Đức Phật A Di Đà là vị Phật như thế nào? - Pháp sư Huệ Tịnh

quehuongcuclac

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 10 2022
Bài viết
36
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Đức Phật A Di Đà là vị Phật như thế nào?
---​
Bài khai thị của Pháp sư Huệ Tịnh tại Chùa Dược Thượng, Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam. Ngày 02/09/2019.
Chú thích nhỏ trong dấu ngoặc đơn.

---​

Nam Mô A Di Đà Phật!

Các vị Liên Hữu.

Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!

Phật Pháp có tám Tông Phái, tám vạn bốn nghìn Pháp môn, nhưng trong thời đại hiện nay muốn đạt được mục đích cuối cùng của Phật Pháp, hiện tại chỉ có một Tông Phái mà thôi, đó là Pháp môn niệm Phật.
Pháp môn niệm Phật là Pháp môn như thế nào? Là Pháp môn nương vào cứu độ của Đức Phật A Di Đà.

Xin giới thiệu với quý Liên Hữu một vị Phật đó là Đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà là Đức Phật như thế nào?
Tôi xin dẫn dụ văn kinh để giới thiệu về Ngài, nội dung mà tôi giảng chia làm 5 điểm:
(1) Phật A Di Đà là vị Giáo Chủ cứu độ chúng sanh.
(2) Đức Phật A Di Đà là Vua của mười phương chư Phật.
(3) Đức Phật A Di Đà là vị cổ Phật trong mười phương chư Phật.
(4) Đức Phật A Di Đà là vị Phật sinh ra mười phương chư Phật.
(5) Đức Phật A Di Đà là Bổn Tôn của người niệm Phật.

1, Phật A Di Đà là vị Giáo Chủ cứu độ chúng sanh.
Có Đức Phật A Di Đà là vị Giáo Chủ cứu độ thì chúng ta có thể thoát khỏi luân hồi, vãng sanh thành Phật, chúng ta không có Đức Phật A Di Đà cứu độ thì sẽ mãi mãi chìm trong biển khổ, tạo nhiều nghiệp tội, không mong gì có ngày thoát ra khỏi luân hồi, Đức Phật A Di Đà là vị cứu chủ.
Trong Kinh nói về vị Giáo Chủ này như thế nào?
Đầu tiên là nguyện thứ 18 trong 48 nguyện nói "nếu tôi thành Phật, mười phương chúng sanh chí tâm tin ưa, cho đến mười niệm, nếu không vãng sanh không thành Chánh Giác", nguyện thứ 18 này nói rằng chúng sanh chỉ cần niệm Phật là vãng sanh Tịnh Độ, nếu chúng sanh niệm Phật mà không vãng sanh thì Đức Phật A Di Đà không thành Phật, chúng sanh niệm Phật vãng sanh Cực Lạc thì Ngài mới thành Phật.

Chúng sanh cần nên niệm Phật như thế nào?
Xét từ phương diện văn kinh, phương pháp niệm Phật rất đơn giản, dễ dàng, chỉ cần niệm Nam Mô A Di Đà Phật bất kỳ ở đâu, lúc nào, làm việc gì cũng đều có thể niệm Phật được, câu Phật hiệu này có đầy đủ Đại Thiện Căn - Đại Phước Đức (một yêu cầu trong Kinh A Di Đà), chữ "Đại" này không phải trong đại-tiểu (lớn-nhỏ), mà "Đại" này có nghĩa là "viên mãn cứu cánh", viên mãn công đức thành Phật, khiến cho người niệm Phật siêu việt (vượt qua) lục đạo luân hồi, siêu việt Đại Thừa - Tiểu Thừa, đến Tây Phương Cực Lạc mau chóng thành Phật, nghĩa là từ cảnh giới phàm phu hoành siêu đến cảnh giới của Phật, vì vậy niệm Phật là đầy đủ công đức, có công đức siêu việt, công đức cứu cánh. "Cứu cánh" nghĩa là thành tựu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng chính là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, chúng ta niệm Phật thì có thể vãng sanh được thành Phật, đạt được cứu cánh vô thượng, chúng ta chỉ cần niệm Phật thì có đầy đủ công đức siêu việt như vậy (Kinh Vô Lượng Thọ: Nếu có người được nghe danh hiệu của Ðức Phật ấy mà vui mừng hớn hở dù chỉ một niệm, nên biết người này được đại lợi ích, liền đầy đủ vô thượng công đức). Chúng ta có thân phận như thế nào thì cứ giữ thân phận như thế ấy mà niệm Phật, không bó buộc trong quy củ phép tắc nào cả (Tổ Pháp Nhiên: "niệm Phật không có hình thức, ngoài việc xưng danh hiệu, không có hình thức gì cả").
Niệm Phật là kiết tường nhất, nơi không có kiết tường thì niệm Phật sẽ đem lại sự kiết tường, niệm Phật là thanh tịnh, nơi không thanh tịnh niệm Phật có thể đem đến sự thanh tịnh, chúng ta chỉ cần niệm Phật, dù khi niệm tâm thanh tịnh hay không thanh tịnh, có phiền não hay không phiền não, có tạp niệm hay không có tạp niệm chúng ta cũng đừng lo lắng, chỉ cần niệm Phật là được rồi, nếu chúng ta niệm Phật được thuần nhất, không có vọng tưởng tạp niệm thì chúng ta có thể hội được sự thanh tịnh, nhưng bất luận là như thế nào chúng ta cứ niệm Phật là được rồi, Đức Phật A Di Đà đều nghe được, Đức Phật A Di Đà đều thấy được, Đức Phật A Di Đà đều biết được, nếu Đức Phật A Di Đà không thấy không biết không nghe thì không phải là Đức Phật A Di Đà, chúng ta chưa niệm Phật thì Phật đã biết, chúng ta chưa cầu vãng sanh Cực Lạc thì Đức Phật A Di Đà đã đem công đức cho chúng ta rồi (Phật đã thành thành tựu công đức vãng sanh cho mỗi chúng sanh), chúng ta niệm Phật thì ánh sáng của Phật chiếu đến chúng ta, chúng ta chưa niệm Phật thì ánh sáng của Đức Phật A Di Đà cũng không xa rời chúng ta, Đức Phật A Di Đà là vị cứu chủ muốn cứu độ tất cả chúng ta.

Các vị Liên Hữu, Đức Phật A Di Đà muốn cứu chúng ta, các vị có muốn Đức Phật A Di Đà cứu không?

Đại chúng đáp: Dạ muốn.

Chúng ta muốn Đức Phật A Di Đà cứu chúng ta vãng sanh Cực Lạc, đồng nghĩa chúng ta không muốn đến gặp Diêm Vương La, chúng ta có muốn về Tây Phương Cực Lạc không?

Đại chúng đáp: Dạ có.

Hôm nay Đức Phật A Di Đà yêu cầu chúng ta để cho ngài cứu, yêu cầu chúng ta phải vãng sanh Cực Lạc, Ngài kêu gọi chúng ta, năn nỉ chúng ta, thỉnh cầu chúng ta, Ngài từ Tây Phương Cực Lạc kêu gọi năn nỉ chúng ta, năn nỉ cho đến Hà Nội này, tiếng gọi của Ngài đã vang đến chùa Dược Thượng rồi. Thực ra từ mười kiếp trước Ngài đã kêu gọi chúng ta, Ngài kêu gọi như thế nào? Ngài nói "mười phương chúng sanh chỉ cần phải niệm Phật là đến Cực Lạc, các bạn niệm Phật thì vãng sanh, các bạn không vãng sanh thì tôi không thành Phật".
Các vị Liên Hữu, Đức Phật A Di Đà thành Phật chưa? Ngài thành Phật đến nay đã mười kiếp lâu như vậy đúng không? Từ mười kiếp đến nay Ngài làm gì?
Ngài không làm gì cả, Ngài chỉ có kêu gọi chúng ta mà thôi, Ngài nói chúng ta đừng ở trong luân hồi nữa, luân hồi không khổ sao? Các vị, luân hồi là khổ hay vui? Khổ mà sao không chịu vãng sanh Cực Lạc? Đức Phật A Di Đà kêu gọi, năn nỉ chúng ta mười kiếp rồi đấy, chúng ta không dễ gì được thân người, lại nghe được tiếng gọi của Đức Phật A Di Đà, một đời này mà không vãng sanh Cực Lạc thì đợi đến khi nào mới vãng sanh? Không có cơ hội đâu! Vì sao? Bởi vì hiện tại là thời kỳ mạt pháp, Phật Pháp sắp bị tàn diệt.
Chúng ta nên biết rằng Tông Tịnh Độ là Pháp môn Cứu Độ của Đức Phật A Di Đà, Đức Phật A Di Đà muốn cứu độ tất cả chúng sanh về Cực Lạc, Ngài không muốn có bất kỳ chúng sanh nào còn trôi lạc ở luân hồi, Ngài liên tục kêu gọi, liên tục năn nỉ, thậm chí Ngài chắp tay thỉnh cầu chúng ta, bởi vì Ngài xem chúng ta là con của Ngài, đứa con này ở bên ngoài lưu lạc đã lâu rồi khiến cho tâm của cha mẹ hết sức đau thương, vì vậy Đức Phật A Di Đà Đại Từ Đại Bi, trong lòng ngài rất đau thương, rất bi thương, vì sao bi thương? Bởi vì chúng ta còn chưa đến Tây Phương Cực Lạc, giống như đứa con còn đang lang thang bên ngoài chưa về nhà, đương nhiên là cha mẹ đau thương rồi, trừ khi đứa con về nhà thì tâm mẹ mới an lạc, chúng ta vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thì Đức Phật A Di Đà mới an tâm.
Đức Phật không có tâm, Ngài dùng tâm của chúng sanh làm tâm của mình, chúng sanh khổ thì tâm của Phật cũng khổ, chúng sanh vui thì Phật cũng vui, trong kinh điển nói rằng "chúng sanh đau khổ tôi đau khổ, chúng sanh an lạc tôi an lạc", có nghĩa là Phật nói chúng sanh đau khổ thì Phật đau khổ, chúng sanh an lạc thì Phật an lạc, Ngài đem niềm vui nỗi khổ của chúng sanh làm niềm vui nỗi khổ của mình, tâm này chính là tâm Phật, tâm này chính là Tâm Đại Từ Đại Bi, Tâm Đại Từ Đại Bi này chỉ Phật mới có mà thôi (vô duyên đại từ - đồng thể đại bi), còn các vị Bồ Tát, A La Hán không có được tâm này, phàm phu chúng ta thì lại càng không có. Tâm Đại Từ Đại Bi của Đức Phật A Di Đà Phật vô cùng rộng lớn, Ngài muốn cứu độ tất cả chúng sanh, trên từ Bồ Tát Đẳng Giác như Ngài Phổ Hiền, Văn Thù, dưới đến tội nhân ngũ nghịch thập ác, Đức Phật A Di Đà đều cứu độ bình đẳng khiến tất cả chúng sinh đều được vãng sanh Cực Lạc như nhau, đều mau chóng thành Phật.
Trong kinh, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng "mười phương chúng sanh có một đặc tính là phiền não rất nặng, nghiệp chướng rất sâu, bức tranh ấy đều hiển bày ở thế giới Ta Bà này, những chúng sanh ấy đều cứng cỏi, khó điều phục, khó hóa độ cho nên mười phương chư Phật nhìn thấy đều thương xót mà lắc đầu (không thể cứu độ)", nhưng có Đức Phật A Di Đà không lìa xa chúng ta bởi vì Ngài có năng lực cứu độ chúng ta.
Đức Phật A Di Đà dùng cái gì để cứu chúng ta? Đó là nguyện thứ 18 trong 48 nguyện, "cho đến mười niệm" có nghĩa là Ngài dùng Danh Hiệu để cứu độ chúng ta, câu danh hiệu này nằm trong sáu chữ (Nam Mô A Di Đà Phật).
Đức Phật A Di Đà làm sao có năng lực cứu độ chúng ta được? Tuy là giấy trắng mực đen viết ra nhưng mà làm sao sáu chữ này có năng lực cứu độ chúng ta được?
Đúng rồi không sai đâu! Tất cả công đức của Đức Phật A Di Đà không để ở chỗ khác, sự cứu độ của Đức Phật A Di Đà không đặt ở chỗ khác mà đặt hết trong câu danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, trong kinh điển Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng "trong câu danh hiệu này có vô lượng vô biên bất khả tư nghì công đức".
Chúng ta thì từ nhiều đời nhiều kiếp cho đến tận đời này đã tạo vô số ác nghiệp, nhiều đời nhiều kiếp lại đây chúng ta tạo ra những tội gì?
Các vị Liên Hữu, đời này chúng ta có sát sinh ăn thịt không? Đoạt mạng chúng sanh để ăn thịt vậy có tốt không? Có nghiệp tội không? Chúng ta đời này và đời đời kiếp kiếp trước đây đã từng sát sinh rất nhiều. Cũng vậy, chúng ta đời đời kiếp kiếp có từng lừa người khác không? Lừa người khác có phải là tội không? Có mắng người khác, có nói dối người khác, có nói thị phi không? Chúng ta đã từng dùng miệng lưỡi của mình để lừa gạt người khác, nói lỗi của người khác, mắng chửi người khác rất nhiều, vậy có tội không? Chúng ta có lấy trộm đồ của người khác không? Lấy đồ không cần lấy thì tạo ra tội trộm cắp vô lượng vô biên, đời đời kiếp kiếp chúng ta đã nói những điều không cần nói, nghĩ những điều không cần nghĩ, làm những điều không cần làm, chúng ta tạo vô lượng vô biên tội như vậy thì phải lấy vô lượng vô lượng công đức để tiêu trừ, chúng ta lấy thiện so sánh với ác thì chỉ có thiện ít ác nhiều, tội nhiều hơn công đức thì lấy cái gì mà trả nợ? Chỉ có tiếp tục luân hồi mà thôi. Như vậy phải làm như thế nào đây? Phải làm sao?

Đại chúng đáp: Dạ niệm Phật.

Đúng rồi, bởi vì câu Nam Mô A Di Đà Phật có vô lượng vô biên công đức không thể nghĩ bàn, có thể tiêu trừ vô lượng tội nghiệp từ nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta, hơn nữa còn giúp chúng ta vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thành Phật, niệm Phật rất đơn giản, dễ dàng, lại được lợi ích rất lớn, công đức rất thù thắng, đây hoàn toàn không phải nhờ sự tu hành thanh tịnh của chúng ta, mà chính là Đức Phật A Di Đà đem câu Vạn Đức Hồng Danh cho chúng ta.
Trong kinh có nói "chúng sanh trong tam ác đạo đều đến nước tôi, nhận được công đức của tôi và đều đạt được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, mau chóng thành Phật", câu kinh này nghĩa là gì? Là Đức Phật A Di Đà kêu gọi mười phương chúng sanh, Ngài kêu gọi những chúng sanh trong tam ác đạo địa ngục - ngạ quỷ - súc sanh, Ngài luôn kêu gọi các chúng sanh ấy, Ngài nói Ngài cần đi cứu những chúng sanh ấy đến Tây Phương Cực Lạc, giúp họ mau chóng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề - mau chóng thành Phật.
Đức Phật A Di Đà là đấng Đại Từ Đại Bi, Ngài không chỉ cứu độ chúng sanh cõi người mà còn cứu độ chúng sanh trong địa ngục - ngạ quỷ - súc sanh, chúng sanh trong ba cõi địa ngục - ngạ quỷ - súc sanh không có trí tuệ, chỉ có thống khổ thì làm sao có thể tinh tấn tu hành, cũng không thể niệm Phật, nhưng Đức Phật A Di Đà cũng có biện pháp cứu độ họ về Tây Phương Cực Lạc, bởi vì Đức Phật A Di Đà có thiên bá ức Hóa Thân, nghĩa là Ngài cũng hiện thân trong địa ngục để cứu chúng sanh trong cõi ấy, Ngài cũng hiện thân cứu độ chúng sanh trong cõi ngạ quỷ, đối với chúng sanh trong cõi súc sanh Ngài hiện thân súc sanh để cứu độ chúng, có lúc Ngài hiện thân làm chim, heo, gà, vịt, chó và nói tiếng nói giống như chúng sanh đồng loại để cứu độ chúng, Đức Phật A Di Đà cũng muốn cứu những côn trùng nhỏ nhất, nên đối với các loại côn trùng nhỏ Ngài cũng hiện thân nhỏ như vậy để cứu độ chúng.
Nếu chúng sanh chúng ta niệm Phật, chúng ta có người họ hàng đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, Đức Phật A Di Đà sẽ hiện thân cứu độ họ, nếu có những người mẹ bị sảy thai hoặc vô tình làm hư thai, không cần thỉnh cầu bái vọng tà mị, chỉ cần niệm Phật, Đức Phật A Di Đà liền cứu độ con của bạn, những đứa bé ấy cũng được Đức Phật A Di Đà cứu về Tây Phương Cực Lạc, bởi vì chúng ta niệm Phật thì lục thân quyến thuộc chúng ta đều nhận được ánh sáng của Đức Phật A Di Đà chiếu rọi. Đức Phật A Di Đà có sự yêu thương như vậy, có trí tuệ và sức mạnh như vậy, nếu Ngài không có trí tuệ thì Ngài không thể cứu tổ tiên chúng ta và con cháu chúng ta, Đức Phật A Di Đà có thần thông không thể nghĩ bàn cho nên chỉ cần niệm Phật, chúng ta niệm Phật không những bản thân được vãng sanh Cực Lạc mà còn siêu độ tổ tiên, cứu độ tổ tiên.
Trong kinh, Đức Phật A Di Đà nói "thường dẫn tự tâm cứu hữu tình, độ khắp chúng sanh khổ A Tỳ", ngay cả chúng sanh trong địa ngục A Tỳ, Phật cũng cứu độ được họ, địa ngục A Tỳ là nơi chứa đầy dẫy chúng sanh tạo tội, chúng sanh muốn thoát khỏi địa ngục A Tỳ là vô cùng khó khăn, thế nhưng Đức Phật A Di Đà cũng có năng lực cứu độ những chúng sanh ấy, đưa họ về Tây Phương Cực Lạc, cho nên mười phương chúng sanh không có chúng sanh nào là không được Đức Phật A Di Đà cứu độ.
Trong kinh điển nói Đức Phật A Di Đà là vị Phật như thế nào? Nếu Đức Phật A Di Đà không thể cứu chúng sanh trong lục đạo luân hồi, giúp họ được vãng sanh thành Phật thì Ngài không thể thành Phật, nghĩa là "nếu Đức Phật A Di Đà không cứu nổi chúng sanh trong lục đạo luân hồi vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thành Phật thì Ngài không thể nào trở thành một vị Phật", ở trong kinh điển nói rằng "Đức Phật A Di Đà là một vị Pháp Vương cứu đời", "Cứu" ở đây có nghĩa là cứu độ, cứu đời, chữ "Đời" ở đây là "Thế", nghĩa là cứu độ tất cả chúng sanh trong Thế Gian, Đức Phật A Di Đà là vị Phật cứu Thế, cứu độ tất cả chúng sanh trong mười phương, cho nên trong kinh điển đã chứng minh, giải thích rõ ràng, Đức Phật A Di Đà là vị Pháp Vương Cứu Thế, là vị Phật cứu độ chúng sanh, là vị cứu chủ của tất cả chúng sanh.
Chữ "Cứu" thể hiện ý nghĩa gì? Nghĩa là hiển thị đối phương cái gì cũng không có, không có đồ ăn, không có đồ mặc, không có chốn ở, không có đồ đạc, cũng không có tiền, những người đó có cần cứu độ không? Những người đó vô cùng khốn khổ bần cùng đúng không? Các vị Liên Hữu, chúng ta có phải là hạng bần cùng khốn khổ không? Chúng ta không có phước đức, không có trí tuệ, có phải là bần cùng không? Chúng sanh trong lục đạo luân hồi đều rất khổ phải không?
Đức Phật A Di Đà vì muốn cứu độ chúng ta nên Ngài đem sáu chữ "Nam Mô A Di Đà Phật" ban tặng cho chúng ta, chúng ta nhận lấy thì liền có trí tuệ, phước đức để rời khỏi lục đạo luân hồi, đây là món quà mà Phật cho chúng ta, cho nên Ngài là vị Pháp Vương Cứu Thế, là vị Cứu Chủ của chúng sanh, đây là điều trong kinh đã nói, cho nên chúng ta niệm Phật thì vãng sanh Cực Lạc Tịnh Độ. Chúng ta đừng cho rằng chúng ta có niệm Phật nhưng không có công đức, không có công phu cho nên không có tư cách vãng sanh Cực Lạc, chúng ta từng có nói như vậy đúng không?

Đại chúng đáp: Dạ phải.

Chúng ta vốn dĩ không có công đức (công đức vô lậu cần hành đạo với tâm Tam Luân Thể Không, dùng công đức ấy hồi hướng cầu vãng sanh, đây là pháp tu tự lực cho hàng thượng căn đại trí, người thời mạt pháp không làm được, nên Tổ Thiện Đạo nói: "các ông không có sức đoạn nghiệp, các ông chỉ có sức tạo nghiệp thôi, việc làm của các ông đều tương ưng với danh lợi"), dù niệm Phật từ lúc mới sinh ra cho đến lúc trăm tuổi cũng không có công phu, nhưng mà câu danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật thì có công đức, công đức của lục độ vạn hạnh đều trong câu danh hiệu này, câu danh hiệu này chính là công phu của chúng ta, giới-định-tuệ đều ở trong câu danh hiệu này, chúng ta chỉ cần niệm Phật thì được đầy đủ giới-định-tuệ (công đức vô thượng của Phật A Di Đà ban cho), chúng ta dùng căn cơ thân phận chúng ta mà niệm Phật, chúng ta có thể niệm bao nhiêu câu Phật thì cứ niệm bấy nhiêu câu Phật, tâm chúng ta niệm Phật như thế nào thì cứ dùng tâm ấy mà niệm Phật, tuy chúng ta chưa khởi tâm niệm Phật nhưng Đức Phật A Di Đà nói với chúng ta "bạn chỉ cần xưng danh hiệu tôi là được rồi".
Chúng ta niệm Phật không cần quán tưởng ánh sáng của Đức Phật, hoặc quán tưởng hoa sen, quán tưởng những sự trang nghiêm của tượng Phật, quán tưởng công đức của Phật v.v. những pháp quán tưởng này đều không cần thiết, chúng ta chỉ cần niệm câu danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật là được rồi, chúng ta nhớ Phật thì niệm Phật, lỡ quên niệm Phật cũng không sao, chúng ta là chúng sanh thì cũng có lúc quên, chúng ta có vọng tưởng không nhớ niệm Phật cũng không sao, chúng ta là phàm phu mà sao không có vọng tưởng tạp niệm được, chúng ta còn phải làm việc, lúc chúng ta tập trung làm việc không thể niệm Phật được cũng không sao, nếu chúng ta không làm việc thì không có kinh tế lo cho gia đình, nên mỗi người đều phải làm việc, khi công việc xong rồi thì chúng ta niệm Phật, lúc ngủ chúng ta không thể niệm Phật được thì cũng không sao, ngủ thì cứ yên tâm mà ngủ, ngủ xong thức dậy thì niệm Phật, chúng ta phiền não, có vọng tưởng tạp niệm nên quên niệm Phật cũng không sao, vọng tưởng tạp niệm hết rồi thì chúng ta tiếp tục niệm Phật.
Tóm lại chúng ta tập thành thói quen niệm Phật, lấy niệm Phật làm cuộc sống và cuộc sống chúng ta chính là niệm Phật, mỗi người chúng ta đều có hoàn cảnh khác nhau, có người niệm Phật ít, có người niệm Phật nhiều, có người niệm Phật thì tâm liền được thanh tịnh, có người niệm Phật thì tâm liền khởi vọng tưởng tạp niệm, nhưng cũng không sao cả, cũng đừng so sánh với ai, cứ lấy thân phận bình thường để niệm Phật là được, tóm lại cứ nhớ đến Phật thì niệm Phật, có thể niệm nhỏ tiếng thì cứ nhỏ tiếng mà niệm Phật, có thể niệm lớn tiếng thì cứ lớn tiếng mà niệm Phật, ở trong Đạo Tràng cộng tu có thể lớn tiếng niệm Phật, còn ở trong gia đình thì phải tùy tình huống mà hành xử cho phù hợp.
Chúng ta còn có lo lắng là lúc già, lúc bệnh khổ, lúc lâm chung hoảng hốt, không thể niệm Phật được thì làm sao đây? Không sao cả, Đức Phật A Di Đà đều biết, Đức Phật A Di Đà luôn ở bên cạnh chúng ta, Ngài đang kêu gọi chúng ta, chăm sóc chúng ta, đợi chờ chúng ta, một khi chúng ta tắt thở thì liền phát hiện ra "a! con đang ngồi trên hoa sen của Phật rồi" (khi tắt thở khí Âm thịnh Dương suy nên thấy được Phật và Thánh chúng - PS. Huệ Tịnh). Đức Phật A Di Đà là một vị Phật, là vị cứu chủ của chúng sanh, Ngài làm sao mà không biết được, Ngài có bỏ chúng ta không? Không bao giờ Ngài bỏ chúng ta.
Có một người mẹ sinh một em bé, giả sử như em bé này khi sinh ra đã bị mù, tuy đứa bé này không nhìn thấy mẹ nó, nhưng người mẹ này có rời xa em bé không?

Đại chúng đáp: Dạ không.

Cũng vậy, tuy chúng ta không nhìn thấy Đức Phật A Di Đà nhưng Ngài không bao giờ rời xa chúng ta, chúng ta cần phải tin tưởng như vậy thì mới gọi là có niềm tin chắc chắn của người tu Tịnh Độ, nếu không có niềm tin như vậy không phải là niềm tin của người tu Tịnh Độ, chúng ta tin tưởng có Đức Phật A Di Đà, có Tây Phương Cực Lạc, nhưng tin như vậy vẫn chưa đủ, tiến thêm một bước nữa là tin Đức Phật A Di Đà luôn muốn cứu chúng ta, Ngài cứu chúng ta là dùng Danh Hiệu để cứu, mà trong câu danh hiệu này vốn có vô lượng vô biên công đức có thể cứu chúng ta, mang chúng ta đến Tây Phương Cực Lạc một cách miễn phí, vì đó là nhà của chúng ta (Phật vì chúng sanh mà thành tựu Tịnh Độ Cực Lạc). Chúng ta niệm Phật thì nhà chúng ta có hoa sen, trên hoa sen có tên chúng ta, đời này chúng ta phát nguyện đến Tây Phương Cực Lạc là quay về nhà, đến đó thành Phật, chúng ta cần tin tưởng như vậy. Tông Tịnh Độ nói Tín-Nguyện-Hạnh, Tín nghĩa là tin như vậy.

Tiếp theo là Nguyện, Nguyện có nghĩa là gì? Nguyện có hai ý nghĩa: một là Phát Nguyện; hai là Mong Muốn.
(1) "Phát Nguyện" có nghĩa là hiện tại chúng ta không có, chúng ta mong muốn tương lai sẽ có được điều đó, vì có phát nguyện mới có động lực để thực hiện, chẳng hạn như chúng ta muốn phát nguyện để trở thành một vị Bộ Trưởng, thành một Tổng Thống thì phải dốc hết sức mình để làm được điều đó, phát nguyện để trở thành A La Hán thì chúng ta cần phải nỗ lực đoạn trừ phiền não, phát nguyện trở thành Đại Bồ Tát ngoài đoạn trừ phiền não thì chúng ta còn phải tu lục độ vạn hạnh, nếu phát nguyện muốn thành Phật thì phải trải qua 3 đại A-tăng-kỳ kiếp và phải tu lục độ vạn hạnh, đây chính là nghĩa "Phát Nguyện".
(2) Còn "Mong Muốn", chẳng hạn như người khác đem một cục vàng bỏ bên bàn cho chúng ta, đề nghị chúng ta tiếp nhận, chúng ta có muốn nhận không? Đức Phật A Di Đà đem cục vàng danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật đến tặng cho chúng ta, chúng ta có muốn tiếp nhận không?

Đại chúng đáp: Dạ muốn.

Đức Phật A Di Đà nói: đến lúc lâm chung tôi dẫn bạn về Tây Phương Cực Lạc, bạn có muốn đi không?

Đại chúng đáp: Dạ muốn đi.

"Nguyện" trong Tín-Nguyện-Hạnh đó là "Mong Muốn", mà thứ chúng ta mong muốn đã có sẵn rồi, đang chờ chúng ta gật đầu chấp nhận, chỉ cần chúng ta đồng ý mà thôi. Đức Phật A Di Đà năn nỉ chúng ta tiếp nhận sự cứu độ của Ngài, vãng sanh về Cực Lạc của Ngài, Đức Phật A Di Đà mười kiếp đến nay đều năn nỉ chúng ta, năn nỉ chúng ta mười kiếp rồi, từ mười kiếp đến nay chúng ta chưa một lần đồng ý với Ngài, vì vậy đời này chúng ta phải đồng ý với Đức Phật A Di Đà, mong muốn tiếp nhận công đức của Ngài, đồng ý tiếp nhận sự cứu độ của Ngài, mong muốn vãng sanh Cực Lạc Tịnh Độ, vì vậy "Nguyện" này chính là "Mong Muốn".
Nguyện như vậy có khó không? Nguyện như vậy có nhẹ nhàng không?
Rất dễ, rất nhẹ nhàng.

"Hạnh" trong Tín-Nguyện-Hạnh có nghĩa gì? Hạnh là cố gắng tu hành có phải không? Không phải như vậy! Bạn chỉ cần niệm Phật thì Đức Phật A Di Đà luôn ở bên cạnh bạn, chúng ta cứ an ổn mà niệm Phật, cứ an lạc mà niệm Phật, nếu chúng ta vọng tưởng tạp niệm rất nhiều, rất khổ não, chúng ta chỉ cần nhẹ nhàng niệm Phật là được, đương nhiên niệm Phật có nhiều phương pháp, nhưng chúng ta cứ theo căn cơ hoàn cảnh của bản thân là được, bởi vì Đức Phật A Di Đà đều nghe thấy, đều biết và đều nhìn thấy.
Như vậy việc niệm Phật là khó hay dễ?
Nếu Đức Phật A Di Đà quy định cho chúng ta một ngày niệm Phật mười vạn tiếng thì chúng ta không thể vãng sanh nổi, nếu Đức Phật A Di Đà nói bạn niệm Phật không được có vọng tưởng tạp niệm thì chúng ta không thể vãng sanh, bởi vì chúng ta còn sinh tồn, còn phải làm việc, chúng ta còn phải làm việc thì làm gì có thời gian niệm một ngày mười vạn tiếng, nếu bắt buộc trong một ngày phải niệm 10.000 tiếng thì đã là không dễ rồi, vì vậy Đức Phật A Di Đà nói "không sao cả, cứ tùy theo hoàn cảnh của bạn mà niệm" (Tổ Thiện Đạo dạy niệm Phật: "Chân con Sếu thì dài, chân con Vịt thì ngắn").
Chúng ta sinh ra thế giới Ta Bà này thì đều có vọng tưởng, tạp niệm, nếu không có vọng tưởng tạp niệm thì đâu phải là chúng sanh, cũng giống như chúng ta khi Vua mới sinh ra là đã có mũi, có tai, chúng ta không có mũi, không có tai thì không phải là người.
Nhưng đến Tây Phương Cực Lạc thì phiền não không còn, thân Phật liền hiển lộ, thân thể chúng ta to lớn vô lượng vô biên trùm khắp vũ trụ, không phải cơ thể hình hài như hiện tại, còn ở thế gian này phải chịu cảnh lúc già thì đầu tóc bạc đi, da nhăn nheo, một ngày không tắm thì liền hôi hám, bởi vì đây là con người mà! Như vậy chúng ta cần phải làm gì? Chỉ cần chúng ta niệm Phật. Đây gọi là Tín-Nguyện-Hạnh.

Chúng ta niệm Phật thì có ánh sáng Phật trùm khắp nhiếp thủ chúng ta, trong kinh nói rằng "ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới, nhiếp thủ không bỏ chúng sanh niệm Phật", câu Nam Mô A Di Đà Phật là Danh Hiệu Ánh Sáng, ánh sáng này chính là bản thân của Đức Phật A Di Đà, bản thân Đức Phật A Di Đà cùng với Danh Hiệu Ánh Sáng là một thể. Cho nên trong Kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giải thích "vì sao gọi là Phật A Di Đà? Vì Phật A Di Đà có ánh sáng vô lượng chiếu khắp mười phương thế giới không bị chướng ngại, cho nên gọi là A Di Đà", Đức Phật A Di Đà gọi là Ánh Sáng, mà ánh sáng này không bị chướng ngại, nghĩa là không bị ngăn ngại bởi phiền não của chúng sanh, chúng sanh phiền não to lớn như thế nào Đức Phật A Di Đà cũng đều cứu họ về Cực Lạc, Ngài không hề bị nghiệp chướng của chúng sanh làm chướng ngại, đời đời kiếp kiếp đến nay nghiệp chướng của bạn sâu nặng như thế nào cũng không thành vấn đề, Phật đều cứu bạn về Tây Phương Cực Lạc, ánh sáng này cũng không bị chướng ngại của yêu ma ngoại đạo, không bị bất kỳ chướng ngại nào làm trở ngại (Tổ Thiện Đạo: Lúc lâm chung Phật cùng Thánh chúng đến tiếp dẫn, các tà nghiệp trói buộc không thể làm chướng ngại). Đức Phật A Di Đà là Đức Phật có ánh sáng vô lượng, ánh sáng này cứu độ tất cả chúng sanh, bất kể chúng sinh nào cũng đều ở trong vòng ánh sáng cứu độ của Ngài, hiện đời chúng ta được ánh sáng này bảo hộ, lúc lâm chung thì được cứu độ về Tây Phương Cực Lạc, chúng ta đừng sợ lúc lâm chung như thế nào, chỉ cần niệm Phật là đều được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, bởi vì Đức Phật A Di Đà là vị cứu chủ của chúng sanh.

2, Đức Phật A Di Đà là Vua trong mười phương chư Phật.
Điều này trong nhiều văn kinh đã nói, nghĩa là oai thần công đức của Đức Phật A Di Đà là đệ nhất (công đức cứu độ), tất cả oai thần công đức của các chư Phật không thể sánh bằng.
Quang minh ánh sáng tức là trí tuệ, trí tuệ học vấn của thế gian không thể so sánh với trí tuệ của Phật, trí tuệ này trong Phật Giáo gọi là Trí Bát Nhã, nghĩa là trong tất cả các Đức Phật, ánh sáng của Đức Phật A Di Đà là tối tôn đệ nhất trong mười phương chư Phật, ánh sáng của Đức Phật A Di Đà là không thể nghĩ bàn, như vậy có phải Đức Phật A Di Đà là Vua trong các Đức Phật không? Trong một quốc gia chỉ có một vị Vua, không thể có hai, tất cả các vị quan lớn khác đều ở dưới trướng của vị Vua này, ánh sáng của Đức Phật A Di Đà là tối tôn đệ nhất không ai có thể sánh bằng, quang minh của chư Phật cũng không thể bì kịp, trong Kinh Vô Lượng Thọ nói "Đức Phật A Di Đà là Vua trong các Đức Phật, quang minh cực tôn, tối tôn trong quang minh của chư Phật", nhiều bộ kinh đã hiển thị Đức Phật A Di Đà là Vua trong các Đức Phật.
Có người thắc mắc trong cảnh giới của Phật ánh sáng đều như nhau không sai biệt, làm sao có thể nói ánh sáng của Đức Phật A Di Đà siêu việt so với ánh sáng các Đức Phật khác?
Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật Thích Ca có giải thích "tuy rằng quả báo thành Phật là bình đẳng, nhưng mức độ tu hành của mỗi vị Phật không giống nhau, trong mười phương tất cả chư Phật, Đức Phật A Di Đà khi còn ở nhân địa là Bồ Tát Pháp Tạng, Ngài đã phát nguyện nhiều và sâu hơn so với các Đức Phật khác, sự tu hành của Ngài cũng nhiều và lâu hơn so với các Phật khác", cho nên Đức Phật Thích Ca nói thêm "Đức Phật A Di Đà lúc đầu phát nguyện gấp 10 lần mười phương chư Phật, sự phát nguyện, hạnh nguyện của Ngài gấp 10 lần mười phương chư Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát v.v." (Đại A Di Đà Kinh - Chi Khiêm), nghĩa là sự tu hành Tam Minh Lục Thông của Đức Phật A Di Đà vượt hơn mười phương chư Phật, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát ít nhất là 10 lần, cũng chính là nói về Trí Tuệ cũng hơn 10 lần các chư Phật khác, Trí Tuệ cứu độ chúng sanh của Đức Phật A Di Đà hơn 10 lần các Đức Phật khác nên ánh sáng của ngải cũng siêu việt hơn chư Phật khác, nghĩa là ánh sáng trên thân của Phật A Di Đà vượt hơn các chư Phật khác, không thể nghĩ bàn được, cuối cùng Đức Phật Thích Ca kết luận rằng "Đức Phật A Di Đà là Vua trong các Đức Phật, ánh sáng của Ngài là tối tôn đệ nhất trong mười Phương chư Phật", cho nên chúng ta cần hiểu rằng trong mười phương chư Phật, Đức Phật A Di Đà có một đặc sắc đó là tính Siêu Việt, tuy cùng là Phật như nhau nhưng Ngài không giống với các Đức Phật khác.

3, Đức Phật A Di Đà là một vị cổ Phật.
Tuy nói Đức Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã mười kiếp, nhưng từ nhiều kiếp lâu xa về trước Ngài đã sớm thành Phật rồi, trong kinh điển nói rằng Đức Phật A Di Đà là một vị cổ Phật, như Kinh Trang Nghiêm nói "Đức Phật ấy đến không chỗ đến, đi không chỗ đi, không sanh không diệt, thành Phật nhiều kiếp đến nay, nguyện cứu độ tất cả chúng sanh" (Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh - Pháp Hiền), nghĩa là Ngài thành Phật vượt qua thời gian, không chỉ là mười kiếp, Ngài thường hiện hữu thành Phật ở thế gian, lần này Ngài hiện thân thành Phật ở thế giới Cực Lạc, đây là tùy thuận nguyện vọng của Ngài mà thị hiện, nghĩa là Ngài thành Phật đã nhiều lần rồi, nhưng lần này Ngài hiện thân thành Phật ở Tây Phương Cực Lạc, Ngài thành Phật không chỉ là mười kiếp, mà vốn dĩ Ngài đã thành Phật từ vô lượng kiếp rồi, bây giờ Ngài hiện thân ở Tây Phương Cực Lạc.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông nói rằng "tôi nhớ từ hằng hà sa kiếp trước đây, có Đức Phật thị hiện tên là Vô Lượng Quang, có 12 Đức Như Lai kế tiếp nhau ra đời, vị Phật cuối cùng là Siêu Nhật Nguyệt Quang, Đức Phật ấy dạy tôi Niệm Phật Tam Muội", 12 vị Như Lai vừa nói đồng với 12 quang minh ánh sáng của Phật, 12 ánh sáng ấy chính là Phật A Di Đà (Kinh Vô Lượng Thọ nói 12 danh hiệu quang minh của Phật A Di Đà tương đồng văn kinh này của Kinh Lăng Nghiêm), điều này cho thấy từ vô lượng kiếp trước đây Đức Phật A Di Đà đã thành Phật rồi, chứ không phải Ngài mới thành Phật từ mười kiếp đến nay, Kinh Pháp Hoa cũng nói "tam thiên sát trần kiếp trước đây Ngài đã thành Phật", điều này kết luận rằng Đức Phật A Di Đà là một vị cổ Phật.

4, Đức Phật A Di Đà là vị Phật sinh ra mười phương chư Phật.
Chúng ta nghe đến đây thường sẽ rất kinh ngạc: Đức Phật A Di Đà sinh ra tất cả các Đức Phật. Điều này căn cứ từ kinh điển nào? Đức Phật Thích Ca giới thiệu trong hai bộ kinh, một là Kinh Vô Lượng Thọ, hai là Hội Như Lai trong Kinh Đại Bảo Tích.
Kinh Vô Lượng Thọ nói như thế nào? Kinh nói "thế giới Cực Lạc đều có hoa sen khắp mọi nơi, mỗi hoa sen có ba mươi sáu trăm ngàn ức ánh sáng, mỗi ánh sáng có ba mươi sáu trăm ngàn ức Đức Phật, mỗi Đức Phật phóng ra trăm ngàn ánh sáng chiếu khắp thế giới thuyết Vi Diệu Pháp", nói thế có lẽ mọi người không hiểu lắm, tôi xin giải thích một cách đơn giản, nghĩa là ở Cực Lạc Thế Giới có rất nhiều hoa sen, trên mỗi hoa sen phóng ra vô lượng ánh sáng, mỗi ánh sáng phóng ra vô lượng các Đức Phật, các Đức Phật này đến mười phương thế giới để nói Pháp Vi Diệu, Pháp Vi Diệu là pháp gì? Là Pháp Cứu Độ của Đức Phật A Di Đà (Tổ Thiện Đạo: "Sở dĩ Như Lai hưng xuất thế, duy thuyết Di Đà Bản Nguyện Hải").
Trong Như Lai Hội của Kinh Đại Bảo Tích nói (tiếp nối văn Kinh Vô Lượng Thọ ở trên) "...tất cả chư Phật vô lượng vô biên này hướng về phương đông, phương tây, phương nam v.v. đi về tám phương để thuyết pháp", nghĩa là phương đông, tây, nam, bắc, đông-nam, tây-nam, phương trên, phương dưới đều có Đức Phật thị hiện thuyết pháp. Thế giới Ta Bà này là phía đông của Tây Phương Cực Lạc, thế giới của Đức Phật Dược Sư cũng ở phía đông của Tây Phương Cực Lạc, cho nên trong Kinh A Di Đà nói (nghĩa) "các Đức Phật này đều xuất hiện ở Tây Phương Cực Lạc" (trong Kinh A Di Đà mười phương chư Phật khuyên vãng sanh Cực Lạc, đây là chứng minh cho lời giải thích về "Pháp Vi Diệu" ở trên).
Ở thế giới Ta Bà này xuất hiện Đức Phật nào? Là Phật Bổn Sư Thích Ca, Ngài cũng từ Tây Phương Cực Lạc thị hiện, là từ Đức Phật A Di Đà xuất hiện, cho nên Đức Phật Thích Ca xuất hiện tại thế giới Ta Bà này có một mục đích, đó là muốn giới thiệu sự cứu độ của Đức Phật A Di Đà, giúp chúng ta niệm Phật vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thành Phật rồi lại giống như Đức Thích Tôn, đi đến mười phương thế giới thuyết pháp cứu độ chúng sanh, đây là điều mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Vô Lượng Thọ nói.
Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói "mười phương các Quốc Độ, tất cả chúng Bồ Tát, tất cả những vị Pháp Thân Phật, hóa thân vào hoa sen, đều từ cõi nước của Phật Vô Lượng Thọ, từ trong thế giới Cực Lạc mà xuất hiện" (Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già - Thật Xoa Nan Đà), tất cả Đức Phật, Bồ Tát trong mười phương cũng như vậy, nghĩa là chư Phật, Bồ Tát đều từ Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Thọ mà xuất hiện, chúng ta niệm Nam Mô A Di Đà Phật là niệm vị Phật căn bản trong mười phương các Đức Phật, chúng ta đến Tây Phương Cực Lạc thì cũng giống như mười phương chư Phật đến mười phương thế giới, giảng giải kinh văn độ chúng sanh.

5, Đức Phật A Di Đà là Bổn Tôn của người niệm Phật.
Bổn Tôn nghĩa là gì? Bổn là căn bản, Tôn là tôn quý, nghĩa là độc tôn, độc tôn là duy nhất, không có hai.
Bổn Tôn có nghĩa là vị Phật duy nhất, tôn quý nhất của chúng ta, so với các Đức Phật khác càng tôn quý, tôn quý còn hơn cả sinh mạng của chúng ta, chúng ta có thể không có sinh mạng nhưng không thể không có Bổn Tôn, vì sao? Bởi vì có Bổn Tôn mới có thể cứu độ chúng ta, có thể thành tựu Pháp Thân Huệ Mạng cho chúng ta, không có Bổn Tôn thì chúng ta tiếp tục luân hồi, Pháp Thân Huệ Mạng, Phật Tánh không thể hiện lộ, cho nên Bổn Tôn chỉ có một, không có hai mà cũng chẳng có ba, trong mười phương chư Phật thì Đức Phật nào là Bổn Tôn của chúng ta? Chỉ có Đức Phật A Di Đà là Bổn Tôn! Cho nên chúng ta coi Đức Phật A Di Đà là Bổn Tôn của chúng ta, là điểm dựa cho chúng ta, Bổn Tôn là Pháp Thân Huệ Mạng của chúng ta, là nơi nương tựa tuyệt đối. Vì vậy một người niệm Phật chuyên nhất thì Phật Đường của họ chỉ thờ một vị, chính là Đức Phật A Di Đà, không có hai Bổn Tôn, nghĩa là Bổn Tôn chỉ có một với một mà thôi, Ngài luôn bên cạnh chúng ta, có vị Bổn Tôn là Đức Phật A Di Đà thì vấn đề sanh tử của chúng ta được giải quyết, không có vị Bổn Tôn này chúng ta nhất định không thể thoát khỏi sanh tử luân hồi, cho nên vị Bổn Tôn này rất tôn quý.

Vậy Đức Phật A Di Đà là:
(1) Là vị Cứu Chủ của chúng ta.
(2) Là Vua trong các Đức Phật.
(3) Là vị cổ Phật.
(4) Tất cả chư Phật đều từ Đức Phật A Di Đà mà sinh ra.
(5) Đức Phật A Di Đà là Bổn Tôn của chúng ta.

Thời gian có hạn, hôm nay tôi nói đến đây, chúc mọi người tin Phật, niệm Phật, vãng sanh Cực Lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật!

--- HẾT ---
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đức Phật Thích-Ca nói:

Sinh tử niết bàn.
Chúng sinh Phật đà.
Đồng là HOA ĐỐM.


Vậy là


KHÔNG CÓ Phật A di đà????
KHÔNG CÓ chúng sanh???
KHÔNG CÓ cái VẬT gì là quê hương cực lạc???

Nhất là!!!!!
KHÔNG CÓ luôn cái gì là Phật Thích Ca???




Vậy ông có BIẾT:
"TỪ đâu CÓ ông là cái VẬT gì là quê hương cực lạc????

quê hương cực lạc KHÔNG CÓ thì ông BIẾT gì cái ĐẾCH gì đâu mà Copy&Paste????
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chắc ông cũng nói như thằng niệm Phật NGU dễ tè vnbn là Vo Minh cũng NGU dễ tè chỉ BIẾT Copy&Paste phải không????

Thì bởi vậy!!!
Chỉ có người NGU dễ tè KHÔNG BIẾT cái ĐẾCH gì mới Copy&Paste thui.!!!!!

Cho tui hỏi:
Copy&Paste CÓ cái gì CHỨNG MINH "Sau khi CHẾT bà cố rồi mới???"

Sao mà ông TIN dễ tè vậy????

CÓ chắc lúc ông CẬN TỬ????
Do you know "what the hell you are doing???"
Do you khow "what the hell you are doing in your dreams????

"Everyday! Being in your dream is CẬN TỬ.!"
Ông thử Niệm Phật trong chiêm bao coi được bao nhiêu lần????

Good luck.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên