Gặp...

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Mỏi gót nên ta tạm dừng chân,
Dừng luôn khái niệm... sạch trơn lòng.
Rõ ràng Người ẩn tàng nơi ấy,
Nên mãi đi tìm... mãi cách ngăn!

Vi trần CNKT
22/12/2001
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Ngộ được cái " bản lai diện mục" có phải là đã đến nơi hay không?

Ngộ được tánh bản lai là ngộ phần lý (khai mở Tuệ minh giải). Cần phải thực hành kiểm nghiệm (sống với nó) mới có được những kinh nghiệm thực tế... như thế mới có thể tiêu mòn và đoạn tận ý nghiệp. Hành trình kiểm nghiệm này từng bước khai mở Tuệ tri kiến, Tuệ song chiếu và Tuệ vô thượng.
*Tuệ tri kiến khai mở khi ta kiềm chế được thân nghiệp và khẩu nghiệp một cách liên tục ở bất cứ nơi nào ( không phân biệt là cảnh tịnh hay cảnh động).
*Tuệ song chiếu khai mở khi Khi ta kiềm chế được 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) một cách liên tục ở bất cứ nơi nào (không phân biệt là cảnh tịnh hay cảnh động) mặc dù ý nghiệp chưa hoàn toàn lọc sạch.
*Tuệ vô thượng khai mở khi khi 3 nghiệp hằng thanh tịnh ở bất cứ nơi nào. Đến đây mới được gọi là đã đến nơi!

Vi trần (CNKT, CB, NĐG) 21/8/2014
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Thiền Định Huệ Xả...

Thiền Định Huệ Xả...

Gió từ viễn xứ, gió bay sang…
Duyên cớ vì đâu phải vượt ngàn,
Lang thang hỏi đến bao giờ mỏi,
Và đến bao giờ hết đi hoang?

Gió từ áp lớn, gió bay sang,
Áp khí ngang nhau mới hạ màn,
Lớn, nhỏ…không dung hòa nhau được,
Gió còn lê mãi bước chân hoang…

Nóng quá làm cho khí nở ra,
Thành vùng áp lớn phải bay xa,
Nhàn du phút chốc liền siêu rỗi,
Chẳng gọi lũ về với bão qua.

Lạnh lẽo làm cho khí phải co,
Tạo vùng áp thấp khiến âu lo,
Muôn phương gió đến gây bão lũ,
Trời đất còn đâu bóng nguyệt hoa.

Lạnh, nóng… thường nên phải dung hòa,
Áp đừng chênh lệch quá nghe chưa!
Bão lũ không còn qua khuấy phá,
Đời sống từ đây bớt khổ lo…

Huệ nóng… dù cho chẳng bi thương,
Nhưng dễ đi hoang, dễ hóa cuồng…
Phải dùng Định lạnh… thâu hoang tưởng,
Định, Huệ… ngang nhau mới bình thường.

Định lạnh… thường gây lắm tóc tang,
Đất trời hỗn độn, lắm nguy nan,
Huệ nóng… phát sinh ngăn thương tổn,
Định, Huệ… gồm thâu mới nhẹ nhàng.

Định, Huệ… không hai, chẳng phải hai!
Dung hòa nhổ sạch những chông gai,
Tạo thế cân bằng cho sinh loại,
Hòa hợp từ đây hết nạn tai.

Định, Huệ… ngang nhau phải xả ngay,
Còn lưu khái niệm sẽ huênh hoang,
Cuồng phong, lũ quét liền xâm hại,
Tịnh xứ từ đây khó bảo toàn…

Thiền định là phương pháp định tâm,
Cho lòng ổn định, chẳng lăn xăn…
Thế gian vạn sự không chi phối,
Rỗng, sáng… tùy duyên chuyển hóa người.

Thiền quán là môn trực diện đời,
Rõ ràng chân tướng…chẳng lăn trôi,
Tùy duyên khai ngộ cho sinh loại,
Thoát khổ trầm luân, tọa bửu đài.

Thiền đạo… đường chim chẳng tích tung,
Còn lưu khái niệm… khó tương phùng,
Đảo điên vọng tưởng liền chướng ngại,
Bặt niệm… nghìn trùng chẳng cách ngăn.
21/12/2001.
 
Last edited by a moderator:

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
TAM THỪA THIỀN
* * *
I. Khái niệm: Thế nào là Tam Thừa Thiền?
Tam Thừa Thiền gồm có: Tiểu Thừa Thiền, Đại Thừa Thiền và Phật thừa Thiền.
II. Phân tích:
1. Thế nào là Tiểu Thừa Thiền?
Tiểu thừa Thiền là pháp Thiền chủ yếu thoát khổ cho riêng mình, không có ý giúp cho những người khác cùng thoát khổ. Đây là loại “Thiền Trốn Chạy” vì loại Thiền này chủ yếu dựa vào Tịnh cảnh…Tiểu thừa Thiền có 4 lớp là: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền.
a. Sơ Thiền có tên là Ly Sanh Hỷ Lạc Địa: Nếu chúng ta cắt ái, ly gia, đoạn dục (Ly) đến ở nơi yên tĩnh thì chúng ta sẽ cảm thấy hoan hỷ…vì đã trút được gánh nặng cuộc đời (Hỷ). Dần dần…tướng hoan hỷ sẽ không còn mà thay vào đó bằng cái vui nhè nhẹ như bay bổng (Lạc). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Sơ Thiền.
b. Nhị Thiền có tên là Định Sanh Hỷ Lạc Địa: Khi chúng ta có được hoan hỷ, rồi sau đó cảm nhận cái vui nhè nhẹ như bay bổng…chúng ta an trú trong trạng thái này không bao lâu thì nội thức hoạt động (đây là nguyên lý Cực Tịnh sinh Động): Bao nhiêu chuyện trong quá khứ bắt đầu xuất hiện, vì thế chúng ta phải cột Tâm vào một pháp nào đó (Hơi thở, Thần chú…). Dần dần Tâm ta trở lại ổn định (Định) và hoan hỷ liền trở lại (Hỷ). Sau đó cái tướng hoan hỷ không còn mà thay vào đó bằng cái vui nhè nhẹ như bay bổng (Lạc). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Nhị Thiền.
c. Tam thiền có tên là Ly Hỷ Diệu Lạc Địa: An trú trong Nhị Thiền…dần dần thô tướng hoan hỷ không còn (Ly Hỷ) chỉ tồn tại cái vui nhè nhẹ bay bổng (Lạc), lúc nào cũng như vậy…mà không cần phải cột Tâm vào một pháp nào như ở Nhị Thiền. Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Tam Thiền.
d. Tứ Thiền có tên là Xả Niệm Thanh Tịnh Địa: Trụ trong Tam Thiền…cảm nhận được cái vui nhè nhẹ bay bổng từ thô tháo đến vi tế và cuối cùng không còn cảm nhận (Xả Niệm), thay vào đó bằng trạng thái rỗng lặng thênh thang vô cùng vô tận (Thanh Tịnh). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Tứ Thiền.
2. Thế nào là Đại Thừa Thiền?
Đại Thừa Thiền là pháp Thiền không dựa vào Tịnh cảnh, có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào: Đi, Đứng, Ngồi, Nằm… cũng đều thực hiện được. Là loại Thiền Trực Diện…chứ không phải trốn chạy như Tiểu Thừa Thiền.
Đại Thừa Thiền có 10 chi là: Giác, Quán, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, Nội Tịnh, Xả, Niệm, Tuệ, Bất Khổ Bất Lạc. Được phân bố trong 4 lớp Thiền là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền.
a. Sơ Thiền gồm có 5 chi là: Giác, Quán, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm. Nếu chúng ta biết rõ được các pháp (Giác) tự tánh vốn Rỗng Lặng, vì nó vốn chẳng phải là một cái gì…(Không Quán), tự tướng các pháp vốn giả…vì thay đổi theo duyên (Giả Quán). Chúng ta giữ không cho Ý chạy theo thế giới bên ngoài, đồng thời cũng không cho Ý chạy vào thế giới nội Tâm (Trung Quán). Được như vậy sẽ đẩy lùi được tạp niệm, vì thế chúng ta cảm thấy hoan hỷ (Hỷ), sau đó tướng Hỷ không còn và thay vào đó bằng cái vui nhè nhẹ bay bổng (Lạc), không tồn tại tạp niệm nào khác (Nhất Tâm). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Sơ Thiền.
b. Nhị Thiền có 4 chi là: Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, Nội Tịnh. Lìa Giác, lìa Quán… nhưng chúng ta vẫn có được trạng thái hoan hỷ (Hỷ) và tướng Hỷ lui dần…thay vào đó bằng cái vui nhè nhẹ bay bổng (Lạc), tạp niệm không còn (Nhất Tâm) và nội tâm lúc bấy giờ mở rộng đến thênh thang vô cùng vô tận (Nội Tịnh). Như vậy là chúng ta vào được lớp Nhị Thiền.
c. Tam Thiền có 5 chi là: Nhất Tâm, Nội Tịnh, Xả, Niệm, Tuệ. Tâm lý thuần nhất không xen tạp niệm (Nhất Tâm) chúng ta cảm thấy lòng trải rộng thênh thang (Nội Tịnh) rồi cái thênh thang này mở rộng đến vô tận…lúc này hình như cái gọi là Ta…không còn hiện hữu (Xả). Nếu trạng thái này được duy trì (Niệm) thì chúng ta sẽ cảm thấy rõ được hoạt cảnh trước khi có cái thân này theo trình tự thụt lùi. Nếu chúng ta cứ mặc nhiên như khán giả xem phim, thì chúng ta sẽ xem hết cuốn phim này đến vô thỉ…rồi ngược lại đến vô chung…và thấy được rõ ràng cái “Bộ mặt thật” của các pháp (Tuệ). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Tam Thiền.
d. Tứ Thiền có 4 chi là: Nội Tịnh, Xả, Niệm, Bất khổ Bất Lạc. Vì thấy rõ bộ mặt thật của các pháp…cho nên chúng ta không còn bị Tam giới khuynh đảo; do đó lòng ta lúc nào cũng thênh thang dàn trải đến vô tận (Nội Tịnh), cho nên cái gọi là Ta…hình như không tồn tại (Xả) và trạng thái này… nếu lúc nào cũng duy trì (Niệm) thì chúng ta sẽ không cảm thấy Khổ và cũng không cảm thấy Sướng…mặc dầu chúng ta vẫn sinh hoạt bình thường như những người khác…trong cuộc đời đầy biến động này (Bất Khổ Bất Lạc). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Tứ Thiền.
3. Thế nào là Phật Thừa Thiền?
Phật Thừa Thiền là loại Thiền dựa vào Tri kiến Phật và 4 Vô ngại pháp giới…để khai hóa những chúng sinh tàng ẩn trong Tâm chúng ta, đồng thời tạo điều kiện giúp chúng sinh bên ngoài…thoát xác chúng sinh Trang nghiêm Tịnh Địa.
Phật Thừa Thiền có 2 loại là: Pháp Hoa Thiền và Hoa Nghiêm Thiền.
a. Pháp Hoa Thiền: Là loại Thiền dựa vào Kinh Pháp Hoa cũng gồm có 4 lớp là: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền.
* Sơ Thiền: Mục đích chính là khai mở cái Tri kiến Phật…là khai mở cái Tri kiến khách quan…Tri Bất Tri và Kiến Bất Kiến. (Xem phần Tam Thừa Giáo)
Từ phẩm Phương Tiện thứ 2 đến phẩm Pháp Sư thứ 10 (Kinh Pháp Hoa)…Phật đã phương tiện giúp cho chúng ta khai mở cái Tri kiến Phật. Nếu nghiên cứu mà không khai mở được cái Tri kiến Phật…thì chúng ta cần phải thực hành 3 điều là:
- Khởi tâm Từ-bi lớn đối với tất cả chúng sinh: Chúng ta không nên giết hại chúng sinh, không nên ăn thịt chúng sinh…vì hình hài tuy khác nhau, nhưng sinh mệnh thì Bình đẳng: Cũng có đủ đức tánh Như Lai…cho nên tất cả chúng sinh là Chư Phật tương lai. Hơn nữa, nhiều kiếp ở trong sinh tử, chúng ta có nhiều thân nên có nhiều quyến thuộc, do tạo nghiệp không giống nhau nên có những thân không giống nhau ở trong 6 cảnh giới: Địa ngục, Ngạ quỷ, Cầm thú, Atula, Người, Trời. Vì thế tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của chúng ta, chúng ta nỡ lòng nào ăn thịt quyến thuộc của mình!
- Thường nhu hòa nhẫn nhục: Nhu hòa nhẫn nhục thì tránh được Sân giận…vì thế sẽ không có cơ hội gây tạo ác nghiệp.
- Không sinh Tâm mắc kẹt ở một nơi nào: Giúp cho chúng ta không bảo thủ cố chấp…nhờ vậy mà chúng ta không bị các pháp khống chế…vì thế chúng ta sẽ nhìn các pháp bằng cặp mắt trong sáng, khách quan…tạo điều kiện cho cái Tri kiến Phật được khai mở.
* Nhị Thiền: Mục đích chính là nhìn thấy được cái Tri kiến Phật. Nghiên cứu kỹ phẩm Hiện Bửu Tháp thứ 11 thì sẽ thấy được cái Tri kiến Phật. Nếu nghiên cứu mà vẫn không thấy được thì tự xem lại chính mình có mắc kẹt ở nơi nào hay không? Có còn ham muốn, vọng cầu…hay không? Chúng ta nên quét sạch tất cả…không cầu phước báo: Trời, Người, Thinh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật khái niệm…chỉ hướng đến Giác ngộ rốt ráo là xóa sạch mọi dấu vết trong Tâm, để cho Tâm không còn biến động … lúc đó chúng ta sẽ thấy được cái gọi là Tri kiến Phật.
* Tam Thiền: Mục đích là để cho chúng ta thấy rõ ràng cái Tri kiến Phật…Kinh Pháp Hoa từ phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ 12 đến phẩm Chúc Lụy thứ 22 sẽ giúp cho chúng ta thấy được rõ ràng cái Tri kiến Phật. Nếu tham cứu mà vẫn không sáng tỏ được…thì chúng ta cần phải:
- Tiết chế trong ăn uống: Không ăn phi thời, chiều không nên ăn (nếu bệnh thì có thể ăn cháo) để dễ tham Thiền nhập Định.
- Ăn mặc đơn giản: Không nên quá chú ý đến hình thức.
- Ngủ từ 6 – 8 tiếng đồng hồ mỗi đêm, để đủ tỉnh táo và để điều hòa cơ thể, để tránh ảo giác và bệnh tật.
- Giữ giới nghiêm túc: Không phóng túng theo Thế gian.
- Hướng Tâm cao thượng: Không đố kỵ, thấp hèn…
- Mở rộng cõi lòng: Không tiểu nhân, ích kỷ…
- Giữ Tâm thanh tịnh: Quét sạch những tạp niệm đảo điên.
- Sống bằng chính khả năng của mình: Không dựa dẫm người khác, không lợi dụng người khác…
- Lúc nào cũng tâm niệm rằng: Tri kiến Giải thoát và Thiện Giải thoát là quý nhất; vì nó đem đến an vui lâu dài không chỉ cho riêng Ta mà còn cho tất cả những chúng sinh hữu duyên.
- Tùy duyên giảng Kinh Pháp Hoa cho những chúng sinh hữu duyên…vì Bố thí vật chất chỉ giúp cho chúng sinh đỡ khổ 1 ngày, 1 tháng, 1 năm hoặc 1 đời…nhưng Bố thí Pháp thì có thể giúp chúng sinh thoát khổ trong Vô lượng kiếp.
- Không khinh cái Phật của chính mình và cũng không khinh cái Phật của tất cả chúng sinh. Lúc nào cũng tạo điều kiện giúp cho cái Phật của chính mình phát huy tác dụng, đồng thời tùy duyên tạo điều kiện giúp cho cái Phật của chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng.
- Lúc nào cũng quý trọng cái Diệu Lực Như Lai: Là cái Diệu Lực xuất phát từ Tâm hồn Bình lặng…nó giúp cho chúng ta bảo toàn Thể lực và phát huy Trí lực. Đây là hai yếu tố cần thiết để cứu chúng ta và cứu chúng sinh thoát ly Sinh Tử khổ .
- Chúng sinh vô lượng…vì thế chúng ta phải tùy duyên vận dụng những phương pháp thích hợp tùy thuộc Nghiệp lực, Thể lực và Trí lực…của chúng sinh để dẫn dắt, không nên quá cứng ngắt!
Nếu thực hiện được như trên thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ thấy được rõ ràng cái Tri kiến Phật.
* Tứ Thiền: Mục đích chính là Thể hiện cái Tri kiến Phật. Kinh Pháp Hoa từ phẩm Dược Vương thứ 23 đến phẩm Phổ Hiền thứ 28…sẽ giúp chúng ta có được phương pháp để thể hiện cái Tri kiến Phật. Nếu tham cứu mà chưa thông được thì chúng ta cần phải: Quên mình, quên Pháp, dũng mãnh vượt qua những cám dỗ từ bên ngoài, đồng thời vượt qua những biến động của nội tâm. Dùng phương tiện Thiện Giải thoát để thuyết phục chúng sinh bên trong tâm thức và dẫn dắt chúng sinh hữu duyên bên ngoài. Nếu phạm phải sai lầm thì nên rút kinh nghiệm…để không tái phạm, không nên bảo thủ, cố chấp, không nên háo danh háo thắng…và phải thường xuyên thực hành hạnh Phổ Hiền:
- Một là Lễ Kính Chư Phật và tất cả chúng sinh, vì chúng sinh là Chư Phật tương lai.
- Hai là Xưng Tán Như Lai: Là khen ngợi cái Thanh tịnh Tâm; vì cái Thanh tịnh Tâm nó giúp cho chúng ta và chúng sinh có được sự an ổn nơi Tâm hồn.
- Ba là Quảng Tu Cúng Dường: Cúng dường là từ ngữ đọc trại đi của từ “Cung dưỡng” có nghĩa là cung cấp của cải, vật chất…để nuôi dưỡng thân mạng và cung cấp Pháp thực để nuôi dưỡng Huệ mạng. Vì thế Quảng tu cúng dường ở đây là tạo điều kiện để cho cái Phật của chúng ta ngày thêm tỏa sáng và tạo điều kiện để cho cái Phật của chúng sinh cũng mỗi ngày thêm tỏ rạng.
- Bốn là Sám Hối Nghiệp Chướng: Sống ở Thế giới Ta-bà này không thể nào tránh khỏi những lỗi lầm; vì thế chúng ta phải thường xuyên cảnh giác! Phát hiện kịp thời những lỗi lầm để dừng lại; đừng để cho nó tăng trưởng! như thế nghiệp quá khứ mới không có cơ hội phát tác, nhờ vậy mà lỗi lầm sẽ ngày mỗi tiêu mòn và đoạn tận.
- Năm là Tùy Hỷ Công Đức: Thấy người làm việc tốt, nếu có điều kiện thì phát tâm tham gia. Tuyệt đối không nên đố kỵ, kích bác…
- Sáu là Thỉnh Chuyển Pháp Luân: Hiện tại tuy Phật đã nhập Niết Bàn, nhưng Giáo pháp của Phật vẫn còn tại thế… vì vậy, nếu gặp người tỏ ngộ Chánh pháp thì chúng ta nên thỉnh họ thuyết giảng để cho chúng ta thông hiểu và rút kinh nghiệm để thực hành.
- Bảy là Thỉnh Phật Trụ Thế: Tuy Phật hiện tại không còn, nhưng hình ảnh tượng trưng…cũng có thể giúp chúng ta nhớ đến ân đức của Phật để học tập. Vì vậy chúng ta cũng nên thỉnh hình tượng Phật về nhà, trang trí ở nơi thường nhìn thấy…để thường nhớ đến Phật và sống theo lời Phật dạy. Như thế chúng ta mới không gây tạo ác nghiệp, nhờ vậy mà không phải sa đọa ác đạo.
- Tám là Thường Tùy Phật học: Tùy theo trình độ của mỗi người và tùy theo thời đại…chúng ta phải học tập và hiểu về Phật một cách thực tế. Như thế mới có ích cho chúng ta và mới có thể vận dụng kết quả cho những đối tượng chúng sinh.
- Chín là Hằng Thuận Chúng sinh: Chúng ta không nên quá cứng ngắt, không nên quá máy móc…chúng ta nên tùy theo nghiệp lực và trình độ giác ngộ của mỗi chúng sinh… mà vận dụng những phương pháp thích hợp để dẫn dắt…thì công tác “Tự giác, Giác tha…” mới có kết quả. Tuyệt đối không nên chỉ trích khuyết điểm của người khác; nhất là không nên xúc phạm bất kỳ một đối tượng chúng sinh nào… được như thế thì Giác Hạnh mới sớm Viên mãn.
- Mười là Phổ Giai Hồi Hướng: Tất cả những suy nghĩ, tất cả những lời nói, tất cả những hành động…của chúng ta đều vì “Tự giác, Giác tha…để cho Giác hạnh sớm Viên mãn” ngoài ra, không mong cầu gì khác. Nghĩa là: Đối với chúng sinh lưu trú trong Tâm thức chúng ta và tất cả chúng sinh lưu trú trong Tam giới…chúng ta chỉ có một mục đích duy nhất là giúp cho chúng thoát xác chúng sinh, Viên mãn Bồ-đề, Trang nghiêm Tịnh địa.
Đây là hành trình thể nhập Tri kiến Phật, chúng ta phải luôn ghi nhớ và thực hành. Được như vậy thì sớm muộn gì… cũng viên thành Phật Đạo.
b. Hoa Nghiêm Thiền: Hoa Nghiêm Thiền là Thiền pháp hình thành từ 4 Vô ngại pháp giới…của Kinh Hoa Nghiêm. Vì thế Hoa Nghiêm Thiền cũng có 4 lớp là: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền.
- Sơ Thiền: Chủ yếu tư duy để thông suốt cái vô ngại thứ nhất là Lý Vô Ngại Pháp Giới.
Lý là lý tánh. Vì thế, vô ngại thứ nhất có nghĩa là Tánh vô ngại của pháp giới.
Như chúng ta đã được biết: Các pháp vốn không có Định Tánh, vì nó vốn không phải là một cái gì. Vì lý do này cho nên chúng ta biết chắc chắn rằng Pháp giới cũng không có Định Tánh.
Nếu chúng ta không nhận những thói quen sinh, diệt…làm Tánh, thì cái Không Tánh sẽ xuất hiện: Nó chính là Chân tánh, là Thật tánh, là Bất nhị tánh…vì trong đó không tồn tại 2 tập hợp Tánh đối đãi là Tánh và Vô Tánh. Nó là cái Thanh tịnh bản nhiên…hàm tàng các pháp nhưng không đồng nhất với các pháp. Nó không phải là cái “Ngoan không” như lông rùa, sừng thỏ…Nó cũng không phải là cái đối lập với cái Có. Nó tồn tại liên tục vượt không gian và thời gian. Khi nào chúng ta buông bỏ tất cả mọi khái niệm… và cái khái niệm buông bỏ kia…cũng không tồn tại thì chúng ta sẽ cảm nhận được Nó. Nó không phải là Có và Nó cũng không phải là Không…cho nên ngôn ngữ và khái niệm cũng không hiển bày Nó được.
Chúng ta không nên lầm tưởng Nó là cái Hư vô vô bổ: Những lúc làm việc quá nhiều, chúng ta cảm thấy đầu óc nặng nề, thân thể mỏi mệt…Nếu chúng ta tạm thời thả lỏng Thân, Tâm…buông bỏ tất cả mọi khái niệm…thì chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái…và cảm thấy đầu óc lại sáng bừng lên. Chính Nó! Chính cái Chân Không kia đó…Nó tiếp sức cho chúng ta và tiếp sáng…cho chúng ta. Như vậy Nó đâu phải là cái Hư Vô vô bổ!
- Nhị Thiền: Chủ yếu tư duy để thông suốt Vô ngại thứ hai của Kinh Hoa Nghiêm. Đó là Sự Vô Ngại Pháp Giới.
Sự là Sự tướng. Tướng của các pháp là Không Tướng…vì hình tướng của các pháp thay đổi liên tục; cho nên Tướng của pháp giới cũng là Không Tướng. Biết Tướng của pháp giới là Không Tướng…thì đừng chạy theo nó! Đừng lưu lại hình bóng của nó trong Tâm…thì biến động của nội Tâm sẽ ít dần và chấm dứt. Đây là lúc chúng ta trở về với cái Thanh tịnh Tâm, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, an vui, thư thái… vì thế, những lúc cần nghỉ ngơi…chúng ta chỉ cần: Không chạy theo thế giới bên ngoài và cũng không lưu lại dấu vết bên trong Tâm thức…thì tần số biến động của Tâm thức sẽ chậm dần rồi dừng lại. Đó là lúc chúng ta trở về với cái Tâm Thanh Tịnh ban đầu, xóa sạch những ưu tư phiền muộn.
- Tam Thiền: Chủ yếu tư duy để thông suốt cái vô ngại thứ 3 của Kinh Hoa Nghiêm. Đó là Lý Sự Vô ngại Pháp Giới
Tánh của Pháp giới là Vô Tánh, Tướng của Pháp giới là Vô Tướng. Vì Tánh Vô Tánh nên hình thành Tướng Vô Tướng và ngược lại…Nếu đối diện ngoại cảnh mà chúng ta thấy biết rõ ràng, nhưng không chạy theo ngoại cảnh. Trực diện nội Tâm thấy rõ biến cảnh trong Tâm nhưng không chạy theo biến cảnh trong Tâm…thì cảnh trong Tâm và Ngoại cảnh đều không gây chướng ngại cho chúng ta. Vì thế cho nên, chúng ta không cần phải trốn chạy…trốn chạy chỉ là biện pháp tạm thời. Trốn chạy chỉ làm cho chúng ta thêm yếu hèn bạc nhược…có khi mất phương hướng và mất lòng tin ở khả năng phi thường sẵn có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải tạo điều kiện để cho Tiềm lực này phát huy tác dụng…
- Tứ Thiền: Chủ yếu tư duy để thông suốt cái vô ngại thứ 4 của Kinh Hoa Nghiêm. Đó là Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới: là sự không chướng ngại nhau của Vạn Sự, Vạn Vật…
Do thành tựu 3 Vô ngại là Lý Vô Ngại, Sự Vô Ngại và Lý Sự Vô Ngại…cho nên chúng ta không bị biến cảnh trong Tâm và Ngoại cảnh khống chế. Vì thế, chúng ta có thể làm chủ hoàn toàn nội tâm và ngoại cảnh: Vận dụng được Tiềm lực sẵn có trong mỗi chúng ta để theo dõi quy luật vận hành của vạn vật và biến vạn vật thành những vật thể có ích cho chúng sinh. Ví dụ: Lợi dụng sức nước, sức gió…thông qua tuabin tạo ra nguồn điện…
Đồng thời chúng ta cũng có thể lợi dụng cái Ảo để trừ cái Ảo…như trong giấc chiêm bao hay khi Thiền Định: Nếu gặp Lửa cháy thì chúng ta có thể tưởng Mưa để dập Lửa, nếu gặp Sông Biển thì chúng ta có thể tưởng Cây Cầu…hoặc tưởng Thuyền bè…để vượt qua, nếu thấy Đói thì chúng ta có thể tưởng ra Thức ăn rồi tự thọ dụng, nếu thấy Lạnh thì chúng ta có thể tưởng ngồi dưới Nắng để sưởi ấm, nếu thấy Nóng nực thì chúng ta có thể tưởng Tắm dưới mưa…và chúng ta cũng có thể dùng liệu pháp Tâm lý để vượt qua trạng thái mệt nhọc, đói khát…của thân thể như: Khi đi bộ mỏi chân thì chúng ta tưởng ngồi trên một chiếc xe chạy vun vút trên đường, khi khát nước…thì chúng ta có thể tưởng đến ăn me chua, khi nội tâm quá tải thì chúng ta có thể tưởng bay lên hư không…bay vòng quanh trái đất…chui vào trái đất rồi xuất hiện ở không gian phía bên kia…hoặc là bay mãi bay hoài…đến nơi vô cùng của không gian vô tận.
III. Nhận xét:
* Tiểu thừa Thiền dành cho những người chưa ổn định được nội tâm ở những nơi có quá nhiều biến động. Nhưng nếu bị động chút ít mà không đương đầu…thì sẽ không có được kinh nghiệm để vượt qua…khi thế gian này hoàn toàn biến động và khi không tìm được một nơi nào Tĩnh Lặng. Bỏ xác thân thì dễ…nhưng khi bỏ xác thân này rồi thì cái Tâm kia có chắc chắn Bất Động hay không? Động là Động của Tâm, không phải do cảnh! Khi Tâm biến động thì không thể nào tìm được nơi không biến động. Khi Tâm không còn biến động thì nơi nào cũng là Tịnh cảnh Chân thường.
* Đại thừa Thiền dựa vào nhất tâm Tam Quán có thể thực hành ở bất cứ nơi nào…không phân biệt Động cảnh hay Tịnh cảnh. Nếu thực hành Tam Quán mà không kết quả thì nên tham học với những người có kinh nghiệm.
* Pháp Hoa Thiền…chủ yếu dựa vào Giáo nghĩa Pháp Hoa…nhưng cũng phải thông qua thực hành Tiểu thừa Thiền và Đại thừa Thiền thì mới vững vàng. Nếu chưa thông qua thực hành Tiểu thừa Thiền và Đại thừa Thiền…mà thực hành Pháp Hoa Thiền thì khó mà đạt được kết quả như ý! Có khi chạy theo ngoại cảnh…phóng túng mất hạnh, gây tạo ác nghiệp, sa đọa ác đạo. Có khi chạy theo cảnh trong Tâm… hình thành ảo giác, dẫn đến bệnh thần kinh…lãng phí một đời tu học. Hãy khá cảnh giác!
* Hoa Nghiêm Thiền…dựa vào Giáo nghĩa Hoa Nghiêm, nhưng phải trải qua thực hành Tiểu thừa Thiền, Đại thừa Thiền và Pháp Hoa Thiền…thì mới vững vàng. Nếu chưa thực hành thành thạo Tiểu thừa Thiền, Đại thừa Thiền và Pháp Hoa Thiền…mà thực hành Hoa Nghiêm Thiền…thì khó mà đạt được kết quả! Có khi dẫn đến hành động quá khích…gây tạo ác nghiệp…phải sa đọa Ác Đạo hoặc Atula Đạo…không vào được Phật Đạo. Thậm chí có khi lạc vào Ngoại Đạo Tà Giáo…uổng phí một đời tu học!
• Kinh Hoa Nghiêm nói pháp giới thu hình trong một hạt Cải; trên đầu một Sợi Lông chứa cả vô lượng Phật sát vi trần Thế giới…nghĩa này được hiểu như thế nào?
Để hiểu được nghĩa này: Chúng ta phải tìm hiểu ý nghĩa của câu “Vạn Pháp Quy nhất, Nhất Quy Vạn Pháp”.
- Tạp niệm (Vạn Pháp) làm chúng ta khổ sở; vì thế chúng ta phải loại trừ tạp niệm, khi tạp niệm được loại trừ hoàn toàn…thì cái niệm lúc bấy giờ…nó gần bằng không; cho nên, nó là nhỏ nhất (được ví như hạt Cải, đầu Sợi Lông). Đây là ý nghĩa của Vạn Pháp Quy Nhất. Tức là Pháp giới Vũ trụ, Vô lượng Phật sát Vi Trần…được thu hình trong một hạt Cải (hay trên đầu một Sợi Lông).
- Khi tạp niệm không còn…thì lúc ấy chúng ta thành tựu Quả Phật. Vì thế, chúng ta phải tùy duyên phương tiện dẫn dắt chúng sinh.
- Không còn tạp niệm là Nhất; tùy duyên phương tiện dẫn dắt chúng sinh là Vạn Pháp. Đây là ý nghĩa của câu Nhất Quy Vạn Pháp.
Từ ẩn dụ này, chúng ta biết được rằng: Tâm là cái lớn nhất (Chứa cả Vũ trụ Pháp giới), nhưng Tâm cũng là cái nhỏ nhất, gần bằng không (Ví như hạt Cải, đầu Sợi Lông).
IV. Kết luận:
• Tam thừa Thiền hình thành những cấp Thiền liên tục từ thấp đến cao, phải thực hành tuần tự…không nên “Nhảy Cóc”. Cây không có gốc thì cây không đứng vững, không thể phát triển nên không thể cho hoa và kết thành quả.
• Khi thực hành thành thục Hoa Nghiêm Thiền thì sẽ có được 3 ý sinh thân là:
- Ý sinh thân thứ nhất là có thể tưởng thân mình di chuyển xuyên qua những vật chất một cách tự tại vô ngại như di chuyển trong hư không.
- Ý sinh thân thứ hai là có thể tưởng thân mình to lớn đồng pháp giới.
- Ý sinh thân thứ ba là có thể tưởng thân mình chia ra làm nhiều thân giống nhau và có thể tưởng thân mình thành nhiều loại thân khác nhau một cách tùy ý…
• Hoa Nghiêm Thiền là loại Thiền vừa Hiện thực vừa Siêu thực. Hiện thực là thực tế cụ thể như khoa học đã vận dụng để biến đổi những sự vật khác nhau trong thiên nhiên…trở thành những sự vật có ích cho đời sống chúng sinh. Siêu thực là những thực tế vô tướng…chỉ những người có Tâm thức ít biến động mới thấy được nó, mới xử dụng được nó. Nó tuy Siêu thực…nhưng không phải là hoang tưởng…vì nó là cơ sở để cho khoa học khám phá thêm những gì mà hôm nay khoa học vẫn còn mịt mờ, chưa chứng minh được.

Chân Như Không Tánh cẩn chí! (25/12/2010)
 
Last edited by a moderator:

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Chân...

TAM THỪA THIỀN
* * *
I. Khái niệm: Thế nào là Tam Thừa Thiền?
Tam Thừa Thiền gồm có: Tiểu Thừa Thiền, Đại Thừa Thiền và Phật thừa Thiền.
II. Phân tích:
1. Thế nào là Tiểu Thừa Thiền?
Tiểu thừa Thiền là pháp Thiền chủ yếu thoát khổ cho riêng mình, không có ý giúp cho những người khác cùng thoát khổ. Đây là loại “Thiền Trốn Chạy” vì loại Thiền này chủ yếu dựa vào Tịnh cảnh…Tiểu thừa Thiền có 4 lớp là: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền.
a. Sơ Thiền có tên là Ly Sanh Hỷ Lạc Địa: Nếu chúng ta cắt ái, ly gia, đoạn dục (Ly) đến ở nơi yên tĩnh thì chúng ta sẽ cảm thấy hoan hỷ…vì đã trút được gánh nặng cuộc đời (Hỷ). Dần dần…tướng hoan hỷ sẽ không còn mà thay vào đó bằng cái vui nhè nhẹ như bay bổng (Lạc). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Sơ Thiền.
b. Nhị Thiền có tên là Định Sanh Hỷ Lạc Địa: Khi chúng ta có được hoan hỷ, rồi sau đó cảm nhận cái vui nhè nhẹ như bay bổng…chúng ta an trú trong trạng thái này không bao lâu thì nội thức hoạt động (đây là nguyên lý Cực Tịnh sinh Động): Bao nhiêu chuyện trong quá khứ bắt đầu xuất hiện, vì thế chúng ta phải cột Tâm vào một pháp nào đó (Hơi thở, Thần chú…). Dần dần Tâm ta trở lại ổn định (Định) và hoan hỷ liền trở lại (Hỷ). Sau đó cái tướng hoan hỷ không còn mà thay vào đó bằng cái vui nhè nhẹ như bay bổng (Lạc). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Nhị Thiền.
c. Tam thiền có tên là Ly Hỷ Diệu Lạc Địa: An trú trong Nhị Thiền…dần dần thô tướng hoan hỷ không còn (Ly Hỷ) chỉ tồn tại cái vui nhè nhẹ bay bổng (Lạc), lúc nào cũng như vậy…mà không cần phải cột Tâm vào một pháp nào như ở Nhị Thiền. Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Tam Thiền.
d. Tứ Thiền có tên là Xả Niệm Thanh Tịnh Địa: Trụ trong Tam Thiền…cảm nhận được cái vui nhè nhẹ bay bổng từ thô tháo đến vi tế và cuối cùng không còn cảm nhận (Xả Niệm), thay vào đó bằng trạng thái rỗng lặng thênh thang vô cùng vô tận (Thanh Tịnh). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Tứ Thiền.
2. Thế nào là Đại Thừa Thiền?
Đại Thừa Thiền là pháp Thiền không dựa vào Tịnh cảnh, có thể thực hiện ở bất cứ nơi nào: Đi, Đứng, Ngồi, Nằm… cũng đều thực hiện được. Là loại Thiền Trực Diện…chứ không phải trốn chạy như Tiểu Thừa Thiền.
Đại Thừa Thiền có 10 chi là: Giác, Quán, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, Nội Tịnh, Xả, Niệm, Tuệ, Bất Khổ Bất Lạc. Được phân bố trong 4 lớp Thiền là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền.
a. Sơ Thiền gồm có 5 chi là: Giác, Quán, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm. Nếu chúng ta biết rõ được các pháp (Giác) tự tánh vốn Rỗng Lặng, vì nó vốn chẳng phải là một cái gì…(Không Quán), tự tướng các pháp vốn giả…vì thay đổi theo duyên (Giả Quán). Chúng ta giữ không cho Ý chạy theo thế giới bên ngoài, đồng thời cũng không cho Ý chạy vào thế giới nội Tâm (Trung Quán). Được như vậy sẽ đẩy lùi được tạp niệm, vì thế chúng ta cảm thấy hoan hỷ (Hỷ), sau đó tướng Hỷ không còn và thay vào đó bằng cái vui nhè nhẹ bay bổng (Lạc), không tồn tại tạp niệm nào khác (Nhất Tâm). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Sơ Thiền.
b. Nhị Thiền có 4 chi là: Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, Nội Tịnh. Lìa Giác, lìa Quán… nhưng chúng ta vẫn có được trạng thái hoan hỷ (Hỷ) và tướng Hỷ lui dần…thay vào đó bằng cái vui nhè nhẹ bay bổng (Lạc), tạp niệm không còn (Nhất Tâm) và nội tâm lúc bấy giờ mở rộng đến thênh thang vô cùng vô tận (Nội Tịnh). Như vậy là chúng ta vào được lớp Nhị Thiền.
c. Tam Thiền có 5 chi là: Nhất Tâm, Nội Tịnh, Xả, Niệm, Tuệ. Tâm lý thuần nhất không xen tạp niệm (Nhất Tâm) chúng ta cảm thấy lòng trải rộng thênh thang (Nội Tịnh) rồi cái thênh thang này mở rộng đến vô tận…lúc này hình như cái gọi là Ta…không còn hiện hữu (Xả). Nếu trạng thái này được duy trì (Niệm) thì chúng ta sẽ cảm thấy rõ được hoạt cảnh trước khi có cái thân này theo trình tự thụt lùi. Nếu chúng ta cứ mặc nhiên như khán giả xem phim, thì chúng ta sẽ xem hết cuốn phim này đến vô thỉ…rồi ngược lại đến vô chung…và thấy được rõ ràng cái “Bộ mặt thật” của các pháp (Tuệ). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Tam Thiền.
d. Tứ Thiền có 4 chi là: Nội Tịnh, Xả, Niệm, Bất khổ Bất Lạc. Vì thấy rõ bộ mặt thật của các pháp…cho nên chúng ta không còn bị Tam giới khuynh đảo; do đó lòng ta lúc nào cũng thênh thang dàn trải đến vô tận (Nội Tịnh), cho nên cái gọi là Ta…hình như không tồn tại (Xả) và trạng thái này… nếu lúc nào cũng duy trì (Niệm) thì chúng ta sẽ không cảm thấy Khổ và cũng không cảm thấy Sướng…mặc dầu chúng ta vẫn sinh hoạt bình thường như những người khác…trong cuộc đời đầy biến động này (Bất Khổ Bất Lạc). Như vậy là chúng ta đã vào được lớp Tứ Thiền.
3. Thế nào là Phật Thừa Thiền?
Phật Thừa Thiền là loại Thiền dựa vào Tri kiến Phật và 4 Vô ngại pháp giới…để khai hóa những chúng sinh tàng ẩn trong Tâm chúng ta, đồng thời tạo điều kiện giúp chúng sinh bên ngoài…thoát xác chúng sinh Trang nghiêm Tịnh Địa.
Phật Thừa Thiền có 2 loại là: Pháp Hoa Thiền và Hoa Nghiêm Thiền.
a. Pháp Hoa Thiền: Là loại Thiền dựa vào Kinh Pháp Hoa cũng gồm có 4 lớp là: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền.
* Sơ Thiền: Mục đích chính là khai mở cái Tri kiến Phật…là khai mở cái Tri kiến khách quan…Tri Bất Tri và Kiến Bất Kiến. (Xem phần Tam Thừa Giáo)
Từ phẩm Phương Tiện thứ 2 đến phẩm Pháp Sư thứ 10 (Kinh Pháp Hoa)…Phật đã phương tiện giúp cho chúng ta khai mở cái Tri kiến Phật. Nếu nghiên cứu mà không khai mở được cái Tri kiến Phật…thì chúng ta cần phải thực hành 3 điều là:
- Khởi tâm Từ-bi lớn đối với tất cả chúng sinh: Chúng ta không nên giết hại chúng sinh, không nên ăn thịt chúng sinh…vì hình hài tuy khác nhau, nhưng sinh mệnh thì Bình đẳng: Cũng có đủ đức tánh Như Lai…cho nên tất cả chúng sinh là Chư Phật tương lai. Hơn nữa, nhiều kiếp ở trong sinh tử, chúng ta có nhiều thân nên có nhiều quyến thuộc, do tạo nghiệp không giống nhau nên có những thân không giống nhau ở trong 6 cảnh giới: Địa ngục, Ngạ quỷ, Cầm thú, Atula, Người, Trời. Vì thế tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của chúng ta, chúng ta nỡ lòng nào ăn thịt quyến thuộc của mình!
- Thường nhu hòa nhẫn nhục: Nhu hòa nhẫn nhục thì tránh được Sân giận…vì thế sẽ không có cơ hội gây tạo ác nghiệp.
- Không sinh Tâm mắc kẹt ở một nơi nào: Giúp cho chúng ta không bảo thủ cố chấp…nhờ vậy mà chúng ta không bị các pháp khống chế…vì thế chúng ta sẽ nhìn các pháp bằng cặp mắt trong sáng, khách quan…tạo điều kiện cho cái Tri kiến Phật được khai mở.
* Nhị Thiền: Mục đích chính là nhìn thấy được cái Tri kiến Phật. Nghiên cứu kỹ phẩm Hiện Bửu Tháp thứ 11 thì sẽ thấy được cái Tri kiến Phật. Nếu nghiên cứu mà vẫn không thấy được thì tự xem lại chính mình có mắc kẹt ở nơi nào hay không? Có còn ham muốn, vọng cầu…hay không? Chúng ta nên quét sạch tất cả…không cầu phước báo: Trời, Người, Thinh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật khái niệm…chỉ hướng đến Giác ngộ rốt ráo là xóa sạch mọi dấu vết trong Tâm, để cho Tâm không còn biến động … lúc đó chúng ta sẽ thấy được cái gọi là Tri kiến Phật.
* Tam Thiền: Mục đích là để cho chúng ta thấy rõ ràng cái Tri kiến Phật…Kinh Pháp Hoa từ phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ 12 đến phẩm Chúc Lụy thứ 22 sẽ giúp cho chúng ta thấy được rõ ràng cái Tri kiến Phật. Nếu tham cứu mà vẫn không sáng tỏ được…thì chúng ta cần phải:
- Tiết chế trong ăn uống: Không ăn phi thời, chiều không nên ăn (nếu bệnh thì có thể ăn cháo) để dễ tham Thiền nhập Định.
- Ăn mặc đơn giản: Không nên quá chú ý đến hình thức.
- Ngủ từ 6 – 8 tiếng đồng hồ mỗi đêm, để đủ tỉnh táo và để điều hòa cơ thể, để tránh ảo giác và bệnh tật.
- Giữ giới nghiêm túc: Không phóng túng theo Thế gian.
- Hướng Tâm cao thượng: Không đố kỵ, thấp hèn…
- Mở rộng cõi lòng: Không tiểu nhân, ích kỷ…
- Giữ Tâm thanh tịnh: Quét sạch những tạp niệm đảo điên.
- Sống bằng chính khả năng của mình: Không dựa dẫm người khác, không lợi dụng người khác…
- Lúc nào cũng tâm niệm rằng: Tri kiến Giải thoát và Thiện Giải thoát là quý nhất; vì nó đem đến an vui lâu dài không chỉ cho riêng Ta mà còn cho tất cả những chúng sinh hữu duyên.
- Tùy duyên giảng Kinh Pháp Hoa cho những chúng sinh hữu duyên…vì Bố thí vật chất chỉ giúp cho chúng sinh đỡ khổ 1 ngày, 1 tháng, 1 năm hoặc 1 đời…nhưng Bố thí Pháp thì có thể giúp chúng sinh thoát khổ trong Vô lượng kiếp.
- Không khinh cái Phật của chính mình và cũng không khinh cái Phật của tất cả chúng sinh. Lúc nào cũng tạo điều kiện giúp cho cái Phật của chính mình phát huy tác dụng, đồng thời tùy duyên tạo điều kiện giúp cho cái Phật của chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng.
- Lúc nào cũng quý trọng cái Diệu Lực Như Lai: Là cái Diệu Lực xuất phát từ Tâm hồn Bình lặng…nó giúp cho chúng ta bảo toàn Thể lực và phát huy Trí lực. Đây là hai yếu tố cần thiết để cứu chúng ta và cứu chúng sinh thoát ly Sinh Tử khổ .
- Chúng sinh vô lượng…vì thế chúng ta phải tùy duyên vận dụng những phương pháp thích hợp tùy thuộc Nghiệp lực, Thể lực và Trí lực…của chúng sinh để dẫn dắt, không nên quá cứng ngắt!
Nếu thực hiện được như trên thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ thấy được rõ ràng cái Tri kiến Phật.
* Tứ Thiền: Mục đích chính là Thể hiện cái Tri kiến Phật. Kinh Pháp Hoa từ phẩm Dược Vương thứ 23 đến phẩm Phổ Hiền thứ 28…sẽ giúp chúng ta có được phương pháp để thể hiện cái Tri kiến Phật. Nếu tham cứu mà chưa thông được thì chúng ta cần phải: Quên mình, quên Pháp, dũng mãnh vượt qua những cám dỗ từ bên ngoài, đồng thời vượt qua những biến động của nội tâm. Dùng phương tiện Thiện Giải thoát để thuyết phục chúng sinh bên trong tâm thức và dẫn dắt chúng sinh hữu duyên bên ngoài. Nếu phạm phải sai lầm thì nên rút kinh nghiệm…để không tái phạm, không nên bảo thủ, cố chấp, không nên háo danh háo thắng…và phải thường xuyên thực hành hạnh Phổ Hiền:
- Một là Lễ Kính Chư Phật và tất cả chúng sinh, vì chúng sinh là Chư Phật tương lai.
- Hai là Xưng Tán Như Lai: Là khen ngợi cái Thanh tịnh Tâm; vì cái Thanh tịnh Tâm nó giúp cho chúng ta và chúng sinh có được sự an ổn nơi Tâm hồn.
- Ba là Quảng Tu Cúng Dường: Cúng dường là từ ngữ đọc trại đi của từ “Cung dưỡng” có nghĩa là cung cấp của cải, vật chất…để nuôi dưỡng thân mạng và cung cấp Pháp thực để nuôi dưỡng Huệ mạng. Vì thế Quảng tu cúng dường ở đây là tạo điều kiện để cho cái Phật của chúng ta ngày thêm tỏa sáng và tạo điều kiện để cho cái Phật của chúng sinh cũng mỗi ngày thêm tỏ rạng.
- Bốn là Sám Hối Nghiệp Chướng: Sống ở Thế giới Ta-bà này không thể nào tránh khỏi những lỗi lầm; vì thế chúng ta phải thường xuyên cảnh giác! Phát hiện kịp thời những lỗi lầm để dừng lại; đừng để cho nó tăng trưởng! như thế nghiệp quá khứ mới không có cơ hội phát tác, nhờ vậy mà lỗi lầm sẽ ngày mỗi tiêu mòn và đoạn tận.
- Năm là Tùy Hỷ Công Đức: Thấy người làm việc tốt, nếu có điều kiện thì phát tâm tham gia. Tuyệt đối không nên đố kỵ, kích bác…
- Sáu là Thỉnh Chuyển Pháp Luân: Hiện tại tuy Phật đã nhập Niết Bàn, nhưng Giáo pháp của Phật vẫn còn tại thế… vì vậy, nếu gặp người tỏ ngộ Chánh pháp thì chúng ta nên thỉnh họ thuyết giảng để cho chúng ta thông hiểu và rút kinh nghiệm để thực hành.
- Bảy là Thỉnh Phật Trụ Thế: Tuy Phật hiện tại không còn, nhưng hình ảnh tượng trưng…cũng có thể giúp chúng ta nhớ đến ân đức của Phật để học tập. Vì vậy chúng ta cũng nên thỉnh hình tượng Phật về nhà, trang trí ở nơi thường nhìn thấy…để thường nhớ đến Phật và sống theo lời Phật dạy. Như thế chúng ta mới không gây tạo ác nghiệp, nhờ vậy mà không phải sa đọa ác đạo.
- Tám là Thường Tùy Phật học: Tùy theo trình độ của mỗi người và tùy theo thời đại…chúng ta phải học tập và hiểu về Phật một cách thực tế. Như thế mới có ích cho chúng ta và mới có thể vận dụng kết quả cho những đối tượng chúng sinh.
- Chín là Hằng Thuận Chúng sinh: Chúng ta không nên quá cứng ngắt, không nên quá máy móc…chúng ta nên tùy theo nghiệp lực và trình độ giác ngộ của mỗi chúng sinh… mà vận dụng những phương pháp thích hợp để dẫn dắt…thì công tác “Tự giác, Giác tha…” mới có kết quả. Tuyệt đối không nên chỉ trích khuyết điểm của người khác; nhất là không nên xúc phạm bất kỳ một đối tượng chúng sinh nào… được như thế thì Giác Hạnh mới sớm Viên mãn.
- Mười là Phổ Giai Hồi Hướng: Tất cả những suy nghĩ, tất cả những lời nói, tất cả những hành động…của chúng ta đều vì “Tự giác, Giác tha…để cho Giác hạnh sớm Viên mãn” ngoài ra, không mong cầu gì khác. Nghĩa là: Đối với chúng sinh lưu trú trong Tâm thức chúng ta và tất cả chúng sinh lưu trú trong Tam giới…chúng ta chỉ có một mục đích duy nhất là giúp cho chúng thoát xác chúng sinh, Viên mãn Bồ-đề, Trang nghiêm Tịnh địa.
Đây là hành trình thể nhập Tri kiến Phật, chúng ta phải luôn ghi nhớ và thực hành. Được như vậy thì sớm muộn gì… cũng viên thành Phật Đạo.
b. Hoa Nghiêm Thiền: Hoa Nghiêm Thiền là Thiền pháp hình thành từ 4 Vô ngại pháp giới…của Kinh Hoa Nghiêm. Vì thế Hoa Nghiêm Thiền cũng có 4 lớp là: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền.
- Sơ Thiền: Chủ yếu tư duy để thông suốt cái vô ngại thứ nhất là Lý Vô Ngại Pháp Giới.
Lý là lý tánh. Vì thế, vô ngại thứ nhất có nghĩa là Tánh vô ngại của pháp giới.
Như chúng ta đã được biết: Các pháp vốn không có Định Tánh, vì nó vốn không phải là một cái gì. Vì lý do này cho nên chúng ta biết chắc chắn rằng Pháp giới cũng không có Định Tánh.
Nếu chúng ta không nhận những thói quen sinh, diệt…làm Tánh, thì cái Không Tánh sẽ xuất hiện: Nó chính là Chân tánh, là Thật tánh, là Bất nhị tánh…vì trong đó không tồn tại 2 tập hợp Tánh đối đãi là Tánh và Vô Tánh. Nó là cái Thanh tịnh bản nhiên…hàm tàng các pháp nhưng không đồng nhất với các pháp. Nó không phải là cái “Ngoan không” như lông rùa, sừng thỏ…Nó cũng không phải là cái đối lập với cái Có. Nó tồn tại liên tục vượt không gian và thời gian. Khi nào chúng ta buông bỏ tất cả mọi khái niệm… và cái khái niệm buông bỏ kia…cũng không tồn tại thì chúng ta sẽ cảm nhận được Nó. Nó không phải là Có và Nó cũng không phải là Không…cho nên ngôn ngữ và khái niệm cũng không hiển bày Nó được.
Chúng ta không nên lầm tưởng Nó là cái Hư vô vô bổ: Những lúc làm việc quá nhiều, chúng ta cảm thấy đầu óc nặng nề, thân thể mỏi mệt…Nếu chúng ta tạm thời thả lỏng Thân, Tâm…buông bỏ tất cả mọi khái niệm…thì chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái…và cảm thấy đầu óc lại sáng bừng lên. Chính Nó! Chính cái Chân Không kia đó…Nó tiếp sức cho chúng ta và tiếp sáng…cho chúng ta. Như vậy Nó đâu phải là cái Hư Vô vô bổ!
- Nhị Thiền: Chủ yếu tư duy để thông suốt Vô ngại thứ hai của Kinh Hoa Nghiêm. Đó là Sự Vô Ngại Pháp Giới.
Sự là Sự tướng. Tướng của các pháp là Không Tướng…vì hình tướng của các pháp thay đổi liên tục; cho nên Tướng của pháp giới cũng là Không Tướng. Biết Tướng của pháp giới là Không Tướng…thì đừng chạy theo nó! Đừng lưu lại hình bóng của nó trong Tâm…thì biến động của nội Tâm sẽ ít dần và chấm dứt. Đây là lúc chúng ta trở về với cái Thanh tịnh Tâm, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, an vui, thư thái… vì thế, những lúc cần nghỉ ngơi…chúng ta chỉ cần: Không chạy theo thế giới bên ngoài và cũng không lưu lại dấu vết bên trong Tâm thức…thì tần số biến động của Tâm thức sẽ chậm dần rồi dừng lại. Đó là lúc chúng ta trở về với cái Tâm Thanh Tịnh ban đầu, xóa sạch những ưu tư phiền muộn.
- Tam Thiền: Chủ yếu tư duy để thông suốt cái vô ngại thứ 3 của Kinh Hoa Nghiêm. Đó là Lý Sự Vô ngại Pháp Giới
Tánh của Pháp giới là Vô Tánh, Tướng của Pháp giới là Vô Tướng. Vì Tánh Vô Tánh nên hình thành Tướng Vô Tướng và ngược lại…Nếu đối diện ngoại cảnh mà chúng ta thấy biết rõ ràng, nhưng không chạy theo ngoại cảnh. Trực diện nội Tâm thấy rõ biến cảnh trong Tâm nhưng không chạy theo biến cảnh trong Tâm…thì cảnh trong Tâm và Ngoại cảnh đều không gây chướng ngại cho chúng ta. Vì thế cho nên, chúng ta không cần phải trốn chạy…trốn chạy chỉ là biện pháp tạm thời. Trốn chạy chỉ làm cho chúng ta thêm yếu hèn bạc nhược…có khi mất phương hướng và mất lòng tin ở khả năng phi thường sẵn có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải tạo điều kiện để cho Tiềm lực này phát huy tác dụng…
- Tứ Thiền: Chủ yếu tư duy để thông suốt cái vô ngại thứ 4 của Kinh Hoa Nghiêm. Đó là Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới: là sự không chướng ngại nhau của Vạn Sự, Vạn Vật…
Do thành tựu 3 Vô ngại là Lý Vô Ngại, Sự Vô Ngại và Lý Sự Vô Ngại…cho nên chúng ta không bị biến cảnh trong Tâm và Ngoại cảnh khống chế. Vì thế, chúng ta có thể làm chủ hoàn toàn nội tâm và ngoại cảnh: Vận dụng được Tiềm lực sẵn có trong mỗi chúng ta để theo dõi quy luật vận hành của vạn vật và biến vạn vật thành những vật thể có ích cho chúng sinh. Ví dụ: Lợi dụng sức nước, sức gió…thông qua tuabin tạo ra nguồn điện…
Đồng thời chúng ta cũng có thể lợi dụng cái Ảo để trừ cái Ảo…như trong giấc chiêm bao hay khi Thiền Định: Nếu gặp Lửa cháy thì chúng ta có thể tưởng Mưa để dập Lửa, nếu gặp Sông Biển thì chúng ta có thể tưởng Cây Cầu…hoặc tưởng Thuyền bè…để vượt qua, nếu thấy Đói thì chúng ta có thể tưởng ra Thức ăn rồi tự thọ dụng, nếu thấy Lạnh thì chúng ta có thể tưởng ngồi dưới Nắng để sưởi ấm, nếu thấy Nóng nực thì chúng ta có thể tưởng Tắm dưới mưa…và chúng ta cũng có thể dùng liệu pháp Tâm lý để vượt qua trạng thái mệt nhọc, đói khát…của thân thể như: Khi đi bộ mỏi chân thì chúng ta tưởng ngồi trên một chiếc xe chạy vun vút trên đường, khi khát nước…thì chúng ta có thể tưởng đến ăn me chua, khi nội tâm quá tải thì chúng ta có thể tưởng bay lên hư không…bay vòng quanh trái đất…chui vào trái đất rồi xuất hiện ở không gian phía bên kia…hoặc là bay mãi bay hoài…đến nơi vô cùng của không gian vô tận.
III. Nhận xét:
* Tiểu thừa Thiền dành cho những người chưa ổn định được nội tâm ở những nơi có quá nhiều biến động. Nhưng nếu bị động chút ít mà không đương đầu…thì sẽ không có được kinh nghiệm để vượt qua…khi thế gian này hoàn toàn biến động và khi không tìm được một nơi nào Tĩnh Lặng. Bỏ xác thân thì dễ…nhưng khi bỏ xác thân này rồi thì cái Tâm kia có chắc chắn Bất Động hay không? Động là Động của Tâm, không phải do cảnh! Khi Tâm biến động thì không thể nào tìm được nơi không biến động. Khi Tâm không còn biến động thì nơi nào cũng là Tịnh cảnh Chân thường.
* Đại thừa Thiền dựa vào nhất tâm Tam Quán có thể thực hành ở bất cứ nơi nào…không phân biệt Động cảnh hay Tịnh cảnh. Nếu thực hành Tam Quán mà không kết quả thì nên tham học với những người có kinh nghiệm.
* Pháp Hoa Thiền…chủ yếu dựa vào Giáo nghĩa Pháp Hoa…nhưng cũng phải thông qua thực hành Tiểu thừa Thiền và Đại thừa Thiền thì mới vững vàng. Nếu chưa thông qua thực hành Tiểu thừa Thiền và Đại thừa Thiền…mà thực hành Pháp Hoa Thiền thì khó mà đạt được kết quả như ý! Có khi chạy theo ngoại cảnh…phóng túng mất hạnh, gây tạo ác nghiệp, sa đọa ác đạo. Có khi chạy theo cảnh trong Tâm… hình thành ảo giác, dẫn đến bệnh thần kinh…lãng phí một đời tu học. Hãy khá cảnh giác!
* Hoa Nghiêm Thiền…dựa vào Giáo nghĩa Hoa Nghiêm, nhưng phải trải qua thực hành Tiểu thừa Thiền, Đại thừa Thiền và Pháp Hoa Thiền…thì mới vững vàng. Nếu chưa thực hành thành thạo Tiểu thừa Thiền, Đại thừa Thiền và Pháp Hoa Thiền…mà thực hành Hoa Nghiêm Thiền…thì khó mà đạt được kết quả! Có khi dẫn đến hành động quá khích…gây tạo ác nghiệp…phải sa đọa Ác Đạo hoặc Atula Đạo…không vào được Phật Đạo. Thậm chí có khi lạc vào Ngoại Đạo Tà Giáo…uổng phí một đời tu học!
• Kinh Hoa Nghiêm nói pháp giới thu hình trong một hạt Cải; trên đầu một Sợi Lông chứa cả vô lượng Phật sát vi trần Thế giới…nghĩa này được hiểu như thế nào?
Để hiểu được nghĩa này: Chúng ta phải tìm hiểu ý nghĩa của câu “Vạn Pháp Quy nhất, Nhất Quy Vạn Pháp”.
- Tạp niệm (Vạn Pháp) làm chúng ta khổ sở; vì thế chúng ta phải loại trừ tạp niệm, khi tạp niệm được loại trừ hoàn toàn…thì cái niệm lúc bấy giờ…nó gần bằng không; cho nên, nó là nhỏ nhất (được ví như hạt Cải, đầu Sợi Lông). Đây là ý nghĩa của Vạn Pháp Quy Nhất. Tức là Pháp giới Vũ trụ, Vô lượng Phật sát Vi Trần…được thu hình trong một hạt Cải (hay trên đầu một Sợi Lông).
- Khi tạp niệm không còn…thì lúc ấy chúng ta thành tựu Quả Phật. Vì thế, chúng ta phải tùy duyên phương tiện dẫn dắt chúng sinh.
- Không còn tạp niệm là Nhất; tùy duyên phương tiện dẫn dắt chúng sinh là Vạn Pháp. Đây là ý nghĩa của câu Nhất Quy Vạn Pháp.
Từ ẩn dụ này, chúng ta biết được rằng: Tâm là cái lớn nhất (Chứa cả Vũ trụ Pháp giới), nhưng Tâm cũng là cái nhỏ nhất, gần bằng không (Ví như hạt Cải, đầu Sợi Lông).
IV. Kết luận:
• Tam thừa Thiền hình thành những cấp Thiền liên tục từ thấp đến cao, phải thực hành tuần tự…không nên “Nhảy Cóc”. Cây không có gốc thì cây không đứng vững, không thể phát triển nên không thể cho hoa và kết thành quả.
• Khi thực hành thành thục Hoa Nghiêm Thiền thì sẽ có được 3 ý sinh thân là:
- Ý sinh thân thứ nhất là có thể tưởng thân mình di chuyển xuyên qua những vật chất một cách tự tại vô ngại như di chuyển trong hư không.
- Ý sinh thân thứ hai là có thể tưởng thân mình to lớn đồng pháp giới.
- Ý sinh thân thứ ba là có thể tưởng thân mình chia ra làm nhiều thân giống nhau và có thể tưởng thân mình thành nhiều loại thân khác nhau một cách tùy ý…
• Hoa Nghiêm Thiền là loại Thiền vừa Hiện thực vừa Siêu thực. Hiện thực là thực tế cụ thể như khoa học đã vận dụng để biến đổi những sự vật khác nhau trong thiên nhiên…trở thành những sự vật có ích cho đời sống chúng sinh. Siêu thực là những thực tế vô tướng…chỉ những người có Tâm thức ít biến động mới thấy được nó, mới xử dụng được nó. Nó tuy Siêu thực…nhưng không phải là hoang tưởng…vì nó là cơ sở để cho khoa học khám phá thêm những gì mà hôm nay khoa học vẫn còn mịt mờ, chưa chứng minh được.

Chân Như Không Tánh cẩn chí! (25/12/2010)

Giác chẳng tự hào ấy giác viên,
Hành không sở đắc ấy hành thiền,
Chân lìa khái niệm không nói được…
Cãi cọ chi cho lắm lụy phiền!
Sinh diệt tùy duyên ấy cảnh duyên,
Tâm, cảnh…không duyên ấy cảnh thiền,
Chẳng duyên, chẳng chẳng duyên duyên ấy,
Ngộ nó…từ đây hết đảo điên!
Chân Như Không Tánh (Quý Dậu 1993).
Ghi chú:
- Cảnh duyên: Cảnh duyên sinh.
- Không duyên: Không duyên sinh.
- Chẳng duyên: Chẳng duyên sinh.
- Chẳng chẳng duyên duyên: Chẳng duyên sinh cái ý tưởng chẳng duyên sinh ( không còn mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào).
 
Last edited by a moderator:

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
Yêu cầu uudamhoahoi viết bài tiếp theo không cần kèm trích dẩn

Yêu cầu uudamhoahoi viết bài tiếp theo không cần kèm trích dẩn vì như vậy sẻ lãng phí dung lượng trang nhà ,
Cám ơn nhiều , chúc vạn an .
tt_chuyenphapluan
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Gửi tt/chuyenphapluan!

- Vì tôi mới tham gia diễn đàn, chưa rõ nội qui, chưa rành vi tính... thành thật xin lỗi!
- Từ nay về sau nếu có sai sót, mong các bạn nhắc nhở, thành thật cám ơn!

Nam mô Hoan hỉ tạng Bồ tát Ma ha tát!
 

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
Gửi tt/chuyenphapluan!

- Vì tôi mới tham gia diễn đàn, chưa rõ nội qui, chưa rành vi tính... thành thật xin lỗi!
- Từ nay về sau nếu có sai sót, mong các bạn nhắc nhở, thành thật cám ơn!

Nam mô Hoan hỉ tạng Bồ tát Ma ha tát!
Uudamhoahoi kính ! Vì bài post trong box của tt_chuyenphapluan làm Mod nên bổn phận phải nhắc nhở chớ ĐH không có sai , đôi khi thành viên lâu năm cũng vấp phải chớ không riêng gì thành viên mới .
À ! nickname của ĐH nếu cho dấu vào là gì ? bởi tên không dấu có nhiều nghĩa sợ hiểu không đúng thì đắc tội .
Chúc sức khỏe và cảm ơn sự tích cực đóng góp bài hữu ích .
Kính ,
tt_chuyenphapluan
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Gửi tt/ chuyenphapluan!
- Gọi thế nào cũng được, tất cả cũng chỉ là giả danh: "... không đắc cũng không thất kia mà!
Nam mô Viên mãn tạng Bồ tát Ma ha tát.
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Gửi các bạn ở sân Thiền...

Chào các bạn!
- Gặp nhau đã gần nửa tháng mà tôi tưởng rằng chỉ mới hôm qua! Tôi đã dạo chơi các sân với tư cách là khách không mời... vì già yếu bệnh tật, không rõ nội quy, không rành vi tính... nên tôi đã phạm phải những sai lầm đáng tiếc, tôi xin thành thật xin lỗi các bạn!
- Sao, huy chương... không phải là mục đích của tôi, vì thế trước khi về nhà, tôi phải về thăm sân nhà !
- Chúng ta gặp nhau ở đây phần đông đều là những người vô hình, phải không các bạn? Đã là người vô hình thì cần gì phải biết tên biết tuổi... chúng ta tạm thời xem nhau như bạn, có được không? Hơn nữa, nhiều kiếp ở trong sinh tử, chắc chắn rằng chúng ta đã từng là quyến thuộc của nhau: là anh, là chị, là ông bà cha mẹ... của nhau nào ai biết được! Vậy tạm thời chúng ta cứ xem nhau như bạn bè, đừng phân biệt nữa nghe các bạn!
- Người nào thường xuyên nói về cuộc đời của mình... là người yếu đuối, nhưng nếu cứ để cho những người khác "trả giá rồi mới sáng mắt" thì quá nhẫn tâm, vì thế tôi sẽ nói về những kiểm nghiệm của tôi...
- Ngồi lâu, bụng tôi đau quá! Thôi hẹn lần sau...

Bản thân vạn hữu chẳng thường còn,
Sinh già bệnh chết có chi buồn!
Xưa nay vẫn thế... ai tránh khỏi?
Để ý làm chi rộn nhọc lòng!

Đau đớn quen rồi mấy mươi năm,
Đau thêm chút nữa... cũng như không!
Chừng nào duyên mãn... về với đất,
Quả chín trần ly... thoát báo thân.

Vi trần cẩn chí!
 
Last edited by a moderator:

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Hạt bụi...

Ta là hạt bụi trần gian,
Lang thang từ "giấc ba ngàn" đến nay.
Với đời: Chẳng hiệp chẳng ly...
Với đạo: "Chẳng đến chẳng đi" bao giờ!

Vi trần (02/09/2014)
 
Last edited by a moderator:

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Gửi tt/Chuyển Pháp Luân...

Phật pháp không pháp... không biến chất!
Tùy duyên phương tiện... diệu pháp huân...
Nếu như pháp pháp không sở đắc...
Thế mới gọi là chuyển pháp luân!
( nói cho vui thôi, đừng ý kiến gì nhé!)
Vi trần cẩn chí!
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Gửi Tấn Hạnh Thiền Khách.

Tấn tới nhất như... niệm như như...
Hạnh giải không hai: Vĩnh thế sư!
Thiền tâm liễu ngộ: Vô lai khứ!
Khách khách thùy nhân bất khuyết hư?
( đọc cho vui thôi, đừng ý kiến gì nhé!)
Vi trần cẩn chí!
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Gửi Mùa Thu Lá Rụng.

Mùa thu... lá mới hơi vàng,
Chừng nào lá rụng... Niết bàn an cư!
Mùa đông khai Tuệ như như...
Mùa xuân trở lại... thoát tù vô minh!
( đọc cho vui thôi, đừng ý kiến gì nhé!)
Vi trần cẩn chí!
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Nó Không Hai!!!
***
Hỏi:
Nó! Nó là ai? Nó ra sao?
Khi chưa sinh niệm… nó thế nào?
Không sinh, không diệt, không lai khứ…
Nó! Nó là ai? Nó ra sao?
Đáp:
Nó chẳng là ai! Nó không hai!!!
Khi chưa khởi niệm… nó ra đời…
Diệt sinh sinh diệt… không phải nó!
Nó chẳng là ai! Nó không hai!!!
Chân Như Không Tánh (Vi trần)
22/08/2014
(27/07 Giáp Ngọ)
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên