binh

ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
TÁC GIẢ

Thiền sư Huệ HảI họ Châu, quê ở Kiến Châu, theo Hòa Thượng Đạo Trí chùa ĐạI Vân ở Việt Châu xuất gia học đạo.
Sơ khởI sư tham vấn Mã Tổ, Mã Tổ hỏI
- Từ đâu đến ?
Sư thưa
- Ở Việt Châu, chùa ĐạI Vân đến.
- Đến đây cầu việc gì ?
- Đến cầu Phật pháp.
- Kho báu nhà mình chẳng đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái gì? Ta trong ấy không có một vật,cầu Phật pháp cái gì ?
Sư lễ bái thưa
- Cái gì là kho báu nhà mình của Huệ HảI ?
- Chính nay ngươi hỏI ta là kho báu của ngươi, đầy đủ không thiếu thốn, tự do sử dụng, đâu nhờ cầu tìm bên ngoài.
Ngay câu nói nầy, sư tự nhận bổn tâm không do hiểu biết, vui mừng lễ tạ.
Sư ở lạI đây hầu Mã Tổ sáu năm.
Sau vì bổn sư tuổI già, Sư phảI về phụng dưỡng . Từ đây Sư tàng ẩn chỗ thâm ngộ của mình , hiện bề ngoài như kẻ tầm thường. Sư thầm soạn quyển “ Đốn ngộ Nhập Đạo Yếu Môn” . Sau bị Huyền Ấn là cháu trong pháp môn lén lấy đem lên trình Mã Tổ. Tổ xem xong bảo đạI chúng:
- Việt Châu có đạI châu tròn sáng thấu suốt, tự tạI không ngại.
Khi ấy trong chúng có ngườI biết sư họ Châu bèn rủ nhau lần lượt tìm đến thưa hỏI và nương tựa. Từ đó ngườI ta gọI sư là ĐạI Châu hòa thượng.
Sư từ chốI không chịu chỉ dậy , nhưng chúng khư khư theo hầu, bất đắc dĩ sư phảI dùng biện tài vô ngại để giáo hóa.

ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN
(Tác giả Thiền sư Huệ HảI
Dịch giả : Hòa Thượng Thanh Từ).


LỜI DỊCH GIẢ
Quyển Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn là một quyển luận nhỏ, nếu căn cứ phần lượng mà nói thì không thấm vào đâu đốI vớI tam tạng giáo điển . Nếu nhìn vào phẩm mà bàn thì đây là một viên ngọc quí vô giá của Thiền Tông nói riêng , của Phật Giáo ĐạI Thừa nói chung. Vì thế, sau khi xem, Mã Tổ bảo chúng “ Việt Châu có ĐạI Châu tròn sáng, thấu suốt, tự tạI không ngạI”. Đành rằng Mã Tổ nói ĐạI Châu là ngầm chỉ thiền sư Huệ HảI, song sự thâm ngộ của thiền sư Huệ HảI được trình bày dướI mắt Mã Tổ qua quyển luận nhỏ này.
Tên “ Đốn ngộ Nhập Đạo Yếu Môn “ nghĩa là cửa trọng yếu chóng ngộ vào đạo. NgườI tu hành muốn được mau ngộ tất nhiên phảI bước vào cửa này , chớ không còn cửa nào khác. BởI vì cửa này là cửa tiến thẳng, vào thẳng, không quanh co , không mượn nhiều phương tiện . Tiến thẳng vào thẳng cái gì? – Tiến thẳng đến vô sanh, vào thẳng Phật tánh. Những pháp tu khác hầu hết đều chỉ dạy từ từ, từ thấp lên cao, từ cạn vào sâu. Duy pháp đốn ngộ này “ Ngay nơi sanh diệt, nhận vô sanh, ngay nơi phàm phu thấy được Phật tánh “. Ta hãy nghe trong đây định nghĩa thiền định “ Vọng niệm chẳng sanh là thiền, ngồI thấy bổn tánh là định”. Thiền không có nghĩa là ngồI, mà trong bốn oai nghi tâm đều thanh tịnh, sáng suốt , không có một vọng niệm dấy khởi. Định không có nghĩa là chú tâm vào một cảnh, mà thấy được bổn tánh của mình. Bổn tánh tức là Phật tánh hay chơn tâm. Bổn tánh không sanh, không dietj, nên tâm không chạy theo cảnh sanh diệt . Định ấy mớI thật chơn định.
Pháp tu đốn ngộ này thật đơn giản mà rất siêu việt . LờI dạy rất bình dị nằm gọn trong một vài câu là đủ tu giảI thoát. Như câu “ VIỆC ĐẾN CHẲNG NHẬN, TẤT CẢ CHỖ KHÔNG TÂM”. MớI đọc qua chúng ta thấy nó rất tầm thường , song nhận xét kỹ sẽ thấy nó hiên đầy đủ “ Như lai Thanh Tịnh thiền” hay “ Kim Cang Tam MuộI” , “Pháp Hoa Tam MuộI” v v…
Thật vậy , việc đên chẳng nhận tức là tám gió thổI chẳng động , bởI vì việc LỢI, HẠI, HỦY NHỤC, ĐỀ CAO, KHEN, CHÊ , KHỔ. VUI đến , tâm đều không chấp nhận. Do tâm không chấp nhận nên không động, mà luôn luôn an nhiên trước mọI cảnh. Thế không phảI đạI định là gì ?
Tất cả chỗ không tâm , tức là trong mọI trường hợp, mọI thờI gian , không khi nào phóng tâm chạy theo ngoạI cảnh. Tâm không theo cảnh là tâm như-như hay ĐạI-Bát-Nhã. Thế là đầy đủ Như-Lai Thiền rồi.
BởI lờI dạy cao siêu chắc thật này nên thiền sư Huệ HảI đoan quyết vớI chúng ta rằng : “ Các ông y theo lờI dậy đây tu, mà chẳng được giảI thoát , tôi xin trọn đờI thay các ông chịu tộI trong ĐạI Địa Ngục “. Thiền sư đã khéo dùng lờI vấn đáp để chỉ dạy cho chúng ta dễ trực nhận, mà lạI còn dám cam đoan y đó tu hành sẽ được giảI thoát , bằng không ngài sẽ chịu tộI địa ngục thế cho chúng ta. Thật còn gì ĐạI-Bi bằng! Nếu chúng ta đủ duyên cầm trên tay quyển luận này mà không chịu y đó tu hành , thật là chúng ta đã phụ ơn ngài !
Khi phiên dịch quyển luận này , chúng tôi mong quý độc giả cùng chúng tôi đồng nỗ lực tiến thẳng ĐƯỜNG CHIM mà chư Phật , chư Tổ nói chung, thiền sư Huệ HảI nói riêng đã vạch và đã đi.
Mong thay !

Dịch giả THÍCH THANH TỪ
Tu viện CHÂN KHÔNG.
Xuân Tân HợI (1971)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN

Cúi đầu đảnh lễ chư Phật khắp mườI phương, các chúng Đại Bồ-Tát. Nay con soạn luận này sợ e không hợp tam Phật , xin cho con sám hối. Nếu hợp tâm Phật, trọn đem bố thí tất cả hữu tình, nguyện đời sau đều được thành Phật.

Vấn đáp
HỏI : Phải tu pháp gì chóng được giải thoát ?
Đáp: Chỉ có một môn đốn ngộ là chóng được giải thoát.
- Thế nào là đốn ngộ ?
- Đốn là chóng trừ vọng niệm, ngộ là ngộ không chỗ được.
- Từ cái gì mà tu ?
- Từ căn bổn mà tu
- Thế nào là từ căn bổn mà tu ?
- Tâm là căn bổn.
- Làm sao biết tâm là căn bổn ?
- Kinh Lăng Già nói “ Tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt”. Kinh Duy Ma nói “ Muốn được Tịnh-Độ phải tịnh tâm ấy , tùy tâm ấy tịnh là Phật độ tịnh”. Kinh Di Giáo nói “ Chỉ kềm tâm một chỗ , không việc gì chẳng xong”. Kinh nói “ Thánh nhơn cầu tâm chẳng cầu Phật, ngu nhơn cầu Phật chẳng cầu tâm, trí nhơn điều tâm chẳng điều thân, ngu nhơn điều thân chẳng điều tâm”. Kinh Phật Danh nói “ Tội từ tâm sanh lại từ tâm diệt”. Thế nên biết, tất cả thiện ác đều do tâm mình , do đó nói tâm là căn bổn”.
Nếu người cầu giải thoát trước phảI biết căn bổn. Nếu chẳng đạt được lý này luống uổng nhọc công. Từ nơi tướng bên ngoài mà cầu thật không thể được. Kinh Tiền Môn nói “ Từ nơi tướng bên ngoài mà cầu , dù trảI qua nhiều kiếp trọn không thể thành. Từ giác quán ( xét soi ) bên trong mà tu , bằng khoảng một niệm liền chứng Bồ-Đề
- Tu căn bổn phảI lấy pháp gì để tu ?
- Chỉ tọa thiền, thiền định liền được. Kinh Thiền Môn nói “ Cầu trí thánh của Phật cốt phảI thiền định. Nếu không thiền định thì niệm tưởng xao động , phá hoại căn lành kia”.
- Thế nào là thiền ? thế nào là định ?
- Vọng niệm chẳng sanh là thiền. Ngồi thấy bổn tánh là định. Bổn tánh là tâm vô sanh của ông vậy. Định là đối cảnh tâm không sanh, tám gió thổi chẳng động. Tám gió là : LỢI, HẠI, VINH , NHỤC, KHEN, CHÊ, KHỔ, VUI . Nếu người định được như thế , tuy là phàm phu mà liền vào vị Phật. Vì sao ? vì kinh Bồ-Tát giớI có nói “Chúng sanh thọ giới Phật liền vào ngôi vị Phật”. Người được như thế gọi là giải thoát, cũng gọi đến bờ kia , hơn lục độ, vượt tam giới , là Bồ-Tát đại lực, là bậc Tôn vô Lượng Lực, là đại trượng phu.

BÀI 2

Hỏi
- Tâm trụ chỗ nào là trụ ?
- Tâm trụ chỗ không trụ là trụ.
- Thế nào là chỗ không trụ ?
- Chẳng trụ tất cả chỗ ấy là trụ chỗ không trụ.
- Thế nào là chẳng trụ tất cả chỗ?
- Chẳng trụ tất cả chỗ là : chẳng trụ nơi lành - dữ, có - không , trong – ngoài, chặng giữa , chẳng trụ không, chẳng trụ chẳng không, chẳng trụ định cũng chẳng trụ chẳng định. Chỉ cái chẳng trụ tất cả chỗ ấy là chỗ trụ. Người được như thế là tâm không trụ , tâm không trụ là tâm Phật.
- Tâm ấy giống vật gì ?
- Tâm ấy chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắngchẳng phải dài, ngắn, tới, lui chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng sanh chẳng diệt , yên tịnh, thường lặng lẽ. Đó là hình tướng của bổn thân. Bổn thân tức thân Phật.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 3
Thân, tâm này lấy cái gì để thấy ? lấy mắt thấy, lấy tai, mũi , thân, tâm v v… để thấy chăng ?
- Cái thấy này không phải như các thứ đó .
- Đã không như các thứ thấy đó, là lấy cái gì thấy ?
- Là tự tánh thấy ! vì sao ? vì tự tánh xưa nay trong sạch , yên tịnh, không lặng. Chính trong cái thể không lặng đó hay sanh cái thấy này.
- Cái thể không lặng ấy còn không thể có, thì cái thấy này từ đâu mà có ?
- Ví như trong cái gương sáng tuy không có hình tượng , mà có thể thấy tất cả hình tượng . Vì sao ? vì gương sáng không tâm. Người học đạo nếu tâm không có chỗ nhiễm thì vọng tâm chẳng sanh, tâm ngã sở diệt , tự nhiên được không lặng. Vì không lặng hay sanh cái thấy này.
Kinh Pháp Cú có nói “ Trong cái cứu cánh không, rõ ràng dựng lập, ấy là thiện tri thức”.

Kinh Niết Bàn, trong phẩm Kim Cang thân nói “ không thể thấy mà thấy rõ ràng. Không có biết mà không chẳng biết” là thế nào ?
- Không thể thấy vì cái thấy của tự tánh không hình tướng, không thể có nên nói không thể thấy. Song cái thấy không thể được đó, thể nó yên tịnh lặng lẽ, không có tới lui , chẳng lìa dòng đời , mà dòng đời không lôi cuốn được nó, thản nhiên tự tại, tức là thấy rõ ràng .
Không có biết vì tự tánh không hình, vốn không phân biệt, nên nói Không có biết.
Không chẳng biết vì trong cái thể không phân biệt ấy có đầy đủ hằng sa diệu dụng. Nếu cần phân biệt tất cả thì không việc gì chẳng biết, nên nói Không chẳng biết.
Kệ Bát-Nhã nói “ Bát –Nhã không biết, không việc gì chẳng biết, Bát-Nhã không thấy, không chỗ nào chẳng thấy”.

BÀI 4
Kinh nói “ Chẳng thấy có, không là chơn giảI thoát”. Thế nào là chẳng thấy có, không ?
- Khi chứng được tâm thanh tịnh gọi là có, trong đó chẳng sinh cái tưởng được tâm thanh tịnh, gọI là chẳng thấy có.
Được cái tưởng không sanh không trụ, mà không khởi tưởng được không sanh không trụ gọI là chẳng thấy không.
Kinh Lăng Nghiêm nói “ Biết thấy lập biết là gốc vô minh, biết thấy không thấy , đây là Niết Bàn, cũng gọI là giải thoát.
- Thế nào là không có chỗ thấy ?
- Nếu thấy kẻ nam, người nữ và tất cả màu sắc, hình tượng mà ở trong đó không khởI tâm yêu, ghét thì cùng không thấy chẳng khác , ấy là không có chỗ thấy.
- Khi đôi tất cả màu sắc hình tượng thì gọi là thấy. Khi chẳng đối trước màu sắc, hình tượng cũng gọI là thấy chăng ?
- Gọi thấy.
- Khi đối vật là có thấy, khi không đối vật làm sao có thấy ?
- Nay nói có thấy, không luận đối vật cùng không đối vật . Vì sao ? Vì tánh thấy thường hằng , khi có vật thì thấy vật, khi không vật thì thấy không . Thế nên biết vật tự có đi lại, tánh thấy không có đi lại , các căn (Tai mũi , lưỡI , thân …) cũng như vậy.
- Ngay khi thấy vật, trong cái thấy có vật chăng ?
- Trong cái thấy chẳng lập vật.
- Ngay khi thấy không vật, trong cái thấy có không vật chăng ?
- Trong cái thấy chẳng lập không vật.


- Khi có tiếng là có nghe, khi không tiếng lại được nghe chăng ?
- Cũng nghe
- Khi có tiếng là từ tiếng mà có nghe, khi không tiếng làm sao được nghe ?
- Nay nói nghe chẳng luận có tiếng, không tiếng. Vì sao ? Vì tánh nghe thường hằng . Khi có tiếng liền nghe, khi không tiếng cũng nghe.
- Người nghe như thế là ai ?
- Là tánh nghe của mình, cũng gọi là người biết nghe.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 5
- Môn đốn ngộ này lấy gì làm Tông (chủ) ? lấy gì làm Chỉ ( hướng đến ) lấy gì làm Thể ? lấy gì làm Dụng ?
- Lấy Vô Niệm làm Tông (Tâm không khởI niệm)
Lấy vọng tâm chẳng khởi làm Chỉ
Lấy thanh tịnh làm Thể
Lấy Trí làm Dụng
- Đã nói Vô niệm làm Tông chẳng biết vô niệm là vô niệm nào ?
- Vô niệm là không tà niệm chớ chẳng phảI không chánh niệm.
- Thế nào là tà niệm ?
- Niệm có, niệm không là tà niệm, chẳng niệm có, không là niệm chánh. Niệm thiện, niệm ác là tà niệm, chẳng niệm thiện, ác là niệm. chánh. cho đến niệm khổ vui, sanh diệt, thủ xả oán thân, yêu ghét vv… là niệm tà. Chẳng niệm khổ vui, … yêu ghét … là niệm chánh.
- Thế nào là chánh niệm ?
- Chánh niệm là chỉ niệm Bồ-Đề.
- Bồ-Đề có thể được chăng ?
- Bồ-Đề không thể được .
- Đã không thể được làm sao chỉ niệm Bồ-Đề ?
- Bồ-Đề chỉ là danh tự giả lập, thật không thể được, cũng không có trước sau. Chỉ cái không niệm ấy là chơn niệm. Bồ-Đề không có chỗ niệm. Không có chỗ niệm tức tất cả chỗ không tâm. Tất cả chỗ không tâm ấy là không có chỗ niệm.
- Những lối giảI vô niệm như trên đều là tùy sự, phương tiện giả lập danh tự, vẫn đồng một thể không hai, không khác. Cốt biết : Tất cả chỗ không tâm tức là “Vô niệm”. Khi được vô niệm thì tự nhiên giải thoát.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 6
- Thế nào là hành hạnh Phật ?
- Chẳng hành tất cả hạnh là hành hạnh Phật, cũng gọi là hạnh chánh, cũng gọi là hạnh thánh. Như trước đã nói , chẳng hành có không, yêu ghét, v v…ấy vậy. Đại Luật quyển 5, phẩm Bồ-Tát nói “ Tất cả thánh nhơn chẳng hành hạnh chúng sanh. Chẳng hành hạnh chúng sanh , là hạnh thánh nhơn”.

- Thế nào là chánh kiến ?
- Thấy mà không có chỗ thấy là chánh kiến.
- Thế nào là thấy mà không có chỗ thấy ?
- Khi thấy tất cả sắc không khởI nhiễm trước. Không nhiễm trước thì không khởI tâm yêu, ghét. Ấy là thấy mà không có chỗ thấy. Nếu được thấy mà không có chỗ thấy , gọi là con mắt Phật, trọn không có con mắt nào khác. Nếu khi thấy sắc khởI yêu ghét , ấy gọI là có chỗ thấy. Có chỗ thấy là con mắt chúng sanh, trọn không có con mắt nào khác.
- Các căn khác cũng lạI như thế.

- Nói lấy trí làm dụng, thế nào là trí ?
- Biết hai tánh không tức là giảI thoát. Biết hai tánh chẳng không thì không được giảI thoát . Ấy gọi là trí,cũng gọi là rõ tà, chánh, cũng gọi là hiểu thể, dụng. Hai tánh không là Thể biết, hai tánh không là giải thoát . LạI không sanh nghi gọi là dụng. Nói hai tánh không là chẳng sanh tâm yêu ghét, lành dữ, có không vậy.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 7
- Môn này từ đâu mà vào ?
- Từ Bố Thí mà vào
- Phật nói sáu pháp Ba-La-Mật là hạnh của Bồ-Tát, tại sao ở đây chỉ nói riêng bố thí thì đâu thể đầy đủ mà được vào?
- Người mê không biết năm độ kia (trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ) đều nhơn bố thí mà sanh . Chỉ tu bố thí thì sáu pháp đều đầy đủ.
- Bố thí vật gì ?
- Bố thí là bỏ hai tánh
- Thế nào là bỏ hai tánh ?
- Bố thí là bỏ tánh thiện, ác, Bố thí là bỏ tánh yêu ghét, có không, tánh không chẳng không, tánh định chẳng định, tánh tịnh, bất tịnh. Tất cả đều bỏ hết thì được hai tánh không. Nếu khi được hai tánh không cũng chẳng được khởi tưởng hai tánh không, cũng chẳng khởi nghĩ tưởng có bố thí, tức là chân thật hành bố thí Ba-La-Mật , cũng gọi là muôn duyên đều bặt. Muôn duyên đều bặt tức là tất cả pháp tánh không vậy. Pháp tánh không là tất cả chỗ không tâm . Nếu khi được tất cả chỗ không tâm là không một tướng có thể được . Vì sao ? Vì tự tánh không nên không một tướng có thể được . Không một tướng có thể được là thực tướng. Thực tướng là tướng Như-Lai diệu sắc thân. Kinh Kim Cang nói “ Lìa tất cả tướng là chư Phật “.
- Phật nói sáu Ba-La-Mật tạI sao nay chỉ nói một cho là đầy đủ, xin nói nguyên nhân một gồm đủ sáu pháp ?
- Kinh Tư Ích nói “ Nếu Bồ-Tát bỏ tất cả phiền não gọi là bố thí Ba-La-Mật . Nơi các pháp không có chỗ dính mắc gọI là trì giớI Ba-La-Mật. Nơi các pháp không có chỗ xâm phạm gọi là nhẫn nhục Ba-La-Mật Nơi các pháp lìa tướng gọi là tinh tấn Ba-La-Mật Nơi các pháp không có chỗ trụ gọi là thiền định Ba-La-Mật. Nơi các pháp không lý luận gọi là trí tuệ Ba-La-Mật”. Đó gọi là sáu pháp . Nay nói sáu pháp này chẳng khác, vì tóm lược : Pháp thứ nhất là bỏ, thứ hai là không khởi, thứ ba là không niệm, thứ tư là lìa tướng, thứ năm là không trụ, thứ sáu là không lý luận. Sáu pháp như thế tùy việc phương tiện tạm đạt tên , chớ đến chỗ diệu lý thì không hai, không khác . Chỉ biết một bỏ thì tất cả đều bỏ , không khởi thì tất cả đều không khởi. Trên đường mê lầm không khế hội ắt cho có sai khác . NgườI ngu mắc kẹt trong pháp số , nên trôi lăn mãi trong sinh tử. Bảo cho các ngườI học đạo chỉ tu pháp bố thí là tròn đầy muôn pháp, huống là năm pháp mà chẳng đủ sao ?
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BAI 8



- Tam học đẳng dụng , Cái gì là tam học? thế nào là đẳng dụng?
- Tam học là giới, định, huệ
- Nghĩa giới, định, huệ thế nào ?
- Thanh tịnh không nhiễm là giới . Biết tâm chẳng động , đối cảnh vắng lặng là định. Khi biết tâm chẳng động mà chẳng sanh tưởng chẳng động, khi biết tâm thanh tịnh mà chẳng sanh tưởng thanh tịnh, cho đến thiện ác đều hay phân biệt, mà ở trong ấy không nhiễm , được tự tại, ấy gọi là huệ.
Nếu khi biết thể của giới, định, huệ đều không thể được thì không phân biệt, là đồng một thể, ấy gọI là tam học đẳng dụng.
BÀI 9

- Nếu khi tâm trụ tịnh, chẳng phải chấp tịnh sao ?
- Khi được trụ tịnh mà chẳng khởi tưởng trụ tịnh , ấy là không chấp tịnh.
- Khi tâm trụ không , chẳng phải chấp không sao ?
- Nếu khởi tưởng không, gọi là chấp không.
- Khi tâm trụ chỗ không trụ, chẳng phải chấp chỗ không trụ sao ?
- Chỉ khởi tưởng không là không có chỗ chấp. Nếu ông muôn thấu rõ, hiểu được tâm không có chỗ trụ, thì khi ngồi ngay thẳng chỉ biết tâm , chớ suy nghĩ tất cả vật , tất cả thiện ác chớ suy nghĩ. Việc quá khứ đã đi rồi, chớ suy nghĩ thì tâm quá khứ tự bặt, gọi là không việc quá khứ. Việc vị lai chưa đến, chớ mong cầu thì tâm vị lai tự bặt, gọi là không việc vị lai . Việc hiện tại đã hiện tại, đối tất cả việc chỉ biết không chấp, không chấp là chẳng khởI tâm yêu ghét , thì tâm hiện tại tự bặt, gọi là không việc hiện tại. Không nhiếp thuộc ba thời cũng gọi là không ba thời. Nếu khi tâm khởi đi thì chớ theo đi , tâm đi tự bặt. Nếu khi tâm khởi đứng cũng chớ theo đứng , tâm đứng tự bặt. Ấy là tâm không trụ, là trụ chỗ không trụ vậy. Nếu tự biết rõ ràng khi trụ nơi trụ , chỉ chớ trụ, cũng không có chỗ trụ , cũng chẳng không chỗ trụ.
- Nếu tự biết rõ ràng tâm chẳng trụ tất cả chỗ , gọi là rõ ràng thấy được bổn tâm, cũng gọi là rõ ràng thấy tánh vậy. Chỉ cái tâm chẳng trụ tất cả chỗ ấy tức là tâm Phật. cũng gọi là tâm giảI thoát, tâm Bồ-Đề, tâm vô sanh , sắc tánh không.
- Kinh nói “ Chứng vô sanh pháp nhẫn “ là đó vậy.
- Nếu khi ông chưa được như thế phảI cố gắng! Cố gắng ! cần dụng công thêm , khi công thành thì tự hội. Nói hội là tất cả chỗ không tâm ấy là hội. Nói không tâm là không tâm giả, chẳng chơn thực. Tâm giả là tâm yêu ghét. Tâm chơn thực là tâm không yêu ghét. Chỉ không tâm yêu ghét thì hai tánh không. Hai tánh không thì tự nhiên giảI thoát.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 10

- Chỉ lúc ngồi thiền dụng công. Khi đi có được dụng công chăng ?
- Nay nói dụng công, chẳng riêng khi ngồi, cho đến đi đứng ngồi nằm, làm công việc , trong tất cả thời đều thường dụng công không gián đoạn, ấy gọi là thường trụ.

- Kinh Phương Quảng nói : có Năm tướng Pháp Thân là :
1)- Thật tướng Pháp Thân
2)- Công đức Pháp Thân
3)- Pháp tánh Pháp Thân
4)- Ứng hóa Pháp Thân
5)- Hư không Pháp Thân
Ngay nơi thân mình, cái gì là năm thứ Pháp Thân ?

- Biết tâm chẳng hoại là Thật Tướng Pháp Thân
Biết tâm bao gồm vạn tượng là Công Đức pháp Thân
Biết tâm không tâm là Pháp Tánh Pháp Thân
Tùy căn cơ ứng nói là Ứng Hóa Pháp Thân
Biết tâm không hình không thể là Hư Không Pháp Thân.
Nếu người thấu rõ nghĩa này là biết không chứng . Người không chứng, không đắc là chứng Phật Pháp Pháp Thân.
Nếu có chứng, có đắc, cho là chứng được, ấy là người tà kiến, tăng thượng mạn, gọi là ngoại đạo.
Vì cớ sao ? Kinh Duy Ma Cật nói “ Xá LợI Phất hỏi Thiên Nữ : Ngươi đã được pháp gì , chứng pháp gì mà được như thế? Thiên Nữ đáp : Tôi không được, không chứng mớI được như thế.Nếu có được, có chứng thì ở trong Phật Pháp là người tăng thượng mạn”.

BÀI 11

- Kinh nói đẳng giác, diệu giác. Thế nào là Đẳng giác ? Thế nào là Diệu giác ?
- Tức sắc tức không gọi là đẳng giác. Vì hai tánh không gọi là Diệu giác. Lại nữa, không giác, không không giác gọi là Diệu giác.

- Đẳng giác cùng Diệu giác là khác hay chẳng khác?
- Vì tùy sự phương tiện giả lập hai tên, chớ bản thể là một không hai không khác, cho đến tất cả pháp đều như vậy cả.

- Kinh Kim Cang nói “ Không pháp có thể thuyết gọi là thuyết pháp” nghĩa đó như thế nào ?
- Thể của Bát Nhã cứu cánh thanh tịnh , không một vật có thể được ấy gọi là “ không pháp có thể thuyết “ Ngay trong thể không tịch của Bát Nhã, đầy đủ diệu dụng như hằng sa, tức là không việc gì chẳng biết “Ấy gọi là thuyết pháp”. Cho nên nói “ Không pháp có thể thuyết , ấy gọi là thuyết pháp”.

- Kinh nói “ Có người thiện nam, thiện nữ đọc tụng kinh này, nếu bị người khinh chê là người ấy vì tội nghiệp đời trước, lẽ ra phải sa vào đường ác , do đời nay bị người khinh chê nên tội nghiệp đời trước liền tiêu diệt, sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” nghĩa đó như thế nào ?
- Như có người chưa gặp Đại Thiên Tri Thức , chỉ tạo nghiệp ác , bổn tâm thanh tịnh bị ba độc vô minh che lấp, không thể lộ bầy, cho nên nói “bị người khinh chê”. Người đời này bị khinh chê, liền hôm nay phát tâm cầu Phật đạo khiến vô minh diệt hết , ba độc chẳng sinh thì bổn tâm sáng suốt, lại không loạn niệm, các ác hằng dứt sạch. Đời này bị người khinh chê, liền đó vô minh diệt hết, loạn niệm chẳng sinh thì tự nhiên giảI thoát nên nói “ Sẽ được Bồ-Đề”. Chính khi phát tâm gọi là đời này, chẳng phải cách đời.

- Kinh lại nói “ Như Lai có ngũ nhãn” thế là sao ?
- Thấy sắc thanh tịnh gọi là nhục nhãn, thấy thể thanh tịnh gọi là thiên nhãn, Đối các cảnh sắc cho đến thiện ác đều hay phân biệt vi tế, không có nhiễm trước, ở trong ấy được tự tại , gọi là huệ nhãn. Thấy không có chỗ thấy gọi là pháp nhãn .Không thấy, không không thấy gọi là Phật nhãn.

- Lại kinh nói “ Đại thừa, Tối Thượng thừa” nghĩa ấy thế nào ?
- Đại thừa là Bồ-Tát thừa, Tối Thượng thừa là Phật thừa.
- Tu thế nào để được thừa này ?

- Người tu Bồ-Tát tức là Đại Thừa. Chứng Bồ-Tát thừa rồi, lại không khởi quán, đến chỗ không tu , yên tịnh thường lặng lẽ , chẳng thêm chẳng bớt , gọi là Tối Thượng thừa, tức là Phật thừa.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 12

- Kinh Niết Bàn nói “ Định nhiều huệ ít chẳng lìa vô minh, định ít huệ nhiều thêm lớn tà kiến , định huệ đồng gọi là giải thoát “. Nghĩa đó thế nào?
- Đối tất cả thiện ác đều phân biệt là huệ; đối với cái bị phân biệt chẳng khởi yêu ghét, chẳng nhiễm trước nó là định; đây là định huệ đồng dùng vậy.
- Không bàn, không nói gọi là định, chính khi bàn nói được gọi là định chăng?

- Nay nói định, chẳng luận nói cùng chẳng nói , vẫn thường định. Vì sao? Vì dùng tánh định nên khi nói năng phân biệt cũng là định . Nếu khi dùng tâm KHÔNG để quán sắc , thì lúc quán sắc cũng không, nếu khi chẳng quán sắc, chẳng nói, chẳng phân biệt cũng KHÔNG. Cho đến thấy nghe hiểu biết cũng thế .Vì cớ sao? Vì tự tánh KHÔNG thì tất cả chỗ đều KHÔNG. Đã không thì không chấp, không chấp là đồng dùng. Bởi Bồ-Tát thường dùng pháp đẳng không (cả thẩy đều không) như thế nên đến được cứu cánh. Cho nên nói định huệ đồng gọi là giảI thoát.
Tôi lại nói ví dụ để hiển bày, khiến ông dứt được nghi. Ví như gương sáng, khi chiếu soi hình tượng , ánh sáng của gương có động chăng? – Chẳng động. TạI sao? Vì gương sáng dùng vô tình chiếu soi nên khi chiếu chẳng động, khi chẳng chiếu cũng chẳng động. Bởi trong vô tình không có động cũng không có chẳng động.
Lại như ánh sáng mặt trờI khi chiếu thế gian . Ánh sáng có động không? - chẳng động. Nếu khi chẳng chiếu có động không? – chẳng động, vì sao ? Vì ánh sáng kia vô tình, dùng ánh sáng vô tình chiếu soi cho nên chẳng động, chẳng chiếu cũng chẳng động. Chiếu là huệ, chẳng động là định.
Nếu Bồ-Tát dùng phép định huệ đồng tu ấy thời được Vô Thượng Chính Giác. Cho nên nói “ Định huệ đẳng dụng tức là giải thoát”. Nói vô tình tức là không phàm tình chẳng phải không thánh tình.
- Thế nào là phàm tình? Thế nào là thánh tình?
- Nếu khởi hai tánh (có – không, yêu – ghét) tức là phàm tình. Hai tánh không tức là thánh tình.


BÀI 13

Kinh nói “ bặt đường nói năng, dứt chỗ tâm nghĩ “ (ngôn ngữ đoạn đạo,tâm hành xứ diệt) nghĩa đó thế nào?
- Dùng lời để hiển bày nghĩa, được nghĩa phải bặt lời. Nghĩa tức là KHÔNG, KHÔNG tức là ĐẠO, ĐẠO thì bặt lời nên nói “ Bặt đường nói năng”.
Được nghĩa thực tế ( thực tại) thì chẳng khởi quán; vì chẳng khởi quán nên vô sanh; vì vô sanh nên tất cả tánh sắc đều không; vì tánh sắc không nên muôn duyên đều dứt. Muôn duyên đều dứt ấy là “ Dứt chỗ tâm nghĩ”.

NHƯ NHƯ là thế nào?
- Như như là nghĩa chẳng động . Tâm chơn như nên gọi là như như. Thế nên biết : chư Phật quá khứ hành hạnh này được thành đạo, Phật hiện tại hành hạnh này cũng được thành đạo, Phật vị lai hành hạnh này cũng được thành đạo. Ba đời chư Phật chỗ tu và chứng đạo không khác nên nói “Như Như” . Kinh Duy Ma nói “Chư Phật cũng như,Di Lạc cũng Như , cho đến tất cả chúng sinh thảy đều như”. Vì sao? Vì Phật tánh chẳng dứt bởi có tánh vậy.

Tức sắc- tức không, Tức phàm – tức thánh có phảI đốn ngộ chăng?
- Phải
- Thế nào là tức sắc- tức không, tức phàm – tức thánh ?
- Tâm có nhiễm tức sắc, tâm không nhiễm tức không. Tâm có nhiễm tức phàm, tâm không nhiễm tức thánh.
Lại nữa: Chơn không mà diệu hữu là tức sắc , sắc không có thật tức không. Nay nói không là tánh sắc tự không, chẳng phải sắc diệt rồi mới không. Nói sắc là tánh không tự có sắc, không phải sắc hay làm sắc.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 14

HỏI : - Kinh nói pháp môn tận, vô tận là thế nào?
- Vì hai tánh không nên thấy, nghe không sanh là tận. Tận là các lậu hết. Vô tận là ở trong thể vô sanh đầy đủ hằng sa diệu dụng, tùy việc ứng hiện thẩy đều đầy đủ, mà trong bổn thể cũng không tổn giảm. Ấy là pháp môn TẬN – VÔ TẬN vậy.
- Tận và vô tận là một hay khác?
- Thể là một, nói thì có khác.
- Thể là một , tại sao nói có khác?
- Một là thể của nói , nói là dụng của thể. Vì tùy sự ứng dụng mà nói thể đồng mà nói khác. Ví như trên trời có một mặt nhựt , dưới đất để các chậu chứa đầy nước, trong mỗi chậu đều thấy có mặt nhựt. Các mặt nhựt trong mỗi chậu thẩy đều tròn đầy, cùng mặt nhựt trên trời không sai biệt nên nói thể đồng. Vì tùy chậu đặt tên nên có sai biệt do đó nói khác. Cho nên bảo thể đồng nói liền có khác. Các mặt nhựt trong chậu đều tròn đầy, so với mặt nhựt chánh trên trời không có thua kém nên nói vô tận.

HỏI : Kinh nói “ Chẳng sanh chẳng diệt ”, pháp gì chẳng sanh? Pháp gì chẳng diệt?
- Pháp ác chẳng sanh, pháp thiện chẳng diệt.
- Thế nào là ác? Thế nào là thiện?
- Tâm ô nhiễm là ác, tâm không ô nhiễm là thiện. Chỉ không nhiễm, không lậu thì pháp ác chẳng sanh. Khi được không nhiễm, không lậu thì thanh tịnh tròn sáng , lóng yên thường lặng , cứu cánh không dời đổi , ấy gọi là pháp thiện chẳng diệt. Đây tức là chẳng sanh, chẳng diệt vậy.


BÀI 15

HỎI : Trong kinh Phạm Võng nói “ Chúng sanh thọ giới Phật liền vào vị Phật, đồng bậc Đại Giác rồi mới thật là con Phật” nghĩa này thế nào?

- Giới Phật là tâm thanh tịnh đó vậy. Nếu có người phát tâm tu hành hạnh thanh tịnh , được tâm không có chỗ thọ, gọi là thọ giới Phật. Chư Phật đời quá khứ đều tu hạnh không thọ thanh tịnh , được thành Phật đạo . Thời nay nếu có người phát tâm tu hạnh không thọ thanh tịnh thì cùng chư Phật đồng công đức đẳng dụng không khác. Cho nên nói “ vào vị Phật “ Như thế được giác ngộ cùng Phật giác ngộ đồng. Cho nên nói “ Vị đồng bậc Đại Giác rồi mới thật là con Phật”. Từ tâm thanh tịnh sanh trí, trí thanh tịnh gọi là con chư Phật , cũng goi đây là Phật con.

HỏI : Nói Phật với Pháp, là Phật có trước hay pháp có trước ? nếu pháp có trước thì pháp ấy do Phật nào nói? Nếu Phật có trước thì nương pháp nào được thành đạo?

- Phật cũng có trước pháp, cũng có sau pháp.
- Nhơn đâu nói Phật, pháp có trước sau?
- Nếu căn cứ vào pháp Tịch Diệt mà nói thì Pháp trước, Phật sau. Nếu căn cứ pháp văn tự mà nói thì Phật trước, pháp sau. Vì cớ sao? Vì tất cả chư Phật đều nhơn nơi pháp Tịch Diệt mà được thành Phật, tức Pháp trước Phật sau. Kinh nói “ Làm thầy chư Phật ấy là pháp vậy”. Sau khi thành đạo rồi, Phật mới rộng nói mười hai bộ kinh dẫn dắt, giáo hóa chúng sinh . Chúng sinh nương nơi pháp Phật giáo hóa tu hành được thành Phật, ấy là Phật trước pháp sau.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 16

HỎI: Thế nào là thuyết thông, tông chẳng thông?
- Nói và làm trái nhau tức là thuyết thông, tông chẳng thông
- Thế nào là tông thông, thuyết cũng thông?
- Nói và làm không sai biệt tức là thuyết thông, tông cũng thông.

HỎI: Kinh nói “ Pháp đến - chẳng đến, chẳng đến – đến” là thế nào?
- Nói đến mà làm chẳng đến gọi là đến – chẳng đến. Làm đến mà nói chẳng đến gọi là chẳng đến – đến, Làm nói đều đến gọi là đến – đến

HỎI : Phật pháp chẳng hết hữu vi, chẳng trụ vô vi . Thế nào là chẳng hết hữu vi? Thế nào là chẳng trụ vô vi?
- Từ mới phát tâm cho đến ở dưới cội Bồ-Đề thành Đẳng Chánh Giác , sau đến song lâm vào Niết-Bàn, trong khoảng giữa đó tất cả pháp đều không bỏ, ấy là chẳng hết hữu vi.
- Tuy tu vô niệm mà chẳng dùng vô niệm làm chỗ chứng. Tuy tu không mà chẳng lấy không làm chỗ chứng. Tuy tu Bồ-Đề Niết-Bàn vô tướng, vô tác mà chẳng dùng vô tướng, vô tác làm chỗ chứng . Ấy là chẳng trụ vô vi.

HỎI : Có địa ngục hay không có địa ngục?
- Cũng có, cũng không.
- Tại sao cũng có cũng không?
- Vì tùy tâm tạo tất cả các nghiệp ác thì có địa ngục. Nếu tâm không nhiễm, vì tự tánh không, thì không địa ngục.

BÀI 17

HỎI : Chúng sanh chịu tội có Phật tánh không?
- Cũng đồng Phật tánh
- Đã có Phật tánh thì chính khi vào địa ngục Phật tánh đồng vào chăng?
- Chẳng đồng vào.
- Vậy chính khi chúng sanh vào địa ngục Phật tánh ở chỗ nào?
- Cũng đồng vào.
- Đã đồng vào thì khi chúng sanh chịu tội Phật tánh cũng đồng chịu tội chăng?
- Phật tánh tuy theo chúng sanh đồng vào mà chúng sanh chịu tội khổ Phật tánh xưa nay vẫn không chịu.
- Đã đồng vào nhơn đâu không chịu?
- Chúng sanh là có tướng, có tướng thì có thành hoại, Phật tánh là không tướng, không tướng thì tánh KHÔNG. Thế nên tánh chơn không không có hoại. Ví như người chất củi trong hư không, củi lâu ngày bị mục, hư không chẳng mục. Hư không dụ Phật tánh , củi mục dụ chúng sanh. Vì thế nói đồng vào mà không đồng chịu.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 18

HỎI: Chuyển tám thức thành bốn trí , rút bốn trí thành ba thân, vậy mấy thức chung thành một trí? Mấy thức riêng thành một trí?

- Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân năm thức này thành chung một trí là Thành Sở Tác Trí. Ý thức thứ sáu riêng thành Diệu Quan Sát Trí . Tâm thức thứ bảy riêng thành Bình Đẳng Tánh Trí. Thức hàm tàng thứ tám riêng thành Đại Viên Cảnh Trí.
- Bốn trí này là đồng hay khác?
- Thể thì đồng mà tên khác
- Thể đã đồng tạI sao tên khác?
- Vì tùy sự đặt tên
- Đã tùy sự đặt tên thì khi một thể, cái gì gọi là Đại Viên Cảnh Trí?
- Yen tịnh, không, lặng tròn , sáng, chẳng động gọi là Đại Viên Cảnh Trí. Đối với các trần không khởi yêu ghét là hai tánh không, Hai tánh không là Bình Đẳng Tánh Trí. Hay vào cảnh giới các căn , khéo phân biệt mà chẳng khởi loạn tưởng, được tự tại là Diệu Quan Sát Trí. Hay khiến các căn tùy sự ứng dụng , thảy vào chánh định, không có hai tướng là Thành Sở Tác Trí .

- Rút bốn trí làm ba thân, bao nhiêu trí chung một thân? Bao nhiêu trí riêng làm một thân?
- Đại Viên Cảnh Trí riêng làm Pháp Thân, Bình Đẳng Tánh Trí riêng làm Báo thân . Diệu Quan Sát Trí và Thành Sở Tác Trí chung làm Hóa Thân. Ba thân này cũng giả lập tên để phân biệt , cốt cho ngườI chưa hiểu xem. Nếu người liễu đạt lý này cũng không có ba thân ứng dụng. Vì sao ? Vì thể tánh không tướng , từ gốc không trụ mà lập , cũng không có gốc không trụ.

BÀI 19

HỎI: Thế nào là thấy chơn thân Phật?
- Chẳng thấy có, không là thấy chơn thân Phật.
- Thế nào là chẳng thấy có không?
- Có nương nơi không mà lập, không nương nơi có mà hiển bày. Nếu chẳng lập có thì không đâu còn, Đã chẳng còn không thì có từ đâu mà có? Có với không làm nhơn cho nhau mà có . Đã làm nhơn cho nhau mà có thì thảy đều sanh diệt . Chỉ lìa hai cái thấy này tức thấy chơn thân Phật.
- Có, không còn không thể được, huống là dựng lập chơn thân, thì căn cứ vào đâu mà lập?
- Vì có hỏi nên lập. Nếu không hỏi thì tên chơn thân cũng không thể lập. Vì sao? Ví như gương sáng, đối vật thì hiện vật, nếu không đối vật thì trọn chẳng hiện vật.

HỎI : Thế nào là thường chẳng rời Phật?
- Tâm không khởi diệt, đối cảnh vắng lặng, trong tất cả thời cứu cánh không tịch, tức là thường chẳng rời Phật.

HỎI : Thế nào là pháp vô vi ?
- Là hữu vi vậy.
- Nay hỏi pháp vô vi , nhơn sao đáp hữu vi?
- Hữu nhơn vô mà lập, vô nhơn hữu mà hiển. Vốn chẳng lập hữu thì vô từ đâu mà sanh? Nếu luận về chơn vô vi thì chẳng chấp hữu vi cũng chẳng chấp vô vi, ấy là pháp chơn vô vi. Vì sao? Kinh nói “ Nếu chấp tướng pháp là chấp ngã nhơn , nếu chấp tướng phi pháp cũng là chấp ngã nhơn. Thế nên chẳng chấp tướng pháp, chẳng chấp tướng phi pháp tức là được chơn pháp vậy “. Nếu thấu rõ lý này là chơn giải thoát , là hội được pháp môn bất nhị.

HỎI : Thế nào là nghĩa Trung Đạo?
- Là nghĩa hai bên vậy
- Nay hỏi nghĩa Trung Đạo, tại sao đáp nghĩa hai bên?
- Hai bên nhơn giữa giữa mà lập, giữa nhơn hai bên mà sanh. Nếu không có hai bên thì giữa từ đâu mà có? Cho nên biết giữa cùng hai bên nhơn nhau mà lập, thẩy đều vô thường. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 20

HỎI : Thế nào là năm ấm ?
- Đối sắc nhiễm sắc, theo sắc thọ sanh, gọi sắc ấm. Vì lãnh nạp vào trong tám gió (Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) ưa tập những thứ tin tà , từ trong sự lãnh thọ mà sanh , gọi là thọ ấm. Mê tâm, chấp tưởng, theo tưởng thọ sanh, gọi là tưởng ấm. Kết nhóm các hành theo hành thọ sanh gọi là hành ấm. Nơi thể bình đẳng vọng khởi phân biệt , lôi kéo thức rỗng không đi thọ sanh gọi là thức ấm.

HỎI : Kinh nói 25 cõi, thế nào là 25 cõi ?
- Là thọ thân đời sau vậy. Thân đời sau là thọ sanh trong sáu đường. Vì chúng sanh hiện đời tâm mê ưa kết các nghiệp, sau ắc theo nghiệp thọ sanh . cho nên nói đời sau.
Ở đời nếu có người chí tâm tu hành được cứu cánh giải thoát, chứng vô sanh pháp nhẫn, hằng lìa tam giới, chẳng thọ thân sau. Người không thọ thân sau là chứng Pháp thân . Pháp thân tức là thân Phật.
- Tên 25 cõi làm sao phân biệt?
- Bản thể là một, vì tùy dụng đặt tên nên có 25 cõi. 25 cõi là 10 điều ác, 10 điều lành và 5 ấm.
- Thế nào là 10 điều ác, 10 điều lành ?
- 10 điều ác là : Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dốI, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói hung ác và tham, sân, tà kiến. 10 điều lành là ngược lạI chẳng làm 10 điều ác kể trên.

BÀI 21

HỎI: Trước nói vô niệm mà tôi chưa thông tột

- Vô niệm là ở tất cả chỗ mà không tâm, không tất cả cảnh, không có những nghĩ cầu, đối các cảnh sắc hằng không khởi động. Được vô niệm gọi là chơn niệm. Nếu dùng niệm ( khởi nghĩ) làm niệm là tà niệm, chẳng phải chánh niệm. Vì sao? Vì kinh nói :”Nếu dạy người lục niệm (niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiện) gọi là phi niệm”. Có lục niệm gọi là tà niệm, không lục niệm gọi là chơn niệm. Kinh nói :
“ Này thiện nam! Ta trụ trong pháp vô niệm được sắc vàng, ba mươi hai tướng như thế, phóng hào quang lớn soi khắp các thế gian, công đức không thể nghĩ bàn, Phật nói còn chẳng hết, huống là các thừa mà có thể biết ”.
Người được vô niệm, sáu căn không nhiễm tự nhiên được vào tri kiến chư Phật. Được như thế gọi là Phật tạng (kho tàng Phật) cũng gọi Pháp tạng (kho tàng pháp), hay bao gồm tất cả Phật, tất cả pháp. Vì cớ sao? Vì vô niệm vậy. Kinh nói “Tất cả chư Phật đều từ kinh này xuất sanh”.

HỏI: Đã bảo vô niệm thì câu “Vào tri kiến Phật “ từ đâu mà lập?
- Từ vô niệm lập. Vì sao? Kinh nói “ Từ gốc vô trụ lập tất cả pháp”. LạI nói “ Ví như gương sáng, trong gương tuy không hình tượng mà hay hiện muôn vàn hình tượng. Vì sao? Vì gương sáng nên hay hiện muôn vàn hình tượng”. Người học đạo do tâm không nhiễm nên vọng niệm chẳng sinh, tâm nhơn ngã diệt, cứu cánh thanh tịnh. Vì thanh tịnh nên hay sanh tri kiến vô lượng.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 22

HỎI: Thế nào là đốn ngộ ?

- Đốn ngộ là ngay trong đời này được giải thoát .
- Làm sao mà biết?
- Ví như sư tử con , khi mới lọt lòng mẹ quả nhiên là sư tử. Người tu đốn ngộ cũng thế. Ngay khi tu liền vào vị Phật. Như tre mùa xuân sanh măng, cũng ngay trong mùa xuân măng thành tre, đồng không có khác. Vì cớ sao? Vì trong ruột trống. Người tu đốn ngộ cũng như thế. Vì chóng trừ vọng niệm, hằng dứt ngã nhơn , cứu cánh không tịch, cùng Phật bằng nhau, đồng không có khác. Cho nên nói “ Ngay nơi phàm là thánh”. Người tu đốn ngộ chẳng rời thân này liền vượt khỏi thế gian, chẳng xả phiền não mà vào Niết Bàn.
- Người không tu đốn ngộ , ví như giả can nhập bầy sư tử , trải trăm ngàn kiếp trọn chẳng được thành sư tử

HỎI : Tánh chơn là thật không hay thật chẳng không? Nếu nói chẳng không tức là có tướng. Nếu nói không tức là đoạn diệt. Tất cả chúng sanh đều nương vào đâu tu hành để được giải thoát?

- Tánh chơn như cũng không cũng chẳng không. Vì sao? Vì diệu thể chơn như không hình, không tướng, không thể được nên nói cũng không. Song trong thể không vô tướng đó đầy đủ diệu dụng hằng sa, không việc gì mà hẳng ứng hiện , nên nói cũng chẳng không. Kinh nói “ Hiểu một tức ngàn theo, mê một tức muôn lầm”. Nếu người giữ một thì muôn việc đều xong, ấy là diệu thuật ngộ đạo. Kinh nói “ Sum la vạn tượng đều do một pháp ấn hiện “. Thế nào trong một pháp mà sanh các thứ kiến? Vì cộng nghiệp như thế do hành làm gốc”.

BÀI 23

Nếu ngườI chẳng chịu hàng phục tâm, chỉ y cứ vào văn nghĩa mà cho là chứng ngộ thì không thể có. NgườI chấp như thế dốI mình, dốI ngườI , mình và ngườI đều phảI đọa. PhảI cố gắng! Cố gắng! xét nát kỹ càng. Chi cần VIỆC ĐẾN CHẲNG NHẬN, TẤT CẢ CHỖ KHÔNG TÂM, ngườI được như thế liền vào Niết Bàn, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, cũng gọI là pháp môn Bất Nhị, cũng gọI Vô Tránh, cũng gọI Nhất Hạnh Tam MuộI. Vì cớ sao? Vì cứu cánh thanh tịnh, không ngã, không nhơn, chẳng khởI thương ghét , là hai tánh không, là không có chỗ thấy, tức là hoàn tất cái Chơn Như vô đắc.

Quyển luận này chẳng truyền cho ngườI không tin, chỉ truyền cho ngườI đồng kiến đồng hạnh. PhảI xem xét ngườI đốI trước có tâm thành tín , kham lãnh thọ, không lui sụt, ngườI như thế mớI nên vì họ mà nói, chỉ dạy khiến cho họ được ngộ. Tôi làm quyển luận này là vì ngườI hữu duyên, chẳng phảI cầu danh lợi.

Chư Phật nói ra ngàn kinh, muôn luận chỉ vì chúng sanh mê muộI, tâm hạnh chẳng đồng, tùy chỗ tà chấp của họ mà nói pháp đốI trị nên có sai biệt. Nếu luận về lý giảI thoát cứu cánh chỉ là “VIỆC ĐẾN CHẲNG NHẬN, TẤT CẢ CHỖ KHÔNG TÂM”. Hằng lặng lẽ như không, cứu canh thanh tịnh tự nhiên giảI thoát.

Ông nếu cầu hư danh miệng nói chơn như mà tâm tợ khỉ vượn, tức là lờI nói, việc làm trái nhau, gọI là dốI mình, sẽ sa vào đường ác. Chớ cầu cái khoái lạc hư danh nhất thờI, mà chẳng biết nhiều kiếp phảI chịu họa ương. Cố gắng! Cố gắng! Chúng sanh phảI tự độ, Phật không thể độ được. Nếu Phật hay độ chúng sanh, thì chư Phật đờI quá khứ số nhiều như cát bụI, lẽ ra tất cả chúng sanh đều được độ hết. Vì sao chúng ta đến ngày nay vẫn còn trôi lăn trong sanh tử, không được thành Phật? Thế nên biết chúng sanh phảI tự độ, Phật không thể độ được. Cố gắng! cố gắng! Tự mình lo tu hành, chớ ỷ lạI vào sức Phật khác . Kinh nói “ Phàm ngườI cầu pháp, chẳng đến Phật cầu”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 24

HỎI : Ở đời sau có những nhóm tạp học làm sao ở chung?

- Chỉ hòa ánh sáng kia, chẳng đồng nghiệp kia. Đồng chỗ chẳng đồng ở. Kinh nói “Tùy Lưu mà tánh thường vậy”. Người học đạo cần yếu phải nghĩ “ Mình vì đại sự nhơn duyên, việc giải thoát , thảy đều chẳng dám khinh người chưa học , kính người mình học như Phật, chẳng đề cao đức mình, chẳng đố kỵ điều hay của người, tự xét nét hạnh của mình, chẳng dòm dỏ lỗi của người” thì ở tất cả chỗ đều không bị chướng ngại, tự nhiên được khoái lạc.

KỆ RẰNG
Nhẫn nhục đạo thứ nhất
Trước phải trừ ngã, nhơn
Việc đến không thọ nhận
Là thân chơn Bồ - Đề.

Kinh Kim Cang nói “ Bồ-Tát không ngã pháp, Như Lai gọi là Bồ-Tát chơn thật”. lại nói “ Chẳng thủ lại chẳng xả, hằng đoạn được sinh tử, tất cả chỗ không tâm, gọi là con chư Phật”. Kinh Niết Bàn nói “ Như Lai chứng Niết Bàn hằng đoạn dứt sanh tử “.

KỆ RẰNG
Nay ta ý thật rất tốt
Khi người chê mắng chẳng buồn
Không lời chẳng nói phải quấy
Niết Bàn sanh tử đồng đường
Hiểu thấu bổn tông nhà mình
Vẫn là không có xanh, đen
Tất cả vọng tưởng phân biệt
Vả biết người đời chẳng rõ.
GởI lời phàm phu đời sau
Dẹp hết trong tâm rơm cỏ

Nay ta ý rất thênh thang
Chẳng nói, không việc, tâm an
Thong dong tự tại, giải thoát
Đông tây dời đổi dễ dàng
Trọn ngày không nói lặng yên
Niệm niệm hướng lý nghĩ xét.
Tự nhiên tiêu dao thấy đạo
Sanh tử quyết chẳng liên quan

Nay ta ý thật lạ kỳ
Chẳng đến trên đời lắng dối
Vinh hoa thảy là giả tạm
Áo rách cơm hẩm đủ no
Đi đường gặp người biếng nói
Người đời đều gọi ta ngu
Ngoài hiện ngu ngơ ám độn
Trong tâm sáng tợ lưu ly
Thầm hợp La Hầu mật hạnh
Chẳng phải phàm phu kham biết.

BÀI 25

HỎI: Kinh Duy Ma nói “ Muốn được Tịnh Độ phải tịnh tâm ấy ”, thế nào là tịnh tâm?

- Dùng cái tịnh cứu cánh làm tịnh
- Thế nào là dùng cái tịnh cứu cánh làm tịnh?
- Không tịnh cũng không không tịnh là tịnh cứu cánh.
- Thé nào là không tịnh cũng không không tịnh ?
- Tất cả chỗ không tâm là tịnh, khi được tịnh mà chẳng khởi tưởng tịnh gọi là không tịnh. Khi được không tịnh cũng không được khởi tưởng không tịnh, gọi là không không tịnh.

HỎI: NgườI tu hành lấy gì làm chứng?

- Lấy cái chứng cứu cánh làm chứng
- Thế nào là cái chứng cứu cánh?
- Không chứng cũng không không chứng, gọi là chứng cứu cánh.
- Thế nào là không chứng và không không chứng?
- Ở ngoài không nhiễm sắc thanh v v… bên trong không nhiễm khởi vọng niệm, được như thế gọi là chứng. Khi chứng mà không khởi tưởng chứng gọi là không chứng. Khi được không chứng cũng không khởi tưởng không chứng gọi là không không chứng.

HỎI: Thế nào là giải thoát?

- Không tâm giải thoát cũng không không tâm giải thoát gọi là chơn giải thoát. Kinh nói “ Pháp còn phải xả huống chi phi pháp” Pháp là có, phi pháp là không, chỉ chẳng chấp có không là chơn giải thoát.

HỎI: Thế nào là đắc đạo ?

- Dùng cái đắc cứu cánh làm đắc.
- Thế nào là cái đắc cứu cánh?
- Không đắc cũng không không đắc là đắc cứu cánh.

HỎI: Thế nào là không cứu cánh ?
- Chẳng không cũng chẳng chẳng không gọi là không cứu cánh.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 26

HỎI : Thế nào là chơn như định

Không định cũng không không định gọi là chơn như định. Kinh nói “ Không có pháp định gọi là vô thượng chính đẳng chính giác, cũng không có pháp định Như Lai có thể nói”. Kinh nói “ Tuy tu không mà chẳng lấy không làm chứng, cũng chẳng khởi tưởng không. Tuy tu định mà chẳng lấy định làm chứng, cũng chẳng được khởi tưởng định. Tuy được tịnh mà chẳng lấy tịnh làm chứng cũng chẳng được khởi tưởng tịnh”.
Nếu sau khi được định, được tịnh, được tất cả chỗ không tâm, liền khởi tưởng được như thế, đều là vọng tưởng, liền bị ràng buộc, không thể nói là giải thoát. Nếu khi được như thế, rõ ràng tự biết , được tự tại mà chẳng được cho là chứng , cũng chẳng được khởi tưởng được như thế , là được giải thoát. Kinh nói “ Nếu khởi tâm tinh tấn là vọng, không phải tinh tấn. Nếu người trong tâm hay chẳng vọng là tinh tấn không bờ mé”.

HỎI : Thế nào là trung đạo?
- Không khoảng giữa cũng không hai bên là trung đạo
- Thế nào là hai bên?
- Có tâm kia, có tâm này là hai bên.
- Thế nào là tâm kia, tâm này?
- Bên ngoài dính với sắc thanh gọi là tâm kia. Bên trong khởi vọng niệm là tâm này. Nếu bên ngoài không nhiễm sắc thanh, gọi là không tâm kia, bên trong không khởi vọng niệm gọi là không tâm này. Thế nên không phải hai bên. Tâm đã không hai bên thì giữa cũng đâu có được. Được như thế gọi là trung đạo. Là Như Lai đạo. Như lai đạo là tất cả người giác được giảI thoát. Kinh nói “ Hư không chẳng hai bên, thân chư Phật cũng vậy ”. Nhưng tất cả sắc không là tất cả chỗ không tâm vậy. Tất cả chỗ không tâm tức là tất cả sắc tánh không. Hai nghĩa chẳng khác, cũng gọi sắc không, cũng gọi pháp sắc không.
Ông nếu lìa tất cả chỗ không tâm mà được Bồ-Đề giảI thoát, Niết Bàn tịch diệt , thiền định kiến tánh thì không thể nào có. Tất cả chỗ không tâm tức là được Bồ-Đề giải thoát, Niết Bàn tịch diệt , cho đến lục độ đều là kiến tánh. Vì cớ sao? Kinh Kim Cang nói “ Không có một chút pháp có thể được , ấy gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác”.

BÀI 27

HỎI : Nếu có tu tất cả hạnh đầy đủ thành tựu được thọ ký chăng?

- chẳng được
- Nếu không tu tất cả pháp thành tựu, được thọ ký chăng?
- Chẳng được.
- Nếu thế áy phải do pháp gì được thọ ký?
- Chẳng do có hành, cũng chẳng do không hành, là được thọ ký. Vì cớ sao? Kinh Duy Ma nói “ Các hạnh tánh tướng thảy đều vô thường “ . Kinh Niết Bàn nói “ Phật bảo Ca Diếp : Các hạnh là thường , không có lẽ phảI”. Ông chỉ tất cả chỗ không tâm là không có hạnh, cũng không không các hạnh, gọi là thọ ký. Nói tất cả chỗ không tâm là không tâm yêu ghét vậy. Nói không yêu ghét là thấy việc tốt chẳng khởi tâm yêu, thấy việc xấu chẳng sanh tâm ghét.

Không tâm yêu ghét gọi là không tâm nhiễm , chính là sắc tánh không. Sắc tánh không là muôn duyên đều bặt. Muôn duyên đều bặt thì tự nhiên được giải thoát.

Ông phải xét kỹ đó, nếu khi chưa được tỉnh sáng, thấu rõ thì phải hỏi sớm. Các ông nếu y theo lời dạy đây tu mà chẳng được giải thoát, tôi xin trọn đời thay các ông chịu tội trong đại địa ngục. Nếu tôi lừa dối các ông , sau này tôi sanh nơi nào sẽ bị sư tử, cọp, sói ăn thịt . Các ông nếu chẳng y theo lời dạy đây siêng năng tu hành thì không bảo đảm thoát khỏi luân hồi. Một phen mất thân người, muôn kiếp khó được lại, phải cố gắng ! cố gắng !

(QUYỂN ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
THIỀN SƯ HUỆ HẢI DẠY CHÚNG

Sư bảo học chúng :
- Tôi chẳng hội thiền , trọn không có một pháp có thể dạy người, không phiền các người đứng lâu, hãy tự đi đi.

Tuy vậy mà học chúng dần dần thêm đông, ngày đêm thưa hỏi . Sư bất đắc dĩ vì hỏi , giải đáp, biện tài không ngại.

Có vị pháp sư đến hỏi :
- Định hỏi một câu, thầy có vui lòng đáp chăng?
Sư bảo :
- Bóng trăng dưới đầm sâu, mặc ý mò bắt.
- Thế nào là Phật?
- Hồ nước trong đối diện , chẳng phải Phật là gì?
Các pháp sư đều ngơ ngác, không biết gì cả. Giây lâu có vị lại hỏI :
- Thầy nói Pháp gì độ ngườI?
- Bần đạo chưa từng có một pháp gì để độ người.
- Thiền sư nhà tối như thế?
- ĐạI đức nói pháp gì độ người ?
- Giảng kinh Kim Cang Bát Nhã.
- Giảng được bao nhiêu lần?
- Hơn hai mươi lần?
- Kinh này ai nói ?
Pháp sư hắng giọng
- Thiền sư khéo nói đùa, há không biết Phật nói sao?
- “ Nếu nói Như Lai có nói pháp là chê bai Phật, người ấy không hiểu nghĩa ta nói ( kinh Kim Cang) nếu nói kinh này không phải Phật nói là phỉ báng kinh”. Thỉnh đại đức nói xem.
Pháp sư im lặng không đáp được. Chốc lát sư lại hỏi
- Kinh nói “ Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai “. Đại đức hãy nói cái gì là Như Lai?
- Đến chỗ này tôi mê hẳn.
- Từ trước đến giờ chưa từng ngộ, nói cái gì là mê?
- Thỉnh thiền sư vì tôi nói.
- Đại đức giảng kinh hơn hai mươi lượt lại chưa biết Như Lai?
Pháp sư lễ bái, cầu xin chỉ dạy. Sư bảo :
- Như Lai là nghĩa như của các pháp, đâu thể quên được.
- Phải là nghĩa Như của các pháp.
- Đại đức nói phải cũng chưa phải.
- Văn kinh rõ ràng đâu thể chưa phảI?
- ĐạI đức Như chăng?
- Như.
- Cây đá Như chăng?
- Như.
- Đại đức Như đồng cây đá Như chăng?
- Không hai.
- Đại đức cùng cây đá đâu khác?
Pháp sư không đáp được, lại khen
- Đây là thượng nhơn, khó đối đáp được.
Giây lâu lại hỏi
- Thế nào được Đại Niết Bàn?
- Chẳng tạo nghiệp sanh tử.
- Thế nào là nghiệp sanh tử?
- Cầu Đại Niết Bàn là nghiệp sanh tử, bỏ nhơ lấy sạch là nghiệp sanh tử, có đắc có chứng là nghiệp sanh tử, không vượt khỏi môn đối trị là nghiệp sanh tử.
- Thế nào là được giải thoát?
- Vốn tự không trói buộc chẳng cần cầu giải thoát, dùng thẳng, hành thẳng là Vô Đẳng Đẳng (Phật không ai sánh bằng là Vô Đẳng, chư Phật đồng nhau gọi là Đẳng. Vô Đẳng Đẳng là chỉ cho Phật)
Pháp sư khen
- Thiền sư như Hòa Thượng thật là ít có.
Khen xong Pháp sư lễ tạ lui ra.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Có vị cư sĩ đến hỏi
- Tức tâm tức Phật, cái gì là Phật?
Sư bảo
- Ông nghi cái gì không phải Phật, chỉ ra xem
Cư sĩ lặng thinh, sư tiếp
- Đạt thì khắp cảnh giới đều là Phật, không ngộ thì hằng trái xa.


Có Luật sư hiệu Pháp Minh đến nói
- Các thiền sư phần nhiều rơi vào không.
Sư bảo
- Trái lại, các tọa chủ phần nhiều rơi vào không.
Pháp Minh hoảng sợ hỏi
- Tại sao rơi vào không?
- Kinh luận là giấy mực, văn tự. giấy mực, văn tự đều là không ( do nhân duyên hợp thành). Dù là trên tiếng dựng lập danh tự, ngôn cú nhưng thể đâu chẳng phải là không?. Tọa chủ bám chặt vào giáo thể đâu chẳng rơi vào không.
- Thiền sư rơi vào không chăng?
- Chẳng rơi vào không.
- Sao lại chẳng rơi vào không?
- Văn tự, ngôn cú đều từ trí huệ mà sanh, đại dụng hiện tiền, đâu thể rơi vào không.
- Cho biết một pháp không đạt, chẳng gọi là “ tất đạt”.
- Luật sư chẳng những rơi vào không, lại còn dùng lầm danh ngôn.
Pháp Minh đổi sắc mặt hỏI :
- Lầm chỗ nào?
- Luật sư chưa rành âm Trung Hoa và Phạn âm làm sao giảng thuyết?
- Thỉnh thiền sư chỉ ra chỗ lầm của Pháp Minh
- Đâu chẳng biết “ Tất Đạt” là tiếng Phạn sao?
(Tất đạt là tiếng Phạn, nói đủ là Tất bà hạt thích tha tất đà, dịch là Nhất thiết nghĩa)
Pháp Minh tuy nhận thấy lỗi mà tâm vẫn còn giận, lại hỏi :
- Phàm kinh, luật, luận là lời Phật, đọc tụng y giáo phụng hành , sao chẳng thấy tánh?
- Như chó điên đuổI bóng, sư tử cắn người. Kinh, luật, luận là tự tánh dụng, người đọc tụng là tánh Pháp.
- Phật A-Di-Đà có cha, mẹ và họ chăng ?
- Phật A-Di-Đà họ Kiều Thi Ca. Cha tên Nguyệt Thượng, mẹ tên Thù Thắng Diệu Nhan.
- Xuất phát từ kinh điển nào ?
- Xuất phát từ tập Đà La Ni.
Pháp Minh lễ tạ, khen ngợi, lui ra.
X
X X
Có vị pháp sư thông tam tạng đến hỏi :
- Chơn như có biến đổi không?
- Có biến đổi.
- Thiền sư lầm
- Đại đức có chơn như chăng ?
- Có
- Nếu không biến đổi, quyết định là phàm tăng. Đâu chẳng nghe “ Thiện tri thức hay chuyển ba độc thành ba nhóm tịnh giới , chuyển sáu thức thành sáu thần thông , chuyển phiền não thành Bồ-Đề , chuyển vô minh thành Đại Trí Chơn Như”. Nếu không biến đổi, đại đức thật là ngoại đạo, chủ trương tự nhiên vậy.
- Nếu vậy, chơn như tức có biến đổi.
- Nếu chấp chơn như biến đổi cũng là ngoại đạo.
- Thiền sư vừa nói chơn như biến đổi, giờ lại nói không biến đổi, vậy thế nào là đúng?
- Nếu người thấy tánh rõ ràng như hạt minh châu Mani hiện sắc, nói biến đổi cũng được, nói không biến đổi cũng được. Nếu người không thấy tánh, nghe nói chơn như biến đổi bèn hiểu biến đổi. Nghe nói không biến đổi bèn hiểu không biến đổi.
Pháp sư khen
- Nên biết Nam Tông (Thiền đốn ngộ miền nam) không thể lường.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Đồ đệ đạo Lão đến hỏi
- Thế gian có pháp nào vượt hơn tự nhiên không?
Sư đáp:
- Có
- Pháp gì hơn được?
- Hay biết tự nhiên vậy.
- Nguyên khí là đạo chăng?
- Nguyên khí là nguyên khí, đạo là đạo.
- Nếu như thế ắc phải có hai
- Biết, không hai người.
- Thế nào là tà, thế nào là chánh?
- Tâm theo vật là tà, vật theo tâm là chánh.
X
X X
Luật sư Nguyên đến hỏi :
- Hòa thượng tu có dụng công chăng?
Sư đáp
- Dụng công.
- Dụng công thế nào?
- Khi đói thì ăn, khi mệt thì ngủ.
- Tất cả mọi người đều như vậy, đồng chỗ dụng công của thầy chăng?
- Chẳng đồng
- Tại sao chẳng đồng?
- Họ khi ăn chẳng chịu ăn, đòi trăm thứ cần dùng; Khi ngủ chẳng chịu ngủ, tính toán ngàn chuyện, do đó chẳng đồng.
Luật sư Nguyên im lặng.
(trang 80)
Đại đức Uẩn Quang đến hỏi
- Thiền sư tự biết chỗ sanh chăng?
Sư đáp
- Chưa từng tử đâu cần luận sanh. Biết sanh tức là Pháp không sanh, chẳng lìa pháp sanh nói pháp không sanh. Tổ sư nói " Chính cái sanh tức không sanh"
- Người không thấy tánh cũng được vậy chăng?
- Tự chẳng thấy tánh, chẳng phải không tánh . Vì sao? Vì thấy tức là tánh, không tánh thì không thể thấy. Thức tức là tánh nên còn gọi là thức tánh. Liễu tức là tánh nên còn gọi là liễu tánh. Hay sanh muôn Pháp nên gọi là Pháp tánh, cũng gọi là Pháp thân. Tổ Mã Minh nói " Nói là Pháp tức tâm chúng sanh. Tâm sanh nên tất cả Pháp sanh. Nếu tâm không sanh thì pháp không nương đâu sanh, cũng không danh tự". Người mê chẳng biết Pháp thân không hình tượng, hay ứng vật hiện hình, bèn nói ( Thanh thanh thúy trúc tổng thị Pháp thân, uất uất hoàng hoa, vô phi Bát Nhã) Hoa vàng nếu là Bát Nhã, Bát Nhã tức đồng vô tình. Trúc biếc nều là Pháp thân , Pháp thân tức đồng cây cỏ. Như người ăn măng tức ăn Pháp thân. Những lối nói như thế đâu thể kể hết. Đối diện mê Phật, nhiều kiếp mong cầu, trong Pháp thể mà mê lầm chạy tìm kiếm bên ngoài . Thế nên người hiểu đạo, đi đứng nằm ngồi đều là đạo , người ngộ Pháp, tung hoành tự tại đều là Pháp.

- Hư không hay sanh linh tri chăng? Chơn tâm duyên thiện ác chăng? Người tham dục là đạo chăng? Người chấp phải quấy về sau tâm thông chăng? Người xúc cảnh sanh tâm có định chăng? Người trụ chỗ yên lặng có huệ chăng? Người ôm lòng khinh người có ngã chăng? Người chấp không, chấp có , có trí chăng? Người tâm văn thủ chứng, người khổ hạnh cầu Phật , người lìa tâm cầu Phật , người chấp tâm là Phaatjtris này hợp đạo chăng? Thỉnh thiền sư mỗi mỗi vì đáp.
- Hư không chẳng sanh linh tri , chơn tâm chẳng duyên thiện ác, người chìm sâu trong tham dục căn cơ cạn, người phải quấy lăng xăng chưa thông, người xúc cánh sanh tâm ít định, người yên lặng quên hết là huệ chìm, người khinh người, cao mạn là ngã mạn, người chấp không, chấp có đều ngu, người tầm văn thủ chứng thêm kẹt, người khổ hạnh cầu Phật là mê, Lìa tâm cầu Phật là ngoại đạo, chấp tâm là Phật là ma.
- Nếu thế thì rốt ráo không thể có ?
- Rốt ráo là Đại đức, chẳng phải rốt ráo không thể có.
Uẩn Quang vui mừng lễ tạ.

(trg 82)
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Sư thượng đường dạy chúng :
- Các ngươi may mắn tự khéo giữ cái vô sự. Kẻ nhọc nhằn tạo tác là mang cùm, sa ngục chứ gì ? Mỗi ngày từ sáng tới tối, bôn ba nói "Ta tham thiền học đạo, hiểu thấu Phật pháp", như thế càng không dính dáng gì. Bần đạo xưa đến tham vấn Hòa Thượng ở Giang Tây (Mã Tổ) , Hòa Thượng dạy :" Kho báu của ngươi đầy đủ tất cả, sử dụng tự tại, chẳng nhờ cầu bên ngoài". Bần đạo từ đây thảy thôi, của báu của mình tùy thân thọ dụng, có thể nói sống thích thú , không một pháp có thể thủ, không một pháp có thể xả, chẳng thấy một pháp tướng sanh diệt, chẳng thấy một vật tướng qua lại, khắp mười phương thế giới không có bằng hạt bụi mà chẳng phải của báu nhà mình. Chỉ quan sát kỹ càng tâm mình một thể tam bảo thường tự hiện trước, không thể nghi ngờ. Chớ suy xét, chớ tìm kiếm , tâm tánh xưa nay thanh tịnh. Kinh Hoa Nghiêm nói " Tất cả pháp chẳng sanh, tất cả pháp chẳng diệt, nếu hay hiểu biết như thế , chư Phật thường hiện tiền". Kinh Tịnh Danh nói " Quán thân thực tướng, quán Phật cũng vậy". Nếu chẳng theo thanh sắc mà động niệm, chẳng theo tướng mạo mà sanh hiểu, tự nhiên vô sự. Đi ! Chớ đứng lâu. Trân trọng!


Hôm nay đại chúng nhóm họp mãi không giải tán. Sư hỏi
- Các người cớ sao ở đây mãi không đi? Bần đạo đã đối diện trình nhau , lại chịu thôi chăng? Có việc gì khả nghi chớ lầm dụng tâm uổng phí khí lực. Nếu có nghi ngờ, các ngươi tùy ý thưa hỏi.
Có vị hiệu Pháp Uyên hỏi :
- Thế nào là Phật? Thế nào là Pháp? Thế nào là tăng? Thế nào là một thể Tam Bảo? Xin thầy từ bi chỉ dậy.
Sư đáp :
- Tâm là Phật, chẳng cần đem Phật cầu Phật. Tâm là Pháp, chẳng cần đem Pháp cầu Pháp. Phật, Pháp hòa hợp không hai là tăng , tức là một thể Tam Bảo . Kinh nói " Tâm, Phật, chúng sanh cả ba không khác".
- Thân, khẩu, ý thanh tịnh gọi là Phật ra đời, ba nghiệp không thanh tịnh gọi là Phật diệt độ. Ví như khi giận thì không vui, khi vui thì không giận, chỉ một tâm thật không hai thể.
- Bản trí sẵn vậy, vô lậu hiện tiền, như rắn hóa thành rồng không đổi vẩy. Chúng sanh hồi tâm thành Phật chẳng đổi mặt.
- Tánh vốn thanh tịnh, chẳng đợi tu thành, có chứng, có tu tức đồng người tăng thượng mạn. Chơn không chẳng kẹt, ứng dụng không cùng, không thủy không chung. Người lợi căn đốn ngộ dụng vô đẳng đẳng tức A-Nậu Bồ-Đề (Vô Thượng Chánh Giác).
- Tâm không hình tướng tức là Sắc thân vi diệu Không tướng Pháp thân.
- Thể tánh tướng đều không tức là Thân Hư Không Vô Biên.
- Muôn hạnh trang nghiêm tức là Công Đức Pháp Thân .
Pháp thân này là gốc của muôn hóa hiện, tùy chỗ đặt tên :
- Trí dụng không hết gọi là Vô Tận Tạng (kho vô tận)
- hay sanh muôn pháp gọi là Bổn Pháp Tạng (Kho gốc các Pháp)
- Đủ tất cả trí gọi là Trí Huệ Tạng (Kho trí huệ).
- Muôn Pháp về Như gọi là Như Lai Tạng (Kho Như Lai).
Kinh nói " Như Lai đó tức là nghĩa Như của các Pháp", lại nói " Tất cả pháp sanh diệt thế gian không có một pháp chẳng về Như".

(Trang 85)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên