phan Ba
Ông Phạm Kiên Cường – Vụ trưởng Vụ CTTG của BDVTW
Ông Bùi Hữu Dược – Vụ Trưởng Vụ Phật giáo BTGCP.
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU
----o0o---​

• NGÀY 17.7 NHÂM THÌN (02.09.2012)
07 giờ 00: Lễ nhập kim quan
08 giờ 00: Lễ Bạch Phật khai kinh
09 giờ 00: Lễ cung thỉnh Giác linh an vị
Lễ Thọ tang
10 giờ 00: Phúng điếu
14 giờ 00: Tụng kinh - Phúng điếu
19 giờ 00: Tịnh độ

• NGÀY 18.7 NHÂM THÌN (03.09.2012)

06 giờ 00: Cúng trà
08 giờ 00: Phúng điếu
10 giờ 00: Cúng Ngọ
11 giờ 00: Cung tiến Giác linh
14 giờ 00: Tụng kinh - Phúng điếu
19 giờ 00: Tịnh độ

• NGÀY 19.7 NHÂM THÌN (04.9.2012)

06 giờ 00: Cúng trà
08 giờ 00: Phúng điếu
10 giờ 00: Cúng Ngọ
11 giờ 00: Cung tiến Giác linh
14 giờ 00: Tụng kinh - Phúng điếu
19 giờ 00: Tịnh độ

• NGÀY 20.7 NHÂM THÌN (05.09.2012)
06 giờ 00: Cúng trà
08 giờ 00: Phúng điếu
10 giờ 00: Cúng Ngọ
11 giờ 00: Cung tiến Giác linh
14 giờ 00: Tụng kinh - Phúng điếu
19 giờ 00: Tịnh độ

• NGÀY 21.7 NHÂM THÌN (06.09.2012)

06 giờ 00: Cúng trà
08 giờ 00: Phúng điếu
10 giờ 00: Cúng Ngọ
11 giờ 00: Cung tiến Giác linh
14 giờ 00: Tụng kinh - Phúng điếu
19 giờ 00: Tịnh độ

• NGÀY 22.7 NHÂM THÌN (07.09.2012)

06 giờ 00: Cúng trà
08 giờ 00: Phúng điếu
10 giờ 00: Cúng Ngọ
11 giờ 00: Sơ tuần
14 giờ 00: Tụng kinh - Phúng điếu
19 giờ 00: Tịnh độ

• NGÀY 23.7 NHÂM THÌN (08.09.2012)

06 giờ 00: Cúng trà
08 giờ 00: Phúng điếu
10 giờ 00: Cúng Ngọ
11 giờ 00: Lễ Sơ dạ
15 giờ 00: Lễ Cung thỉnh Giác linh tham yết Phật Tổ
17 giờ 00: Lễ Sái tịnh Bảo tháp
19 giờ 00: Lễ Tưởng niệm của Môn đồ Pháp phái

• NGÀY 24.7 NHÂM THÌN (09.09.2012)

07 giờ 00: Lễ Phát hành

07 giờ 30: Lễ Tưởng niệm của Trung ương Giáo hội PGVN
08 giờ 00: Lễ Phất trần
08 giờ 30: Cung nghinh Kim quan thăng thượng giá
09 giờ 00: Lễ thỉnh Kim quan nhập Bảo tháp
09 giờ 30: Lễ thỉnh Giác linh an vị
Tạ Phật - Sự hoàn
 

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
Thành kính tưởng niệm Trưởng lão HT.Thích Minh Châu “Đời Ôn”

Thành kính tưởng niệm Trưởng lão HT.Thích Minh Châu
“Đời Ôn”


GNO - Cảm niệm về một Bậc Thầy, HT.Thích Giác Toàn (Trần Quê Hương) đã có những dòng thơ thắm thiết đạo tình...
danh-le-thich-minh-chau.jpg


HT.Thích Giác Toàn đảnh lễ nhục thân của Trưởng lão HT.Thích Minh Châu - Ảnh: Bảo Toàn

Đời “Ôn” gương sáng lạc thường
Ngồi nằm đi đứng như sương nhẹ nhàng
Nói cười từ tốn âm vang
Thức ngủ an tịnh đạo tràng “Phật tâm”
Đời “Ôn” như ánh trăng rằm
Ban rãi ơn đức thậm thâm cho đời
Phẩm hạnh nhàn tịnh thảnh thơi
Tâm tánh chiếu dịu sáng ngời thanh trong
Đời “Ôn” như ánh nhật hồng
Ngày ngày rạng rỡ non sông thanh bình
Tuệ giác nhuần rạng trang kinh
Long lanh như ngọc quang minh nhiệm huyền
Đời “Ôn” gương sáng ước mơ
Thọ học, dịch giảng kinh thư nhiệm mầu
Đưa người vượt khỏi bến sầu
Bước lên thuyền giác qua cầu tử sanh
Đời “Ôn” gương sáng tu hành
Siêng năng học Phật tuổi xanh vào đời
Trưởng thành tinh tấn tuyệt vời
Trường-Trung-Tăng-Tiểu<sup>(1)</sup>… chuyển lời kinh văn
Sớm khuya chí nguyện thường hằng
Kinh bộ Tạng Việt kết bằng Tâm thiêng
Đời “Ôn” gương sáng đức hiền
Nụ cười hỷ xã phúc duyên an bình
Ánh mắt từ bi tâm linh
Hồng hào sắc diện đạo tình thân thương
Chín lăm năm giắc ngủ yên
“Ôn” nằm tĩnh lặng như tiên giữa đời
Đôi chân mày bạc tinh khôi
Như đôi cánh hạc đỉnh trời hạo nhiên
Niết bàn cảnh Pháp trụ thiền
“Ôn” về …….. siêu miền chơn như
Con quỳ trước án linh từ
A-Di-Đà-Phật! Ân sư chứng lòng
Nhất tâm kính lễ
Chín lăm năm giấc ngủ yên
“Ôn” nằm tĩnh lặng...
Trần Quê Hương

(1) Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tăng chi bộ kinh, Tiểu bộ kinh... - những dịch phẩm của Trưởng lão HT.Thích Minh Châu chuyển ngữ từ Pali sang tiếng Việt, trong Đại tạng kinh Việt Nam



 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Bóng của Đại Sư


LTS: Từ Cộng hòa Pháp, Giáo sư Cao Huy Thuần đã viết những dòng cảm nghĩ về Trưởng lão HT.Thích Minh Châu. Giác Ngộ trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Với Hòa thượng Minh Châu, một đại sư đã ra đi. Một đại sư cỡ ấy, thế hệ chúng ta chỉ có vài vị. Vài vị, nhưng là những ngọn đuốc soi sáng đường đi cho cả một nửa thế kỷ. Hôm nay, ngọn đuốc gần như là cuối cùng ấy đã tắt. Đã tắt, để nói với chúng ta, như Phật đã nói khi nhập diệt: Hãy tự thắp đuốc lên mà đi.​
Thế hệ chúng ta đang mồ côi đại sư, nhưng chính tình trạng mồ côi đó giúp chúng ta trưởng thành. Đừng than khóc, Phật đã dạy khi nhập diệt. Hãy sống như đại sư đã sống, hãy nói như đại sư đã nói, hãy làm như đại sư đã làm. Chúng ta mồ côi đại sư nhưng chúng ta không mồ côi hình ảnh của đại sư. Hãy thấy hình ảnh đó trước mắt để sống đẹp, nói đẹp, làm đẹp trên con đường đạo mà chúng ta dũng mãnh bước tới.
ht_thien_sieu_va_chu_vi_jpg.jpg

HT.Thích Minh Châu trong một bữa cơm đạo tình với HT.Thích Thiện Siêu tại thiền viện Vạn Hạnh
Hình ảnh đó, may thay, lúc nào cũng linh hoạt, sống động trong suốt cả nửa thế kỷ, trước đây cũng như bây giờ, khi ngọn đuốc không còn nữa. Đó là một hình ảnh đặc biệt, lạ lùng, mà không một đại sư nào trên thế gian này có được: hình ảnh của Đức Phật Di Lặc. Ai thấy Hòa thượng Minh Châu, dù chỉ một lần, dù chỉ thoáng qua, cũng đều thốt ra một lời kinh ngạc, thán phục, kính mến: “Thầy giống như Đức Phật Di Lặc!” Hòa thượng đã đến với thế gian này và để lại thế gian này, để lại cho chúng ta, hình ảnh từ bi, hạnh phúc của Đức Đương lai Hạ sanh.
Vào đầu thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch, nhà chiêm bái Pháp Hiển đã kể lại như sau trong ký sự hành hương nước Phật của mình: Phía Tây nam một ngọn núi cao cách thành Nagara nửa do tuần, Đức Phật đã để lại cái bóng của Ngài trong một hang động. Đứng cách xa mươi bước, người ta có thể trông thấy cái bóng giống hệt như Phật thật với thân sắc vàng chói. Khi đến gần hơn, cái bóng mờ dần. Các quốc vương ở nhiều nước đã phái những họa sĩ tài ba đến vẽ lại cái bóng đó nhưng không ai có thể ghi lại được. Pháp Hiển xác nhận cái bóng ấy vẫn còn được thấy lúc ông đi chiêm bái. Hai trăm năm sau, Huyền Trang cũng được trông thấy và ghi lại sự lạ. Bóng ấy được tôn thờ ở Nagarahara như một xá-lợi, như một thánh tích.
Chúng ta không được cái may mắn của Pháp Hiển, Huyền Trang. Nhưng chúng ta đâu có mồ côi bóng Phật! Bóng Phật có lúc nào không ở trước mắt chúng ta! Thương tiếc đại sư, chúng ta cũng hãy nói với nhau và với chính ta như vậy: hình ảnh đại sư vẫn là ngọn đuốc soi đường - ngọn đuốc ta cầm trong tay. Tai ta nghe đại sư nhắc nhở: hãy sống đẹp, nói đẹp, làm đẹp. Và như vậy thì bao giờ cũng gặp được Đức Phật Di Lặc, bao giờ cũng hoan hỷ, an lạc, hạnh phúc. Hạnh phúc cho ta, cho xã hội, cho đất nước.
Cao Huy Thuần

Nguon: http://giacngo.vn/thuvien/giaohoiphatgiaovietnam/2012/09/07/1AD65A/

 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
LỜI TƯỞNG NIỆM GIÁC LINH
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU
của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch . . . . .
Kính bạch . . . .
Kính thưa . . . .
Trước khi cử hành lễ phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng nhập Bảo tháp, nơi an nghỉ ngàn thu của trần thế, chúng tôi xin được thay mặt Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài có đôi lời tưởng niệm.
Kính bạch Giác Linh Trưởng lão Hòa thượng,
Từ vùng đất địa linh nhân kiệt, xứ Nghệ An anh dũng, hào hùng, xứ học xứ hành sáng ngời khoa bảng, quê hương Hồ Chủ tịch kính yêu. Theo pháp giới duyên sinh vô tận, nơi duyên hải miền Trung xứ Quảng, nước sông Thu thao thao dòng diệu sử, dòng Hương Giang gió quyện hương từ, đất Thần kinh duyên lành kết trái, quy ngưỡng ba ngôi quý báu, trọn một lòng hộ đạo giúp đời, vẹn toàn công việc Hội An Nam Phật học. Rồi đến độ tâm hoa nở rộ, nhân duyên xuất tục đến kỳ, chùa Tường Vân thế phát bẩm sư, sống đời phạm hạnh, chốn không môn chuyên tâm tu tập, ngày đêm nghiên tầm giáo điển, công phu công quả chuyên cần; chùa Báo Quốc cầu thọ Tam đàn, ngôi Tam bảo Tam tôn kế vị, giới thể châu viên, giới đức trang nghiêm như ngọc sáng, Đạo thể Viên Dung. Quả thật:“Nào ai biết được trời không ấy, một bậc chân nhân hiện giữa trần”.
Trên bước đường trở thành bậc tri thức Phật học uyên thâm, sau hơn 10 năm xuất dương du học, trên diễn đàn học thuật bác học đa văn, Hòa thượng là một danh Tăng của Phật giáo Việt Nam và được thế giới hết lòng kính mộ, làm gạch nối, nhịp cầu giữa Phật giáo Việt Nam và các nước.
Qua những công hạnh kỳ vĩ, sự nghiệp to lớn, kho Tam tạng Phật giáo Nguyên thủy mà Hòa thượng đã dày công phiên dịch là cơ sở cho cho Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam nghiên cứu, tham học, trở về nguồn giáo lý như lời Phật dạy. Ngài đã có công lớn trong việc xây dựng Gia đình Phật tử Việt Nam; là bậc Thầy trong công tác Giáo dục của Phật giáo Việt Nam, là nhà Giáo dục mô phạm cho mọi thời đại. Có thể nói, Trưởng lão Hòa thượng đã đào tạo được nhiều thế hệ Tăng Ni tài đức, Phật tử hữu danh, có ích cho Đạo lẫn đời, hiện đang phục vụ các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương, trong nước và nước ngoài, góp phần xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam qua từng thời đại, để cho “Hoa đời hoa đạo đua nhau nở, mãi mãi ngàn sau vẫn ngát hương”.
Với ân đức uy nghiêm, đạo tâm trác thế, trí tuệ viên dung, tòng lâm thạch trụ, bậc mô phạm cho đàn hậu học, cho nên mỗi lời pháp của Trưởng lão Hòa thượng là khơi nguồn trí huệ, mỗi việc làm của Trưởng lão Hòa thượng mở lối tương lai, mỗi cử chỉ của Trưởng lão Hòa thượng là thể hiện sự khoan dung độ lượng, lòng từ chan chứa. Trưởng lão Hòa thượng chính là hình ảnh giải thoát vô ngại, là lẽ sống muôn đời cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước học tập và làm theo. Như Cổ đức đã nói: “Nước chảy theo khe nào có ý. Mây tuông đỉnh núi vẫn vô tâm”.
Khi nước nhà thống nhất, giang sơn nối liền một dải, Bắc Nam sum hợp một nhà, trong tinh thần hòa hợp, tứ chúng đồng tu, Trưởng lão Hòa thượng đã cùng chư Tôn đức các tổ chức, Hệ phái Phật giáo Việt Nam tiến hành sự nghiệp thống nhất Phật giáo cả nước, kế thừa truyền thống 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Với nhiều chức vụ trong Giáo hội, Hòa thượng đã dành nhiều tâm huyết, công sức để làm cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển trang nghiêm vững mạnh trên mọi phương diện, nhất là vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được khẳng định trên trường quốc tế, thế giới biết đến Việt Nam, Phật giáo Việt Nam ngày càng rõ nét, quan hệ tốt đẹp hòa bình. Quả thật: “Năm Chân bốn bể là huynh đệ. Chung sống bên nhau bảo vệ hòa bình”.
Trải qua nhiều nhiệm kỳ, hơn 60 năm hoạt động, qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử và xã hội, Trưởng lão Hòa thượng đã có những cống hiến cao quý, là một trong những Trưởng lão Hòa thượng lãnh đạo cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có những quyết sách, chiến lược tầm cở lâu dài, hoạch định chương trình hoạt động Phật sự mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, tích cực tham gia vào việc xây dựng và phát triển đất nước, kế thừa truyền thống 2.000 lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Đối với sự nghiệp Giáo dục, với trách nhiệm đào tạo Tăng tài, tiếp dẫn hậu lai, truyền trì Phật pháp, chấn hưng Phật giáo nước nhà, Hòa thượng đã tham gia xây dựng và điều hành Viện Cao đẳng Phật học Sài gòn, Đại học Vạn Hạnh, hệ thống Trường Bồ Đề trong cả nước. Hòa thượng mở Trường Cao cấp Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam và đào tạo nhiều thế hệ Tăng Ni tài đức, tích cực dấn thân và kiên định trong chí nguyện phụng sự đạo pháp theo phương châm của Giáo hội. Rất nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử là học đồ, môn đệ do Hòa thượng đào tạo, hoặc ảnh hưởng ân đức của Ngài, hiện nay đang đảm nhiệm nhiều trọng trách của các cấp Giáo hội, tiếp nối sự nghiệp mà Ngài đã dầy công tạo dựng. Có thể nói, tinh thần và chủ trương Vạn Hạnh, con người Vạn Hạnh của Trưởng lão Hòa thượng mãi mãi trường tồn.
Thế hệ Tăng Ni, Phật tử hôm nay và mai sau là những người thừa hưởng sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam, thừa hưởng sự nghiệp văn hóa, giáo dục to lớn mà Trưởng lão Hòa thượng đã trọn đời góp công góp sức làm nên và để lại cho Giáo hội, xã hội như ngày hôm nay. Quả thật: “Công ai đổ xuống đất này. Cho hoa Đạo pháp ngày ngày thêm tươi”. Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ luôn luôn tiếp tục phát triển ở chiều rộng lẫn chiều sâu bằng cách sống, bằng hành động, vì Đạo pháp phục vụ không biết mõi mệt.
Trên ý nghĩa trang nghiêm ngôi Tam bảo là trang nghiêm tịnh độ tại thế gian, báo Phật ân đức và báo đáp công ơn của Thầy Tổ, Hòa thượng đã nỗ lực trùng tu chốn Tổ chùa Tường Vân, khai sáng Thiền viện Vạn Hạnh để những nơi đây xứng đáng là chốn phạm vũ huy hoàng tại nhân gian, là cơ sở của Giáo hội tại địa phương, nhất là cơ sở Học viện Phật giáo Việt Nam có tầm cở cho Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.
Theo lý vô thường có sinh có diệt, Trưởng lão Hòa thượng đã mãn nguyện Ta Bà, thuận lý vô thường, trở về cõi Niết bàn vô tung bất diệt. Sự ra đi của Trưởng lão Hòa thượng để lại một sự trống vắng to lớn, sự mất mát vô cùng cho Giáo hội, cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong nước cũng như ở ngoài nước, môn nhân đệ tử và học đồ. Song hành trạng, công đức và đạo hạnh của Hòa thượng vẫn còn sống mãi trong tâm tư, trong ký ức của Tăng Ni, Phật tử, các cấp Giáo hội, Môn đồ đệ tử và Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, nhất là trang sử vàng son của Phật giáo Việt Nam thời hiện tại.
Quả thật:
Một mai thân xác tiêu tan
Danh thơm vẫn ở thế gian muôn đời
Pháp thân lồng lộng tuyệt vời
Sáng soi Pháp giới, rạng ngời sử xanh.
Trong giây phút nghìn thu vĩnh biệt, trước linh đài khói hương quyện tỏa, chúng tôi thay mặt Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử có đôi lời tưởng niệm để vĩnh biệt bậc chân nhân sáng ngời gương đạo hạnh. Kính nguyện Giác linh Trưởng lão Hòa thượng bất vong nguyện lực, tái hiện đàm hoa, phát triển đạo vàng, quang vinh họ Thích; và xin đốt nén tâm hương cúng dường Giác linh Trưởng lão Hòa thượng để gọi là thể hiện mối tâm giao, tình Pháp lữ đời đời trong Chính pháp, xin hứa sẽ tiếp tục thực hiện những sự nghiệp mà Trưởng lão Hòa thượng còn để lại, nhất là làm cho ngôi nhà Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng phát triển vững mạnh, trang nghiêm trong lòng dân tộc như tâm nguyện của Trưởng lão Hòa thượng lúc sinh tiền. Than ôi!
Người xưa nay đã còn đâu
Chỉ còn mây bạc lòng sầu tiếc thương
Ra vào lòng dạ vấn vương
Nụ cười bất diệt, dư hương hoa từ.
Cuối cùng trong ý nghĩa pháp giới duyên sinh vô tận, nơi Bảo tháp Vạn Hạnh trang nghiêm, thân tứ đại Trưởng lão Hòa thượng hãy an nghỉ cho ngàn thu vang bóng, pháp thân lồng lộng khắp mười phương, sẽ sống mãi trong lòng Pháp lữ, trong tư duy cùng pháp giới viên dung.
Xin bái biệt Hòa thượng!
 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Nụ Cười Để Lại

Nụ Cười Để Lại
Tâm Thường Định

thumbnail.php


Cung tiễn Giác Linh Ôn Minh Châu

Ôn cười hiền như Bụt
Ôn đi ai cũng thương
Hương Ôn toả muôn phương
Lung linh vàng Tâm Phật
Thế gian còn hay mất
Ôn thì rảnh Tâm Không
Cưỡi đại hạc thong dong
Về Tây phương Tịnh Độ
Bậc xuất trần thố lộ
Hoan hỷ nụ cười Thiền
Gieo Bi Trí mọi miền
Bồ Tát Thanh Lương Địa.


files.php
Thư pháp Võ Việt Tuấn

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên